K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Câu 1 (3,0 điểm).Phân tích tác dụng của biện pháp nhân hóa có trong những câu thơ sau:“…Tiếng chim lay động lá cànhTiếng chim đánh thức chồi xanh dậy cùngTiếng chim vỗ cánh bầy ongTiếng chim tha nắng rải đồng vàng thơm”.(Tiếng chim buổi sáng - Định Hải)Câu 2 (5,0 điểm).Trong bài thơ “Những cánh buồm” của Hoàng Trung Thông có đoạn:Cha lại dắt con đi trên cát mịnÁnh nắng chảy đầy...
Đọc tiếp

Câu 1 (3,0 điểm).

Phân tích tác dụng của biện pháp nhân hóa có trong những câu thơ sau:

“…Tiếng chim lay động lá cành

Tiếng chim đánh thức chồi xanh dậy cùng

Tiếng chim vỗ cánh bầy ong

Tiếng chim tha nắng rải đồng vàng thơm”.

(Tiếng chim buổi sáng - Định Hải)

Câu 2 (5,0 điểm).

Trong bài thơ “Những cánh buồm” của Hoàng Trung Thông có đoạn:

Cha lại dắt con đi trên cát mịn

Ánh nắng chảy đầy vai,

Cha trầm ngâm nhìn mãi cuối chân trời.

Con lại trỏ cánh buồm nói khẽ:

“Cha mượn cho con cánh buồm trắng nhé,

Để con đi…”

Từ việc hiểu nội dung đoạn thơ trên, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 120 chữ) để trả lời cho câu hỏi: Theo em ước mơ có ý nghĩa gì đối với tuổi thơ?

Câu 3 (12,0 điểm):

Đọc đoạn thơ sau:

Mầm non vừa nghe thấy

Vội bật chiếc vỏ rơi

Nó đứng dậy giữa trời

Khoác áo màu xanh biếc.

(Mầm non - Võ Quảng)

Dựa vào ý đoạn thơ trên, kết hợp với trí tưởng tượng của mình em hãy nhập vai là mầm non kể lại cuộc đời mình sau tác động của cơn mưa rào.

0
12 tháng 8 2020

Biện pháp tu từ :

+) Điệp ngữ : tiếng chim .

=> TD : Nhấn mạnh những việc đẹp , những việc có ích mà tiếng chim đã làm : lay động lá cành; đánh thức chồi xanh, gọi ong vỗ cánh, rải nắng lên đồng.

+) Nhân hóa : lay động lá cành, đánh thức chồi xanh, vỗ cánh bầy ong , tha nắng rải đồng vàng thơm.

=> TD : biện pháp nhân hóa đã giúp chúng ta cảm nhận được tiếng chim trong buổi sáng sớm vô cùng tràn đầy sức sống, đem tinh thần của một ngày mới, giúp vạn vật trở nên tràn đầy năng lượng, sức sống để chuẩn bị cho một ngày làm việc và học tập.

- Phép điệp ngữ : Tiếng chim

-> Nhấn mạnh những công việc có ích  , hành động đẹp mà tiếng chim mang lại chim mạng lại , tô điểm cho cuộc sống thêm màu sắc .

- Phép nhân hoá : lay động lá cành, đánh thức chồi xanh đây cùng, vỗ cánh bầy ong, tha nắng rải đồng vàng thơm

-> Giúp ta hoà mình vào tiếng chim tràn đầy sưc sống , tiếng hát trong trẻo vào buổi sáng như tưới mát , nạp năng lượng cho vạn vật . Tác giả như còn kêu gọi , thôi thúc ( tiếng chim / chim ) mang lại niềm vui , lợi ích cho cuộc sống . Tiếng chim là sắc màu , điểm tô cuộc sống thêm tươi đẹp và có lợi ích thiết thực cho chúng ta .

Đọc và trả lời câu hỏi TIẾNG CHIM BUỔI SÁNG Sáng ra trời rộng đến đâu Trời xanh như mới lần đầu biết xanh Tiếng chim lay động lá cành Tiếng chim đánh thức chồi cây dậy cùng Tiếng chim vỗ cánh bầy ong Tiếng chim tha nắng rải đồng vàng thơm Gọi bông lúa chín về thôn Tiếng chim nhuộm óng cây rơm trước nhà Tiếng chim cùng bé tưới hoa Mát trong từng giọt nước hòa tiếng chim Vòm cây...
Đọc tiếp

Đọc và trả lời câu hỏi TIẾNG CHIM BUỔI SÁNG Sáng ra trời rộng đến đâu Trời xanh như mới lần đầu biết xanh Tiếng chim lay động lá cành Tiếng chim đánh thức chồi cây dậy cùng Tiếng chim vỗ cánh bầy ong Tiếng chim tha nắng rải đồng vàng thơm Gọi bông lúa chín về thôn Tiếng chim nhuộm óng cây rơm trước nhà Tiếng chim cùng bé tưới hoa Mát trong từng giọt nước hòa tiếng chim Vòm cây xanh,đố bé tìm Tiếng nào riêng giữa trăm nghìn tiếng chung Mà vườn hoa cũng lạ lùng Nghiêng tai nghe đến không cùng tiếng chim Câu 1: Xác định thể thơ của bài thơ trên. Câu 2: Từ "tiếng chim" trong câu thơ "Tiếng chim cùng bé tưới hoa" thuộc loại từ gì? Câu 3: Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ nhân hóa có trong những câu thơ sau: Tiếng chim lay động lá cành Tiếng chim đánh thức chồi cây dậy cùng Tiếng chim vỗ cánh bầy ong Tiếng chim tha nắng rải đồng vàng thơm Giúp với ae ơi💤💤

3
24 tháng 12 2023

1. Thể loại: Thơ lục bát.

2.Từ loại: Danh từ ( chỉ tiếng hót của chim mà ta nghe được )

3. Tác dụng: Làm cho " tiếng chim" trở nên sinh động, hấp dẫn và gần gũi với người đọc, cho ta biết được sự quan trọng của "tiếng chim" đối với muôn loài.

Chúc bạn học tốt ><

23 tháng 12 2023

Câu 1: Thể thơ lục bát.
Câu 2: Thuộc loại từ "danh từ" (câu này mình không chắc lắm)
Câu 3:
→ Tác dụng: Làm tăng sức gợi hình gợi cảm cho câu thơ, làm cho "tiếng chim" trở nên sinh động hơn. Qua đó thể hiện sự đáng yêu của "tiếng chim"


Xin tick =))

17 tháng 4 2017

- Tác giả đã sử dụng biện pháp nhân hoá để miêu tả tiếng chim buổi sáng (chú ý: Các động từ gợi cho ta nghĩ đến những hoạt động của con ng­ười).

-Biện pháp nhân hoá giúp ta cảm nhận đ­ược tiếng chim buổi sáng có ý nghĩa thật sâu sắc: Tiếng chim không chỉ làm cho sự vật xung quanh trở nên đầy sức sống ( mà còn thôi thúc chúng đem lại những lợi ích thiết thực cho mọi ng­ười đi tìm mật cho đời,làm nên những hạt lúa vàng nuôi sống con ng­ười).)

17 tháng 4 2017

Gợi ý:

Tác giả đã sử dụng biện pháp nhân hoá để miêu tả tiếng chim buổi sáng (chú ý: Các động từ lay, đánh thức gợi cho ta nghĩ đến những hoạt động của con ng­ười).

Biện pháp nhân hoá giúp ta cảm nhận đ­ược tiếng chim buổi sáng có ý nghĩa thật sâu sắc: Tiếng chim không chỉ làm cho sự vật xung quanh trở nên đầy sức sống (lay động lá cành, đánh thức chồi xanh) mà còn thôi thúc chúng đem lại những lợi ích thiết thực cho mọi ng­ười (vỗ cánh bầy ong đi tìm mật cho đời, tha nắng rải đồng vàng thơm- làm nên những hạt lúa vàng nuôi sống con ng­ười).)

Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:Hạt mẩy uốn cong bôngChim ngói bay đầy đồngĐường thôn tiếng cười nởVàng tươi hoa cải ngồngSân kho máy tuốt lúaMở miệng cười ầm ầmThóc mặc áo vàng óngThở hí hóp trên sânThóc gài vàng tóc xanhThóc bay quanh tiếng cườiTrâu ngửi mùi rơm mớiCái chân giậm liên hồi1-xác định phương thức biểu đạt chính và nội dung bài thơ trên2-Tìm các cụm...
Đọc tiếp

Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:

Hạt mẩy uốn cong bông
Chim ngói bay đầy đồng
Đường thôn tiếng cười nở
Vàng tươi hoa cải ngồng

Sân kho máy tuốt lúa
Mở miệng cười ầm ầm
Thóc mặc áo vàng óng
Thở hí hóp trên sân

Thóc gài vàng tóc xanh
Thóc bay quanh tiếng cười
Trâu ngửi mùi rơm mới
Cái chân giậm liên hồi

1-xác định phương thức biểu đạt chính và nội dung bài thơ trên

2-Tìm các cụm động từ có trong câu thơ sau: Trâu ngửi mùi rơm mới 

                                                                         Cái chân giậm liên hồi

3- Xét về câu tạo từ thì từ ầm ầm và hí hóp thuộc loại từ gì? Nếu thay chữ ầm ầm bằng chữ ầm ì thì có được không? Vì sao?

4-Chỉ ra biện pháp tu từ được tác giả sử dụng chủ yếu trong đoạn thơ trên.Và cho biết biện pháp tu từ ấy được tạo ra bằng cách nào.

1
GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
8 tháng 4 2019

1. PTBĐ chính: Biểu cảm (trữ tình)

Nội dung chính: Quang cảnh ngày mùa

2. Cụm động từ:

- Ngửi mùi rơm mới

- Giậm liên hồi

3. Từ láy.

Không. Vì "ầm ầm" diễn tả âm thanh mạnh, dữ dội, nhanh. Còn "ầm ì" diễn tả âm thanh mạnh nhưng chậm, ì ạch.

4. Đoạn thơ chủ yếu sử dụng phép nhân hóa để khiến cảnh tuốt lúa ngày mùa thêm sinh động, tươi vui. Sự vật vô tri trở nên có hồn, có tính cách và tình cảm.

Bài 1: Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:Anh đội viên nhìn Bác […] Anh đội viên mơ màngCàng nhìn lại càng thương Như nằm trong giấc mộngNgười Cha mái tóc bạc Bóng Bác cao lồng lộngĐốt lửa cho anh nằm Ấm hơn ngọn lửa hồng1.Đoạn thơ trên được trích từ tác phẩm nào? Nêu tên tác giả, phương thức biểu đạtvà hoàn cảnh sáng tác?2. Bài thơ em tìm được ở câu 1 kể lại câu chuyện...
Đọc tiếp

Bài 1: Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:
Anh đội viên nhìn Bác […] Anh đội viên mơ màng
Càng nhìn lại càng thương Như nằm trong giấc mộng
Người Cha mái tóc bạc Bóng Bác cao lồng lộng
Đốt lửa cho anh nằm Ấm hơn ngọn lửa hồng
1.Đoạn thơ trên được trích từ tác phẩm nào? Nêu tên tác giả, phương thức biểu đạt
và hoàn cảnh sáng tác?
2. Bài thơ em tìm được ở câu 1 kể lại câu chuyện gì? Câu chuyện được kể qua cái
nhìn của ai? Việc lựa chọn điểm nhìn như vậy có tác dụng gì?
3. Bài thơ kể về hai lần thức dậy của anh đội viên nhìn thấy Bác không ngủ. Diễn
biến tâm trạng của anh đội viên thay đổi như thế nào qua 2 lần thức dậy đó? Tại
sao tác giả không kể về lần thứ hai thức dậy của anh đội viên?
4. Trong đoạn thơ em vừa chép có 2 từ “mơ màng” và “lồng lộng”. Giải nghĩa hai
từ đó? Xét về cấu tạo chúng thuộc kiểu từ loại gì?
5. Chỉ ra và phân tích tác dụng biểu cảm của biện pháp tu từ có trong những khổ
thơ trên.
Bài 2: Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:
Lần thứ ba thức dậy
Anh hốt hoảng giật mình:
Bác vẫn ngồi đinh ninh
Chòm râu im phăng phắc
(Đêm nay Bác không ngủ - Minh Huệ)

1. Chỉ ra những từ láy được sử dụng trong khổ thơ trên và phân tích giá trị biểu
cảm của những từ láy đó.
2. Lần thứ ba thức dậy anh đội viên đã có những cảm nhận sâu sắc hơn về Bác.
Em hãy làm sáng tỏ điều đó ? Việc lặp lại 3 lần câu thơ “Đêm nay Bác không ngủ”
có ý nghĩa gì?
3. Phân tích vẻ đẹp của khổ thơ kết thúc tác phẩm.
4. Viết đoạn văn 7-8 câu nêu cảm nhận của em về hình tượng Bác Hồ qua văn bản
Đêm nay Bác không ngủ của Minh Huệ, trong đoạn có sử dụng 1 phép so sánh và 1
phó từ (gạch chân và chú thích rõ)

 

1
20 tháng 4 2020

cx3tcxr3gfc

21 tháng 3 2021

ko hiểu

PHẦN I: ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏiCả nhà đi họcĐưa con đến lớp mỗi ngàyNhư con mẹ cũng "thưa thầy", "chào cô"Chiều qua bố đón tình cờCon nghe bố cũng "chào cô", "thưa thầy"...Cả nhà đi học, vui thay!Hèn chi điểm xấu, buồn lây cả nhàHèn chi mười điểm hôm quaNhà mình như thể được... ba điểm mười.(Cao Xuân Sơn)Câu 1 (1,0 điểm): Xác định thể thơ...
Đọc tiếp

PHẦN I: ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)

Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi

Cả nhà đi học

Đưa con đến lớp mỗi ngày
Như con mẹ cũng "thưa thầy", "chào cô"
Chiều qua bố đón tình cờ
Con nghe bố cũng "chào cô", "thưa thầy"...

Cả nhà đi học, vui thay!
Hèn chi điểm xấu, buồn lây cả nhà
Hèn chi mười điểm hôm qua
Nhà mình như thể được... ba điểm mười.

(Cao Xuân Sơn)

Câu 1 (1,0 điểm): Xác định thể thơ của bài thơ trên.

Câu 2 (1,0 điểm): Em bé trong bài thơ reo lên: “Cả nhà đi học, vui thay!” vì phát hiện ra điều gì?

Câu 3 (2,0 điểm): Hãy chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ có trong hai câu thơ đầu bài thơ.

Câu 4 (2,0 điểm):Qua khổ thơ thứ hai trong bài thơ trên, em cảm nhận được niềm vui đi học của cả nhà như thế nào?

PHẦN II: TẠO LẬP VĂN BẢN (14,0 điểm)

Câu 1 (4,0 điểm):

Từ việc hiểu nội dung bài thơ phần đọc hiểu ở trên, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) miêu tả hình ảnh mẹ hoặc bố khi em được điểm tốt.

Câu 2 (10,0 điểm): Cho bài thơ sau:

Đàn chim se sẻ
Hót trên cánh đồng
Bạn ơi biết không
Hè về rồi đó

Chiều nay bạn gió
Mang nồm về đây
Ôi mới đẹp thay!
Phượng hồng mở mắt

Dòng sông trong vắt
Trườn lên bãi xa
Một chuyến đò qua
Mang theo lũ bướm


Cánh diều bay lượn
Thênh thang lúa đồng
Bạn ơi thích không?
Hè về rồi đó

(Nguyễn Lãm Thắng, Hè về)

Dựa vào ý bài thơ trên và tên của bài thơ, kết hợp với trí tưởng tượng của mình, em hãy viết thành một bài văn miêu tả.

0
Bài 1: Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:Anh đội viên nhìn Bác […] Anh đội viên mơ màngCàng nhìn lại càng thương Như nằm trong giấc mộngNgười Cha mái tóc bạc Bóng Bác cao lồng lộngĐốt lửa cho anh nằm Ấm hơn ngọn lửa hồng1.Đoạn thơ trên được trích từ tác phẩm nào? Nêu tên tác giả, phương thức biểu đạtvà hoàn cảnh sáng tác?2. Bài thơ em tìm được ở câu 1 kể lại câu chuyện...
Đọc tiếp

Bài 1: Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:
Anh đội viên nhìn Bác […] Anh đội viên mơ màng
Càng nhìn lại càng thương Như nằm trong giấc mộng
Người Cha mái tóc bạc Bóng Bác cao lồng lộng
Đốt lửa cho anh nằm Ấm hơn ngọn lửa hồng
1.Đoạn thơ trên được trích từ tác phẩm nào? Nêu tên tác giả, phương thức biểu đạt
và hoàn cảnh sáng tác?
2. Bài thơ em tìm được ở câu 1 kể lại câu chuyện gì? Câu chuyện được kể qua cái
nhìn của ai? Việc lựa chọn điểm nhìn như vậy có tác dụng gì?
3. Bài thơ kể về hai lần thức dậy của anh đội viên nhìn thấy Bác không ngủ. Diễn
biến tâm trạng của anh đội viên thay đổi như thế nào qua 2 lần thức dậy đó? Tại
sao tác giả không kể về lần thứ hai thức dậy của anh đội viên?
4. Trong đoạn thơ em vừa chép có 2 từ “mơ màng” và “lồng lộng”. Giải nghĩa hai
từ đó? Xét về cấu tạo chúng thuộc kiểu từ loại gì?
5. Chỉ ra và phân tích tác dụng biểu cảm của biện pháp tu từ có trong những khổ
thơ trên.
Bài 2: Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:
Lần thứ ba thức dậy
Anh hốt hoảng giật mình:
Bác vẫn ngồi đinh ninh
Chòm râu im phăng phắc
(Đêm nay Bác không ngủ - Minh Huệ)

1. Chỉ ra những từ láy được sử dụng trong khổ thơ trên và phân tích giá trị biểu
cảm của những từ láy đó.
2. Lần thứ ba thức dậy anh đội viên đã có những cảm nhận sâu sắc hơn về Bác.
Em hãy làm sáng tỏ điều đó ? Việc lặp lại 3 lần câu thơ “Đêm nay Bác không ngủ”
có ý nghĩa gì?
3. Phân tích vẻ đẹp của khổ thơ kết thúc tác phẩm.
4. Viết đoạn văn 7-8 câu nêu cảm nhận của em về hình tượng Bác Hồ qua văn bản
Đêm nay Bác không ngủ của Minh Huệ, trong đoạn có sử dụng 1 phép so sánh và 1
phó từ (gạch chân và chú thích rõ)

0
27 tháng 8 2017

1:

a) NHân hóa+ Điệp ngữ" Tiếng chim"

b)

Tác giả đã sử dụng biện pháp nhân hoá để miêu tả tiếng chim buổi sáng (chú ý: Các động từ lay, đánh thức gợi cho ta nghĩ đến những hoạt động của con ng­ười)

Biện pháp nhân hoá giúp ta cảm nhận đ­ược tiếng chim buổi sáng có ý nghĩa thật sâu sắc: Tiếng chim không chỉ làm cho sự vật xung quanh trở nên đầy sức sống (lay động lá cành, đánh thức chồi xanh) mà còn thôi thúc chúng đem lại những lợi ích thiết thực cho mọi ng­ười (vỗ cánh bầy ong đi tìm mật cho đời, tha nắng rải đồng vàng thơm- làm nên những hạt lúa vàng nuôi sống con ng­ười).)

Điệp ngữ "Tiếng chim": muốn nhấn mạnh nhũng việc làm của chim.

27 tháng 8 2017

2) Gợi ý:

Bền bỉ cùng thời gian,hơn cả thời gian và không gian chính là lòng mẹ yêu con.Biết bao trưa nư thế mẹ ngồi đưa võng quạt ru con ngủ.Có ai đếm được chăng?Vậy mà mẹ chẳng hề mệt mỏi mỗi khi đêm về lại thức trông giấc ngủ cho con:
Những ngoi sao thức ngoài kia
chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con
đêm nay con ngủ giấc tròn
Mẹ là ngon gió của con suốt đời.
Phép nhân hoá ngôi sao-"thức" làm cho hình ảnh thơ trở nên đẹp lung linh,phép so sánh ko ngang bằng đã nâng hình ảnh bà mẹ tảo tần khuya sớm lam lũ lên thật cao quý đẹp đẽ hơn cả những vì tinh tuý,và cũng bất tử .Cách nói ẩn dụ "giấc tròn" ko phải chỉ là giấc ngủ của con ,cuộc đời con luôn có mẹ theo sát bên nâng bước con đi,che chở cho con,dành tất thảy yêu thương.Lòng mẹ thật bao la,tình mẹ thật rộng lớn...
Ko có những lời thơ nhẹ nhàng và sâu lắng như "Mẹ" chắc hẳn lời ru dần mai một cho đến một ngày người ta chỉ còn nghe thấy nó trong viện bảo tàng những lớp kỷ niệm của những người đi trước.Nếu nghe bản nhạc này vào 1 trưa hè oi bức,trên tay phe phẩy quạt nan và thiu thiu bên hiên nhà trên chiếc võng nhỏ,ta sẽ bé lại,chỉ 1 lúc thôi,để thấy cuộc sống này đậm chất sử thi về tình mẹ,về 1 cuộc sống ấm êm ta lớn lên bằng lời ru...
Hơn 1 lần nhình lại,ai cũng có 1 người mẹ,và mẹ tôi chỉ có 1 trên đời...
..."Mẹ đã nâng con dậy"..