K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

21 tháng 11 2021

tham khảo

Đã qua ba năm kể từ khi bà tôi về với đất. Ba năm sao mà nhanh đến thế, tôi cũng lớn lên nhiều mang theo cả những lời dạy bảo của bà càng ngày càng trở nên thấm thía đối với tôi. Và có một bài học mà bà dạy cho tôi mà cả đời tôi không bao giờ có thể quên đó là bài học về lòng nhân ái. Tôi còn nhớ như in câu chuyện chiều hôm ấy, năm tôi mới chỉ bảy, tám tuổi và còn vô tư hồn nhiên đối với mọi sự đời. Đó là một buổi chiều mưa gió mà tôi chỉ muốn cuốn chăn ngủ một giấc say ở nhà và tưởng chừng như chẳn ai muốn ra đường thì có bóng ai đó đang thấp thoáng ở cổng và có ý gọi vào nhà, tôi ngó ra trong lúc bà của mình mở cồng mời người đó vào. Đó là một ông lão ăn xin trong vẻ bề ngoài xấu xí bẩn thủi lại bị ướt vì mưa, tôi không hề muốn để ông vào nhà tí nào. Nhưng thái độ của bà của khác hoàn toàn, bà ân cần y như người quen khiến tôi lạ lắm, bà mời ông vào nhà rót nước mời ông, còn lấy cơm canh cho ông ăn, đợi mưa ngớt mới chịu để ông ấy rời đi. Nhìn những hành động ấy, tôi không hiểu lắm, khi ông đã đi, tôi mới thắc mắc hỏi xem đó có phải người quen của bà không nhưng bà chỉ nói một câu khiến tôi nhớ suốt đời: “Ta không quen ông ấy con à nhưng con hãy nhìn ông ấy đi, cùng là con người với nhau, ông ấy đâu khác gì chúng ta vậy thì cần gì phải xét xem chúng ta có quen nhau hay không?”. Câu nói ấy tôi không thể hiểu ngay mà phải chờ đến nhiều năm sau mới hiểu rõ nhưng nó đã ngấm vào tôi từ lúc nào với tinh thần mà bà truyền cho tôi: “Sống ở trên đời đã là con người thì điều quan trọng chính là yêu thương lấy nhau”.

5 tháng 5 2017

Chọn đáp án: B

26 tháng 6 2018

Chọn đáp án: B.

3 tháng 10 2021

Khuyên chúng ta nên biết nói năng nhẹ nhàng, dễ nghe với nhau. 

PC lịch sự

Câu tương tự:

1. Kim vàng ai nỡ uốn câu

Người khôn ai nỡ nói nhau nặng lời

2. Chim khôn kêu tiếng rảnh rang,
Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe

4 tháng 10 2021

cảm ơn bạn nha

 

11 tháng 8 2021

                               “Lời chào cao hơn mâm cỗ” 

-  Đây là lời răn dạy chỉ bảo mà ông cha ta đã thể hiện được phép lịch sự, và hơn nữa còn thể hiện được sự mến khách, thân thiện của con người Việt Nam. Đầu tiên câu tục ngữ khẳng định việc coi trọng lời chào, thái độ ứng xử giữa con người với nhau còn hơn cả mâm cao cỗ đầy

                              "Lời nói chẳng mất tiền mua 

                           Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau"

- Có thể hiểu là: khi nói năng, giao tiếp với nhau thì nên thận trọng trong việc sử dụng ngôn ngữ. Lời lẽ trước khi thốt ra cần suy nghĩ kĩ tránh lỡ lời làm xúc phạm hay xấu đi mối quan hệ với mọi người xung quanh

                               "Kim vàng ai nỡ uốn câu

                        Người khôn ai nỡ nói nhau lặng lời" 

- Ý cả câu nói như muốn nhắn nhủ đó chính là những người “khôn”  những người biết “đối nhân xử thế”, có học thức sẽ chẳng bao giờ nói “nặng lời”. Họ sẽ biết và tìm ra những hướng giải quyết êm đẹp nhất có thể. Luôn luôn tiết chế được cảm xúc và hành xử đúng mực

11 tháng 8 2021

Tham khảo:

Không gì có thể sánh được của một lời chào. Nó chính là thái độ sống, văn hóa ứng xử biết trước biết sau, biết trên biết dưới của một con người. Khi chúng ta hiểu được tầm quan trọng của nó, mỗi người cần phải biết sử dụng nó đúng hoàn cảnh, đúng nơi đúng chỗ thì mới phát huy được vai trò của nó.

8 tháng 4 2021
Có vì đều có từ nói,lời:)))))))))))
8 tháng 4 2021

Trả lời:

Hai câu không mâu thuẫn mà bổ sung ý nghĩa cho nhau nhằm giúp ta hiểu được tầm quan trọng của lời nói và việc lựa chọn, sử dụng lời nói trong cuộc sống, việc gìn giữ lời ăn tiếng nói.

2 tháng 7 2016

Câu tục ngữ trên khuyên ta cần cân nhắc khi nói để tránh làm mất lòng hoặc tổn thương người nghe. Câu đó liên quan đến phương châm lịch sự trong hội thoại.

4 tháng 2 2022

Tham khảo

Bài số 1:

Cuối xóm là nhà bà Sáu, hằng ngày cứ nhìn thấy chị Lan thường hay lui tới. Nhà chị Lan cách nhà em hai căn. Hôm nay, chủ nhật em được nghỉ học chị Lan rủ qua nhà bà Sáu chơi, thấy việc làm của chị Lan đối với bà Sáu em lại càng yêu thương và quý trọng chị hơn.

Bà Sáu năm nay ngoài bảy mươi tuổi, sức khỏe yếu đi nhiều. Chị Lan kể: bà Sáu có ba người con đều hy sinh trong cuộc kháng chiến chống Mĩ. Vừa qua, bà được chính phủ phong tặng danh hiệu “ Bà Mẹ Việt Nam Anh Hùng “. Một mình neo đơn sống ở tuổi xế chiều mà không có con cháu đỡ đần những lúc trái gió trở trời nên chị Lan thương bà lắm. Thường ngày chị Lan sang giúp bà dọn dẹp nhà cửa, nấu cơm, giặt giũ quần áo, … Không ruột rà máu mủ nhưng, không họ hàng thân thích, vậy mà chị yêu bà sáu như bà ruột của mình.

Hôm hai chị em đến, thấy nhà cửa im lìm, tưởng bà đi đâu đó. Đứng ngoài sân gọi nhưng không thấy bà trả lời. Chị bước vào và đẩy cửa ra. Thấy bà Sáu đang nằm, chị vội chạy đến và lay gọi bà. Bà mới trở mình thều thào nói: “Bà mệt quá, hai chân bà tê, không dậy được".

Chị quay sang em và bảo em xoa dầu bóp chân cho bà để chị đi mua cái gì cho bà ăn rồi chị vào ngay.

Em cảm động quá thấy trong lòng em dâng lên một tình thương và một sự cảm phục chị vô cùng. Chị mồ côi mẹ từ bé, chị thiếu đi tình thương bao la của người mẹ, chị sống với ba. Ba chị ở vậy nuôi chị cho đến bây giờ. Phải chăng sống trong hoàn cảnh ấy chị mới thấm thía cảnh cô đơn nên chị đem tình thương ấy sưởi ấm bà Sáu. Cả xóm ai cũng khen chị, quý chị.

Một lát sau chị quay lại với tô cháo trên tay, đến bên giường và đỡ bà Sáu dậy đút từng muỗng cháo cho bà, em nhớ lại hình ảnh trước đây mẹ đã chăm sóc nội như chị Lan bây giờ.

Thật tuyệt vời chị Lan là một tấm gương của lòng nhân ái và đức hạnh để cho em và các bạn noi theo.



Xem thêm tại: https://doctailieu.com/ke-cau-chuyen-ve-long-nhan-ai