K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

5 tháng 3 2020

@Mạc Hy:

- Một mặt người bằng mười mặt của.

a, Ý nghĩa: Câu tục ngữ đã nói lên giá trị của con người. Của là công sức của con người làm ra bằng mồ hôi nước mắt nên cũng quý nhưng hơn cả vẫn là con người. 

b, Chúng ta phải biết quý trọng bản thân mình. 

c, Người là vàng, của là ngãi.

- Đói cho sạch, rách cho thơm.

a, Ý nghĩa: Khi có lâm vào tình cảnh hoạn nạn, khó khăn thì cũng phải gữ lấy lòng tự trọng của mình, không làm điều xấu.

b, Khuyên nhủ k nên làm điều xấu ngay cả khi mình khốn khó nhất.

c, Giấy rách phải giữ lấy lề.

28 tháng 3 2020

a) các phép tu từ được sử dụng : từ trái nghĩa, điệp ngữ, so sánh

b) nghĩa : dù sống trong bất kì hoàn cảnh nào, con người ta cũng không được đánh mất đi giá trị của bản thân, không được vì đồng tiền mà tha hoá nhân cách đạo đức. Đó là lẽ sống !

c) Giấy rách phải giữ lấy lề

Chết vinh còn hơn sống nhục

Chết trong còn hơn sống đục

Chết đứng còn hơn sống quỳ

        #shin

7 tháng 11 2021

Nghèo thì phải trung thc ko nên đi ăn cấp

29 tháng 1 2019

đói thì phải tắm cho sạch, quần áo rách cũng phải giặt cho thơm

29 tháng 1 2019

a/Vế thứ nhất “Đói cho sạch” muốn nhắn nhủ với chúng ta rằng dù rơi vào hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn, cơm không có ăn thì cũng phải ăn uống cho sạch sẽ, không ăn uống mất vệ sinh. Như vậy vừa đảm bảo sức khỏe, vừa tạo thành thói quen về sau. Còn về tầng nghĩa chìm của vế này “đói” chính là chỉ sự nghèo khó, thiếu thốn còn “sạch” ở đây đã có hiện tượng chuyển nghĩa, không phải sạch theo ý nghĩa thông thường nữa. “Sạch” còn mang ý nghĩa chỉ tâm hồn, chỉ tấm lòng, chỉ cách suy nghĩ trong sáng, lành mạnh, không vướng đục.

Vế thứ hai của câu nói “Rách cho thơm” ý chỉ dù rách nát, quần áo không lành lặn thì cũng không được để bẩn, phải để chúng luôn thơm tho, để người khác nhìn vào không kì thị và không chỉ trọ. Chúng ta vẫn thấy rất nhiều người nghèo đói, quần áo không có mặc nhưng họ vẫn luôn giữ được sự thơm tho, sạch sẽ. Ý thứ hai của từ “thơm” cũng như từ “sạch”. Ý chỉ những điều trong sáng, đúng đắn, luôn giữ đúng đạo nghĩa, không khiến cho tâm hồn phải bận tâm suy nghĩ nhiều.

Câu tục ngữ khuyên con người ta dù phải rơi vào thiếu thốn đến cùng cực thì hãy luôn giữ tấm lòng mình được thanh sạch, không bị những thứ xấu dụ dỗ, không bị những điều không nên lôi kéo vào. Bởi rằng nó sẽ tạo thành thói quen, thành một con đường không tốt về sau mà mọi người cứ mặc định bước vào.

Khi chúng ta giữ được sự trong sáng của tâm hồn thì cuộc sống thiếu thốn vật chất nhưng niềm vui và sự thanh thản trong tâm hồn vẫn luôn hiện hiển trong đôi mắt thánh thiện ấy.

c/ “Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”

30 tháng 1 2019

a,nghĩa: 

  • nghĩa đen:đói thì phải ăn uống cho sạch sẽ ,rách phải thơm tho
  • nghĩa bóng:dù nghèo khổ thiếu thốn phải sống  trong sạch

b,câu có nội dung tương tự:

giấy rách phải giữ lấy lề

30 tháng 1 2019

a) nội dung: câu tục ngữ nói về hình ảnh không làm điều ác hay điều trái với lẽ phải, coi trọng danh dự của chính mình

b)chết vinh còn hơn sống nhục

24 tháng 3 2022

a. Không phải vì nó không rút gọn thành phần nào của câu.

b. nội dung ý nghĩa : khẳng định, đề cao giá trị , giá trị con người là thứ vô cùng quý giá, vượt qua mọi vật 

c. Người làm ra của chứ của không làm ra người.

Người ta là hoa đất

Người sống hơn đống vàng 

17 tháng 2 2022

Tục ngữ về con người và xã hội