K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

25 tháng 4 2021

Tác dụng: Nhấn mạnh, tạo nên một khung cảnh biểu diễn vừa sang trọng,vừa dân dã giữa thiên nhiên.

Tham khảo:

Câu văn: “Trong khoang thuyền, dàn nhạc gồm đàn tranh, đàn nguyệt, tì bà, nhị, đàn tam. Ngoài ra còn có đàn bầu, sáo và cặp sanh để gõ nhịp.”

- Sử dụng phép liệt kê không theo từng cặp: kể tên những dụng cụ âm nhạc tạo nên nét thơ của Huế

- Tác dụng: Nhấn mạnh, tạo nên một khung cảnh biểu diễn vừa sang trọng,vừa dân dã giữa thiên nhiên.

Trạng ngữ : Trong khoang thuyền.

Tác dụng: Trạng ngữ chỉ nơi chốn

Trong khoang thuyền là trạng ngữ

20 tháng 4 2022

TN:trong khoang thuyền

Tham khảo:

- "Trong khoang thuyền, dàn nhạc gồm đàn tranh, đàn nguyệt, tì bà, nhị, đàn tam. Ngoài ra cũng có đàn bầu, sáo và cặp sanh để gõ nhịp" dùng để biểu diễn làn điệu nghệ thuật dân ca Huế.

Ca Huế chính là một hình thức sinh hoạt độc đáo của mảnh đất Huế đầy mộng mơ. Một trong những tác phẩm tiêu biểu viết về ca Huế là “Ca Huế trên sông Hương” của Hà Anh Minh đã đem đến cho người đọc nhiều cảm nhận sâu sắc, tinh tế. Nhà văn đã cung cấp cho người đọc toàn bộ những hiểu biết về ca Huế. Mà đầu tiên là nguồn gốc: “Xứ Huế vốn nổi tiếng với các điệu hò, hò khi đánh cá trên sông ngòi, biển cả, hò lúc cấy cày, gặt hái, trồng cây, chăm tằm”. Có thể thấy, không biết từ khi nào, những điệu hò đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân trở thành một nét đặc sắc của xứ Huế thơ mộng. Đọc đến những trang văn tiếp theo, người đọc tiếp tục được khám phá nhiều hơn về ca Huế. Ca Huế là sự kết hợp hài hòa của nhạc dân gian với nhạc cung đình. Chính vì vậy, nó vừa mang âm hưởng sôi nổi, lạc quan vừa có sự tôn nghiêm, trang trọng và uy nghi. Sự kết hợp của hai âm hưởng mang tố chất đối lập đã tạo ra sự độc đáo nổi bật của Ca Huế, cả về hình thức biểu đạt lẫn sắc thái tình cảm. Bài văn trở nên chân thực hơn khi khung cảnh thiên nhiên xứ Huế mộng mơ được khắc họa: “Đêm. Thành phố lên đèn như sao sa. Màn sương dày dần lên, cảnh vật mờ đi trong một màu trắng đục”.( Câu C-V để mở rộng câu) Trong không gian đó, người lữ khách bước xuống thuyền rồng, vừa tận hưởng những cơn gió trong lành mát rượi, vừa tắm mình dưới ánh trăng, vừa thưởng thức các làn điệu dân ca - cái tinh hoa bậc nhất của xứ Huế. Tóm lại, qua “Ca Huế trên sông Hương”, Hà Ánh Minh đã cho thấy ca Huế là một nét đẹp trong bản sắc xứ Huế, là điệu tâm hồn của người Huế. Tác phẩm đã để lại nhiều ấn tượng sâu sắc cho người đọc.

GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
11 tháng 5 2018

a. Phương thức biểu đạt: Miêu tả

b. 

- Các trạng ngữ là:

Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim ríu rít. Từ xa nhìn lại, cây gạo như một thác đen khổng lồ: hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn đốm lửa hồng, hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nên trong xanh, tất cả đều lung linh, lóng lánh trong nắng. Chào mào, sáo sậu, sáo đen... đàn đàn lũ lũ bay đi bay về, lượn xuống. Chúng nó gọi nhau, trò chuyện, trêu ghẹo và tranh cãi nhau, ồn ào mà vui không kể được. Ngày hội mùa xuân!

=> Tác dụng: Xác định thời gian, nơi chốn và tạo sự liên kết cho đoạn văn.

- Phép liệt kê là:

Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim ríu rít. Từ xa nhìn lại, cây gạo như một thác đen khổng lồ: hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn đốm lửa hồng, hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nên trong xanh, tất cả đều lung linh, lóng lánh trong nắng. Chào mào, sáo sậu, sáo đen... đàn đàn lũ lũ bay đi bay về, lượn xuống. Chúng nó gọi nhau, trò chuyện, trêu ghẹo và tranh cãi nhau, ồn ào mà vui không kể được. Ngày hội mùa xuân!

=> Tác dụng: miêu tả vẻ đẹp của cây gạo và sự sinh động của các loài chim.

c. Nội dung chính của đoạn văn là: Miêu tả vẻ đẹp của cây gạo trong ngày hội mùa xuân.

I. Đọc các đoạn văn, đoạn thơ sau và xác định phương thức biểu đạt chính của chúng:1. “Đây là một nhạc cụ họ dây, chỉ gảy. Xưa kia chỉ dùng đệm cho hát ả đào. Đàn có bầu cộng hưởng hình thang, đáy lớn khoảng 25cm nằm phía trên, đáy nhỏ khoảng 22cm nằm phía dưới, hai cạnh bên khoảng 35cm, dày 7-9 phân. Mặt đàn bằng gỗ xốp, thường là gỗ cây ngô đồng, còn gắn thêm mảnh...
Đọc tiếp

I. Đọc các đoạn văn, đoạn thơ sau và xác định phương thức biểu đạt chính của chúng:
1. “Đây là một nhạc cụ họ dây, chỉ gảy. Xưa kia chỉ dùng đệm cho hát ả đào. Đàn có bầu cộng hưởng hình thang, đáy lớn khoảng 25cm nằm phía trên, đáy nhỏ khoảng 22cm nằm phía dưới, hai cạnh bên khoảng 35cm, dày 7-9 phân. Mặt đàn bằng gỗ xốp, thường là gỗ cây ngô đồng, còn gắn thêm mảnh gỗ hình chữ U có lỗ để mắc gốc dây đàn. Cần đàn dài 1,2m, gắn 10-12 phím gọt bằng tre. Đàn đáy có ba dây bằng tơ xe, cách nhau một quãng bốn, ứng với nốt son-đô-fa. Tiếng đàn ấm, dịu và đục, đi với giọng nữ kết hợp tiếng phách tre hài hòa có khả năng thể hiện những cung bậc tinh tế của tình cảm.”
2. “Âm nhạc là một nghệ thuật gắn bó với con người từ khi lọt lòng mẹ cho tới khi từ biệt cuộc đời. Ngay từ lúc chào đời, em bé đã được ôm ấp trong lời ru nhẹ nhàng của người mẹ. Lớn lên với những bài hát đồng dao, trưởng thành với những điệu hò lao động, những khúc tình ca vui buồn với biết bao sinh hoạt nghệ thuật ca hát từ thôn xóm đến thành thị. Người Việt Nam chúng ta cho tới lúc hết cuộc đời vẫn còn tiếng nhạc vẳng theo với những điệu hò đưa linh hay điệu kèn đưa đám.” 
3. “Gần trưa ông tôi tự đứng dậy đi men ra ngoài ngồi vào một cái chõng tre đặt bên mấy thau nước. Mẹ tôi cầm gáo từ từ giội, cũng có thể nói là tẩm nước lên khắp bờ vai và lưng ông, tấm lưng đóng vảy bóng như phủ bằng sáp, cũng không biết nên hiểu đấy là do tuổi già hay do ông lười tắm, vốn là một người ngại cả trời nóng, ngại cả trời rét, ông ít đi ra khỏi nhà, càng ít động đến nước và lửa. Nước trôi tuồn tuột từng gáo, từng gáo, cái vỏ mướp được kì thật mạnh vậy mà vẫn trượt đi, mấy lần tôi ngã dúi dụi, tấm lưng nhẵn như da rắn không thấm nước làm tôi hoang mang vì thấy mình bất lực, còn ông tôi thì cười khò khè…”
4.“Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ,

Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi.

Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi,

Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!”

5. “Chính là anh thanh niên giật mình nói to, giọng cười nhưng đầy tiếc rẻ. Anh chạy ra nhà sau, rồi trở vào liền, tay cầm một cái làn. Nhà họa sĩ tặc lưỡi đứng dậy. Cô gái đứng lên, đặt lại chiếc ghế, thong thả đi đến chỗ bác già”

6. “ – Trời ơi, chỉ còn có năm phút!

Chính là anh thanh niên giật mình nói to, giọng cười nhưng đầy tiếc rẻ. Anh chạy ra nhà sau, rồi trở vào liền, tay cầm một cái làn. Nhà họa sĩ tặc lưỡi đứng dậy. Cô gái đứng lên, đặt lại chiếc ghế, thong thả đi đến chỗ bác già.

- Ô! Cô còn quên chiếc mùi xoa này!

Anh thanh niên vừa vào, kêu lên. Để người con gái khỏi trở lại bàn, anh lấy chiếc khăn tay vo tròn cặp giữa cuốn sách tới trả cho cô gái. Cô kĩ sư nhếch mép, mặt đỏ ửng, nhận lại chiếc khăn và quay vội đi.”

7. Một hôm, mẹ Cám đưa cho Tấm và Cám mỗi đứa một cái giỏ, sai đi bắt tôm, bắt tép và hứa, đứa nào bắt được đầy giỏ sẽ thưởng cho một cái yếm đỏ. Tấm vốn chăm chỉ, lại sợ dì mắng nên mải miết suốt buổi bắt đầy một giỏ cả tôm lẫn tép. Còn Cám quen được nuông chiều, chỉ ham chơi nên mãi đến chiều chẳng bắt được gì. Thấy Tấm bắt được đầy giỏ, Cám bảo chị:

                             Chị Tấm ơi, chị Tấm!

                             Đầu chị lấm

                             Chị hụp cho sâu

                             Kẻo về dì mắng.

          Tấm tưởng thật, hụp xuống thì Cám trút hết giỏ tôm tép của Tấm vào giỏ mình, rồi chạy về nhà trước. (Tấm Cám)

8. Trăng đang lên, mặt sông lấp loáng ánh vàng. Núi Trùm Cát đứng sừng sững bên bờ sông thành một khối tím thẫm uy nghi, trầm mặc. Dưới ánh trăng, dòng sông sáng rực lên, những con sóng nhỏ lăn tăn gợn đều mơn man vỗ nhẹ vào hai bên bờ cát. (Khuất Quang Thụy)

9. Muốn xây dựng một đất nước giàu mạnh thì phải có nhiều người tài giỏi. Muốn nhiều người tài giỏi thì học sinh phải ra sức học tập văn hóa và rèn luyện thân thể, bởi vì chỉ có học tập văn hóa và rèn luyện thân thể, bởi chỉ có học tập và rèn luyện thì các em mới có thể trở thành người tài giỏi trong tương lai. (Trích tài liệu hướng dẫn đội viên)

10.     Công cha như núi ngất trời

Nghĩa mẹ như nước ngời ngời biển Đông (Ca dao)

 11.     Trong đầm gì đẹp bằng sen

Lá xanh bông trắng lại chen  nhị vàng

          Nhị vàng bông trắng lá xanh

Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn (Ca dao)

12. Rồi chị túm lấy cổ hắn, ấn dúi ra cửa, sức lẻo khoẻo của anh chàng nghiện chạy không kịp với sức xô đẩy của người đàn bà lực điền, hắn ngã chỏng quèo trên mặt đất, miệng vẫn nham nhảm thét trói vợ chồng kẻ thiếu sưu

          Người nhà lí trưởng sẫn sổ bước đến giơ gậy chực đánh chị Dậu. Nhanh như cắt, chị Dậu nắm ngay được gậy của hắn. Hai người giằng co nhau, du đẩy nhau, rồi ai nấy đều buông gậy ra, áp vào vật nhau. Hai đứa trẻ con kêu khóc om sòm. Kết cục, anh chàng “hầu cận ông lí” yếu hơn chị chàng con mọn, hắn bị chị này túm tóc lẳng cho một cái, ngã nhào ra thềm. (Ngô Tất Tố)

 

13. Nhưng, ô kìa! Sau trận mưa vùi dập và những cơn gió phũ phàng kéo dài suốt cả một đêm, tưởng chừng như không bao giờ dứt, vẫn còn một chiếc lá thường xuân bám trên bức tường gạch. Đó là chiếc lá cuối cùng trên cây. Ở gần cuống lá còn giữ màu xanh sẫm, nhưng với rìa lá hình răng cưa đã nhuốm màu vàng úa, chiếc lá vẫn dũng cảm treo bám vào cành cách mặt đất chừng hai mươi bộ” (O Hen-ri)

14. Theo các nhà khoa học, bao bì ni lông lẫn vào đất làm cản trở quá trình sinh trưởng của các loài thực vật bị nó bao quanh, cản trở sự phát triển của cỏ dẫn đến hiện tượng xói mòn ở các vùng đồi núi. Bao bì ni lông bị vứt xuống cống làm tắc các đường dẫn nước thải, làm tăng khả năng ngập lụt của các đô thị về mùa mưa. Sự tắc nghẽn hệ thống cống rãnh làm cho muỗi phát sinh, lây truyền dịch bệnh. Bao bì ni lông trôi ra biển làm chết các sinh vật khi chúng nuốt phải…” (Thông tin về ngày trái đất năm 2000)

 

15. Biển luôn thay đổi màu tùy theo sắc mây trời. Trời xanh thẳm, biển cũng xanh thẳm như dâng cao lên, chắc nịch. Trời rải mây trắng nhạt, biển mơ màng dịu hơi sương. Trời âm u mây mưa, biển xám xịt nặng nề. Trời ầm ầm dông gió, biển đục ngầu, giận dữ… (Vũ Tú Nam)

 

16.“Ngọc không mài, không thành đồ vật; người không học, không biết rõ đạo”. Đạo là lẽ đối xử hàng ngày giữa mọi người. Kẻ đi học là học điều ấy. Nước Việt ta, từ khi lập quốc đến giờ, nền chính học đã bị thất truyền. Người ta đua nhau lối học hình thức hòng cầu danh lợi, không còn biết đến tam cương, ngũ thường. Chúa tầm thường, thần nịnh hót. Nước mất, nhà tan đều do những điều tệ hại ấy. (La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp)

 

17. “Phép dạy, nhất định theo Chu Tử. Lúc đầu học tiểu học để bồi lấy gốc. Tuần tự tiến lên học đến tứ thư, ngũ kinh, chư sử. Học rộng rồi tóm lược cho gọn, theo điều học mà làm. Họa may kẻ nhân tài mới lập được công, nhà nước nhờ thế mà vững yên. Đó mới thực sự là cái đạo ngày nay có quan hệ tới lòng người. Xin chớ bỏ qua.” (La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp)

 

18. “Huống gì thành Đại la, kinh đô cũ của Cao Vương: Ở vào nơi trung tâm trời đất; được cái thế rồng cuộn hổ ngồi. Đã đúng vào ngôi nam bắc đông tây; lại tiện hướng nhìn sông dựa núi. Địa thế rộng mà bằng; đất đai cao mà thoáng. Dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ ngập lụt; muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi. Xem khắp đất Việt ta, chỉ nơi này là thắng địa. Thật là chốn tụ hội trọng yếu của bốn phương đất nước; cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời.”

 

19. Thơ lục bát có nguồn gốc lâu đời, là một thể thơ dân tộc ta, thơ lục bát bao gồm có thể từ hai câu trở lên. Trong đó thì cứ hai câu ghép lại thành một cặp câu. Các cặp câu gồm có một câu 6 tiếng (câu lục) và một câu 8 tiếng (câu bát), và xen kẽ cứ câu lục là câu bát rồi đến cặp câu khác, số câu trong bài không giới hạn. Thông thường thì bắt đầu bằng câu sáu chừ và chấm dứt ớ câu tám chữ. Nhưng cũng có khi kết thúc bằng câu sáu để đạt tính cách lơ lừng, thanh và vân, vì vậy tìm hiểu thơ lục bát là tìm hiểu về luật và vần của nó. Luật về thanh giúp cho câu thơ trở nên hài hoà. Các vần chính là hình thức kết dính các câu thơ lại với nhau.

 

20. Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ

      Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi,

     Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi,

      Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá !

21. Điều 5.- Xử lý vi phạm đối với người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính

          Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính mà sách nhiễu nhân dân, dung túng, bao che cho cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính, không xử phạt hoặc xử phạt không kịp thời, không đúng mức, xử phạt quá thẩm quyền quy định thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại vật chất thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật."

 

22. Một lần tình cờ tôi đọc được bài viết “Hạnh phúc là gì?” trên blog của một người bạn. Bạn ấy viết rằng: “Hạnh phúc là được nằm trong chăn ấm xem tivi cùng với gia đình. Hạnh phúc là được trùm chăn kín và được mẹ pha cho cốc sữa nóng. Hạnh phúc là được cùng đứa bạn thân nhong nhong trên khắp phố. Hạnh phúc là ngồi co ro hàng giờ trong quán cà phê,nhấm nháp li ca-cao nóng và bàn chuyện chiến sự...thế giới cùng anh em chiến hữu...“. Bất chợt giật mình,hạnh phúc đơn giản vậy sao? Ừ nhỉ! Dường như lâu nay chúng ta chỉ quen với việc than phiền mình bất hạnh chứ ít khi biết được rằng mình đang hạnh phúc. Hãy một lần thử nghĩ xem: Khi chúng ta than phiền vì bố mẹ quá quan tâm đến chuyện của mình thì ngoài kia biết bao nhiêu người thèm hơi ấm của mẹ,thèm tiếng cười của bố,thèm được về nhà để được mắng; khi chúng ta cảm thấy thiệt thòi khi không được ngồi xe hơi chỉ vì phải chạy xe máy giữa trời nắng thì ngoài kia biết bao nhiêu bạn của chúng ta mồ hôi nhễ nhại, gò mình đạp xe lên những con dốc vắng; khi chúng ta bất mãn với chuyện học hành quá căng thẳng thì ngoài kia biết bao người đang khao khát một lần được đến trường, một lần được cầm cây bút để viết lên những ước mơ; khi chúng ta...

0
8 tháng 2 2018

Trả lời:

Câu rút gọn trong đoạn (được in đậm):

Trong khoang thuyền, dàn nhạc gồm đàn tranh, đàn nguyệt, tì bà, nhị, đàn tam. Ngoài ra còn có đàn bầu, sáo và cặp sanh để gõ nhịp. (Hà Ánh Minh)

Sửa: Ngoài các loại đàn trên ra còn có đàn bầu, sáo và cặp sanh để gõ nhịp.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
3 tháng 10 2023

Chọn A.