Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo
Tục ngữ không chỉ cho ta những kinh nghiệm của cuộc sống, cho ta những bài học quý báu mà nó còn tôn vinh đề cao giá trị của con người. Điển hình hơn là câu tục ngữ ” Một mặt người bằng mười mặt của”. với phép so sánh, hình ảnh hoán dụ sinh động, câu tục ngữ tuy ngắn gọn nhưng đã nêu lên một ý nghĩa vô cùng to lớn. Đó là giá trị con người là thứ vô cùng quý giá, vượt qua mọi vật chất thông thường, câu tục ngữ còn khéo léo phê phán những kẻ coi trọng vật chất mà quên đi giá trị sâu sắc của con người.Trong xã hội hiện đại ngày nay, không ít người vì bị mờ mắt trước ma lực của đồng tiền mà đánh mất đi phẩm chất quý báu của mình. Đó là điều vô cùng đáng thất vọng. Câu tục ngữ mỗi lần vang lên đều như hồi chuông cảnh tỉnh nhắc nhở ta phải bảo vệ, yêu quý và trân trọng con người, không để bảo bối quý giá ấy bị đánh mất.Không chỉ đề cao giá trị con người một cách trực tiếp qua những câu tục ngữ điển hình, tục ngữ vẫn luôn được tôn vinh giá trị con người từ những điều nhỏ nhất, câu tục ngữ ” thương người như thể thương thân” là một minh chứng cụ thể có ý kiến trên. Ngoài việc khuyên chúng ta về cách đối nhân xử thế: phải biết quan tâm, giúp đỡ những người gặp khó khăn, hoạn nạn, nó còn đề cao một phẩm chất và truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta: luôn yêu thương, đùm bọc đồng loại.Đạo lý tốt đẹp ấy vẫn tồn tại trong từng mạch máu của mỗi người dân Việt Nam, mỗi khi đồng bào miền Trung bị thiệt hại do lũ lụt, toàn thể nhân dân từ Bắc chí Nam đều một lòng giúp đỡ, gửi những món quà kể cả về vật chất và tinh thân cho đồng bào mình. Đó là đức tính, là phẩm chất rất đáng trân trọng và tự hào của người dân Việt Nam.Ngoài ra còn có rất nhiều câu tục ngữ khác như ” ăn quả nhớ kẻ trồng cây” đề cao truyền thống nhớ ơn những thế hệ trước và báo đáp một cách chân thành. Câu ” tốt gỗ hơn tốt nước sơn” tôn vinh giá trị tâm hồn con người, khiến chúng ta như tỉnh ngộ vì suốt bao lâu đã quá quan tâm tới hình thức mà lãng quên phẩm giá của mình.Tóm lại, dù thuộc chủ đề nào, ý nghĩa sâu sắc đến đâu thì tục ngữ vẫn là tấm gương mẫu mực cho mọi người, là ngọn soi sáng giúp ta không đánh mất bản thân. Cuối cùng, ta vẫn phải trân trọng những câu tục ngữ sâu sắc ấy vì chúng là sợi dây chắc chắn nối ta với tâm hồn.
Em tham khảo:
Nguồn: Hoidap247
Tục ngữ ngày xưa mang giá trị tôn vinh con người. Thật vậy, tục ngữ mang những giá trị ngợi ca, đề cao và trân trọng con người trong cuộc sống. Đầu tiên, chúng ta có thể thấy tục ngữ xưa đề cao những giá trị của con người hơn là mọi thứ của cải vật chất. "Một mặt người bằng mười mặt của" nhằm đề cao con người hơn mọi loại của cải vật chất tầm thường hay "Người sống, đống vàng" nhằm ngợi ca con người quý báu hơn mọi loại vàng bạc châu báu. Thứ hai, các câu tục ngữ Việt Nam cũng nhằm khuyên răn những truyền thống tốt đẹp của con người. Tục ngữ "Uống nước nhớ nguồn" hay "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" đều khuyên thế hệ sau phải sống ân nghĩa thủy chung biết ơn những điều tốt đẹp mà người đi trước mang lại. Hoặc như "Ăn trông nồi, ngồi trông hướng" khuyên con người phải biết những ứng xử cơ bản trong cuộc sống hoặc "Có chí thì nên" nhằm khuyên con người phải có chí. Tóm lại, tục ngữ thường mang tính chất dễ nhớ, dễ thuộc nhằm đề cao giá trị con người và nêu lên những bài học xoay quanh chủ thể là con người.
hững câu tục ngữ: "Đường dài hay sức ngựa, nước loạn biết tôi ngay", "Gặp cơn đại loạn mới hay trung thần" là sự đúc kết kinh nghiệm, rút ra bài học về phẩm chất đạo đức của bề tôi đối với vua chúa, minh chủ… bộc lộ trong chiến tranh.
Câu triết luận khác trong kho tàng tục ngữ Việt Nam: "Có gió rung mới biết tùng bách cứng, có ngọn lửa hừng mới biết thức vàng cao", một mặt, không phải là quá trừu tượng, khó hiểu đối với người lĩnh hội; mặt khác, quan trọng hơn, có tính khái quát cao và chứa đựng ý nghĩa, giá trị rất sâu sắc. Cây "tùng, bách" và vật phẩm "vàng" ở đây được dùng hoán đổi cho "phẩm chất đạo đức của con người". Qua bão táp, ta sẽ biết tùng, bách cứng cáp, vững chắc hoặc yếu mềm, gục ngã; và qua lửa đỏ, sẽ biết được giá trị cao hay thấp, thực hay giả của "vàng". Triết lý mà câu tục ngữ này muốn chuyển tải không phải gì khác hơn là, muốn biết phẩm chất đạo đức của con người tốt xấu như thế nào phải kiểm nghiệm qua thực tiễn.
Câu tục ngữ: "Lửa thử vàng, gian nan thử đức" muốn nói rằng, cần phải thông qua công việc khó khăn gian khổ, hay một cách khái quát hơn, phải thông qua hoạt động thực tiễn để kiểm định, đánh giá đạo đức của con người. "Lửa" và "vàng" trong câu triết luận này là một thủ pháp nghệ thuật (ẩn dụ, hoán dụ). Ngọn "lửa" biểu thị những khó khăn, thử thách mà con người thường gặp trong cuộc sống và "vàng” biểu thị năng lực, bản lĩnh, phẩm chất đạo đức của con người.
Hàng loạt câu tục ngữ khác, như "Cây xanh thì lá cũng xanh, cha mẹ hiền lành để đức cho con"; "Cha anh hùng, con hảo hán"; "Của rẻ của ôi, tôi rẻ tối trốn, vợ rẻ vợ lộn"; "Nứa trôi sông chẳng giập thì gãy, gái chồng rẫy chẳng chứng nọ thì tật kia” đều phản ánh sự suy luận về phẩm chất đạo đức của con người trên cơ sở những nhận thức trực quan, cảm tính. Nội dung, ý nghĩa chính được hàm chứa trong các triết lý trên và chuyển tải đến người tiếp cận chúng là: bởi cha mẹ hiền, suy ra con cái họ cũng có đạo đức tất; người đàn bà đã bị chồng khước từ, ruồng bỏ có thể là người có vấn đề về phẩm chất đạo đức.
Câu triết luận rằng, “thức lâu mới biết đêm dài, ở lâu mới biết con người có nhân" thực sự sâu sắc, nó là lời nhắc nhở chung đối với mọi người trong việc nhận thức, đánh giá thế giới quanh mình, kể cả con người; đặc biệt là cho những ai có thói quen mới tiếp xúc, công tác với người khác được một thời gian không lâu, thậm chí là quá ngắn ngủi đã vội đưa ra những nhận xét không đúng về phẩm chất đạo đức của họ. Những ai có phần vội vàng như thế trong đánh giá, nhận xét con người nói chung, phẩm chất đạo đức của con người nói riêng thì thường sớm có lời khen rồi lại nhanh có sự chê bai, cái chính đều do mình phát ngôn trước đó. Nói tóm lại, để kiểm định được phẩm chất đạo đức của con người một cách chính xác thì cần phải có thời gian. Câu tục ngữ đã dẫn ở trên là một triết lý mang tính khái quát và có giá trị chỉ dẫn cho chúng ta trong việc xem xét, kiểm định đạo đức của con người.
Bài tham khảo:
Những câu tục ngữ: "Đường dài hay sức ngựa, nước loạn biết tôi ngay", "Gặp cơn đại loạn mới hay trung thần" là sự đúc kết kinh nghiệm, rút ra bài học về phẩm chất đạo đức của bề tôi đối với vua chúa, minh chủ… bộc lộ trong chiến tranh.Câu triết luận khác trong kho tàng tục ngữ Việt Nam: "Có gió rung mới biết tùng bách cứng, có ngọn lửa hừng mới biết thức vàng cao", một mặt, không phải là quá trừu tượng, khó hiểu đối với người lĩnh hội; mặt khác, quan trọng hơn, có tính khái quát cao và chứa đựng ý nghĩa, giá trị rất sâu sắc. Cây "tùng, bách" và vật phẩm "vàng" ở đây được dùng hoán đổi cho "phẩm chất đạo đức của con người". Qua bão táp, ta sẽ biết tùng, bách cứng cáp, vững chắc hoặc yếu mềm, gục ngã; và qua lửa đỏ, sẽ biết được giá trị cao hay thấp, thực hay giả của "vàng". Triết lý mà câu tục ngữ này muốn chuyển tải không phải gì khác hơn là, muốn biết phẩm chất đạo đức của con người tốt xấu như thế nào phải kiểm nghiệm qua thực tiễn.Câu tục ngữ: "Lửa thử vàng, gian nan thử đức" muốn nói rằng, cần phải thông qua công việc khó khăn gian khổ, hay một cách khái quát hơn, phải thông qua hoạt động thực tiễn để kiểm định, đánh giá đạo đức của con người. "Lửa" và "vàng" trong câu triết luận này là một thủ pháp nghệ thuật (ẩn dụ, hoán dụ). Ngọn "lửa" biểu thị những khó khăn, thử thách mà con người thường gặp trong cuộc sống và "vàng” biểu thị năng lực, bản lĩnh, phẩm chất đạo đức của con người.Hàng loạt câu tục ngữ khác, như "Cây xanh thì lá cũng xanh, cha mẹ hiền lành để đức cho con"; "Cha anh hùng, con hảo hán"; "Của rẻ của ôi, tôi rẻ tối trốn, vợ rẻ vợ lộn"; "Nứa trôi sông chẳng giập thì gãy, gái chồng rẫy chẳng chứng nọ thì tật kia” đều phản ánh sự suy luận về phẩm chất đạo đức của con người trên cơ sở những nhận thức trực quan, cảm tính. Nội dung, ý nghĩa chính được hàm chứa trong các triết lý trên và chuyển tải đến người tiếp cận chúng là: bởi cha mẹ hiền, suy ra con cái họ cũng có đạo đức tất; người đàn bà đã bị chồng khước từ, ruồng bỏ có thể là người có vấn đề về phẩm chất đạo đức.Câu triết luận rằng, “thức lâu mới biết đêm dài, ở lâu mới biết con người có nhân" thực sự sâu sắc, nó là lời nhắc nhở chung đối với mọi người trong việc nhận thức, đánh giá thế giới quanh mình, kể cả con người; đặc biệt là cho những ai có thói quen mới tiếp xúc, công tác với người khác được một thời gian không lâu, thậm chí là quá ngắn ngủi đã vội đưa ra những nhận xét không đúng về phẩm chất đạo đức của họ. Những ai có phần vội vàng như thế trong đánh giá, nhận xét con người nói chung, phẩm chất đạo đức của con người nói riêng thì thường sớm có lời khen rồi lại nhanh có sự chê bai, cái chính đều do mình phát ngôn trước đó. Nói tóm lại, để kiểm định được phẩm chất đạo đức của con người một cách chính xác thì cần phải có thời gian. Câu tục ngữ đã dẫn ở trên là một triết lý mang tính khái quát và có giá trị chỉ dẫn cho chúng ta trong việc xem xét, kiểm định đạo đức của con người.
Cho luận điểm: qua tục ngữ người xưa đã tôn vinh giá trị con người tìm lí lẽ và dẫn chứng để khai quật luận điểm trên(gạch ý không viết thành văn)
Em tham khảo nhé !
Với lối nói ngắn gọn, giàu hình ảnh so sánh, ẩn dụ, hàm súc về nội dung. Tục ngữ luôn chú ý tôn vinh giá trị con người, đưa ra nhận xét, lời khuyên về những phẩm chất và lối sống mà con người cần phải có. Nhân cách, phẩm giá là thước đo giá trị con người. Nếu không may gặp hoàn cảnh khó khăn nghèo túng mà ta vẫn giữ được lối sống trong sạch, thanh cao, thì thật là quý giá vô cùng. Từ ngàn đời xưa việc giữ gìn nhân cách phẩm giá con người trong bất kỳ hoàn cảnh nào đã được ông cha ta nhắc nhở qua câu tục ngữ:
Đói cho sạch, rách cho thơm
Đọc câu tục ngữ ta gặp ngay hai cảnh tượng đói và rách. Nhưng đối lập với hai cảnh tượng ấy lại là tính chất sạch và thơm . Như vậy ta cần hiểu rõ các chi tiết ấy để thấm nhuần lời dạy của ông cha ta. Đói nghĩa là thiếu thốn đủ thứ, không có cuộc sống đầy đủ. Và đã nghèo đói, thiếu thốn thì khó mà lành lặn cho được. Nghĩa là phải rách. Câu tục ngữ đã đặt con người ta vào tình huống thiếu thốn đến cơ cực. Vậy mà khi nghèo đói, thiếu thốn thì ta vẫn phải giữ cho sạch sẽ, tức là quần áo dù không lành lặn, có thế rách, vá víu nhưng phải sạch sẽ không có mùi hôi bẩn thỉu. Đã có biết bao người nghèo được như thế? Trên thực tế xã hội nếu hiểu theo nghĩa thực của câu tục ngữ thì quả là hiếm. Nhưng ở đây ông cha ta đã mượn những tính chất sạch, thơm để nhằm giáo dục con người.
Trong cuộc sống nhiều khi người ta vin vào cảnh túng nghèo thiếu thốn để đổ lỗi cho việc ăn mặc rách nát hoặc bẩn thỉu của mình. Đó chỉ là cái hình thức bên ngoài nhưng còn nhân cách và phẩm giá con người thì sao? đó mới chính là cái cốt lõi mà câu tục ngữ muốn đề cập tới. Sạch và thơm không phải tự nhiên mà có được, điều này phải do chính con người tạo ra mới có. Nói một cách đúng hơn là do suy nghĩ, nhận thức của con người. Ta có thể hiểu rằng: dù sống trong bất cứ hoàn cảnh nào ta cũng phải giữ cho được sự trong sạch, thanh cao, đẹp đẽ của tâm hồn, nghĩa là dù trong mọi tình huống no hay đói, rách rưới hay sung túc, con người ta đều phải biết giữ gìn nhân cách, lòng tự trọng của mình, đừng làm những điều xấu xa, bỉ ổi, bậy bạ để tổn thương đến danh dự cá nhân, danh dự gia đình. Bản thân mỗi người phải biết tự kiềm chế, phải sáng suốt và hết sức bình tĩnh trước mọi tình huống, mọi vấn đề, đừng vì nghèo túng hay vì vụ lợi cá nhân hoặc bất cứ một lý do nào khác mà bán rẻ lương tâm, danh dự của mình. Trong thực tế văn học đã cho chúng ta thấy điều đó. Nhân vật Lão Hạc trong truyện Lão Hạc (Nam Cao) là một hình tượng tuyệt đẹp và rất đáng trân trọng. Trước cái nghèo túng trầm trọng lão thà chết trong sạch chứ không thể để cho chính cái nghèo kia biến lão thành kẻ trộm cắp. Cái chết xót xa, đau đớn của Lão Hạc đã gây xúc động trong lòng người đọc bởi Lão Hạc là người nông dân nghèo nhưng có được tấm lòng và nhân cách đáng quý, thanh cao, đẹp đẽ, đáng khâm phục.
Hay nhân vật Chị Dậu trong Tắt đèn (Ngô Tất Tố), vì quá nghèo mà phải bán con, bán chó để lấy tiền nộp sưu cho chồng. Vậy mà chị thẳng thắn ném thẳng nắm bạc vào mặt tên tri phủ Tư Ân để giữ gìn vào bảo vệ lòng chung thuỷ đối với chồng.
Tất cả những tấm gương ấy đều là những nhân cách cao đẹp. Đặc biệt trong ca dao thì hình tượng con cò trong bài ca dao con cò mà đi ăn đêm là hình ảnh tiêu biểu cho người dân lao động bình thường, nghèo khó cơ cực, túng thiếu đói rách nhưng biết giữ gìn tiếng thơm cho con cháu đời sau.
Có xáo thì xáo nước trong
Đừng xáo nước đục đau lòng cò con
Lời răn dạy trên của ông cha ta từ ngàn đời xưa cứ vang vọng mãi cho đến đời nay và đến cả mai sau. Lời dạy ấy quả là một bài học sâu sắc, có giá trị giáo dục về nhân cách đạo đức cho con người. Thấm nhuần giá trị câu tục ngữ trên, mỗi người chúng ta cố gắng thực hiện tốt lời dạy trên.
Trong thực trạng xã hội ngày nay, đứng trước nguy cơ chạy theo đồng tiền, thì phẩm giá con người, nhân cách con người lại càng là một vấn đề hết sức quan trọng. Mỗi chúng ta quyết tâm giữ được sạch, thơm trong hoàn cảnh xã hội hiện nay quả là điều đáng quý.
1.Một mặt người bằng mười mặt của.
2.Cái răng, cái tóc là góc con người.
3.Đói cho sạch, rách cho thơm.
4.Học ăn, học nói, học gói, học mở.
5.Không thầy đố mày làm nên.
6.Học thầy không tày học bạn.
7.Thương người như thể thương thân.
8.Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
9.Một cây làm chẳng nên non,
Ba cây chụm lai nên hòn núi cao.
Giải thích câu:
Câu tục ngữ khuyên mọi người hãy yêu quý, tôn trọng và bảo vệ con người; không nên để của cải che lấp con người. Ngoài ra nó còn phản ánh một hiện thực là người xưa ước mong có nhiều con cháu để tăng cường sức lao động: Đông đàn, dày lũ. Rậm người hơn rậm cỏ. Người ta là hoa đất…). Ông bà cha mẹ thường dành tất cả tình yêu thương cho con cháu.
Bên cạnh đó câu tục ngữ trên còn phê phán thái độ coi trọng của cải và an ủi, động viên những người gặp trường hợp không may : (Của đi thay người. Người làm ra của, của không làm ra người…).
Miệng em cười hữu ý, anh thương1
Hay: Mình về có nhớ ta chăng ?
Ta về, ta nhớ hàm răng mình cười !
Câu 4: Nói về sự tỉ mỉ, công phu của việc học hành:
Câu 5: Khẳng định vai trò quan trọng của người thầy:
Học thầy không tày học bạn.
Ba cây chum lại nên hòn núi cao.
Thành công, thành công, đại thành công.
Một mặt người bằng mười mặt của
Đói cho sạch rách cho thơm
Trước hết câu tục ngữ: Một mặt người bằng mười mặt của. Nội dung của câu tục ngữ là đề cao giá trị con người, con người quý hơn mọi của cải vật chất, thế hiện tư tưởng nhân văn cao đẹp, coi trọng con người, sinh mệnh con người là trên tất cả. Câu tục ngữ còn người còn của, người làm ra của chứ không phải của làm ra người cũng thể hiện tinh thần đó.
Câu tục ngữ này được diễn đạt bằng hình thức so sánh. So sánh mặt người - mặt của và sử dụng quan hệ đối lập một - mười nhằm làm nổi bật giá trị của con người.
Câu tục ngữ thứ hai: Đói cho sạch rách cho thơm, có hai lớp nghĩa. Nghĩa đen là dù ăn đói mặc rách nhưng phải giữ cho mình được sạch sẽ thơm tho, như vậy cái đói rách kia sẽ giảm bớt đi và ta vẫn được mọi người tôn trọng. Nhưng đó chưa phải là ý nghĩa chính, điều mà nhân dân ta gởi gắm qua câu tục ngữ đó là dù nghèo khổ cơ cực đến đâu chăng nữa cũng phải giữ cho phẩm chất và nhân cách của mình được trong sạch. Nhân cách của con người mới là quan trọng, đó là phong cách sông, bản lĩnh sống của con người Việt Nam.
Câu tục ngữ được chia làm hai vế cân xứng, theo quan hệ đối ngữ tương hỗ. Đói cho sạch - rách cho thơm, và những cặp từ tương phản đói - sạch, rách - thơm càng có ý nghĩa nhấn mạnh con người phải vượt lên hoàn cảnh.
Cả hai câu tục ngữ đều là những bài học sâu sắc về cách ứng xử trong cuộc sống. Tất nhiên để thực hiện được những điều đó là không phải dễ, đòi hỏi mỗi chúng ta phải cố gắng, cô' gắng rất nhiều!
Mk trả lời lại nhak!!!
Một mặt người bằng mười mặt của
Đói cho sạch rách cho thơm
Trước hết câu tục ngữ: Một mặt người bằng mười mặt của. Nội dung của câu tục ngữ là đề cao giá trị con người, con người quý hơn mọi của cải vật chất, thế hiện tư tưởng nhân văn cao đẹp, coi trọng con người, sinh mệnh con người là trên tất cả. Câu tục ngữ còn người còn của, người làm ra của chứ không phải của làm ra người cũng thể hiện tinh thần đó.
Câu tục ngữ này được diễn đạt bằng hình thức so sánh. So sánh mặt người - mặt của và sử dụng quan hệ đối lập một - mười nhằm làm nổi bật giá trị của con người.
Câu tục ngữ thứ hai: Đói cho sạch rách cho thơm, có hai lớp nghĩa. Nghĩa đen là dù ăn đói mặc rách nhưng phải giữ cho mình được sạch sẽ thơm tho, như vậy cái đói rách kia sẽ giảm bớt đi và ta vẫn được mọi người tôn trọng. Nhưng đó chưa phải là ý nghĩa chính, điều mà nhân dân ta gởi gắm qua câu tục ngữ đó là dù nghèo khổ cơ cực đến đâu chăng nữa cũng phải giữ cho phẩm chất và nhân cách của mình được trong sạch. Nhân cách của con người mới là quan trọng, đó là phong cách sông, bản lĩnh sống của con người Việt Nam.
Câu tục ngữ được chia làm hai vế cân xứng, theo quan hệ đối ngữ tương hỗ. Đói cho sạch - rách cho thơm, và những cặp từ tương phản đói - sạch, rách - thơm càng có ý nghĩa nhấn mạnh con người phải vượt lên hoàn cảnh.
Cả hai câu tục ngữ đều là những bài học sâu sắc về cách ứng xử trong cuộc sống. Tất nhiên để thực hiện được những điều đó là không phải dễ, đòi hỏi mỗi chúng ta phải cố gắng, cô' gắng rất nhiều!
Những câu tục ngữ: "Đường dài hay sức ngựa, nước loạn biết tôi ngay", "Gặp cơn đại loạn mới hay trung thần" là sự đúc kết kinh nghiệm, rút ra bài học về phẩm chất đạo đức của bề tôi đối với vua chúa, minh chủ… bộc lộ trong chiến tranh.
Câu triết luận khác trong kho tàng tục ngữ Việt Nam: "Có gió rung mới biết tùng bách cứng, có ngọn lửa hừng mới biết thức vàng cao", một mặt, không phải là quá trừu tượng, khó hiểu đối với người lĩnh hội; mặt khác, quan trọng hơn, có tính khái quát cao và chứa đựng ý nghĩa, giá trị rất sâu sắc. Cây "tùng, bách" và vật phẩm "vàng" ở đây được dùng hoán đổi cho "phẩm chất đạo đức của con người". Qua bão táp, ta sẽ biết tùng, bách cứng cáp, vững chắc hoặc yếu mềm, gục ngã; và qua lửa đỏ, sẽ biết được giá trị cao hay thấp, thực hay giả của "vàng". Triết lý mà câu tục ngữ này muốn chuyển tải không phải gì khác hơn là, muốn biết phẩm chất đạo đức của con người tốt xấu như thế nào phải kiểm nghiệm qua thực tiễn.
Câu tục ngữ: "Lửa thử vàng, gian nan thử đức" muốn nói rằng, cần phải thông qua công việc khó khăn gian khổ, hay một cách khái quát hơn, phải thông qua hoạt động thực tiễn để kiểm định, đánh giá đạo đức của con người. "Lửa" và "vàng" trong câu triết luận này là một thủ pháp nghệ thuật (ẩn dụ, hoán dụ). Ngọn "lửa" biểu thị những khó khăn, thử thách mà con người thường gặp trong cuộc sống và "vàng” biểu thị năng lực, bản lĩnh, phẩm chất đạo đức của con người.
Hàng loạt câu tục ngữ khác, như "Cây xanh thì lá cũng xanh, cha mẹ hiền lành để đức cho con"; "Cha anh hùng, con hảo hán"; "Của rẻ của ôi, tôi rẻ tối trốn, vợ rẻ vợ lộn"; "Nứa trôi sông chẳng giập thì gãy, gái chồng rẫy chẳng chứng nọ thì tật kia” đều phản ánh sự suy luận về phẩm chất đạo đức của con người trên cơ sở những nhận thức trực quan, cảm tính. Nội dung, ý nghĩa chính được hàm chứa trong các triết lý trên và chuyển tải đến người tiếp cận chúng là: bởi cha mẹ hiền, suy ra con cái họ cũng có đạo đức tất; người đàn bà đã bị chồng khước từ, ruồng bỏ có thể là người có vấn đề về phẩm chất đạo đức.
Câu triết luận rằng, “thức lâu mới biết đêm dài, ở lâu mới biết con người có nhân" thực sự sâu sắc, nó là lời nhắc nhở chung đối với mọi người trong việc nhận thức, đánh giá thế giới quanh mình, kể cả con người; đặc biệt là cho những ai có thói quen mới tiếp xúc, công tác với người khác được một thời gian không lâu, thậm chí là quá ngắn ngủi đã vội đưa ra những nhận xét không đúng về phẩm chất đạo đức của họ. Những ai có phần vội vàng như thế trong đánh giá, nhận xét con người nói chung, phẩm chất đạo đức của con người nói riêng thì thường sớm có lời khen rồi lại nhanh có sự chê bai, cái chính đều do mình phát ngôn trước đó. Nói tóm lại, để kiểm định được phẩm chất đạo đức của con người một cách chính xác thì cần phải có thời gian. Câu tục ngữ đã dẫn ở trên là một triết lý mang tính khái quát và có giá trị chỉ dẫn cho chúng ta trong việc xem xét, kiểm định đạo đức của con người.
Tục ngữ không chỉ cho ta những kinh nghiệm của cuộc sống, cho ta những bài học quý báu mà nó còn tôn vinh đề cao giá trị của con người. Điển hình hơn là câu tục ngữ ” Một mặt người bằng mười mặt của”. với phép so sánh, hình ảnh hoán dụ sinh động, câu tục ngữ tuy ngắn gọn nhưng đã nêu lên một ý nghĩa vô cùng to lớn. Đó là giá trị con người là thứ vô cùng quý giá, vượt qua mọi vật chất thông thường, câu tục ngữ còn khéo léo phê phán những kẻ coi trọng vật chất mà quên đi giá trị sâu sắc của con người.Trong xã hội hiện đại ngày nay, không ít người vì bị mờ mắt trước ma lực của đồng tiền mà đánh mất đi phẩm chất quý báu của mình. Đó là điều vô cùng đáng thất vọng. Câu tục ngữ mỗi lần vang lên đều như hồi chuông cảnh tỉnh nhắc nhở ta phải bảo vệ, yêu quý và trân trọng con người, không để bảo bối quý giá ấy bị đánh mất.Không chỉ đề cao giá trị con người một cách trực tiếp qua những câu tục ngữ điển hình, tục ngữ vẫn luôn được tôn vinh giá trị con người từ những điều nhỏ nhất, câu tục ngữ ” thương người như thể thương thân” là một minh chứng cụ thể có ý kiến trên. Ngoài việc khuyên chúng ta về cách đối nhân xử thế: phải biết quan tâm, giúp đỡ những người gặp khó khăn, hoạn nạn, nó còn đề cao một phẩm chất và truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta: luôn yêu thương, đùm bọc đồng loại.Đạo lý tốt đẹp ấy vẫn tồn tại trong từng mạch máu của mỗi người dân Việt Nam, mỗi khi đồng bào miền Trung bị thiệt hại do lũ lụt, toàn thể nhân dân từ Bắc chí Nam đều một lòng giúp đỡ, gửi những món quà kể cả về vật chất và tinh thân cho đồng bào mình. Đó là đức tính, là phẩm chất rất đáng trân trọng và tự hào của người dân Việt Nam.Ngoài ra còn có rất nhiều câu tục ngữ khác như ” ăn quả nhớ kẻ trồng cây” đề cao truyền thống nhớ ơn những thế hệ trước và báo đáp một cách chân thành. Câu ” tốt gỗ hơn tốt nước sơn” tôn vinh giá trị tâm hồn con người, khiến chúng ta như tỉnh ngộ vì suốt bao lâu đã quá quan tâm tới hình thức mà lãng quên phẩm giá của mình.Tóm lại, dù thuộc chủ đề nào, ý nghĩa sâu sắc đến đâu thì tục ngữ vẫn là tấm gương mẫu mực cho mọi người, là ngọn soi sáng giúp ta không đánh mất bản thân. Cuối cùng, ta vẫn phải trân trọng những câu tục ngữ sâu sắc ấy vì chúng là sợi dây chắc chắn nối ta với tâm hồn.
Chỗ kia là: "tục ngữ tôn vinh vẻ đẹp con người và tục ngữ đề cao giá trị con người" nha mn mình gõ lộn