K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

24 tháng 5 2017

a) Vì BE là đường trung tuyến \(\Delta ABC\) => AE = CE

CF là đường trung tuyến \(\Delta ABC\) => AF = BF

mà AB = AC ( \(\Delta ABC\) cân tại A )

Do đó: AE = CE = AF = BF

Xét \(\Delta ABE\)\(\Delta ACF\) có:

AB = AC (gt)

\(\widehat{A}\) (chung)

AE = AF (cmt)

Do đó : \(\Delta ABE=\Delta ACF\left(c-g-c\right)\)

=> BE = CF (hai cạnh tương ứng)

b) Gọi H là giao điểm của AG và BC

Vì BE và CF là hai đường trung tuyến \(\Delta ABC\)

mà BE và CF cắt nhau tại G

=> G là trọng tâm

=> AH là đường trung tuyến \(\Delta ABC\)

=> BH = CH

\(\Delta ABC\) cân

=> AH là đường cao \(\Delta ABC\)

Xét \(\Delta GBH\)\(\Delta GCH\) có:

GH (chung)

\(\widehat{BHG}=\widehat{CHG}=90^0\)

BH = CH (cmt)

Do đó: \(\Delta BGH=\Delta CGH\) (c - g - c )

=> BG = CG ( hai cạnh tương ứng )

=> \(\Delta BGC\) cân tại G

24 tháng 5 2017

a. Ta có: AE = 1/2 AC (BE là đường trung tuyến của AC)

AF = 1/2 AB (CF là đường trung tuyến của AB)

Mà AB = AC (tam giác ABC cân tại A)

=> AE = AF

Xét tam giác ABE và tam giác ACF có:

AB = AC (tam giác ABC cân tại A)

Góc BAC chung

AE = AF (cmt)

=> tam giác ABE = tam giác ACF (c.g.c)

=> BE = CF

b. Xét tam giác ABC có :

BE và CF là hai đường trung tuyến của tam giác ABC

BE và CF cắt nhau ở G

=> G là trọng tâm của tam giác ABC

=> BG = 2/3 BE ; CG = 2/3 CF

Mà BE = CF (câu a)

=> BG = CG

=> tam giác BGC cân tại G

5 tháng 5 2019

tam giác ABC có : BE; CF là trung tuyến và cắt nhau tại I

=> AI là trung tuyến (tc)

mà tam giác ABC cân tại A (Gt)

=> AI là phân giác của góc BAC (đl)

5 tháng 5 2019

a)Xét\(\Delta ABC\)có:\(BE\)là đg trung tuyến xuất phát từ đỉnh\(B\left(GT\right)\)

\(CF\)là đg trung tuyến xuất phát từ đỉnh\(C\left(GT\right)\)

\(BE\)cắt\(CF\)tại\(I\)

\(\Rightarrow AI\)là đg trung tuyến xuất phát từ đỉnh\(A\)(Định lí về tính chất 3 đg trung tuyến của 1\(\Delta\))

\(\Delta ABC\)cân tại\(A\left(GT\right)\)

\(\Rightarrow AI\)vừa là đg trung tuyến vừa là đg p/g của\(\Delta ABC\)(Tính chất của tg cân)

b)Xét\(\Delta ABI\)\(\Delta ACI\)có:

\(AI\)là cạnh chung

\(\widehat{BAI}=\widehat{CAI}\)(\(AI\)là tia p/g của\(\widehat{BAC}\))

\(AB=AC\)(\(\Delta ABC\)cân tại\(A\))

Do đó:\(\Delta ABI=\Delta ACI\left(c-g-c\right)\)

\(\Rightarrow\widehat{ABI}=\widehat{ACI}\)(2 cạnh t/ứ)

\(BI=CI\)(2 cạnh t/ứ)

Xét\(\Delta ABE\)\(\Delta ACF\)có:

\(\widehat{ABE}=\widehat{ACF}\left(cmt\right)\)

\(AB=AC\)​(\(\Delta ABC\)cân tại\(A\))

\(\widehat{BAC}\)là góc chung
Do đó:\(\Delta ABE=\Delta ACF\left(g-c-g\right)\)
\(\Rightarrow BE=CF\)(2 cạnh t/ứ)
Xét\(\Delta IBC\)có:\(IB=IC\left(cmt\right)\)
Do đó:\(\Delta IBC\)cân tại\(I\)(Định nghĩa\(\Delta\)cân)
c)Gọi\(M\)là giao điểm của\(AI\)\(BC\),\(H\)là đg cao xuất phát từ đỉnh\(P\)của\(\Delta ABP\)
Xét\(\Delta ABC\)có:\(AM\)là tia p/g của\(\widehat{BAC}\))
\(\Delta ABC\)cân tại\(A\left(GT\right)\)
\(\Rightarrow AM\)là đg trung trực của\(BC\)(Tính chất về tg cân)
\(\Rightarrow AM\perp BC\)
hay\(AP\perp BM\)
Xét\(\Delta ABP\)có:\(BM\)là đg cao xuất phát từ đỉnh\(B\left(cmt\right)\)
\(PH\)là đg cao xuất phát từ đỉnh\(P\left(GT\right)\)
\(BM\)cắt\(PH\)tại\(K\)
\(\Rightarrow AK\)là đg cao thứ 3 của\(\Delta ABP\)hay\(AK\perp BP\)
 
Câu 1:a) \(\Delta ABC\)có BD và CE là 2 đường trung tuyến và \(BD^2+CE^2=\frac{9}{4}BC^2\). C/m \(BD⊥CE\)tại G.b)\(\Delta ABC\)có BC=a, AC=b, AB=c. Hai đường trung tuyến AM và BN vuông góc với nhau tại G. C/m\(a^2+b^2=5c^2\)Câu 2: Cho \(\Delta ABC\)cân tại A có BC=a và cạnh bên bằng cạnh huyền của tam giác vuông cân có cạnh góc vuông bằng a. Tính độ dài đường trung tuyến BM của \(\Delta ABC\)theo a.Câu 3: Cho \(\Delta...
Đọc tiếp

Câu 1:

a) \(\Delta ABC\)có BD và CE là 2 đường trung tuyến và \(BD^2+CE^2=\frac{9}{4}BC^2\). C/m \(BD⊥CE\)tại G.

b)\(\Delta ABC\)có BC=a, AC=b, AB=c. Hai đường trung tuyến AM và BN vuông góc với nhau tại G. C/m\(a^2+b^2=5c^2\)

Câu 2: Cho \(\Delta ABC\)cân tại A có BC=a và cạnh bên bằng cạnh huyền của tam giác vuông cân có cạnh góc vuông bằng a. Tính độ dài đường trung tuyến BM của \(\Delta ABC\)theo a.

Câu 3: Cho \(\Delta ABC\), trung tuyến CD. Đường thẳng qua D và song song với BC cắt AC tại E. Đường thẳng qua D và song song với AC cắt BC tại F. Trên tia đối của tia BD lấy N sao cho BN=BD. Trên tia đối của tia CB lấy M sao cho CM=CF, gọi giao điểm của MD và AC là K. C/m N, F, K thẳng hàng.

Câu 4: Cho \(\Delta ABC\)có BC=2AB. Gọi M, I lần lượt là trung điểm của BC và BM. C/m AC=2AI và AM là tia phân giác của\(\widehat{CAI}\).

Câu 5: Cho \(\Delta ABC\),trung tuyến BM. Trên tia BM lấy 2 điểm G và K sao cho \(BG=\frac{2}{3}BM\) và G là trung điểm BK, gọi N là trung điểm KC , GN cắt CN tại O. C/m: \(GO=\frac{1}{3}BC\)  

(Bạn giải được câu nào thì giải, nhớ vẽ hình và ghi lời giải đầy đủ) 

0
Bài 1 : Cho tam giác ABC có 3 đường trung tuyến AD , BE , CF cắt nhau tại G . Chứng minh rằng \(a, \frac {AB+AC}{2}\)\(b,BE+CF < \frac{3}{2}BC\)\(c, \frac{3}{4}(AB+BC+AC)<AD+BE+CF<AB+BC+AC\)Bài 2 : Cho tam giác ABC , tia phân giác góc B , C cắt nhau tại O . Từ A vẽ một đường thẳng vuông góc với OA , cắt OB , OC tại M,N . Chứng minh : BM vuông góc với BN . CM vuông góc với CNBài 3 . Cho tam giác ABC , góc B = 450 , đường cao AH ,...
Đọc tiếp

Bài 1 : Cho tam giác ABC có 3 đường trung tuyến AD , BE , CF cắt nhau tại G . Chứng minh rằng 

\(a, \frac {AB+AC}{2}\)

\(b,BE+CF < \frac{3}{2}BC\)

\(c, \frac{3}{4}(AB+BC+AC)<AD+BE+CF<AB+BC+AC\)

Bài 2 : Cho tam giác ABC , tia phân giác góc B , C cắt nhau tại O . Từ A vẽ một đường thẳng vuông góc với OA , cắt OB , OC tại M,N . Chứng minh : BM vuông góc với BN . CM vuông góc với CN

Bài 3 . Cho tam giác ABC , góc B = 45, đường cao AH , phân giác BD của tam giác ABC , biết góc BDA = 450 . Chứng minh HD//AB 

Bài 4 . Cho tam giác ABC không vuông , các đường trung trực của AB , AC cắt nhau tại O , cắt BC theo thứ tự M,N . Chứng minh AO là phân giác của góc MAN .

Bài 5 : Cho tam giác ABC nhọn , đường cao BD , CE cắt nhau tại H . Lấy K sao cho AB là trung trực của HK . Chứng minh góc KAB = góc KCB 

0

a) tam giác ABC vuông tại A

=> AB2 + AC2 = BC2 (định lý py-ta-go)

=> 92 + AC2 = 152

=> AC2 = 225 - 81

=> AC2 = 144 => AC = \(\sqrt{144}=12cm\)

t i c k đúng nhé

a) trong tam giác ABC có: AB < AC < BC ( 9 < 12 < 15)

                              => góc C < góc B < góc A (định lý)