K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

AH
Akai Haruma
Giáo viên
12 tháng 6 2020

Bạn tham khảo lời giải tại đây:

Câu hỏi của Angela jolie - Toán lớp 9 | Học trực tuyến

AH
Akai Haruma
Giáo viên
12 tháng 6 2020

Lời giải:
a)

Gọi $(x_0, y_0)$ là điểm cố định mà $(d_1)$ với mọi $m$

Khi đó:

$mx_0+(m-2)y_0+m+2=0$ với mọi $m$

$\Leftrightarrow m(x_0+y_0+1)+(2-2y_0)=0$ với mọi $m$

\(\Rightarrow \left\{\begin{matrix} x_0+y_0+1=0\\ 2-2y_0=0\end{matrix}\right.\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} y_0=1\\ x_0=-2\end{matrix}\right.\)

Vậy điểm cố định mà $(d_1)$ luôn đi qua với mọi $m$ là $(-2,1)$

-----------------

Gọi điểm cố định mà $(d_2)$ luôn đi qua với mọi $m$ là $(x_0,y_0)$

Ta có:

$(2-m)x_0+my_0-m-2=0$ với mọi $m$

$\Leftrightarrow m(y_0-x_0-1)+(2x_0-2)=0$ với mọi $m$

\(\Rightarrow \left\{\begin{matrix} y_0-x_0-1=0\\ 2x_0-2=0\end{matrix}\right.\Rightarrow \left\{\begin{matrix} x_0=1\\ y_0=2\end{matrix}\right.\)

Vậy điểm cố định cần tìm là $(1,2)$

b) Gọi $I(a,b)$ là giao điểm của $(d_1); (d_2)$

Ta có:

$ma+(m-2)b+m+2=0(1)$

$(2-m)a+mb-m-2=0(2)$

Lấy $(1)+(2)\Rightarrow a+(m-1)b=0$

Lấy $(1)-(2)\Rightarrow (m-1)a-b+m+2=0$

Từ 2 PT trên ta dễ dàng suy ra $b=\frac{m+2}{(m-1)^2+1}; a=\frac{(m+2)(1-m)}{(m-1)^2+1}$

Bằng khai triển ta thấy:

\((\frac{(m+2)(1-m)}{(m-1)^2+1}+\frac{1}{2})^2+(\frac{m+2}{(m-1)^2+1}-\frac{3}{2})^2=\frac{5}{2}\) là hằng số

Do đó điểm $I$ luôn thuộc đường tròn tâm $(\frac{-1}{2}; \frac{3}{2})$ bán kính $\sqrt{\frac{5}{2}}$ là đường tròn cố định.

21 tháng 4 2019

F A B C O O 1 2 O D E K R M N I G H S J

a) Gọi AD cắt CE tại J. Khi đó tứ giác BEJD nội tiếp đường tròn (BJ).

Dễ thấy ^FDE = ^FDJ + ^EDJ = ^DAC + ^ECA = ^DEJ + ^JEF = ^FED => \(\Delta\)DEF cân tại F

Từ đó nếu gọi I là trung điểm của BJ thì ta có I là tâm nội tiếp của \(\Delta\)FO1O2

Do (O1) và (O) có hai điểm chung là A,B nên O1O là phân giác ^AO1D

Tương tự O2O là phân giác ^CO2E. Suy ra O là tâm bàng tiếp góc F của \(\Delta\)FO1O2

=> F,I,O thẳng hàng. Dễ có ^IEO1=^IBO1 = 900.

Gọi tiếp điểm giữa (O) và FO2 là G, hạ OH vuông góc AB. Khi đó ^FEI = ^FGO (=900)

=> \(\Delta\)FIE ~ \(\Delta\)FOG (g.g) => \(\frac{FI}{FO}=\frac{IE}{OG}=\frac{IJ}{OH}\)kéo theo \(\Delta\)EIJ ~ \(\Delta\)EOH (c.g.c)

=> E,J,H thẳng hàng. Từ đây, gọi S đối xứng với H qua (O) thì \(\Delta\)FJB ~ \(\Delta\)FHS (c.g.c)

=> F,B,S thẳng hàng. Hay FB đi qua S. Ta thấy AC cố định => OH=const => HS=const => S cố định.

Vậy FB luôn đi qua S cố định (đpcm).

b) Theo câu a, FJ đi qua H với H là trung điểm của AC. Theo bổ đề hình thang thì MN//AC

Suy ra ^MND = ^DAC = ^MED => Tứ giác MNED nội tiếp => ^MDN = ^MEN

=> ^MDN + 900 = ^MEN + 900 => ^BDM = ^BEN => 1800 - ^BDN = 1800 - ^BEN => ^MKB = ^NKB

Vì KB cắt đường tròn (MNK) tại R nên R là điểm chính giữa (MN => RM=RN

Ta lại có ^MEN = ^BEN - 900 = 900 - ^MKN/2 = ^MRN/2. Kết hợp với RM=RN

Dẫn đến điểm E thuộc đường tròn (R,RM). Tương tự có D cũng thuộc (R)

=> R là tâm ngoại tiếp tứ giác DMNE => RD = RE (đpcm).

21 tháng 4 2019

Sửa E thành F ở chỗ "\(\Delta\)EIJ ~ \(\Delta\)EOH" nhé ! Gõ nhầm :)

Bài 1:   a) Cho hàm số f(x) = (a- 1)x + b. Xác định hàm số biết f(-1) = 2014 ; f(2) = 2017b) Tìm m;n để đa thức P(x) = mx3 + (m + 2)x2 - (3n - 5)x - 4n đồng thời chia hết cho x + 1 và x - 3Bài 2: Cho đường thẳng (d): y = 4xviết phương trình đường thẳng (d1) song song với đường thẳng (d) và có tung độ gốc bằng 10Bài 3: Xác định a;b để đồ thị hàm số y = ax + b đi qua A(3;-1) và B(-3;2)Bài 4: Cho 2 hàm số bậc...
Đọc tiếp

Bài 1:   a) Cho hàm số f(x) = (a- 1)x + b. Xác định hàm số biết f(-1) = 2014 ; f(2) = 2017

b) Tìm m;n để đa thức P(x) = mx3 + (m + 2)x2 - (3n - 5)x - 4n đồng thời chia hết cho x + 1 và x - 3

Bài 2: Cho đường thẳng (d): y = 4x

viết phương trình đường thẳng (d1) song song với đường thẳng (d) và có tung độ gốc bằng 10

Bài 3: Xác định a;b để đồ thị hàm số y = ax + b đi qua A(3;-1) và B(-3;2)

Bài 4: Cho 2 hàm số bậc nhất y = x - m và y = -2x + m - 1

a) Xác định tọa độ giao điểm của đồ thị 2 hàm số khi m = 2

b) Vẽ đồ thị 2 hàm số trên khi m = 2

c) Tìm m để đồ thị 2 hàm số cắt nhau tại 1 điểm trên trục tung

Bài 5: Viết phương trình đường thẳng (d) có hệ số góc bằng 7 và đi qua điểm M(2;-1)

Bài 6: Cho 3 đường thẳng: (d1): y = -2x + 3; (d2): y = 3x - 2; (d3): y = m(x + 1) - 5

a) Tìm m để 3 đường thẳng đã cho đồng quy

b) Chứng minh rằng đường thẳng (d3) luôn đi qua 1 điểm cố định khi m thay đổi

 

0