Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Hôm nay ngày 30 Tết, em giúp mẹ dọn dẹp nhà cửa, trang trí phòng khách chuẩn bị đón Tết. Không may đang mải lau bàn em huỵch tay vào bình hoa mẹ vừa mới cắm. Chiếc bình hoa rơi xuống đất vỡ tan tành. Đó là chiếc bình hoa màu xanh ngọc, cắm những bông hoa hồng xanh mà mẹ em thích nhất. Em vô cùng lo lắng và sợ hãi, một cảm giác lo lắng bất an rộn lên trong lòng. Dưới sàn bây giờ là những mảnh vụn, nước tràn lênh láng, những bông hoa chồng lên nhau. Em nhanh chóng dọn dẹp thật nhanh rồi tìm cách xin lỗi mẹ. Trái với những lo lắng của em, khi biết chuyện mẹ chỉ dặn em lần sau cẩn thận hơn, và dọn dẹp những mảnh vụn thật kĩ để không bị dẫm lên. Em thầm cảm ơn sự tha thứ của mẹ, và tự hứa từ nay bản thân sẽ chú ý hơn, không hậu đậu làm vỡ đồ đạc nữa.
#Châu's ngốc
Em tham khảo nhé:
Có một sự việc mà tôi ân hận mãi mà đến nay tôi vẫn không thể quên. Hôm đó là ngày 20/10 mẹ tôi có cắm một lọ hoa rất đẹp để ở phòng khách. Nhưng vì ham chơi tôi đã chạy và làm vỡ lọ hoa của mẹ. Lọ hoa mà mẹ mất công cả buổi chiều để cắm. Choang một cái. Bình hoa vỡ tan tành mà em thì không kịp trở tay. Cảm giác sợ hãi hiện lên Nước lênh láng dưới sàn, còn những bông hoa cúc vàng nằm la liệt trên mặt đất. Tôi thực sự lo lắng và sợ hãi. Phải làm sao bây giờ? Mẹ tôi rất thích bình hoa này. Nó lọ hoa mẹ cắm nhân ngày phụ nữ Việt Nam. Tôi sẽ phải nói với mẹ thế nào đây? Tôi đơ người ra suy nghĩ mất một lúc, tôi vẫn chưa nghĩ ra sẽ nói thế nào với mẹ thì bỗng nhiên mẹ về tới. Tôi càng sợ hơn nhưng hình như chỉ cần nhìn qua lầ mẹ đã biết sự việc. Mẹ không quát mắng tôi như tôi nghĩ mà mẹ chỉ nhắc nhở nhẹ nhàng lần sau tôi phải chú ý hơn. Từ đó tôi phải rút kinh nghiệm hơn chú ý không phạm sai lầm để không kiến mẹ buồn. Đó là sự việc mà tôi vẫn nhớ mãi. Mỗi việc xảy ra đều do lỗi của chính mình vậy nên sau mỗi lần như vậy tôi lại rút ra bài học cho bản thân.
GỢI Ý
Xây dựng đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm:
– Bước 1: Sự việc chính do sơ ý làm vỡ lọ hoa.
– Bước 2: Lựa chọn ngôi kể: ngôi thứ nhất
– Bước 3: Xác định thứ tự kể:
+ Lọ hoa bị đánh vỡ trong trường hợp nào (thời gian, địa điểm)
+ Lọ hoa vỡ như thế nào
+ Mảnh vỡ được dọn ra sao
– Bước 4: Xác định các yếu tố miêu tả và biểu cảm dùng trong đoạn văn tự sự sẽ viết
+ Hình dáng lọ hoa chưa vỡ
+ Hình dáng lọ hoa khi đã vỡ
+ Ý nghĩ sau khi làm vỡ lọ hoa
– Bước 5: Viết thành đoạn văn theo những gợi ý ở trên
Tham khảo:
Nhà tôi có 1 lọ hoa rất đẹp. Lọ hoa ấy là do bố tôi tặng mẹ nhân ngày 8/3. Hôm đó, tôi ở nhà 1 mk, buồn quá tôi liền đem nó ra xem và định ngắt hoa trong vườn để cắm vào đó. Phải công nhận là lọ hoa đẹp thật! Nó được làm bằng sứ màu cẩm thạch. Trên thân lọ có những hoa văn được in nổi. Loay hoay thế nào, tôi trượt tay đánh rơi xuống nền nhà. Choang! 1 tiếng động rất lớn. Thế là lọ hoa vỡ tan tành. Tôi luống cuống ko biết phải làm gì bây giờ. Giá mà tôi cẩn thận hơn thì đâu xảy ra cơ sự này. Tôi cảm thấy lo sợ, ko biết tôi sẽ giải thích như thế nào để mẹ hiểu đây? Và liệu mẹ có tha thứ cho tôi ko nhỉ? Lúc đó hàng ngàn câu hỏi hiện lên đầu tôi thì lúc đó mẹ về. Thấy những mảnh vỡ trên sàn nhà nhưng mẹ vẫn ko nói gì? Mẹ gọi tôi lại và bảo tôi ko cần giải thích gì hết. Sau đó 2 mẹ con cùng nhau thu dọn. Chuyện là như vậy đấy. Sau lần đó tôi đã rút ra được bài học là lần sau phải cẩn thận hơn trong mọi việc
Hôm nay là sinh nhật mình, anh ấy vẫn dẫn mình đi chơi như mọi năm. Sinh nhật chỉ cần 2 đứa ấm cúng là đủ rồi, những buổi tối thế này ở quán Kem Bud’s quen thuộc của 2 đứa thật lãng mãn, ấm áp. Mình tổ chức một buổi sinh nhật cho lũ bạn nhí nhố sau, còn bây giờ thì chỉ muốn ở bên canh anh ấy thôi, một người lãng tử, dịu dàng và đầy….bất ngờ.
Mà đúng thiệt, anh ấy dẫn mình đi từ bất ngờ này sang bất ngờ khác.
Bước vào quán Kem Bud’s mình nhận được một bó hồng đỏ thắm từ tay anh, cô bé phục vụ bước ngang mỉm cười “Happy Birthday chị”, hóa ra anh đã cẩn thận nháy mắt với các nhân viên trong quán nhờ họ hôm nay chúc mừng mình. Thích ghê đó, dù là người lạ nhưng nhận được thêm mỗi một lời chúc là một điều hành phục rồi đúng không. Xong xuôi khi ngồi xuống bàn, nhấm nháp ly trà đá, ngoài trời thì mưa, bỗng dưng…
Tèn tén ten, cô bé phục vụ mang ra nguyên một chiếc bánh làm bằng kem to ơi là to, chiếc bánh này mình thèm đã biết bao lâu nay rồi mà chưa có dịp ăn, hi hi, thì bánh kem chỉ để đến sinh nhật mới được ăn thôi chứ, vậy mới có ý nghĩa. Những cục kem mát lạnh bốc hơi ngào ngọt nhìn ngon quá đi, măm măm. Mình vừa định giở chiếc bánh lên để chụp hình thì wow, phải nói là bất ngờ tột độ, trên mặt chiếc bánh là tấm hình hai đứa mình lần đầu tiên gặp nhau ở quán này, lần đó cũng nhờ cô bé phục vụ ở đây chụp dùm. Nhìn mình hồi đó ngây thơ ghê, tấm hình thiệt là dễ thương đó không phải được gắn trên chiếc bánh mà được…in thẳng lên chiếc bánh, in màu lên kem đàng hoàng mà vẫn sắc nét, rõ ràng, nhìn rõ mồn một nha. Không biết làm sao mà họ làm được nhỉ? Ko biết làm sao mà anh biết trò này được nhỉ? Thích quá đi mất, làm mình ngồi tiếc cả buổi trời ko dám ăn chiếc bánh kem này, chỉ dám ngồi để ngắm, hi hi, mình lên hình chiếc bánh kem đẹp quá đi chứ…
Anh thật là lãng mạn, sinh nhật 18 tuổi của mình vậy là quá tuyệt vời. Cảm ơn anh iu và chiếc bánh kem in hình ngon ơi là ngon, hi hi, ngày mai em làm sinh nhật nữa đó, anh có tặng em 1 chiếc banh kem thế này nữa không ta ?
Bạn tham khảo bài viế này nha!
Ngày nhỏ, ai cũng có lần làm hỏng, làm hư đồ đạc trong gia đình. Em cũng đã có một lần trót nghịch ngợm làm vỡ một lọ hoa rất đẹp của bà. Lỗi lầm ấy đã đem đến cho em nhiều bai học. Đó là một lọ hoa bằng gốm sứ Bát Tràng được tráng men trắng, vẽ mực xanh mịn màng, sáng bóng. Nó được trân trọng đặt trên bàn thờ giữa nhà. Mẹ em nói đó là một kỉ vật thời trẻ của bà, bà đã giữ gìn, nâng niu chiếc lọ ấy mấy chục năm nay, lọ hoa này có số tuổi nhiều hơn cả tuổi của mẹ em. Bà quý chiếc lọ ấy lắm. Thỉnh thoảng bà lại mang lọ ra lau chùi cho sáng bóng. Mỗi lần như thế, bà ngắm chiếc lọ không biết chán, đôi mắt đã nhăn nheo vì thời gian lại ánh lên vẻ long lanh kì lạ. Ai cũng biết tình cảm bà dành cho chiếc lọ nên hết sức giữ gìn, nâng niu. Mỗi lần sửa sang bàn thờ mẹ lại cẩn thận đặt nó vào một chiếc hộp xốp để tránh va đập. Buổi sáng hôm ấy. Mọi người trong nhà em đi làm hết cả. Bà đi sang nhà bà hàng xóm chơi. Em ở nhà một mình buồn quá bèn rủ mấy đứa bạn sang nhà đá bóng, sân nhà em rất rộng, đủ cho chục đứa bằng tuổi em đá bóng, đùa nghịch. Đi một vòng quanh xóm, em đã gọi được sáu đứa bạn cùng sang chơi. Cả bọn hò reo hào hứng với trái bóng tròn. Em thê hiện khả năng bằng những đường dắt bóng lắt léo và những cú sút “thần sầu”. Đang có bóng trong chân, em co chân tung một cú sút thật mạnh. “Rầm!”. Cửa nhà em mở tung. Bóng va vào cửa, rơi “bịch!” xuống sân. Đáng lẽ phải chạy ra đóng cửa thì em lại quá hào hứng với trái bóng mà hăm hở lao vào đá tiếp. Em lại có bóng trong chân. Dắt bóng. Rê bóng. Và... “Sút!”. Em hét lên và co chân sút bóng về phía “khung thành” đội bạn. Nhưng bóng lao thẳng vào nhà, bay về phía bàn thờ, đập vào cái lọ. Lọ hoa từ trên cao rơi xuống vỡ tan thành những mảnh vụn. Em hoảng hốt lao vào nhà. Sững sờ. Trời ơi! Biết làm sao bây giờ? Đám bạn xôn xao rồi từng đứa một đi về. Em sợ hãi ngồi lo lắng. Biết nói gì với bà bây giờ? Bà sẽ rất tức giận. Bà sẽ la mắng em. Bố mẹ sẽ quở trách, thậm chí... đánh em. Em nhắm mắt sợ hãi nghĩ đến những điều có thể xảy ra. Em đang đau khổ vì lỗi lầm của mình thì tiếng gậy lộc cộc chống xuống sân vang lên. Bà đã về! Em chạy vội ra sân, miệng lắp bắp: “Bà... bà ơi!”. Bà ngẩng lên nhìn em, lo lắng hỏi: “ Sao thế con? Có việc gì mà mặt tái mét lại thế?”. Em run rẩy: “Bà ơi... cái lọ hoa bị vỡ. Con... con xin lỗi”. Bà khẽ giật mình. Bà đi nhanh vào nhà, sững sờ nhìn những mảnh vụn vỡ tan tành của chiếc lọ bà hằng gìn giữ mấy chục năm. Em vội vàng tránh cơn giận của bà có thể đến bằng một câu nói dối: “Chúng con đá bóng... Thằng Tí nó sút vào”. Bà không nói gì chỉ run run lượm những mảnh vụn đặt vào một chiếc bình cũng bằng gốm. Đúng lúc ấy, bố mẹ em đi làm về. Em lại sợ hãi tránh tội bằng lời nói dối như khi nãy. Mẹ chăm chú nhìn vào mắt em hỏi nhỏ: “Con nói thật chứ?”. Em nhắm mắt, cúi đầu nói khe khẽ: “Vâng ạ!”. Mẹ không nói gì nữa, lẳng lặng đi chuẩn bị bữa trưa. Bữa cơm trưa hôm đó là một bữa cơm buồn. Cả nhà lặng lẽ ăn không ai nói câu gì. Nhất là bà. Người ăn chưa hết lưng cơm đã ngừng đũa đi vào phòng. Đôi mắt bà u sầu, buồn bã. Em ăn cũng không yên lòng. Trời ơi! Em đã làm gì thế này? Chỉ vì mải mê chơi đá bóng, chỉ vì bất cẩn mà em đã làm mất đi một kỉ vật quý giá của bà. Nhưng tội lỗi hơn là em đã nói dối. Lời nói dối trơn tru như một đứa dối trá chuyên nghiệp. Đổ tội cho thằng Tí, em đã tránh được những la rầy, trách mắng, nhưng không tránh được sự dằn vặt về tội lỗi của chính mình. Giấc ngủ trưa không an lành. Em thấy một bóng người bay ra từ chiếc lọ hoa đã vỡ. Đó là một cụ già trông rất đỗi quen thân. Cụ nhìn em chăm chú rồi thở dài hỏi: “Sao con lại nói dối? Sao con lại nói dối?...”. Câu hỏi cứ ngân vang đầy ám ảnh. Em sợ hãi ngồi bật dậy, mồ hôi ướt đầm đìa. Em vội vã đi sang phòng bà rồi cứ thế òa khóc nức nở: - Bà ơi... Hu hu...! Bà lo lắng hỏi: - Con làm sao vậy? - Hu hu... Bà ơi, con đã nói dối. Chính con đã làm vỡ lọ hoa của bà... Bà ôm em vào lòng, xoa đầu em rồi thủ thỉ: - Con biết nhận lỗi là tốt. Con biết không, đó là chiếc lọ ông tặng bà khi còn trẻ. Bà gìn giữ nó đã lâu... Trời ơi, vậy cụ già trong giấc mơ vừa rồi là ông nội em đó. Bố đã có lần kể rằng ông mất khi bố còn nhỏ, bà cứ ở vậy nuôi bố lớn lên. Em chỉ được nhìn thấy ông qua một bức vẽ truyền thần. Chẳng vậy mà em thấy gương mặt ấy quá quen thân. Em nhẹ lòng khi đã nói ra được lời thú lỗi của mình. Vậy là bà không trách mắng gì em. Càng nghĩ về chiếc lọ đã vỡ, em càng thấm thìa hơn tình cảm gia đình ấm áp thiêng liêng. Nhìn quanh bà, em hiểu rằng mỗi đồ vật đều có cuộc sống riêng của nó. Mỗi món đồ đều gắn với một kỉ niệm riêng mà chỉ những ai biết trân trọng tình cảm mới hiểu được.
Bài 1:
Khi ánh đèn đường sáng lên cũng là lúc màn đêm dần buông xuống, giữa đường vẫn còn rất đông xe cộ. Bên lề đường đối diện, tôi thấy 1 bà lão tóc bạc, lưng còng, tay chống gậy cứ nhìn xung quanh với vẻ mặt lúng túng. Chắc do tại xe đông quá nên bà không dám sang. Thấy vậy, tôi nhanh nhẹn qua đường và đến bên chỗ bà cụ , nắm lấy khuỷu tay bà và nói : " Để cháu sang đường cùng bà nhé!" Thế là tôi đã cùng bà đi qua đường trên lối dành cho người đi bộ. Sau khi chào tạm biệt bà, tôi vui lắm, vui vì đã giúp đỡ được người khác.
_ Cre : đầu tự nghĩ ạ ko chép mạng nha('.')
_ Cậu có thể tham khảo bài làm tren đây ạ, chúc cậu học tốt'.'
Gợi ý
Khởi đầu: Lời mở đầu có thể là cảm tưởng, nhận xét, hành động. Ví dụ:
+ Em ngồi thẫn thờ trước một loj hoa đẹp đã vỡ tan..chỉ vì một chút vội vàng mà em phải trả giá…
+ Thế là cái lọ hoa bố em thích nhất đã bị vỡ…
- Diễn biến: Kể lại sự việc một cách chi tiết.
VD: + Lọ hoa vỡ thành từng mãnh lớn có thể gắn lại bằng keo hoặc bị vỡ vụn…
+ Em ngồi ngắm nghía, mân mê…
+ Thudọn các mãnh vỡ…
+ Bố mẹ, anh, chị, em về chứng kiến.
Kết thúc: Suy nghĩ cảm xúc bản thân, tình cảm người thân. Bài học kinh nghiệm về tính cẩn thận.
Xác định liều lượng các yếu tố miêu tả, biểu cảm sẽ dùng trong khi viết đoạn văn:
VD: - Miêu tả hình dáng, màu sắc, chất liệu... vẻ đẹp của lọ hoa.
- Biểu cảm: Suy nghĩ, tình cảm, sự trân trọng, sự nuối tiếc, ân hận.
cj ơi, lm hộ e luôn đi