Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Mẹ em có nuôi một đàn gà, oai phong nhất đàn là một chú gà trống.
Toàn thân chú là bộ lông màu đen xanh pha chút màu đỏ hung, dài mềm mượt và sáng bóng. Thân chú to lớn như trái mít mật, chú ta cũng có đôi cánh to và khỏe lắm. Đôi mắt đen, tròn, nhỏ như hạt đậu, lúc nào cũng láo liêng, gườm gườm ra vẻ đáng sợ lắm. Cái mỏ của chú màu vàng sậm, cứng cáp và sắc nhọn. Những cú mổ của chú nhanh nhẹn, mạnh mẽ. Chú có chiếc đuôi lớn, cong vồng, lông có màu đen ánh xanh. Đầu chú có cái mào đỏ tươi như cái vương miện. Bộ móng vuốt của chú gà trống cũng nhọn và sắc không kém gì cái mỏ của chú cả. Mỗi khi chú ta đưa móng ra nghênh chiến, mấy chú gà trống hàng xóm đều phải e dè.
Vào mỗi buổi sáng, chủ thường gáy vàng khắp làng xóm, gọi ông mặt trời thức dậy. Vào mỗi buổi chiều, chú thường đi loanh quanh trong sân vườn, dẫn đàn gà mái đi mổ thóc bới giun.
Em rất yêu quý chú gà nhà em. Em luôn coi chú như một người bạn ở nhà của em.
- Các đặc điểm tả con vật đã phù hợp.
- Trình tự sắp xếp các ý rõ ràng, mạch lạc
- Cách dùng từ, viết câu đã đúng chính tả, có hình ảnh miêu tả.
1.
Bài tham khảo:
- Lựa chọn cây để miêu tả: cây phượng
- Lựa chọn trình tự miêu tả cây: tả từng bộ phận của cây.
- Quan sát hoặc nhớ lại kết quả đã quan sát.
+ Cây phượng cao lắm, cao hơn cả tầng ba của tòa nhà em học.
+ Thân cây to lớn đến phải hai bạn học sinh ôm vẫn chưa xuể.
+ Lớp vỏ trên thân cây sần sùi, hằn từng khe, rãnh như là mặt ruộng vào mùa hạn.
+ Bộ rễ của cây thì chắc hẳn rất to và dài. Vì chỉ với một phần nhô trên mặt đất đã to hơn cả bắp tay rồi.
+ Cành chính của cây phượng thì chỉ gồm bốn cành. Nhưng từ đó, tỏa ra nhiều cành phụ lắm. Chúng đan vào nhau tạo thành một chiếc ô khổng lồ che bóng mát cho chúng em vui chơi.
+ Những cánh hoa mỏng manh như cánh gián, đỏ tươi hơn cả mặt trời trở thành tín hiệu báo cho chúng em sắp kết thúc năm học.
2.
Bài tham khảo 1:
- Mở bài: Hè về, nắng trong vắt như mật ong, gió thoảng từng cơn oi nồng. Bọn học trò chúng em bận bịu với những bài ôn thi, những dòng lưu bút viết vội. Một hương vị mùa hè lan tỏa khắp trường. Mọi người vội nhìn ra sân: hoa phượng nở đỏ sân trường rồi. Nhìn cây phượng vĩ trồng giữa sân trường em, chúng em biết mùa hè đã thật sự đến.
- Thân bài:
+ Cây phượng cao lắm, cao hơn cả tầng ba của tòa nhà em học.
+ Thân cây to lớn đến phải hai bạn học sinh ôm vẫn chưa xuể.
+ Lớp vỏ trên thân cây sần sùi, hằn từng khe, rãnh như là mặt ruộng vào mùa hạn.
+ Bộ rễ của cây thì chắc hẳn rất to và dài. Vì chỉ với một phần nhô trên mặt đất đã to hơn cả bắp tay rồi.
+ Cành chính của cây phượng thì chỉ gồm bốn cành. Nhưng từ đó, tỏa ra nhiều cành phụ lắm. Chúng đan vào nhau tạo thành một chiếc ô khổng lồ che bóng mát cho chúng em vui chơi.
+ Những cánh hoa mỏng manh như cánh gián, đỏ tươi hơn cả mặt trời trở thành tín hiệu báo cho chúng em sắp kết thúc năm học.
- Kết bài: Cây phượng già đã chứng kiến bao niềm vui nỗi buồn của chúng em. Mỗi lần phượng nở hoa, lòng em lại rộn ràng lên những cảm xúc khó tả. Đó là lúc em khi sắp phải xa mái trường, xa cây phượng. Mai đây lớn khôn, em luôn nghĩ về ngôi trường tiểu học, nhớ tới cây phượng già thân quen này.
3.
Em tiến hành góp ý và chỉnh sửa dàn bài.
1.
Bài tham khảo:
Hè về, nắng trong vắt như mật ong, gió thoảng từng cơn oi nồng. Bọn học trò chúng em bận bịu với những bài ôn thi, những dòng lưu bút viết vội. Một hương vị mùa hè lan tỏa khắp trường. Mọi người vội nhìn ra sân: hoa phượng nở đỏ sân trường rồi. Nhìn cây phượng vĩ trồng giữa sân trường em, chúng em biết mùa hè đã thật sự đến.
Cây phượng cao lắm, cao hơn cả tầng ba của tòa nhà em học. Thân cây to lớn đến phải hai bạn học sinh ôm vẫn chưa xuể. Lớp vỏ trên thân cây sần sùi, hằn từng khe, rãnh như là mặt ruộng vào mùa hạn. Bộ rễ của cây thì chắc hẳn rất to và dài. Vì chỉ với một phần nhô trên mặt đất đã to hơn cả bắp tay rồi.
Cành chính của cây phượng thì chỉ gồm bốn cành. Nhưng từ đó, tỏa ra nhiều cành phụ lắm. Chúng đan vào nhau tạo thành một chiếc ô khổng lồ che bóng mát cho chúng em vui chơi. Khi mùa hè đến, cây phượng nở hoa đỏ rực. Những cánh hoa mỏng manh như cánh gián, đỏ tươi hơn cả mặt trời trở thành tín hiệu báo cho chúng em sắp kết thúc năm học.
Cây phượng già đã chứng kiến bao niềm vui nỗi buồn của chúng em. Mỗi lần phượng nở hoa, lòng em lại rộn ràng lên những cảm xúc khó tả. Đó là lúc em khi sắp phải xa mái trường, xa cây phượng. Mai đây lớn khôn, em luôn nghĩ về ngôi trường tiểu học, nhớ tới cây phượng già thân quen này.
2.
Em tiến hành đọc soát và chỉnh sửa.
3.
Em tiến hành trao đổi với người thân về bài văn tả cây em đã viết và xin ý kiến góp ý.
2. Con chim sơn ca mẹ đã đi kiếm thức ăn về. Nghe hơi mẹ, chim non nhích nhích dần ra, cố vươn cao cái mỏ hồng hồng, há thật rộng để chờ mồi như đứa trẻ đói lòng đang chờ bầu sữa mẹ. Chim mẹ đứng phía trên, cẩn thận mớm mồi cho con. Chú chim non nuốt lấy, nuốt để, vừa hết miếng này lại há họng chờ miếng khác. Đến lúc hết thức ăn rồi mà chú vẫn còn đòi mẹ mớm mồi. Chim mẹ rỉa lông cho con như người mẹ âu yếm con mình.
3. HS tự thực hiện
4. HS tự thực hiện
- Lựa chọn con vật để quan sát: vật nuôi trong nhà: con chó.
- Quan sát trực tiếp.
- Sử dụng các giác quan để cảm nhận: nhìn ngoại hình, tiếng kêu …
Câu 1:
Em hãy lắng nghe thầy cô giáo nhận xet về bài văn của mình. Ghi chép và sửa chữa.
Câu 2:
- Bài làm có đủ mở bài, thân bài, kết bài.
- Các đặc điểm của con vật có được lựa chọn và miêu tả theo trình tự hợp lí.
- Bài làm không mắc lỗi về dùng từ, đặt câu, chính tả.
Câu 3:
- Cách mở bài gián tiếp của các bạn giúp bài văn hay hơn, dài hơn
- Các bạn đã sử dụng các từ ngữ miêu tả sinh động, sử dụng các biện pháp so sánh, nhân hóa hợp lí.
Câu 4:
Khi viết lại đoạn văn lưu ý sử dụng các từ ngữ miêu tả sinh động, sử dụng thêm các hình ảnh so sánh, nhân hóa.
- Bài làm có đủ mở bài, thân bài, kết bài.
- Các đặc điểm của con vật có được lựa chọn và miêu tả theo trình tự hợp lí.
- Bài làm không mắc lỗi về dùng từ, đặt câu, chính tả.
Những điểm cần lưu ý khi viết bài văn miêu tả con vật:
- Bố cục bài viết: 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài.
- Lựa chọn những đặc điểm nổi bật của con vật như thân, mắt, mũi, bộ lông, chân…. Khi miêu tả con vật thì sử dụng từ ngữ trong sáng, rõ ràng, mạch lạc, sử dụng các biện pháp so sánh, nhân hóa cho bài văn thêm sinh động…
- Tình bày bài viết đủ 3 phần, rõ sàng, sạch đẹp.
- Lựa chọn con vật để miêu tả: Chú gà trống
- Nhớ lại kết quả đã quan sát
- Lựa chọn trình tự miêu tả: miêu tả đặc điểm ngoại hình và hoạt động thói quen.
1. Mở bài
Mẹ em có nuôi một chú gà trống được khá lâu rồi.
2. Thân bài
- Tả bao quát hình dáng chú gà trống:
+ Màu sắc: lông màu đen pha chút màu trắng, xanh và màu đỏ tía.
+ Hình dáng: to.
- Tả chi tiết:
+ Bộ lông: màu đen xanh, hai cánh to, úp sát vào thân hình. Lông ở cánh óng mượt, cứng và óng ánh sắc vàng đỏ.
+ Đầu to, oai vệ. Mắt tròn, đen. Mỏ gà màu vàng sậm, cứng, mổ thóc nhanh nhẹn. Mào gà đỏ chót, xoăn như đóa hoa đỏ.
+ Đùi gà to, mập mạp, chắc nịch.
+ Chân có cựa sắc, vảy sừng màu vàng cứng.
+ Đuôi cong vồng, lông óng mượt, pha lẫn nhiều màu sắc rất đẹp.
- Hoạt động và thói quen:
+ Mỗi buổi sáng, chú đều gáy to gọi cả nhà dậy.
+ Chú đi loanh quanh trong vườn mổ thóc, bới giun.
3. Kết bài
Em rất yêu chú gà. Em coi chú gà như một người bạn của em.
Em lựa chọn các đặc điểm nổi bật nhất của con vật để miêu tả. Sắp xếp các ý trong phần thân bài từ tả bao quát đến tả chi tiết, sau đó tả hoạt động và thói quen của chú gà.