Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
“ Tiếng chim vách núi nhỏ dần,
Rì rầm tiếng suối khi gần, khi xa
Ngoài thềm rơi cái lá đa
Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng”
- Tác giả sử dụng biện pháp tu từ đảo ngữ ở câu thơ đầu :
Tiếng chim vách núi nhỏ dần
“Vách núi” đã đặt lên trước “nhỏ dần” để làm tăng thêm vẻ gợi cảm cho câu thơ, gợi cảm giác về tiếng chim lẻ loi trên vách núi sừng sững. Tiếng chim nhỏ dần xuống tạo thành một sự mơ hồ, thơ mộng. Đọc câu thơ ta cảm nhận được sự nhỏ bé, vi vu của tiếng chim hót trên sự hùng vĩ của vách núi cao.
- Đến câu thơ thứ hai :
Rì rầm tiếng suối khi gần khi xa
Âm thanh của tiếng suối rất phù hợp với tiếng chim ở câu thơ thứ nhất . Tác giả đảo ngữ đưa “rì rầm” lên đầu câu để nhấn mạnh âm thanh nhẹ nhàng, êm dịu của tiếng suối lúc gần lúc xa. Câu thơ tạo cảm giác rất êm ái, tiếp tục nhân lên cái ấn tượng dịu dàng mà tiếng chim trên vách núi đã để lại, nhằm khắc họa thật rõ nét quang cảnh huyền ảo thơ mộng của đêm Côn Sơn. Cũng có thể hiểu”rì rầm tiếng suối” như là một cách nhân hóa: suối tâm sự, suối trò chuyện… Tiếng chim nhỏ dần, tiếng suối xa dần tạo sự yên tĩnh làm ta có thể nghe tiếng rơi rất mỏng của cái lá đa ở ngay ngoài thềm.
- Câu thơ thứ ba:
Ngoài thêm rơi cái lá đa
Vẫn là âm thanh nhẹ nhàng, thật khẽ. Tác giả đưa từ “rơi” lên trước “cái lá đa” mà không làm giảm đi sự khẽ khàng đó. Một hình ảnh gợi cảm, sinh động, là động từ “rơi” gợi cảm giác rõ ràng về một sự vận động tuy chỉ là cái lá đa nhưng thật nhẹ.
- Ở câu cuối :
Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng
Tác giả đã tạo cho sự rơi xuống của chiếc lá đa một sức sống, một tính từ “mỏng” được dùng như hỗ trợ động từ "rơi". Chiếc lá đa trở nên có hồn, biết rơi thật nhẹ, thật mỏng để không làm xao động cái cảm giác êm dịu ở các câu trên . “Như là rơi nghiêng”, biện pháp so sánh bình thường nhưng từ “rơi nghiêng” thật độc đáo và chính xác. Chúng ta hình dung ngay cảnh một chiếc lá đa chao nhẹ trong không khí, rơi xuống thật nhẹ nhàng.
Tóm lại với những biện pháp tu từ : đảo ngữ, so sánh, nhân hóa được sử dụng một cách nhuần nhuyễn, điêu luyện, nên đoạn thơ có tính biểu cảm rất cao.
Gợi một số ý nha:^
- Giới thiệu đoạn thơ trên từ nhận định văn học hoặc tác giả, hoàn cảnh sáng tác bài thơ dẫn dắt vào đoạn.
- Nội dung thơ: Vẻ đẹp của các hình ảnh thiên nhiên cùng với cảm xúc và tư tưởng của bài thơ thể hiện tinh tế để người đọc dễ dàng cảm nhận.
- Bầu trời rộng thênh thang: sử dụng từ láy "thênh thang" gợi sức rộng của khoảng bầu trời xanh bao la cùng cái đẹp của ngôn từ.
- Là căn nhà của gió: phép liên tưởng gợi sự bao quát của bầu trời với gió tạo nên sự gắn bó, liên kết hay.
- Chân trời như cửa ngõ: biện pháp tu từ so sánh làm giàu giá trị hình ảnh tự nhiên "chân trời" gần gũi hơn với "cửa ngõ" của mọi nhà.
- Thả sức gió đi về: biện pháp tu từ nhân hóa làm hình ảnh ngọn gió trở nên sinh động, gợi hồn con người vào gió làm tăng nên tính gợi cảm cho câu thơ "thả sức" thoải mái.
- Nghe lá cây rầm rì: tác giả dùng thính giác cảm nhận âm thanh của thiên nhiên qua từ láy gợi vẻ nói chuyện nhỏ "rì rầm"
=> Nhà thơ không chỉ cảm nhận vẻ đẹp thiên nhiên bằng mắt thường mà còn bằng cảnh thính giác để thể hiện rõ chiều sâu, chiều cao của bức tranh đẹp ấy.
- Ấy là khi gió hát: sự gắn bó mật thiết giữa gió và lá cây, liên tưởng nên ngọn gió mượn tiếng rì rầm giữa những chiếc lá mà cất nên giọng hát của mình.
=> Phép nhân hóa làm câu thơ thêm tính biểu cảm hơn đến đọc giả.
- Mặt biển sóng lao xao: cảnh biển được miêu tả nghệ thuật bằng từ láy "lao xao" thể hiện hình ảnh sinh động, rộn rã của biển.
=> Sóng biển luôn không ngừng nghỉ tạo vẻ đẹp, sức hút cho biển.
- Là gió đang dạo nhạc: thêm lần nữa nhà thơ dùng biện pháp tu từ nhân hóa ngọn gió khi trước cất tiếng hạt, khi đây dạo một bản nhạc hay.
=> Câu thơ không chỉ gợi vẻ đẹp mà còn gợi cho người đọc âm thanh hay.
=> Sự nhân hóa làm gió trở nên sinh động, tạo hình ảnh đặc sắc gần gũi thân thiết với con người hơn.
=> Thiên nhiên cũng có tâm hồn, sức sống và dòng chảy nghệ thuật.
- Những ngày hè oi bức: thể hiện thời gian cho câu thơ nhằm gợi tiếp ý tác giả muốn diễn đạt suy nghĩ của mình.
- Cứ tưởng gió đi đâu: diễn đạt chân thật suy nghĩ của tác giả về hình ảnh của gió, vắng bóng khi hè mang cái năng lượng nóng đến.
- Gió nép vào vành nón: nhân hóa gió "né" vào những vật dụng thân quen với con người.
=> Hình ảnh độc đáo, nghệ thuật.
- Quạt dịu trưa ve sầu: gợi tả hình ảnh những buổi trưa nắng đôi lúc có ngọn gió thổi qua mát mẻ làm dịu đi cái nắng nực mỏi mệt của con người.
- "Gió còn lượn lên cao:
Vượt sông dài biển rộng
Cõng nước làm mưa rào
Cho xanh tươi đồng ruộng
Gió khô ô muối trắng
Gió đẩy cánh buồm đi": lợi ích của ngọn gió - gió rất chăm chỉ làm việc giúp thiên nhiên và sự mưu sinh làm ăn của con người.
=> Hình ảnh thiên nhiên quen thuộc với bao người.
- Gió chẳng bao giờ mệt!: nhân hóa gió giống với kiểu người luôn cần mẫn siêng năng làm việc suốt ngày không thấy nghỉ ngơi.
- "Nhưng đố ai biết được
Hình dáng gió thế nào": câu hỏi tu từ gợi nên sự bồi hồi trong tim đọc giả về sự thân thuộc của gió nhưng chẳng ai biết hình ảnh gió ra sao.
+ ẩn dụ đến những con người lặng thầm cống hiến cho công việc chung, giúp đỡ mọi người xung quanh.
- Khẳng định lại vẻ đẹp ngôn từ và nội dung, ý nghĩa của đoạn thơ trên.
a)
“ Tiếng chim vách núi nhỏ dần,
Rì rầm tiếng suối khi gần, khi xa
Ngoài thềm rơi cái lá đa
Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng”
- Tác giả sử dụng biện pháp tu từ đảo ngữ ở câu thơ đầu :
Tiếng chim vách núi nhỏ dần
“Vách núi” đã đặt lên trước “nhỏ dần” để làm tăng thêm vẻ gợi cảm cho câu thơ, gợi cảm giác về tiếng chim lẻ loi trên vách núi sừng sững. Tiếng chim nhỏ dần xuống tạo thành một sự mơ hồ, thơ mộng. Đọc câu thơ ta cảm nhận được sự nhỏ bé, vi vu của tiếng chim hót trên sự hùng vĩ của vách núi cao.
- Đến câu thơ thứ hai :
Rì rầm tiếng suối khi gần khi xa
Âm thanh của tiếng suối rất phù hợp với tiếng chim ở câu thơ thứ nhất . Tác giả đảo ngữ đưa “rì rầm” lên đầu câu để nhấn mạnh âm thanh nhẹ nhàng, êm dịu của tiếng suối lúc gần lúc xa. Câu thơ tạo cảm giác rất êm ái, tiếp tục nhân lên cái ấn tượng dịu dàng mà tiếng chim trên vách núi đã để lại, nhằm khắc họa thật rõ nét quang cảnh huyền ảo thơ mộng của đêm Côn Sơn. Cũng có thể hiểu”rì rầm tiếng suối” như là một cách nhân hóa: suối tâm sự, suối trò chuyện… Tiếng chim nhỏ dần, tiếng suối xa dần tạo sự yên tĩnh làm ta có thể nghe tiếng rơi rất mỏng của cái lá đa ở ngay ngoài thềm.
- Câu thơ thứ ba:
Ngoài thêm rơi cái lá đa
Vẫn là âm thanh nhẹ nhàng, thật khẽ. Tác giả đưa từ “rơi” lên trước “cái lá đa” mà không làm giảm đi sự khẽ khàng đó. Một hình ảnh gợi cảm, sinh động, là động từ “rơi” gợi cảm giác rõ ràng về một sự vận động tuy chỉ là cái lá đa nhưng thật nhẹ.
- Ở câu cuối :
Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng
Tác giả đã tạo cho sự rơi xuống của chiếc lá đa một sức sống, một tính từ “mỏng” được dùng như hỗ trợ động từ "rơi". Chiếc lá đa trở nên có hồn, biết rơi thật nhẹ, thật mỏng để không làm xao động cái cảm giác êm dịu ở các câu trên . “Như là rơi nghiêng”, biện pháp so sánh bình thường nhưng từ “rơi nghiêng” thật độc đáo và chính xác. Chúng ta hình dung ngay cảnh một chiếc lá đa chao nhẹ trong không khí, rơi xuống thật nhẹ nhàng.
Tóm lại với những biện pháp tu từ : đảo ngữ, so sánh, nhân hóa được sử dụng một cách nhuần nhuyễn, điêu luyện, nên đoạn thơ có tính biểu cảm rất cao.
^HT^
Dàn ý cho bạn nhé.
Mở đoạn:
- Giới thiệu đoạn trích trên.
VD: "Rì rầm yêu thương" chính là một trong những đoạn trích em thấy hay và thú vị nhất mà bản thân từng được nghe qua.
Thân đoạn:
- Nội dung đoạn trích:
+ Tình cảm mẹ con được thể hiện rõ ràng, sâu sắc.
- Dựa theo từng câu thơ:
+ Nêu lên suy nghĩ của bản thân:
-> 4 câu thơ đầu gợi lên sự chở che, bảo vệc của mẹ dành cho con. Dù con có đi đâu, khi nào trở về ba mẹ cũng luôn chào đón, hỗ trợ và yêu thương con.
=> Sự thương yêu bao la mẹ dành cho con.
-> 4 câu thơ tiếp theo: thể hiện tình cảm của cha và mẹ dành cho con.
--> Luôn chờ đợi, chào đón con trở về. "Dù ... chờ trông": tình yêu rộng lớn vô bờ bến ba mẹ dành cho đứa con của mình.
=> Tình yêu nhẹ nhàng nhưng đầy ý nghĩa, da diết hơn bất kì tình cảm nào trên đời này.
-> 4 câu thơ tiếp:
--> BPTT so sánh, ẩn dụ: "Biếc xanh như thể yêu thương" nói lên tấm lòng yêu thương đẹp hơn cả những kỳ quan của cha mẹ.
--> Điệp ngữ "những lời": nhấn mạnh những lời nói quan tâm, nhắc nhở chân thành thật lòng mà cha mẹ dành cho đứa con.
--> Bởi vì lẽ đó, trong lòng cha mẹ lại "trĩu nặng nỗi thương lo": thương nên mới lo, mà thương nhiều quá thành ra lo nhiều từ đó mới "trĩu nặng".
=> Hành động yêu thương của cha mẹ dành cho đứa con.
-> 4 câu thơ cuối: Tình cảm đáp lại của đứa con, bộc lộ nên cái hiếu mà đứa con làm với cha mẹ và những tâm tình đứa con cảm nhận từ sự yêu thương của cha mẹ.
- Cảm xúc của em:
+ Cảm thấy bài thơ vô cùng ý nghĩa, tràn đầy tình yêu thương gia đình.
+ Xúc động, thầm nghĩ mình càng phải biết trân quý gia đình mình nhiều hơn.
Kết đoạn:
- Đánh giá bài thơ:
+ Từng câu thơ vừa mang giá trị biểu cảm, gợi hình lại sắc sảo.
Câu 1 :
Đêm nay bác ngồi đó
Đêm nay Bác không ngủ
Vì một lẽ thường tình
Bác là Hồ Chí Minh.
Câu 2 :
a)
- Dòng sông Năm Căn mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác.
- Cá nước bơi hàng đàn như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng.
- Thuyền xuôi giữa lòng con sông rộng hơn ngàn thước.
- Trông hai bên bờ, rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận.
b)
→ Tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
c)
- Nên vứt rác đúng nơi quy định.
- Không chặt ,phá rừng.
-Thường xuyên dọn dẹp vệ sinh môi trường.
Câu 3 :
Bác Hồ - vị lãnh tụ vĩ đại yêu nước, yêu dân. Bài thơ '' Đêm nay Bác không ngủ '' đã nói lên tất cả.Cảnh rừng đêm mưa lâm thâm,ngọn lửa hồng,mái tóc bạc,chòm râu im phăng phắc là bốn nét vẻ đầy ấn tượng về Bác Hồ và tấm lòng yêu nước của Bác.Đoạn văn, hình ảnh Bác Hồ hiện lên rất rõ. Câu thơ '' đêm nay Bác ko ngủ '' được lặp đi lặp lại như một điệp khúc như thể hiện sự ko ngủ là chuyện trái bình thường nhưng đối với Bác thì đây lại là một chuyện rất bình thường . Cuộc đời đầy bận rộn của Bác. Bác ko ngủ là vì lo cho dân, cho nước. Đó là cái lẽ thường tình của một bậc vĩ nhân đại trí, đại nhân, đại dũng.
{ CÓ GÌ MONG MẤY BN BỔ SUNG THÊM -.-
*Ryeo*
Anh đội viên thức dậy
Thấy ba lô mất rồi
Mà sao bác vẫn ngồi
Anh nghi ngờ bác lấy
tra mạng là có
Nguyễn Trãi một người quân sư tài ba, một nhà thơ lớn của dân tộc. Ông không trực tiếp đánh giặc nhưng qua ngòi bút của mình ông đã làm lung lay biết bao nhiêu quân xâm lược khiến cho chúng không cần đánh cũng đã thua rồi. Căn bản là ở sự chính nghĩa của ta và ngòi bút sắc sảo không thể chối cãi được của Nguyễn trãi. Tuy nhiên thì chúng ta không chỉ biết đến ông hùng hồn sắc sảo trong bình ngô đại cáo mà chúng ta còn biết đến sự nhẹ nhàng của thiên nhiên trong côn sơn ca của ông. Có thể nói ông viết thơ ca chính luận cũng hay mà đến thơ ca thiên nhiên cũng hay không kém. Qua bài thơ ấy Nguyễn Trãi thể hiện tình yêu thiên nhiên của mình.Đoạn mở đầu bài Côn Sơn ca đem đến cho người đọc bao cảm nhận mới mẻ về tâm hồn thi sĩ của Ức Trai. Trong cảm xúc của ông, cảnh trí Côn Sơn hiện ra thật thơ mộng và lãng mạn: có tiếng suối chảy rì rầm, có đá rêu phơi êm ái, có rừng thông mọc rậm, dày, có rừng trúc xanh mát..., vừa có cái hoang dã của thiên nhiên, vừa có hơi ấm của cuộc sống đầy ắp tình người. Hơn nữa, trong con mắt thi nhân, thiên nhiên không chỉ là cảnh, mà đã trở thành nhà. Ngôi nhà thiên nhiên ấy thật đặc biệt: suối là đàn, rêu là chiếu, bóng thông làm giường, bóng tre trúc là nơi ngâm vịnh thơ ca. Thật là tuyệt thú! Và trong ngôi nhà thiên nhiên ấy, ông để tâm hồn mình giao hoà với cảnh và vẽ lại nó bằng một ngọn bút tài hoa.Bức tranh thiên nhiên được chấm phá bằng âm thanh rì rầm của tiếng suối được cảm nhận như tiếng đàn: