K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

24 tháng 3 2020

a. Cách sử dụng từ ngữ rất độc đáo: những từ “đã”, “vẫn còn”, “cũng” mang sắc thái khẳng định về những dấu hiệu của mùa hè. Những từ chỉ số lượng “bao nhiêu”, “vơi dần” không xác định số lượng cụ thể nhưng lại phù hợp với thiên nhiên lúc thu sang.

b.

- Câu thơ “Hàng cây đứng tuổi” được đặt ở vị trí rất quan trọng: kết thúc bài thơ. Khiến câu thơ như một bản lề khép lại bài thơ đồng thời cũng như mở ra một thế giới khác: thế giới từ cây – thiên nhiên sang thế giới con người.

+ Thế giới cây: “Cây đứng tuổi” là cây đã trưởng thành, già dặn, vững chắc, không còn run rẩy trước những mưa giông và sơn sấm chớp của mùa thu.

+ Thế giới người: Phép nhân hóa “đứng tuổi” tạo nên hình ảnh thấm thía, đẩy hình tượng thơ từ miêu tả sang biểu hiện, từ cảm xúc sang suy tư, từ cụ thể sang khái quát: vẻ chín chắn, điềm tĩnh của cây trước sấm chớp, bão giông khi thu sang gợi liên tưởng đến sự chín chắn, từng trải của con người sau những cơn giông bão của cuộc đời.

=> Câu thơ của Hữu Thỉnh mang tầm khái quát và giàu triết lí, chiêm nghiệm, suy tư: Khi đã từng trải, con người sẽ vững vàng hơn trước những thử thách của cuộc đời.

24 tháng 3 2020

cô ơi giúp con câu c với ạ

- Khổ thơ cuối mùa thu đã hiện ra rõ nét hơn và nhà thơ đã cảm nhận bằng cả chiều sâu kinh nghiệm, bằng những suy tư sâu lắng chứ không chỉ là những giác quan như khổ 1.

 
- Vẫn là nắng, mưa, sấm chợp như mùa hạ nhưng khi kết hợp với các phó từ đã, vẫn, cũng thì mức độ đã khác, nó lắng dần, chừng mực và ổn định hơn.
+ Nắng cuối hạ vẫn còn nồng nhưng đã bớt oi ả, gay gắt
+ Đã vơi ần những cơn mưa rào ào ạt, bất ngờ của mùa hạ
+ Những tiếng sấm cuối hạ cũng thưa và nhỏ dần
=> Hạ nhạt dần, thu đậm nét hơn
- 2 câu thơ cuối vừa mang nghĩa tả thực, vừa mang nghĩa ẩn dụ sâu xa. Đúng như lời Hữu Thỉnh tự bạch: “Có thể hiểu hàng cây đã lớn, đã trải qua bao mùa thay lá, sẽ vững vàng hơn trước những tiếng sấm bất ngờ. Đồng thời, phép nhân hóa và hình ảnh ẩn dụ ... thấy, sấm là những vang động bất thường gợi đến những khó khăn của cuộc đời. Hàng cây đứng tuổi chỉ như người từng trải, họ sẽ vững vàng hơn trước những tác động, những sóng gió của cuộc đời. Đến đây, ta nhận ra không chỉ có thiên nhiên sang thu mà còn có cả sự sang thu của đời người. Nhìn lại cả bài thơ, ta càng thấm thía vì sao lại có sự chùng chình, bịn rịn lúc sang thu, vì sao lại vừa dềnh dàng mà lại vừa vội vã. Con người lúc sang mùa thu của đời mình không còn bồng bột, xốc nổi như lúc còn thanh xuân mà sâu sắc, chín chắn, điềm đạm hơn. Sang thu, ta lại càng lưu luyến, bịn rịn khi chợt nhận ra mái tóc đã pha sương và ta càng khẩn trương, vội vã để sống có ích cho đời.
* Tổng kết
Như vậy sang đến kết thúc bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh, cả thiên nhiên và ông đều hòa một nhịp với thu sang. Đồng thời khổ thơ cũng thể hiện sự tinh tế, nhạy cảm của nhà thơ Hữu Thỉnh.
24 tháng 3 2020

a. Cách sử dụng từ ngữ rất độc đáo: những từ “đã”, “vẫn còn”, “cũng” mang sắc thái khẳng định về những dấu hiệu của mùa hè. Những từ chỉ số lượng “bao nhiêu”, “vơi dần” không xác định số lượng cụ thể nhưng lại phù hợp với thiên nhiên lúc thu sang.

b.

- Câu thơ “Hàng cây đứng tuổi” được đặt ở vị trí rất quan trọng: kết thúc bài thơ. Khiến câu thơ như một bản lề khép lại bài thơ đồng thời cũng như mở ra một thế giới khác: thế giới từ cây – thiên nhiên sang thế giới con người.

+ Thế giới cây: “Cây đứng tuổi” là cây đã trưởng thành, già dặn, vững chắc, không còn run rẩy trước những mưa giông và sơn sấm chớp của mùa thu.

+ Thế giới người: Phép nhân hóa “đứng tuổi” tạo nên hình ảnh thấm thía, đẩy hình tượng thơ từ miêu tả sang biểu hiện, từ cảm xúc sang suy tư, từ cụ thể sang khái quát: vẻ chín chắn, điềm tĩnh của cây trước sấm chớp, bão giông khi thu sang gợi liên tưởng đến sự chín chắn, từng trải của con người sau những cơn giông bão của cuộc đời.

=> Câu thơ của Hữu Thỉnh mang tầm khái quát và giàu triết lí, chiêm nghiệm, suy tư: Khi đã từng trải, con người sẽ vững vàng hơn trước những thử thách của cuộc đời.

29 tháng 3 2020

c) https://hoidap247.com/cau-hoi/402596

22 tháng 2 2021

a, Các từ chỉ mức độ: bao nhiêu, vơi dần, bớt.

Tác dụng: thể hiện được sắc thái của quang cảnh thiên nhiên khi mùa thu đến một cách rõ nét và sinh động

b, Hai câu thơ "Sấm cũng bớt bất ngờ/ Trên hàng cây đứng tuổi" có 2 tầng nghĩa.

Tầng nghĩa gốc: Khi màu thu đến, những cơn mưa bớt dữ dội và sấm cũng trở nên ôn hòa hơn. Nên tác giả viết là "bớt bất ngờ". Ven đường là khung cảnh của những hàng cây cổ thụ đã già nên được gọi là "đứng tuổi"

Tầng nghĩa chuyển: "Sấm" là ẩn dụ cho những khó khăn, thử thách trong cuộc đời của mỗi con người. Hình ảnh "hàng cây đứng tuổi" là ẩn dụ cho những con người từng trải và trưởng thành, có khả năng đối mặt với những giông bão trong cuộc đời nên một chút khó khăn cũng sẽ trở nên "bớt bất ngờ" hơn.

8 tháng 3 2021

Thiên nhiên có vai trò quan trọng đối với cuộc sống của mỗi người. Từ khi con người có mặt trên trái đất, từ chỗ cho con người 1 mái nhà thì thiên nhiên còn cho con người những kế sinh nhai và vô vàn những nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào. Nhờ có thiên nhiên mà dân số loài người tăng nhanh chóng và hình thành nên xã hội ổn định. Chính vì vậy, là những công dân trong xã hội mới, mỗi người đều cần phải ý thức được sự bảo vệ và trân trọng thiên nhiên, môi trường giàu đẹp này.

Đầu tiên, con người cần phải biết bảo vệ và trân trọng thiên nhiên. Thiên nhiên chính là tất cả những yếu tố tự nhiên bao quanh con người. Thiên nhiên và môi trường không chỉ là nơi mà loài người định cư bao lâu nay mà còn tạo nên các điều kiện sống cơ bản cho con người như: nước, không khí, đất, khoáng sản,....Nhờ có thiên nhiên mà cuộc sống và cách phương thức, hình thái kinh tế-xã hội của con người hình thành và phát triển. Chính vì vậy, con người cần phải có thái độ yêu thiên nhiên, muốn làm bạn với thiên nhiên và bảo vệ thiên nhiên.

Một trong những biểu hiện của thái độ trân trọng và bảo vệ thiên nhiên chính là việc bảo vệ môi trường. Trên thực tế, bảo vệ môi trường sống chính là bảo vệ cuộc sống của chính con người. Việc bảo vệ cảnh quan như sông ngòi ao hồ, rừng núi chính là con người đang xây dựng một cuộc sống chan hòa với thiên nhiên. Sông ngòi có được bảo vệ sạch thì cá tôm mới sống được; con người mới có nguồn thức ăn và nước dồi dào để sinh hoạt. Rừng có được trồng thì con người mới được hưởng bầu không khí trong lành và có được sức khỏe tốt và tận hưởng thiên nhiên tuyệt diệu. Đất có màu mỡ, không xói mòn thì con người có thể canh tác và trồng trọt cũng như không lo lũ lụt. Không khí có sạch thì sức khỏe con người cũng được nâng cao và cải thiện. Hơn nữa, càng ít những tác động của biến đổi khí hậu như: hiệu ứng nhà kính và các hiện tượng thời tiết cực đoan thì cuộc sống con người và các loài sinh vật cũng sẽ được ổn định lâu dài. Các loài sinh vật có tồn tại thì đa dạng sinh học và cân bằng sinh thái của con người cũng sẽ được dài lâu. Tất cả những tác động tiêu cực đối với môi trường con người có thể chấm dứt ngay ngày hôm nay để có được một môi trường xanh sạch đẹp cũng như 1 thiên nhiên phát triển bền vững.

Biểu hiện thứ hai của việc yêu thiên nhiên đó chính là lối sống chan hòa của mỗi cá nhân. Ngày nay, lối sống xanh đang càng ngày được lăng xê và cổ vũ trên toàn thế giới. Nhưng chung quy lại thì để sống chan hòa và thân thiện với thiên nhiên thì con người có thể làm những việc như: hạn chế sử dụng sản phẩm nhựa dùng 1 lần, sử dụng các sản phẩm dễ phân hủy hoặc tái sử dụng.... Ngoài ra, để sống xanh hơn nữa thì mỗi cá nhân có thể trồng cây ở nhà, ở góc học tập để có thể vừa có thú vui chăm sóc cây cảnh vừa có thể tạo nên 1 môi trường lành mạnh và cuộc sống hạnh phúc hơn.

Tóm lại, việc sống trân trọng và ý thức được bảo vệ thiên nhiên là việc vô cùng quan trọng và thiết yếu đối với thiên nhiên. Việc làm và thái độ của con người đối với môi trường sẽ ảnh hưởng đến sự tồn vong của con người trong tương lai. Chính vì vậy, hơn bao giờ hết ngay từ bây giờ, mỗi người đều cần ý thức được những việc làm để duy trì được phong cách sống xanh, sống lành mạnh và thân thiện với môi trường để môi trường có thể phát triển bền vững.

13 tháng 4 2019

Viết đoạn văn từ 7 - 10 câu nêu cảm nhận của em về đoạn thơ trên.

HS nêu cảm nhận về đoạn thơ đó, về cơ bản phải nêu được những nét sau:

   - Vẻ đẹp của sự giao mùa, của tâm hồn con người giao cảm với thiên nhiên và mang đầy dự cảm, thể hiện sự chiêm nghiệm và suy tư của nhà thơ.

   - Những tia nắng hạ vẫn còn, cơn mưa ồ ạt cũng vơi dần đi. Nắng – mưa là hai hình ảnh tương phản chuyển giao của đất trời trước thời khắc giao mùa.

   - Hai dòng thơ cuối vừa mang nét nghĩa tả thực, vừa là hình ảnh ẩn dụ :

      + Ý nghĩa tả thực: sấm gắn với cơn mưa mùa hạ cũng đã bớt dần.

      + Ý nghĩa ẩn dụ: Sấm - những gì bất thường dữ dội trong cuộc sống, hàng cây đứng tuổi - người từng trải. Con người từng trải sẽ bình thản hơn, trưởng thành hơn, điềm đạm chín chắn hơn với những bão tố của cuộc đời.

8 tháng 3 2021

Thiên nhiên có vai trò quan trọng đối với cuộc sống của mỗi người. Từ khi con người có mặt trên trái đất, từ chỗ cho con người 1 mái nhà thì thiên nhiên còn cho con người những kế sinh nhai và vô vàn những nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào. Nhờ có thiên nhiên mà dân số loài người tăng nhanh chóng và hình thành nên xã hội ổn định. Chính vì vậy, là những công dân trong xã hội mới, mỗi người đều cần phải ý thức được sự bảo vệ và trân trọng thiên nhiên, môi trường giàu đẹp này.

Đầu tiên, con người cần phải biết bảo vệ và trân trọng thiên nhiên. Thiên nhiên chính là tất cả những yếu tố tự nhiên bao quanh con người. Thiên nhiên và môi trường không chỉ là nơi mà loài người định cư bao lâu nay mà còn tạo nên các điều kiện sống cơ bản cho con người như: nước, không khí, đất, khoáng sản,....Nhờ có thiên nhiên mà cuộc sống và cách phương thức, hình thái kinh tế-xã hội của con người hình thành và phát triển. Chính vì vậy, con người cần phải có thái độ yêu thiên nhiên, muốn làm bạn với thiên nhiên và bảo vệ thiên nhiên.

Một trong những biểu hiện của thái độ trân trọng và bảo vệ thiên nhiên chính là việc bảo vệ môi trường. Trên thực tế, bảo vệ môi trường sống chính là bảo vệ cuộc sống của chính con người. Việc bảo vệ cảnh quan như sông ngòi ao hồ, rừng núi chính là con người đang xây dựng một cuộc sống chan hòa với thiên nhiên. Sông ngòi có được bảo vệ sạch thì cá tôm mới sống được; con người mới có nguồn thức ăn và nước dồi dào để sinh hoạt. Rừng có được trồng thì con người mới được hưởng bầu không khí trong lành và có được sức khỏe tốt và tận hưởng thiên nhiên tuyệt diệu. Đất có màu mỡ, không xói mòn thì con người có thể canh tác và trồng trọt cũng như không lo lũ lụt. Không khí có sạch thì sức khỏe con người cũng được nâng cao và cải thiện. Hơn nữa, càng ít những tác động của biến đổi khí hậu như: hiệu ứng nhà kính và các hiện tượng thời tiết cực đoan thì cuộc sống con người và các loài sinh vật cũng sẽ được ổn định lâu dài. Các loài sinh vật có tồn tại thì đa dạng sinh học và cân bằng sinh thái của con người cũng sẽ được dài lâu. Tất cả những tác động tiêu cực đối với môi trường con người có thể chấm dứt ngay ngày hôm nay để có được một môi trường xanh sạch đẹp cũng như 1 thiên nhiên phát triển bền vững.

Biểu hiện thứ hai của việc yêu thiên nhiên đó chính là lối sống chan hòa của mỗi cá nhân. Ngày nay, lối sống xanh đang càng ngày được lăng xê và cổ vũ trên toàn thế giới. Nhưng chung quy lại thì để sống chan hòa và thân thiện với thiên nhiên thì con người có thể làm những việc như: hạn chế sử dụng sản phẩm nhựa dùng 1 lần, sử dụng các sản phẩm dễ phân hủy hoặc tái sử dụng.... Ngoài ra, để sống xanh hơn nữa thì mỗi cá nhân có thể trồng cây ở nhà, ở góc học tập để có thể vừa có thú vui chăm sóc cây cảnh vừa có thể tạo nên 1 môi trường lành mạnh và cuộc sống hạnh phúc hơn.

Tóm lại, việc sống trân trọng và ý thức được bảo vệ thiên nhiên là việc vô cùng quan trọng và thiết yếu đối với thiên nhiên. Việc làm và thái độ của con người đối với môi trường sẽ ảnh hưởng đến sự tồn vong của con người trong tương lai. Chính vì vậy, hơn bao giờ hết ngay từ bây giờ, mỗi người đều cần ý thức được những việc làm để duy trì được phong cách sống xanh, sống lành mạnh và thân thiện với môi trường để môi trường có thể phát triển bền vững.

Bài 3: Cho em câu thơ: Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác.- Chép chính xác 3 câu thơ tiếp theo câu thơ trên (ghi chú tên bài thơ và tác giả).- Viết 1 đ.văn d.dịch khoảng 8 – 10 câu p.tích h.ảnh hàng tre trong khổ thơ em vừachép. Trong đoạn, có sử dụng 1 câu bị động.Trong một bài thơ, nhà thơ Viễn Phương viết:Mai về niền Nam thường trào nước mắtMuốn làm con chim hót quanh lăng BácMuốn làm đóa hoa...
Đọc tiếp

Bài 3: Cho em câu thơ: Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác.
- Chép chính xác 3 câu thơ tiếp theo câu thơ trên (ghi chú tên bài thơ và tác giả).
- Viết 1 đ.văn d.dịch khoảng 8 – 10 câu p.tích h.ảnh hàng tre trong khổ thơ em vừa
chép. Trong đoạn, có sử dụng 1 câu bị động.

Trong một bài thơ, nhà thơ Viễn Phương viết:
Mai về niền Nam thường trào nước mắt
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.

1. Đoạn thơ trên được trích trong văn bản nào? Nêu hoàn cảnh ra đời bài thơ?
(1,5điểm)
2. Hình ảnh “cây tre trung hiếu” lặp lại ở cuối bài thơ có ý nghĩa gì? (1 điểm)
3. Từ việc hiệu tấm lòng thành kính, biết ơn Bác Hồ của tác giả, của nhân dân ta trong
bài thơ trên, em nội hãy viết một bài văn nghị luận khoảng 2/3 trang giấy thi nêu suy
nghĩ của mình về phong trào “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Bác Hồ” đang

được học sinh tham gia hưởng ứng nhiệt tình trong các nhà trường hiện nay. (1,5
điểm)

2
9 tháng 4 2020

1. Chép chính xác 3 câu thơ tiếp để hoàn chỉnh khổ thơ?

Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát

Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam

Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng.

2. Nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ? Hoàn cảnh ấy có liên quan gì đến cảm xúc của nhà thơ?

Bài thơ ra đời tháng 4/1976, một năm sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, lăng Bác vừa khánh thành. Tác giả là người con miền Nam, lúc này ông mới thực hiện được ước nguyện ra thăm lăng Bác.

Tình cảm đối với Bác trở thành nguồn cảm hứng để nhà thơ sáng tác bài thơ này.

3. Từ những câu thơ đã chép, kết hợp với hiểu biết của em về bài thơ, hãy cho biết cảm xúc trong bài thơ được biểu hiện theo trình tự nào? Sự thật là Người đã ra đi nhưng vì sao nhà thơ vẫn dùng từ “thăm” và cụm từ “giấc ngủ bình yên”?

Cảm xúc trong bài thơ được thể hiện theo trình tự của một cuộc viếng thăm, thời gian kết hợp với không gian: Từ lúc đứng trước lăng, vào lăng và rời xa lăng Bác; cảm xúc của tác giả đan xen, có sự thay đổi trong quá trình đó.

Sự thật là Người đã ra đi nhưng vì sao nhà thơ vẫn dùng từ “thăm” và cụm từ “giấc ngủ bình yên” vì: “thăm” là gặp gỡ, trò chuyện với người đang sống. Đây là cách nói giảm, nói tránh làm giảm nhẹ nỗi đau thương mất mát, đồng thời khẳng định Bác vẫn còn sống mãi trong trái tim nhân dân Việt Nam. Cụm từ “giấc ngủ bình yên” một lần nữa khẳng định: Trong sâu thẳm mỗi người, Bác chưa hề ra đi. Đây là một cuộc thăm hỏi, trở về của người con xa cha – thăm người thân ruột thịt, thăm chỗ Bác nằm, thăm nơi Bác ở để thỏa lòng mong ước bấy lâu.

4. Có ý kiến cho rằng: Khổ thơ thứ nhất của bài thơ “Viếng lăng Bác” là những cảm xúc bồi hồi xao xuyến của nhà thơ khi đến thăm lăng Bác”. Hãy viết đoạn văn (10 – 12 câu) Tổng – phân – hợp để làm sáng tỏ ý kiến trên. Đoạn văn có sử dụng khởi ngữ và thành phần biệt lập (gạch chân và chú thích)?

Khổ thơ thứ nhất của bài thơ “Viếng lăng Bác” là những cảm xúc bồi hồi xao xuyến của nhà thơ khi đến thăm lăng Bác. Mở đầu khổ thơ là một lời thông báo ngắn gọn, giản dị nhưng chứa đựng được biết bao điều sâu xa. Cách xưng hô gần gũi, thân mật của tác giả khiến tình cảm trở nên ấm áp mà vẫn rất mực thành kính, thiêng liêng. Với biện pháp nói giảm, nói tránh, tác giả dùng từ “thăm” thay cho từ “viếng” đã khẳng định Bác vẫn còn mãi trong lòng dân tộc. Hình ảnh ẩn dụ “hàng tre” biểu tượng cho sức sống bền bỉ, kiên cường, bất khuất của con người, dân tộc Việt Nam. Dường như niềm xúc động và tự hào về đất nước, dân tộc đã được nhà thơ bộc lộ trực tiếp qua từ cảm thán “Ôi”. Còn hàng tre, đó là đại diện cho những con người ở mọi miền trên đất nước về đây sum vầy bên Bác, trò chuyện và bảo vệ giấc ngủ cho Người. Chỉ với một khổ thơ ngắn, Viễn Phương đã thể hiện những cảm xúc chân thành, thiêng liêng đối với Bác kính yêu.

ĐỀ 2. Trong bài thơ “Viếng lăng Bác”, Viễn Phương viết:

Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ

1. Hình ảnh “mặt trời” nào là ẩn dụ? Hãy phân tích ý nghĩa hình ảnh ẩn dụ đó trong việc thể hiện lòng ngưỡng mộ và biết ơn đối với Bác của tác giả?

Hình ảnh “mặt trời trong lăng” là ẩn dụ. Đây là hình ảnh sáng tạo, độc đáo – hình ảnh Bác Hồ. Giống như “mặt trời”, Bác Hồ cũng là nguồn sáng, nguồn sức mạnh. “Mặt trời” – Bác Hồ soi đường dẫn lỗi cho sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, giành độc lập tự do, thống nhất đất nước. “Mặt trời” – Bác Hồ tỏa hơi ấm tình thương bao la trong lòng mỗi con người Việt Nam. Cách ví đó vừa ca ngợi sự vĩ đại, công lao trời biển của Người vừa bộc lộ niềm tự hào của Viễn Phương nói riêng và toàn dân tộc nói chung.

2. Chép lại hai câu thơ có hình ảnh “mặt trời” trong một bài thơ em đã học ở chương trình Ngữ văn 9 (ghi rõ tên tác giả, tác phẩm) cũng dùng phép ẩn dụ như vậy?

Đó là câu thơ:

” Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi

Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng”

Trong bài thơ ” Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ ” của Nguyễn Khoa Điềm.

Đề 3. Cho khổ thơ:

Bác nằm trong giấc ngủ bình yên

Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền

Vẫn biết trời xanh là mãi mãi

Mà sao nghe nhói ở trong tim

1. Người ta thường nói nghe thấy âm thanh nhưng ở đây Viễn Phương lại viết “Nghe nhói ở trong tim”. Em hãy lí giải điều tưởng chừng vô lí này?

Câu thơ “Mà sao nghe nhói ở trong tim” là một cách viết lạ, tưởng chừng như vô lí nhưng lại có lí khi bộc lộ tâm trạng đau xót và tiếc nuối không nguôi trước sự ra đi của Bác. Sử dụng biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác, Viễn Phương đã thể hiện cảm xúc đau xót tới đỉnh điểm. “Nhói” là từ ngữ biểu cảm trực tiếp, biểu hiện nỗi đau đột ngột, quặn thắt.

Cách viết ấy đã bộc lộ nỗi đau mất mát ở tận trong đáy sâu tâm hồn nhà thơ – nỗi đau uất nghẹn tột cùng không thể nói nên lời.

2. Viết đoạn văn theo phương thức quy nạp để phân tích khổ thơ trên?

Vào trong lăng, khung cảnh và không khí như ngưng kết cả thời gian, không gian. Đứng trước Bác, nhà thơ cảm nhận Người đang ngủ trong giấc ngủ bình yên, trang nghiêm cùng ánh sáng trong trẻo, dịu nhẹ của vầng trăng. Tâm trạng xúc động của nhà thơ được biểu hiện bằng hình ảnh ẩn dụ “Vẫn biết trời xanh là mãi mãi”. Trời xanh – hình ảnh thiên nhiên mà chúng ta hằng ngày vẫn đang chiêm ngưỡng, nó tồn tại mãi mãi và vĩnh hằng. Nhà thơ muốn nói rằng: Bác vẫn còn mãi với đất nước, dân tộc. Dù tin như thế nhưng mấy chục triệu trái tim nhân dân Việt Nam vẫn đau xót và tiếc nuối khôn nguôi trước sự ra đi của Bác. “Nhói” là từ ngữ biểu cảm trực tiếp, biểu hiện nỗi đau đột ngột, quặn thắt. Cách viết ấy đã bộc lộ nỗi đau mất mát ở tận trong đáy sâu tâm hồn nhà thơ – nỗi đau uất nghẹn tột cùng không thể nói nên lời. Cặp quan hệ ” vẫn – mà” diễn tả cảm giác mâu thuẫn, cảm xúc ở trong tim mâu thuẫn với nhận biết ” trời xanh là mãi mãi “. Khổ thơ khép lại nhưng những tình cảm, những cảm xúc chân thành của nhà thơ trào dâng mạnh mẽ – đó là một tấm lòng chân thành, đáng yêu.

Đề 4. Cho câu thơ:

Mai về miền Nam thương trào nước mắt

1. Chép chính xác 3 câu thơ tiếp để hoàn chỉnh khổ thơ?

Ba câu thơ tiếp:

Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác

Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây

Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này

2. Hình ảnh “cây tre” trong khổ thơ vừa chép đã được nhắc đến trong những câu thơ nào? Sự lặp lại như vậy có ý nghĩa gì?

Hình ảnh “cây tre” đã được nhắc đến trong những câu thơ:

Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát

Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam

Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng

Sự lặp lại như vậy có ý nghĩa: Hình ảnh “hàng tre” có tính chất tượng trưng một lần nữa nhắc lại khiến bài thơ có kết cấu đầu cuối tương ứng. Hình ảnh hàng tre quang lăng Bác được lặp lại ở câu thơ cuối như mang thêm nghĩa mới, tạo ấn tượng sâu sắc, làm dòng cảm xúc được trọn vẹn. “Cây tre trung hiếu” là hình ảnh ẩn dụ thể hiện lòng kính yêu, sự trung thành vô hạn với Bác, nguyện mãi mãi đi theo con đường cách mạng mà Người đã đưa đường chỉ lối. Đó là lời hứa thủy chung của riêng nhà thơ và cũng là ý nguyện chung của đồng bào miền Nam, của mỗi chúng ta với Bác.

3. Viết đoạn văn ngắn khoảng 10 câu theo phương thức diễn dịch để làm rõ cảm xúc lưu luyến, bịn rịn của tác giả đối với Bác khi rời Lăng.

Khổ thơ cuối trong bài thơ là cảm xúc lưu luyến bịn rịn của tác giả đối với Bác khi rời xa Lăng. Nghĩ đến ngày mai về miền Nam, xa Bác, xa Hà Nội, tình cảm của nhà thơ không kìm nén được mà bộc lộ ra ngoài: “Mai về miền Nam thương trào nước mắt”. Câu thơ như một lời giã biệt, diễn tả tình cảm sâu lắng – một cảm xúc thật mãnh liệt, luyến tiếc, bịn rịn không muốn xa nơi Bác nghỉ. Mặc dù lưu luyến, muốn ở mãi bên Bác nhưng Viễn Phương cũng biết rằng đến lúc phải trở về miền Nam. Và nhà thơ chỉ có thể gửi tấm lòng mình bằng cách muốn hóa thân, hòa nhập vào những cảnh vật quanh lăng Bác để được ở mãi bên Người. Điệp ngữ “muốn làm” cùng các hình ảnh đẹp của thiên nhiên: “con chim”, “đóa hoa”, “cây tre” đã thể hiện ước muốn tha thiết, mãnh liệt của tác giả. Nhà thơ ao ước hóa thân thành con chim nhỏ cất tiếng hót làm vui lăng Bác, thành đóa hoa đem hương sắc điểm tô cho vườn hoa quanh lăng Bác. Đặc biệt, ước nguyện làm cây tre để nhập vào hàng tre bát ngát canh giữ giấc ngủ thiên thu của Người, “Cây tre trung hiếu” là hình ảnh ẩn dụ thể hiện lòng kính  yêu, sự trung thành vô hạn với Bác, nguyện mãi mãi đi theo con đường cách mạng mà Người đã đưa đường chỉ lối. Đó là lời hứa thủy chung của riêng nhà thơ và cũng là ý nguyện chung của đồng bào miền Nam, của mỗi chúng ta với Bác.

4. Chép lại một đoạn thơ cũng thể hiện ước nguyện làm con chim hót, làm một nhành hoa của tác giả khác trong chương trình Ngữ văn 9? Ghi rõ tên tác phẩm, tác giả?

Đó là đoạn thơ:

Ta làm con chim hót

Ta làm một cành hoa

Ta nhập vào hòa ca

Một nốt trầm xao xuyến

Đoạn thơ thuộc bài “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải.

17 tháng 4 2020

đã thấy trong sương hàng tre bát ngát 

ôi ! hàng tre xanh xanh Việt Nam 

bão táp mưa sa đứng thẳng hàng

1 viếng lăng bác hcrđ cuộc kháng chiến chống MĨ đã kết thúc đất nước được thống nhất lăng bác cũng vừa được khánh thành tác giả từ miền nam ra thăm lăng basccho thỏa nỗi nhớ mong

2 cây tre trung hiếu thể hiện tấm lòng thành kính của tác giả đối với bác muốn được giữ cho bác giấc ngủ bình yên và nguyện đi theo con đường bác làm và những điều bác dạy.

11 tháng 8 2019

Đoạn thơ trên được trích từ tác phẩm Sang thu của nhà thơ Hữu Thỉnh.