Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Trong “Lặng lẽ Sa Pa”, bác lái xe đã giới thiệu với ông hoạ sĩ : “anh thanh niên là người cô độc nhất thế gian”. Đây là một cách nói của bác lái xe nhằm gây ấn tượng, gây chú ý về nhân vật anh thanh niên. Quả thực anh thanh niên ít có điều kiện tiếp xúc với mọi người, anh sống một mình trên đỉnh núi Yên Sơn cao 2600m. Anh lại làm công việc đo nắng, đo gió, đo mưa nên càng ít có cơ hội gặp gỡ, nói chuyện với người khác. Chính vì thế mà anh đã từng lấy cây chặn xe để mong có dịp được chuyện trò, làm quen với mọi người đi ngang qua.
- Nhưng mặc dù vậy, anh không hề cô đơn. Cho dù phải sống và làm việc một mình trên đỉnh Yên Sơn cao 2600m quanh năm chỉ có mây mù, cây cỏ. Nhưng anh rất yêu công việc. Với anh, khi làm việc, anh với công việc là đôi, công việc của anh gắn với bao anh em đồng chí. Công việc của anh đã góp phần vào việc xây dựng và bảo vệ tổ quốc ( việc phát hiện một đám mây khô..... bộ đội bắn rơi máy bay Mĩ...) Ngoài ra, anh còn biết cách tự tạo cho mình những niềm vui trong cuộc sống, biết cách làm cho cuộc sống của mình trở nên giàu có, phong phú. Anh thích đọc sách bởi đọc sách cũng có nghĩa là có người để trò chuyện. Rảnh rỗi, anh còn trồng hoa, trồng cây thuốc, nuôi gà. Ngày lại ngày, anh bị cuốn đi trong công việc, vậy làm sao anh có thể cô độc ? Nói đúng hơn anh là con người sống thật hạnh phúc !
1. Bác lái xe xướng to lên bảo mọi người nghỉ một lúc lấy nước, luôn tiện bà con lót dạ.
2. Trong lúc mọi người đang xôn xao, bác lái xe nói với ông họa sĩ rằng sẽ giới thiệu cho ông một người cô độc nhất thế gian và khẳng định thể nào ông cũng thích vẽ hắn.
Em đồng tình với ý kiến như vậy. Cách giới thiệu đó giúp cho người đọc dễ hình dung ra công việc của anh thanh niên, đồng thời ý chỉ đây là công việc gian khó, ít người làm và anh là người hiếm hoi làm công việc này. Công việc cộng với thời tiết khắc nghiệt nên chỉ có một mình anh sống trên đỉnh núi và cô độc một mình.
1:
-Ý nghĩa nhan đề : Lặng lẽ Sa Pa, đó chỉ là cái vẻ lặng lẽ bên ngoài của một nơi ít người đến, nhưng thực ra nó lại không lặng lẽ chút nào, bởi đằng sau cái vẻ lặng lẽ của Sa Pa là cuộc sống sôi nổi của những con người đầy trách nhiệm đối với công việc, đối với đất nước, với mọi người mà tiêu biểu là anh thanh niên làm công tác khí tượng một mình trên đỉnh núi cao. Trong cái không khí lặng im của Sa Pa. Sa Pa mà nhắc tới người ta chỉ nghĩ đến chuyện nghỉ ngơi lại có những con người ngày đêm lao động hăng say, miệt mài lặng lẽ, âm thầm, cống hiến cho đất nước.
-Trong truyện ngắn " Lặng lẽ Sa Pa" của nhà văn Nguyễn Thành Long, tác giả đã không gọi tên các nhân vật cụ thể mà chỉ nêu tên nghề nghiệp của từng nhân vật, đó giống như dụ ý nghệ thuật của tác giả. Chủ đề của tác phẩm là ca ngợi vẻ đẹp của những con người lao động âm thầm, lặng lẽ đóng góp sức lực, trí tuệ của mình trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Tiêu biểu như nhân vật anh thanh niên, thêm vào đó là cô kĩ sư, người họa sĩ già, hay những nhân vật xuất hiện gián tiếp khác. Qua đây nàh văn không chỉ nêu tên một con người cụ thể, giống như anh thanh niên chính là đại diện của tầng lớp thanh
niên yêu nước thời bấy giờ. Họ đều là những con người lí tưởng, cao đẹp mà tác gải muốn đề cập và tán dương.
Phần in đậm đoạn (a) là lời nói nhân vật (có chỉ dẫn “cháu nói” trong lời người dẫn)
- Lời dẫn trực tiếp này được tách khỏi phần đứng trước câu là dấu hai chấm và dấu ngoặc kép
Đọc các đoạn trích sau (trích từ truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long) và trả lời câu hỏi:
a) Cháu ở liền trong trạm hàng tháng. Bác lái xe bao lần dừng, bóp còi toe toe, mặc, cháu gan lì nhất định không xuống. Ấy thế là một hôm, bác lái phải thân hành lên trạm cháu. Cháu nói: “Đấy, bác cũng chẳng thèm “người” là gì?”
b) Học sĩ nghĩ thầm: “Khách tới bất ngờ, chắc cu cậu chưa kịp quét trước dọn dẹp, chưa kịp gấp chăn chẳng hạn”
1. Trong đoạn trích (a), bộ phận in đậm “Đấy, bác cũng chẳng “thèm” người là gì?” là lời nói hay ý nghĩ của nhân vật? Nó được ngăn cách với bộ phận đứng trước bằng những dấu gì?
Câu 1.
- Bài thơ "Bài thơ về tiểu đội xe không kính"
- Tác giả: Phạm Tiến Duật sinh năm 1941, năm 1964 gia nhập quân đội, hoạt động trên tuyến đường Trường Sơn và trở thành một trong những gương mặt tiêu biểu của thế hệ các nhà thơ trẻ thời chống Mĩ cứu nước. Thơ ông có giọng điệu sôi nổi, trẻ trung, tập trung thể hiện hình ảnh thế hệ trẻ trong cuộc kháng chiến chống Mĩ.
- Sáng tác năm 1969 lúc cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ đang diễn ra vô cùng ác liệt
Câu 2.
- Hình ảnh ẩn dụ: trời xanh hoặc trái tim
- Nêu được tác dụng của hình ảnh ẩn dụ: làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho điều tác giả muốn thể hiện
Câu 3 Hình ảnh những chiếc xe không kính rất độc đáo vì:
- Đó là những chiếc xe có thực trên tuyến đường Trường Sơn trong thời kì chống Mĩ và đã đi vào thơ Phạm Tiến Duật cũng rất thực, không một chút thi vị hóa. (0,5đ)
- Hình ảnh ấy vừa nói lên cái khốc liệt của chiến tranh vừa làm nổi bật chân dung tinh thần của người lính; thể hiện phong cách thơ của Phạm Tiến Duật: nhạy cảm với nét ngang tàng, tinh nghịch, yêu thích cái lạ
Câu 4
- Nội dung: Từ việc cảm nhận lòng dũng cảm của những người lính lái xe trong bài thơ, bày tỏ được những suy nghĩ về lòng dũng cảm: Thế nào là dũng cảm? Những biểu hiện của lòng dũng cảm trong cuộc sống? Vì sao có thể khẳng định đây là phẩm chất cao quý của con người? Em sẽ rèn luyện như thế nào để trở thành người dũng cảm?
- Hình thức: văn nghị luận, có thể kết hợp với các phương thức biểu đạt khác, diễn đạt sinh động, độ dài theo quy định...
- %-% k nha
- 1.Bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”
- Tác giả: Phạm Tiến Du
ật sinh năm 1941, năm 1964 gia nhập quân đội, hoạt động trên tuyến đường Trường Sơn và trở thành một trong những gương mặt tiêu biểu của thế hệ các nhà thơ trẻ thời chống Mĩ cứu nước. Thơ ông có giọng điệu sôi nổi, trẻ trung, tập trung thể hiện hình ảnh thế hệ trẻ trong cuộc kháng chiến chống Mĩ
- Sáng tác năm 1969 lúc cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ đang diễn ra vô cùng ác liệt.
2.
- Hình ảnh ẩn dụ: trời xanh
- Nêu được tác dụng của hình ảnh ẩn dụ: làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho điều tác giả muốn thể hiện
3.
Hình ảnh những chiếc xe không kính rất độc đáo vì:
-Đó là những chiếc xe có thực trên tuyến đường Trường Sơn trong thời kì chống Mĩ và đã đi vào thơ Phạm Tiến Duật cũng rất thực, không một chút thi vị hóa.
-Hình ảnh ấy vừa nói lên cái khốc liệt của chiến tranh vừa làm nổi bật chân dung tinh thần của người lính; thể hiện phong cách thơ của Phạm Tiến Duật: nhạy cảm với nét ngang tàng, tinh nghịch, yêu thích cái lạ
4.Học sinh phải đảm bảo những yêu cầu về:
-Nội dung: Từ việc cảm nhận lòng dũng cảm của những người lính lái xe trong bài thơ, bày tỏ được những suy nghĩ về lòng dũng cảm: Thế nào là dũng cảm? Những biểu hiện của lòng dũng cảm trong cuộc sống? Vì sao có thể khẳng định đây là phẩm chất cao quý của con người? Em sẽ rèn luyện như thế nào để trở thành người dũng cảm?
-Hình thức: văn nghị luận, có thể kết hợp với các phương thức biểu đạt khác, diễn đạt sinh động, độ dài theo quy định…