K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

29 tháng 8 2023

Dàn ý

1. Nêu vấn đề

     Khái quát suy nghĩ của bản thân về mối quan hệ giữa việc tuân thủ ý chí của người khác và việc thuận theo mách bảo của nội tâm trong vấn đề chọn đường đi trong cuộc sống.

2. Giải quyết vấn đề

- Cuộc sống là những lựa chọn, nó mở ra cho ta rất nhiều lối đi nhưng vấn đề là phải chọn được lối đi phù hợp nhất, hiệu quả nhất. Lựa chọn con đường đi chính là đưa ra những sự lựa chọn trong cuộc đời mình để có thể đạt được những điều mình mong muốn.

- Việc lựa chọn đường đi nên tuân thủ ý chí của người khác hay thuận theo mách bảo của nội tâm chính mình?

+ Lắng nghe ý kiến của người khác như một sự gợi ý để bạn tham khảo, việc tuân theo ý chí của người khác không hẳn là xấu, đôi khi ý kiến của người khác cũng có thể là sự lựa chọn đúng đắn.

+ Thuận theo mách bảo của bản thân vì chính bạn là người lựa chọn, là người đi trên con đường ấy. Chỉ có bản thân bạn mới hiểu bạn, biết bạn muốn gì và cần gì. Chỉ bạn là người hiểu được những thế mạnh, những điểm yếu của cá nhân mình.

- Để đưa ra một sự lựa chọn đúng nên dựa vào ý chí của người khác và mách bảo của bản thân, kết hợp hai ý kiến để có sự lựa chọn tốt nhất.

3. Kết luận

      Khẳng định lại mối quan hệ trên và ý nghĩa của sự lựa chọn đường đi trong cuộc sống.

Bài nói mẫu

     Trong cuộc sống, chúng ta luôn phải đối mặt với sự lựa chọn, lựa chọn những ngã rẽ trong cuộc sống. Những lựa chọn ấy có thể là quyết định từ sâu trong suy nghĩ của mình hoặc là quyết định dựa trên ý chí của người khác (bố mẹ, người thân, gia đình) - sự lựa chọn mà họ cho là tốt nhất. Vậy chúng ta có thể làm gì khi đứng trước mối quan hệ giữa việc tuân thủ ý chí của người khác hay thuận theo mách bảo của nội tâm chính mình trong lựa chọn con đường tương lai của chính mình.

      Cuộc sống là những lựa chọn, nó mở ra cho ta rất nhiều lối đi nhưng vấn đề là phải chọn được lối đi phù hợp nhất, hiệu quả nhất. Lựa chọn con đường đi chính là đưa ra những sự lựa chọn trong cuộc đời mình để có thể đạt được những điều mình mong muốn. Lối đi ấy có thể xa xôi, đầy chông gai thử thách. Người bước trên con đường ấy sẽ phải đổ mồ hôi, nước mắt, thậm chí cả máu của mình để đi được đến đích cuối cùng. Tuy nhiên, đó lại là con đường tốt nhất, phù hợp nhất với ta, con đường đưa ta tới thành công, thực hiện ước mơ và lí tưởng, hoài bão.

     Đôi khi chúng ta tự hỏi việc lựa chọn đường đi nên tuân thủ ý chí của người khác hay thuận theo mách bảo của nội tâm chính mình? Trong quá trình lựa chọn đường đi, chúng ta có thể gặp phải nhiều sự băn khoăn, phân vân không biết nên làm gì và khi ấy chúng ta sẽ nhờ tới sự giúp đỡ của những người xung quanh, sự giúp đỡ từ bố mẹ, gia đình, bạn bè. Lắng nghe ý kiến của người khác như một sự gợi ý để bạn tham khảo, việc tuân theo ý chí của người khác không hẳn là xấu, đôi khi ý kiến của người khác cũng có thể là sự lựa chọn đúng đắn. Những chúng ta cũng không nên hoàn toàn thuận theo ý họ mà bỏ quên suy nghĩ của bản thân, đánh mất ý kiến cá nhân của riêng mình.

     Khi lựa chọn, chúng ta cũng cần phải tự hỏi bản thân, sự suy nghĩ xem mình muốn gì, nên làm gì. Thuận theo mách bảo của bản thân vì chính bạn là người lựa chọn, là người đi trên con đường ấy. Chỉ có bản thân bạn mới hiểu bạn, biết bạn muốn gì và cần gì. Chỉ bạn là người hiểu được những thế mạnh, những điểm yếu của cá nhân mình. Ý kiến của cá nhân không hẳn đã đúng nhưng nó là suy nghĩ, sự lựa chọn từ sâu trong bạn, là điều bạn mong muốn. Tất cả đều phụ thuộc vào chính bản thân bạn.

     Mọi vấn đề đều có hai mặt, mặt trái và mặt phải, mặt tối và mặt xấu. Ý chí của người khác và thuật theo bản thân cũng vậy, hai ý kiến chưa hẳn là tốt nhất, cũng không chắc sẽ là xấu nhất mà chúng bổ sung cho nhau. Để có thể đưa ra một sự lựa chọn thích hợp, bạn nên dựa vào ý chí của người khác cùng với sự mách bảo của bản thân, kết hợp hai ý kiến để có thể đưa ra quyết định tốt nhất.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
23 tháng 11 2023

Bài nói mẫu

     Trong cuộc sống, chúng ta luôn phải đối mặt với sự lựa chọn, lựa chọn những ngã rẽ trong cuộc sống. Những lựa chọn ấy có thể là quyết định từ sâu trong suy nghĩ của mình hoặc là quyết định dựa trên ý chí của người khác (bố mẹ, người thân, gia đình) - sự lựa chọn mà họ cho là tốt nhất. Vậy chúng ta có thể làm gì khi đứng trước mối quan hệ giữa việc tuân thủ ý chí của người khác hay thuận theo mách bảo của nội tâm chính mình trong lựa chọn con đường tương lai của chính mình.

      Cuộc sống là những lựa chọn, nó mở ra cho ta rất nhiều lối đi nhưng vấn đề là phải chọn được lối đi phù hợp nhất, hiệu quả nhất. Lựa chọn con đường đi chính là đưa ra những sự lựa chọn trong cuộc đời mình để có thể đạt được những điều mình mong muốn. Lối đi ấy có thể xa xôi, đầy chông gai thử thách. Người bước trên con đường ấy sẽ phải đổ mồ hôi, nước mắt, thậm chí cả máu của mình để đi được đến đích cuối cùng. Tuy nhiên, đó lại là con đường tốt nhất, phù hợp nhất với ta, con đường đưa ta tới thành công, thực hiện ước mơ và lí tưởng, hoài bão.

     Đôi khi chúng ta tự hỏi việc lựa chọn đường đi nên tuân thủ ý chí của người khác hay thuận theo mách bảo của nội tâm chính mình? Trong quá trình lựa chọn đường đi, chúng ta có thể gặp phải nhiều sự băn khoăn, phân vân không biết nên làm gì và khi ấy chúng ta sẽ nhờ tới sự giúp đỡ của những người xung quanh, sự giúp đỡ từ bố mẹ, gia đình, bạn bè. Lắng nghe ý kiến của người khác như một sự gợi ý để bạn tham khảo, việc tuân theo ý chí của người khác không hẳn là xấu, đôi khi ý kiến của người khác cũng có thể là sự lựa chọn đúng đắn. Những chúng ta cũng không nên hoàn toàn thuận theo ý họ mà bỏ quên suy nghĩ của bản thân, đánh mất ý kiến cá nhân của riêng mình.

     Khi lựa chọn, chúng ta cũng cần phải tự hỏi bản thân, sự suy nghĩ xem mình muốn gì, nên làm gì. Thuận theo mách bảo của bản thân vì chính bạn là người lựa chọn, là người đi trên con đường ấy. Chỉ có bản thân bạn mới hiểu bạn, biết bạn muốn gì và cần gì. Chỉ bạn là người hiểu được những thế mạnh, những điểm yếu của cá nhân mình. Ý kiến của cá nhân không hẳn đã đúng nhưng nó là suy nghĩ, sự lựa chọn từ sâu trong bạn, là điều bạn mong muốn. Tất cả đều phụ thuộc vào chính bản thân bạn.

     Mọi vấn đề đều có hai mặt, mặt trái và mặt phải, mặt tối và mặt xấu. Ý chí của người khác và thuật theo bản thân cũng vậy, hai ý kiến chưa hẳn là tốt nhất, cũng không chắc sẽ là xấu nhất mà chúng bổ sung cho nhau. Để có thể đưa ra một sự lựa chọn thích hợp, bạn nên dựa vào ý chí của người khác cùng với sự mách bảo của bản thân, kết hợp hai ý kiến để có thể đưa ra quyết định tốt nhất.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
23 tháng 11 2023

Bài nói mẫu

     Đề tài mùa hè, cảnh hè được nói nhiều trong thơ văn cổ dân tộc, các tác giả Hồ Xuân Hương, Nguyễn Khuyến... đều có một số bài thơ viết về mùa hè rất hay. Bảo kính cảnh giới nằm trong tập Quốc Âm thi tập là một thi phẩm khá tiêu biểu cho ngôn ngữ thi ca ức Trai, đậm đà dấu ấn thời đại, thời Lê, thế kỉ XV, hàm chứa nội dung giáo huấn trực tiếp, nhưng bài thơ số 43 rất đậm đà chất trữ tình, cho ta nhiều thú vị, nói lên cảnh sắc mùa hè làng quê và nỗi ước mong của nhà thơ. Cái hay của bài thơ không chỉ nằm ở đề tài, cảm hứng hay nội dung mà nó còn ở nghệ thuật thơ của Nguyễn Trãi, từ cảnh sắc thiên nhiên nói lên nỗi lòng của nhà thơ.

     Bài thơ Bảo kính cảnh giới (bài số 43) là bài thơ Nôm Đường luật, đặc biệt là sự kết hợp giữa những câu thơ thất ngôn và lục ngôn. Nếu câu thơ đầu nói lên cách sống của thi nhân thì năm câu thơ tiếp theo lại tả cảnh làng quê Việt Nam xa xưa. Câu thơ đầu tiên là câu lục ngôn với sáu chữ ngắn gọn, bình dị như một lời nói vui vẻ, thoải mái, hồn nhiên: “Rồi hóng mát thuở ngày trường”. Hình ảnh Ức Trai hiện lên trong câu thơ là một người tự do, tự tại, không bị ràng buộc bởi “áng mận đào”, vòng “danh lợi” của triều chính nữa, mà trở thành người có thú vui nơi vườn ruộng, làm bạn với cây cỏ, hoa lá nơi quê nhà. Nguyễn Trãi sử dụng những từ ngữ bình dị “ngày trường” là ngày dài, “rồi” là tiếng cổ, nghĩa là rỗi rãi, nhàn hạ, cả trong công việc lẫn tâm hồn càng thêm sự gần gũi với người đọc hơn. Câu thơ phản ánh một nếp sống sinh hoạt nhàn nhã: trong buổi ngày rỗi rãi, lấy việc hóng mát làm niềm vui di dưỡng tinh thần. Đọc câu thơ, ta có thể phán đoán Ức Trai viết về bài thơ này khi ông đã lui về Côn Sơn ở ẩn.

     Các câu 2,3,4 nói về cảnh sắc, hai câu 5,6 tả âm thanh chiều hè. Cảnh sắc hè trước hết là bóng hoè, màn hoè. Lá hoè xanh thẫm, xanh lục. Cành hoè sum suê, um tùm, lá “đùn đùn” lên thành chùm, thánh đám xanh tươi, tràn đầy sức sống: “Hoè lục đùn đùn tán rợp trương”. Cây hoè vốn được trồng nhiều ở làng quê; vừa làm cảnh, vừa cho bóng mát. Hoè nở hoa vào mùa hè, màu vàng, làm dược liệu, làm chè giải nhiệt. Tán hoè toả bóng mát, che rợp sân, ngõ, vườn nhà, lên như chiếc ô, chiếc lọng căng tròn. Mỗi từ ngữ là một nét vẽ màu sắc tạo hình, gợi tả sức sống của cảnh vật đồng quê trong những ngày hè: lục, đùn đùn, tán, rợp trương. Một lần nữa Nguyễn Trãi sử dụng ngôn ngữ thơ bình dị, hàm súc và ấn tượng để miêu tả cảnh thiên nhiên làng quê Việt Nam.

     Xuyên suốt cả bài thơ, Nguyễn Trãi đã sử dụng câu chữ bình dị, những hình ảnh gần gũi, quen thuộc với người dân Việt Nam từ cây hòe đến hình ảnh khóm thạch lựu ở hiên nhà trổ hoa rực rỡ: “Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ”. Trong câu thơ có sử dụng từ “thức” là tiếng cổ chỉ màu vẻ, dáng vẻ nhằm gợi tả không gian cành lá xanh biếc, những đoá hoa lựu như chiếc đèn lồng bé tí phóng ra, chiếu ra, “phun” ra những tia lửa đỏ chói, đỏ rực. Chữ “phun” được dùng rất hình tượng và thần tình, gợi lên hình ảnh khóm thạch lựu với những bông hoa nở đỏ rực trước sân nhà, một dấu hiệu cho thấy mùa hè đã đến rồi.

     Đến câu thơ thứ tư, người đọc bắt gặp hình ảnh hoa sen – một biểu tượng cho cái sắc mùa hè làng quê ta: “Hồng liên trì đã tịn mùi hương”. Không chỉ sử dụng những hình ảnh quen thuộc, Nguyễn Trãi cũng đưa vào thơ những tiếng cổ để tạo ra hình ảnh thơ sinh động hơn. “Tịn” là hết (tiếng cổ), sen hồng vẫn nở thắm ao làng, nhưng hương đã nhạt, đã dần phai. Khi sen trong ao làng đã “tịn mùi hương” tức là đã cuối hè. Nguyễn Trãi đã chọn hoè, thạch lựu, sen hồng (hồng liên) để tả và đưa vào thơ. Cảnh sắc ấy vô cùng xinh đẹp và bình dị. Nhà thơ đã gắn tâm hồn mình với cảnh vật mùa hè bằng một tình quê đẹp. Thiên nhiên trong thơ ông rất hữu tình và thân thuộc đến vậy. Đây cũng chính là cái hay của bài thơ, cái đặc biệt của thơ Ức Trai.

     Hè rất đẹp, rộn ràng trong khúc nhạc làng quê. Ngoài tiếng cuốc, tiếng chim hú, tiếng sáo diều còn có tiếng ve, tiếng cười nói “lao xao” của đời thường:

“Lao xao chợ cá làng ngư phủ,

Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương”.

     Tiếng “lao xao” từ một chài cá làng chài xa vọng đến, đó là tín hiệu cuộc đời dân dã đầy muối mặn và mồ hôi. Nhà thơ lắng nghe nhịp sống đời thường ấy với bao niềm vui. “Lao xao” là từ láy tượng thanh gợi tả sự ồn ào, nhộn nhịp. Hòa nhịp với tiếng lao xao chợ cá là tiếng vang lên rộn rã, nhịp nhàng. “Cầm ve”, hình ảnh ẩn dụ, tả âm thanh tiếng ve kêu như tiếng đàn cầm. “Dắng dỏi” nghĩa là inh ỏi, âm sắc tiếng ve trầm bổng, ngân dài vang xa. Nhà thơ lấy tiếng ve để đặc tả khung cảnh một chiều hè làng quê lúc hoàng hôn buông dần xuống mái lầu (lầu tịch dương) là một nét vẽ tinh tế đầy chất thơ làm nổi bật cái không khí êm ả một chiều hè nơi thôn dã. Tiếng ve lúc hoàng hôn thường gợi nhiều bâng khuâng, vì ngày tàn, màn đêm đang dần dần buông xuống. Nhưng với Ức Trai, nó đã trở thành nhặt khoan trầm bổng, dắng dỏi vang xa, làm cho khung cảnh làng quê một buổi chiều tà bỗng rộn lên bao niềm vui cuộc đời.

     Hai câu kết diễn tả ước mong của nhà thơ, toát lên một tình yêu lớn.

“Lẽ có Ngu cầm đàn một tiếng

Dân giàu đủ khắp đòi phương”

     Trong thơ ức Trai, hai câu kết luôn luôn là sự hội tụ bừng sáng của những tư tưởng tình cảm cao cả, đẹp đẽ. Hai câu kết với cảm xúc trữ tình được diễn tả bằng một điển tích phản ánh khát vọng cao đẹp của nhà thơ. Ức Trai chân thành bày tỏ: Hãy để cho ta gảy đàn thần của vua Thuấn, ta sẽ gảy lên khúc Nam phong cầu mong cho mọi nhà, mọi chốn, khắp các phương Trời (đòi phương) được ấm no, giàu có. Con người ức Trai lúc nào cũng hướng về nhân dân, mong ước cho nhân dân được ấm no và nguyện hi sinh phấn đấu cho hòa bình, hạnh phúc của dân tộc.

     Bài thơ Nôm Bảo kính cảnh giới (bài số 43) đã gợi cho chúng ta thấy một khung cảnh trữ tình mùa hè nơi đồng quê, đã đem đến cho chúng ta nhiều thú vị văn chương. Cái hay của bài thơ không chỉ nằm ở nội dung mà nó còn hay bởi một giọng thơ thâm trầm, hồn hậu đáng yêu với sự kết hợp của nhiều tiếng cổ, cấu trúc câu thơ thất ngôn xen lục ngôn. Phép đối ở phần thực và phần luận khá chặt chẽ về ngôn từ, thanh điệu, hình ảnh và ý tưởng cũng là một phần không thể thiếu để tạo nên cái hay ấy. Cảnh sắc và âm thanh mùa hè quê ta xa xưa như sống dậy qua những vần thơ nhuần nhị đầy cá tính sáng tạo. Ức Trai đã gửi gắm một tình yêu thiên nhiên nồng hậu, một tấm lòng thiết tha với cuộc sống, một niềm ước mong tốt đẹp cho hạnh phúc của nhân dân.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
23 tháng 11 2023

Bài viết mẫu

     Giữa bộn bề ngột ngạt của cuộc sống xô bồ, tìm về với những áng văn Thạch Lam viết về thiên nhiên thơ mộng trữ tình, ta thấy lòng nhẹ nhõm và bình yên đến lạ! Bức tranh quê trong đa số tác phẩm truyện ngắn Thạch Lam, luôn chứa đựng những gì tinh khôi và đẹp đẽ nhất, Thạch Lam là một cây bút được coi là hàng đầu của văn xuôi Việt Nam. Thạch Lam đã để lại rất nhiều tác phẩm có giá trị trong đó có tác phẩm Dưới bóng hoàng lan. tác phẩm là truyện ngắn không có cốt truyện. Nó không kể một câu chuyện mà nó gợi sâu suy nghĩ. Thời gian đọng lại không gian tĩnh lặng hé lộ kín đáo bi kịch đời người màn người đọc phải cảm nhận kĩ mới cảm nhận được. Đó chính là cái thú vị cái đặc sắc của tác phẩm.

     Truyện ngắn Dưới bóng hoàng lan viết về nhân vật Thanh thông qua một lần trở về quê hương, thăm bà, gặp lại những người anh luôn yêu thương, tôn trọng. Thanh mồ côi cha mẹ, sống cùng bà, hai bà cháu sống nương tựa lẫn nhau, tuổi thơ của Thanh tuy đầy sự vất vả nhưng luôn tràn đầy hơi ấm, tình yêu, sự chở che của người bà. Thanh ra tỉnh làm rồi đi về hàng năm, các ngày nghỉ nhưng lần trở về này đã cách kỳ trước hai năm. Có phải đời sống thị thành đã nhiều lúc khiến Thanh quên rằng người bà tóc bạc phơ đang sống những ngày cuối cùng trong đời mỏi mắt trông chờ anh, đáp lại tiếng gọi bà ơi một cái bóng nhẹ từ bên trong vụt ra rơi xuống mặt bàn anh chàng định thần nhìn con mèo của nhà anh chàng. Từ khi Thanh lên thành phố công tác thì ngôi nhà vốn neo người của bà cháu anh càng trở nên hoang vắng, quạnh quẽ hơn “Yên tĩnh quá, không một tiếng động nhỏ trong căn vườn, tựa như bao nhiêu sự ồn ào ngoài kia đều ngừng lại trên bậc cửa”. Tuy đã xa nhà một thời gian dài nhưng mỗi lần trở về thăm quê, với Thanh ngôi nhà ấy vẫn như ngày nào vậy, tựa như tình yêu thương nơi người bà “ …cảnh tượng gian nhà cũ không có gì thay đổi, cũng y như ngày chàng đi khi xưa”. Ngôi nhà thân thuộc ấy phần nào lại khiến cho anh chàng cảm thấy hồi hộp bồi hồi đến kì lạ khiến chàng thấy cảm động quá.

     Đọc tác phẩm, người đọc có thể thấy ở Thanh toát lên một tình yêu quê hương da diết, một thứ tình cảm gắn bó thiêng liêng với ngôi nhà, mà hơn cả là với người bà mà anh rất mực yêu thương, kính trọng. Mỗi lần về thăm quê, Thanh đều có cảm giác bồi hồi, mừng rỡ, đó là thứ tình cảm của một người con xa quê khi được trở về nơi mái nhà thân yêu, nơi quê hương mình được sinh ra, được lớn lên. Thanh cảm thấy thời gian như quay ngược lại, không gian đứng lặng, phong cảnh vẫn y nguyên, gian nhà vẫn tịch mịch và bà chàng vẫn tóc bạc phơ và hiền từ. Các trang văn của Thạch Lam luôn vậy, nhẹ nhàng, giản dị nhưng lại có sức lay động đến bình dị đến vậy. Theo bước chân của Thanh, người đọc như được hòa nhập làm một với nhân vật, được ngắm nhìn khung cảnh bình yên và thong thả của chốn xưa. Câu văn ngắn gọn mà chan chứa tình cảm của bà “Đi vào trong nhà không nắng cháu” đã khiến cho người đọc thấy xúc động khôn nguôi, sự quan tâm dù rất nhỏ bé nhưng lại thể hiện được tình cảm, tấm lòng bao la của người bà đối với Thanh, luôn quan tâm đến cháu từ những thứ nhỏ nhặt nhất. Trở về thăm nhà sau hai năm xa quê, gặp lại bà, được nhận những yêu thương, quan tâm của bà, Thanh có cảm giác như được trở về với tuổi thơ khi còn nhỏ “…tất cả những ngày thuở nhỏ trở lại với chàng”.

      Hình ảnh người bà tuy xuất hiện không hẳn nhiều nhưng chỉ với vài chi tiết, những hành động, những lời nói quan tâm của bà dành cho Thanh, ta cũng có thể cảm nhận được trọn vẹn tình cảm bao la của người bà. Từ lời quan tâm “Đi vào trong nhà không nắng cháu” đến lời thúc giục cháu đi rửa mặt rồi nghỉ ngơi “Con rửa mặt đi, rồi đi nghỉ không mệt. Trời nắng thế này mà con không đi xe ư?…”. Bà sợ cháu đi đường xa về mệt, bà sửa gối chiếu, dùng phất trần để phủi bụi trên giường, bà giục cháu nghỉ ngơi còn mình thì xuống bếp nấu ăn vì sợ cháu đói. Đối với Thanh khi ở bên bà lúc nào cũng có cảm giác được che chở, được quan tâm thì đối với bà, người cháu dù có lớn khôn đến đâu thì với bà lúc nào cũng là một đứa nhỏ cần được yêu thương, chăm sóc: “ …Ở đấy, bà chàng lúc nào cũng sẵn sàng chờ đợi để mến yêu chàng”. Hình ảnh người bà đã thể hiện trọn vẹn chất thơ trong truyện ngắn Dưới bóng hoàng lan của Thạch Lam, khiến người đọc thấy cảm động trước tình cảm gia đình – tình bà cháu thiêng liêng.

     Không gian trong truyện ngắn cũng được Thạch Lam thành công miêu tả một cách sống động, hình ảnh khu vườn xưa hiện lên trước mắt Thanh với con đường Bát Tràng rêu phủ với những vòm ánh sáng lọt qua vòm cây với bức tường hoa thấp chạy thẳng đến đầu nhà với cả một mùi lá tươi non phảng phất trong không khí. Một khu vườn với cây hoàng lan vốn quen thuộc nhưng lại rất mát mẻ và dịu dàng đối với Thanh đến lạ thường. Và trong không gian bóng hoàng lan ấy, hình ảnh những cô thiếu nữ xinh xắn trong tà áo trắng, mái tóc đen lánh buông trên cổ nhỏ, bên cạnh mái tóc bạc trắng của bà chàng cũng khiến Thanh hơi dao động phần nào. Chàng cảm thấy không gian náo nhiệt ồn ào ngoài kia như đang dừng lại trên bậc cửa.

     Hình ảnh cây hoàng lan xuyên suốt câu truyện gắn với những kỉ niệm khi xưa của Thanh và cũng là nhân chứng cho tình yêu trong sáng của đôi trẻ Thanh – Nga. Tình yêu nhẹ nhàng giữa Thanh và Nga cũng khiến cho người đọc cảm thấy xúc động bởi nó trong sáng, lại rất đáng yêu, qua những đoạn đối thoại của Thanh và Nga, lời yêu chưa từng được nói ra nhưng ta vẫn có thể cảm nhận được bao nhiêu tình ý chứa trong đó. Thạch Lam đã đưa chất thơ vào thể hiện sự nhẹ nhàng, tinh tế khi Thanh cài lên mái tóc Nga bông hoa hoàng lan, đó cũng chính là khoảnh khắc lãng mạn, tinh tế của đôi lứa. Dù cho tình yêu của Thanh và Nga có chưa đầy sự gian khổ, khó khăn khi Thanh một lần nữa phải lên đường thì nó vẫn bền vững như ngày nào dưới sự chứng kiến của cây hoàng lan, Nga vẫn sẽ đợi Thanh, vẫn sẽ hái hoa hoàng lan cài lên tóc mỗi mùa hoa nở như khi Thanh đang ở bên cạnh. Tình yêu chưa lời ngỏ, chuyện tình chưa đi được đến hồi kết nhưng sự nhẹ nhàng của tình yêu ấy cũng đủ để lay động biết bao tâm hồn.

      Truyện ngắn Dưới bóng hoàng lan là một câu chuyện nhẹ nhàng, giản dị nhưng đầy tinh tế, sâu sắc, bởi nó mang đến cho người đọc cảm giác thư thái, nhẹ nhàng thông qua câu chuyện của Thanh. Sở dĩ nó mang lại cho con người biết bao cảm xúc yêu thương, trìu mến bởi nó khơi gợi được thứ tình cảm gắn bó, sâu kín ở mỗi người, đó là tình yêu quê hương, tình cảm gia đình, tình yêu đầu đời. Đọc truyện ngắn Dưới bóng hoàng lan, người đọc không chỉ cảm thán bởi tình cảm gia đình, tình bà cháu hay tình yêu đôi lứa của Thanh và Nga mà còn thán phục trước vẻ đẹp thiên nhiên thơ mộng mà đầy chất trữ tình.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
16 tháng 11 2023

- Nhóm văn bản bàn về việc trọng dụng nhân tài: Chiếu cầu hiền (Ngô Thì Nhậm), Hiền tài là nguyên khí của quốc gia (Thân Nhân Trung),...

- Nhóm văn bản bàn luận về sáng tạo nghệ thuật: Yêu và đồng cảm (Phong Tử Khải), Chữ bầu lên nhà thơ (Lê Đạt), Một thời đại trong thi ca (Hoài Thanh), Tiếng nói của văn nghệ (Nguyễn Đình Thi), Nhà thơ và thế giới (W.Szymborska), Thơ còn tồn tại được không (E.Montale),...

- Nhóm văn bản bàn luận về tiếng Việt: Sự giàu đẹp của tiếng Việt (Đặng Thai Mai), Tiếng mẹ đẻ, nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức (Nguyễn An Ninh),...

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
21 tháng 12 2023

Đề 1: Phân tích, đánh giá nội dung và hình thức một trong các tác phẩm văn xuôi đã học trong Ngữ văn 10, tập hai.

Bài làm tham khảo

Nhà văn Nguyễn Minh Châu từng nói: “Văn học và nghệ thuật là hai đường tròn đồng tâm mà tâm điểm chính là con người”. Quả đúng là như vậy, giá trị chân chính của nghệ thuật chính là ở vẻ đẹp con người. Đến với mỗi tác phẩm văn học, chúng ta như được làm quen, gặp gỡ và thấu hiểu với một số phận, một cuộc đời. Trong truyện ngắn “Người ở bến sông Châu” của Sương Nguyệt Minh là một tác phẩm với những chiêm nghiệm sâu sắc về con người, cuộc đời.

          Lấy bối cảnh xã hội Việt Nam hậu chiến tranh, “Người ở bến sông Châu” xoay quanh cuộc đời của dì Mây – một người lính trở về sau cuộc kháng chiến chống Mỹ. Đọc tác phẩm, ta không chỉ cảm nhận được nỗi vất vả, bất hạnh của dì mà còn thấy được sự khốc liệt mà chiến tranh gây ra với con người.

Trước hết, tác phẩm “Người ở bến sông Châu” là một bài ca về tình yêu quê hương, đất nước. Chiến tranh đã lấy đi của con người quá nhiều thứ mà ngay cả khi nó đã qua đi vẫn để lại những hậu quả ám ảnh. Dì Mây chính là hình ảnh đại diện cho con người sẵn sàng đứng lên chiến đấu hi sinh thân mình vì độc lập dân tộc. Là một cô gái trẻ đẹp với mối tình đang nở rộ, dì sẵn sàng từ bỏ để đi vào chiến trường, đối mặt với tử thần. Trở về từ cuộc chiến, dì nhận được sự đón tiếp nồng hậu từ người dân khắp xóm Trại. “Người đưa đẩy, an ủi, kẻ cảm thông, xót xa”. Có lẽ bởi chiến tranh đã lấy đi của dì quá nhiều thứ. Một mối tình dang dở, một thanh xuân rực rỡ hay một mái tóc đen óng mượt. Ngày trở về, dì cảm thấy lạc lõng ngay chính quê hương của mình khi mọi thứ đã có nhiều thay đổi. Người mà dì yêu thương, mong muốn được gắn bó cả cuộc đời tưởng dì Mây đã hi sinh trong chiến trận mà kết hôn với người con gái khác. Mái tóc dì trước khia đen óng mượt bao nhiêu thì bây giờ rụng nhiều, xơ và thưa bấy nhiêu. Và hơn hết, dì đã mất đi đôi chân của mình. Dì phải dùng chân giả, chống nạng gỗ, khó nhọc leo lên sạp thuyền ngồi. Những điều bất hạnh đến dồn dập nhưng dì vẫn luôn nghị lực, kiên cường, vẫn sống đầy lạc quan. Qua cuộc đời bất hạnh của dì Mây, tác giả Sương Nguyệt Minh đã ngầm lên án tố cáo chiến tranh phi nghĩa đã gây ra biết bao đau thương cho số phận những con người vô tội.

“Người ở bến sông Châu” còn là một bài ca bất tử về tình người. Dù chiến tranh đã lấy đi của dì Mây quá nhiều nhưng nó không thể huỷ hoại bản tính lương thiện của con người. Trở về sau bao năm tháng kháng chiến, dì Mây vẫn là một người phụ nữ nhân hậu, thuỷ chung, vị tha. Ở chiến trường, không ngày nào dì không viết tên người mình ra trong nhật kí. Người con gái Trường Sơn nơi đạn nổ bom rơi luôn ôm theo nỗi nhớ thương và yêu vô hạn cho người bạn ở nơi xứ đầy hoa tuyết trắng. Những tưởng người phụ nữ ấy sẽ có một cái kết viên mãn sau khi trở về từ chiến tranh nhưng không... dì trở về trong sự lãng quên của người mà dì yêu thương nhất – chú San. Chàng trai dì từng “bỏ chèo ôm chặt, nép đầu vào ngực người yêu” nay đã có một cuộc sống mời bên tình yêu mới. Dì chẳng thể trách được ai, có chăng là do thời gian đã xoá nhoà đi tất cả những kí ức đẹp giữa hai người. Thế nhưng, trước lời ngỏ “từ bỏ tất cả” và “làm lại” của chú San, dì khẳng khái đáp lại “Không!”. Mặc dù buồn, dù đau, dù còn thương, còn yêu nhưng dì hiểu, hạnh phúc của mình cũng sẽ lấy đi cuộc đời của một người con gái khác: “Thôi! Thôi! Lỡ rồi! Đằng nào cũng chỉ một người đàn bà khổ. Anh về đi”. Vì hạnh phúc của người mình yêu, dì Mây sẵn sàng hi sinh bản thân mình. Một con người với trái tim thật cao thượng!

Tác giả đã đặt dì Mây vào tình huống trớ trêu hơn khi để dì đỡ đẻ cho cô Thanh – vợ chú San. Trong cơn mưa tầm tã, dì Mây với đôi chân thương tật của mình giúp cô Thanh vượt cạn. Mặc cho lời can ngăn của thím Ba, dì nhẹ nhàng khuyên bảo cô Thanh cố rặn: “Em cố lên. Hãy nghĩ đến đứa con. Nào...cố lên em....” Có lẽ sẽ chẳng ai nghĩ được rằng đây là lời nói của một người phụ nữ đối với người đã thế chỗ cho hạnh phúc của mình. Đỡ đẻ thành công, nghe tiếng trẻ con khóc, dì Mây “xót xa, tủi hơn xen lẫn niềm ao ước, chờ mong, vui buồn lẫn lộn”. Có lẽ dì cũng tủi thân khi bản thân giờ chỉ còn lẻ bóng một mình, dì xót thương cho số phận bất hạnh của bản thân. Giá như hai người không phải chia xa, giá như không có chiến tranh thì có lẽ, bây giờ dì cũng đang được hạnh phúc bên chồng con. Thật tội nghiệp và xót xa cho số phận người đàn bà ấy! Như vậy, ngay cả trong hoàn cảnh trớ trêu nhất, tình người vẫn toả sáng thật cao đẹp! Đó chính là giá trị nhân văn của thiên truyện.

Về nghệ thuật, tác giả đã rất thành công khi xây dựng một cốt truyện độc đáo với những tình huống éo le. Dì Mây – người phụ nữ trở về từ chiến trường nhưng lại phải chứng kiến người mình yêu thương kết hôn với một người phụ nữ khác. Hơn thế, dì còn chính là người đỡ đẻ cho vợ chú San – người mình từng yêu thương. Có lẽ sẽ chẳng ai cao thượng và vị tha được như dì. Như vậy, tác giả Sương Minh Nguyệt đã đặt nhân vật dì Mây vào những tình huống đầy thử thách để thông qua đó, nhân vật tự bộc lộ mình.

Câu chuyện đã để lại trong bạn đọc niềm xúc động, trăn trở khôn nguôi về con người và cuộc đời. Chúng ta có thể thấy rằng chiến tranh đã cướp đi của con người quá nhiều thứ: nhan sắc, sức khoẻ, tình yêu,... Thế nhưng, chiến tranh sẽ chẳng thể vùi dập tâm hồn con người – một tấm lòng vị tha và cao thượng.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
21 tháng 12 2023

Đề 2. Phân tích một vấn đề xã hội mà em thấy có ý nghĩa đặt ra trong các tác phẩm truyện hoặc thơ đã học trong sách Ngữ văn 10, tập hai.

Bài làm tham khảo

Truyện ngắn “Người ở bến sông Châu” của tác giả Sương Minh Nguyệt đã gợi nhớ tôi đến câu nói của Nhà văn Victor Hugo: “Hòa bình là đức hạnh của nhân loại. Chiến tranh là tội ác”. Lấy bối cảnh xã hội Việt Nam hậu chiến tranh, “Người ở bến sông Châu” xoay quanh cuộc đời của dì Mây – một người lính trở về sau cuộc kháng chiến chống Mỹ. Đọc tác phẩm, ta không chỉ cảm nhận được nỗi vất vả, bất hạnh của dì mà còn thấy được sự khốc liệt mà chiến tranh gây ra với con người.

Quả thật “Hoà bình là đức hạnh của nhân loại. Chiến tranh là tội ác”. Trước hết, chúng ta cần tìm hiểu ý nghĩa của câu nói ấy. “Hoà bình”: là trạng thái xã hội không có xung đột, con người sống bình đẳng, hoà hợp, yêu thương, giúp đỡ, hợp tác lẫn nhau để cùng phát triển. “Chiến tranh” là trạng thái xã hội bạo động, con người chịu nhiều khổ đau, bất hạnh, bất công, đe doạ và loại trừ lẫn nhau để tồn tại.  Như vậy, câu nói của nhà văn Victor Hugo đã khẳng định hoà bình có ý nghĩa vô cùng quan trọng với cuộc sống của con người và chúng ta cần phải đẩy lùi chiến tranh.

Bạn có biết tại sao “Hoà bình là đức hạnh của nhân loại”? Trước hết, hoà bình giúp con người có đủ điều kiện để phát triển toàn diện bản thân, được tự do theo đuổi lí tưởng sống. Nó gắn kết con người với con người, dân tộc với dân tộc, châu lục với các châu lục khác. Nhờ một xã hội hoà bình, chúng ta có một tập bền vững, đoàn kết, có thể tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong hoàn cảnh khó khăn. Để từ đó tạo ra một xã hội lý tưởng, văn minh, lan toả tình yêu thương, sẻ chia trong cuộc sống. Hoà bình góp phần thúc đẩy phát triển thương mại, kinh tế giữa các nước, nâng cao đời sống người dân. Cựu tổng thống Mỹ Obama đã từng đạt được giải Nobel hoà bình với nỗ lực phi thường để tăng cường đối ngoại quốc tế và hợp tác giữa các dân tộc. Năm 2014, cô gái Malala Yousafzai khi đó 17 tuổi đã đạt giải Nobel hoà bình cho cuộc đấu tranh chống lại sự đàn áp trẻ em, thanh thiếu niên và quyền được học hành cho tất cả trẻ em.

Vậy tại sao “Chiến tranh là tội ác”? Chiến tranh gây chia rẽ hạnh phúc gia đình, khiến cuộc sống mỗi cá nhân vô cùng khó khăn, chịu nhiều đau thương, mất mát. Không những thế, nó còn gây ra những thương vong không đáng có đối với người vô tội. Cuộc chiến dịch đặc biệt giữa Nga và Ukraine đã khiến cho hơn 6500 người dân chịu thương vong, nhiều gia đình phải ly tán, ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế của các quốc gia, dân tộc. Chiến tranh khiến con người tự huỷ hoại cuộc sống của chính mình và nhân loại.

          Chúng ta cần làm gì để bảo vệ nền hoà bình của nhân loại? Hãy yêu thương, gắn bó đoàn kết giữa người với người, yêu tổ quốc, yêu đồng bào,.... thân thiện với bạn bè quốc tế,.... có chính kiến trước những luồng tư tưởng chính trị sai lệch,.... không cổ vũ những hành động chiến tranh phi nghĩa.  Ca ngợi những cá nhân, tổ chức luôn nỗ lực đấu tranh bảo vệ hoà bình và lên án, tố cáo những hành vi khủng bố, bạo động, gây chia rẽ đại đoàn kết dân tộc.

Với tôi, hoà bình là món quà quý giá mà những người đi trước đã hi sinh để đem lại cho dân tộc ta. Vì vậy, tôi luôn nhắc nhở bản thân phải biết trân trọng cuộc sống hiện tại, sống hết mình và biết đấu tranh vì một thế giới không đau thương.

5 tháng 3 2023

- Các nội dung chính được rèn luyện trong kĩ năng thuyết trình và thảo luận ở sách Ngữ văn 10, tập hai:

+ Giới thiệu, đánh giá về một tác phẩm truyện

+ Trình bày báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề

+ Giới thiệu, đánh giá vẻ đẹp của tác phẩm văn học

+ Thuyết trình và thảo luận về một vấn đề xã hội

- Những nội dung thuyết trình và thảo luận liên quan chặt chẽ với nội dung đọc hiểu và viết, những kiến thức thuộc đọc hiểu và viết đều liên quan, có tác dụng phục vụ cho phần nói và nghe.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
21 tháng 12 2023

- Các nội dung chính được rèn luyện trong kĩ năng thuyết trình và thảo luận ở sách Ngữ văn 10, tập hai:

+ Giới thiệu, đánh giá về một tác phẩm truyện

+ Trình bày báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề

+ Giới thiệu, đánh giá vẻ đẹp của tác phẩm văn học

+ Thuyết trình và thảo luận về một vấn đề xã hội

- Những nội dung thuyết trình và thảo luận liên quan chặt chẽ với nội dung đọc hiểu và viết, những kiến thức thuộc đọc hiểu và viết đều liên quan, có tác dụng phục vụ cho phần nói và nghe: Ví dụ ở bài 5 phần đọc hiểu xoay quanh những tác phẩm truyện ngắn, tiểu thuyết, phần Viết: Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm truyện thì phần Nói và nghe là: Giới thiệu, đánh giá về một tác phẩm truyện

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
23 tháng 11 2023

Bài nói mẫu

      Franklin đã từng nói “Có ba thứ cực kỳ cứng: thép, kim cương và tự thấu hiểu bản thân.” Việc hiểu người khác có thể thông qua suy nghĩ, cử chỉ, hành động của họ để phán đoán tính cách, sở thích, hiểu sơ bộ về họ nhưng để hiểu được bản thân mình là một điều rất phức tạp và khó khăn. Không ít người đã đặt ra câu hỏi làm thế nào để hiểu được chính mình nhưng rồi họ lại ngừng hỏi vì không tìm thấy câu trả lời.

     Mỗi người trong chúng ta là một cá thể khác biệt. Ai cũng có những thế mạnh, sở trường. Hiểu được bản thân là điều đầu tiên để phát triển, để từ đó làm việc mình thích và có một cuộc đời như mơ ước. Điều quan trọng có lẽ là mình hiểu được mình, biết được điểm mạnh, điểm yếu của mình, biết được mình thích gì, muốn gì, mình phù hợp với cái gì để rồi từ đó mài giũa bản thân một cách tốt hơn. Nhưng để hiểu được chính mình không phải điều dễ dàng, không phải chỉ trong một sớm một chiều mà có thể xong được, nó là cả một quá trình đầy sự khó khăn.

     Có rất nhiều cách để tự hiểu chính mình và điều đầu tiên bạn cần làm là ngừng so sánh mình với người khác, ngừng suy nghĩ tiêu cực về bản thân, học cách lắng nghe và yêu thương chính mình. Bạn nên học cách lắng nghe chính bản thân mình, không nên quá để ý những lời nhận xét, đánh giá từ bên ngoài, có thể nghe ý kiến của người khác nhưng không được để nó chi phối bản thân mình. Khi bạn để những lời đánh giá, lời nói tiêu cực làm ảnh hưởng đến mình thì việc hiểu bản thân mình sẽ càng khó hơn, những suy nghĩ của bạn sẽ không còn rõ ràng và tỉnh táo để có thể tự hỏi chính bản thân mình nữa. Hãy giữ một cái đầu lạnh và tỉnh táo để tự hỏi, để lắng nghe suy nghĩ của chính bản thân.

     Ngoài việc lắng nghe bản thân từ bên trong thì sự trợ giúp hữu ích từ bên ngoài cũng là một sự gợi ý khi tìm hiểu bản thân. Nếu hoàn toàn mù mờ về bản thân thì bạn có thể bắt đầu bằng những thứ cơ bản là làm các bài trắc nghiệm tính cách: Trắc nghiệm MBTI (viết tắt của Myers – Briggs Type Indicator), Trắc nghiệm hướng nghiệp “mật mã Holland”, Trắc nghiệm các loại hình trí thông minh Gardner,… Các bài trắc nghiệm tính cách là một công cụ khá hữu ích, có thể giúp bạn tự tin hơn khi phần nào nhận ra những tiềm năng riêng của bản thân mình. Các bạn cũng có thể tham khảo các môn từ phương Đông đến phương Tây như tử vi, chiêm tinh học, các cung hoàng đạo… có thể xác định được phần nào sở thích, tính cách, thế mạnh và những công việc phù hợp với một người. Việc xem tử vi, chiêm tinh học, cung hoàng đạo, … có thể ít chính thống hơn nhưng đối với một số người nó cũng khá và chính xác và có ích cho việc hiểu bản thân hơn.

     Một cách khác để hiểu bản thân hơn là hỏi. Đặt ra những câu hỏi cho những người xung quanh mình, gia đình, bạn bè, đồng nghiệp thân thiết, người yêu… những người bạn nghĩ rằng họ hiểu bạn. Hỏi họ nghĩ bạn là người như thế nào, họ miêu tả bạn ra sao, nếu dùng năm từ khác nhau để mô tả bạn, họ sẽ dùng những từ gì. Hãy hỏi họ nghĩ điều gì ở bạn mà bạn nên thay đổi, và nên giữ nguyên. Đặt câu hỏi hay nhờ họ đưa ra những gợi ý cho việc định hướng nghề nghiệp nên hoặc không nên làm, những việc gì sẽ phù hợp với bạn hơn. Bạn có thể tham khảo câu trả lời của họ cùng với những suy nghĩ, đánh giá từ sâu trong nội tâm để hiểu hơn về bản thân mình.

     Như đã nói, việc tự tìm hiểu bản thân mình mình là một quá trình lâu dài và khó khăn nhưng bạn không nên từ bỏ vì quá nản lòng. Việc tự hiểu bản thân là bước đầu tiên để có một cuộc đời mơ ước, nhưng từ đó đến cuộc sống trong mơ là cả một chặng đường dài. Cuộc sống và ước mơ là do chính bản thân tự quyết định, chỉ khi bạn hiểu được mình thì bạn mới thật sự thành công trong cuộc sống.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
21 tháng 12 2023

Phân tích, đánh giá một tác phẩm văn học:

- Mục đích: Phân tích, đánh giá một tác phẩm văn học giúp chúng ta đọc hiểu, đánh giá, nhận xét tác phẩm đó. 

- Nội dung: Chúng ta cần phân tích, đánh giá một tác phẩm văn học đó ở cả phương diện nội dung và nghệ thuật theo yêu cầu đề bài Chúng ta cũng tìm hiểu về mối quan hệ giữa tác phẩm Văn học và tác giả cũng như bối cảnh ra đời của nó.

Nghị luận về một vấn đề xã hội:

- Mục đích: Thuyết phục người đọc, người nghe hiểu rõ về tư tưởng, quan điểm của bạn đối với một vấn đề.

- Nội dung: Người viết cần đưa ra được những dẫn chứng, lí lẽ, lập luận cụ thể, logic để minh chứng và giải thích vấn đề xã hội đó.