K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

16 tháng 11 2018

a)Trong cuốc sống hàng ngày , đôi khi chúng ta vẫn còn gặp những hinệ tượng con cái bất hiếu , vô lễ zới cha mẹ . Những hành vi vô đạo đức đó đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến truyền thống đạo đức của dân tộc , xúc pạhm đế tỳh mẫu tữ thiêng liêg. Để khuyên răng , giáo duc họ về đạo làm con , ông cha ta từ xưa đã có 1 bài ca dao rất nỗi tiếng mà ko 1 ng` VN nào mà ko thuộc:
(chép lại câu đók)
2/Công cha nghĩa mẹ thật là to lớn và vô tận biết bao ! Sự to lớn của công cha được ca ngợi , được so sánh với hình ãnh cao vời vợi của núi Thái Sơn - một ngọn núi cao nổi tiếng ỡ TQ , mà ngày xưa trong thơ văn , các nhà văn nhà thơ thường mượn hình ảnh này để nói lên các lớn lao của sự vật .Và nước trong nguồn là dòng nước chảy không bao giờ cạn là hình ảnh được dùng để thể hiện sự vô tận , vô cùng bao la của nghĩa mẹ .Ca ngợi công lao vừa to lớn , vừa bất tận của cha mẹ , bài ca dao muốn nhắc nhở mọi người về bổn phận làm con , đạo làm con phãi thờ mẹ kính cha , phải cho tròn chữ hiếu .Đạo là đường lối phải theo cho phù hợp với luân lý xã hội .Hiếu là lòng kính yêu của con cái đối với cha mẹ .Thờ . kính là sự yêu mến , sự tôn trọng và chăm lo một cách tôn kính .Toàn bài ca dao đã phản ánh một vấn đề đạo đức là làm con pgải có hiếu với cha mẹ .Đó là hành vi đạo đức được bao đời ca ngợi .
Tại sao con cái phải có hiếu với cha mẹ ?Đó chính là vì cái công lao sinh thành , dưỡng dục của cho mẹ đối với con cái .Không có cây thì không có quả , không có người sinh thành thì không có bản thân mỗi người chúng ta .Công đức sinh thành của cha mẹ ta thật không gìsánh bằng .Biết ơn cha mẹ trước tiên và sâu xa nhất là biết đến công ơn này . Cha mẹ ầ người sinh ra ta , đồng thời cha mẹ cũng là người có công nuôi dạy ta bao năm tháng , từ một đứa trẻ ngây thơ trở thành một trang thiếu niên có hiểu biết . Cơm ăn,áo mặc hằng ngày , thuốc thang chữa trị khi ta đau ốm và biết bao vật dụng cho ta , tất cã đều do công sức lao động gian nan, vất vả và tấm lòng bao la của cha mẹ .Ta hiểu biết điều hay lẽ phải , biết cách cư xử trong gia đình , trong xã hội cũng là nhờ công lao dạy bảo , giáo dục của cha mẹ ,Rồi ta được đi học mở mang kiến thức , cũng là nhờ công lao và tình thương của cha mẹ. Thật đúng là cha mẹ nuôi con bằng trời bằng bể .Để đáp lại sự sinh thành và dưỡng dục ấy , đạo làm con phải giữ tròn chữ hiếu .Đó chính là đền đáp xứng đáng của người con đối với cha mẹ .Và đây cũng là một tiêu chuẩn đạo đức của con người trong xã hội , trong cuộc sống .
Ngoài ra , câu ca dao còn rất đúng vì nó là một giá trị đạo đức to lớn , đem lại nhiều lợi ích trong cuộc sống , nhất là nó không bị phai mờ mà còn tồn tại cho đến ngày hôm sau .Trong kho tàng văn học dân gian VN , chúng ta vẫn còn gặp những câu tục ngữ mang ý nghĩa tương tự :
Công cha như núi ngất trời
Nghĩa mẹ như nước ngời ngời biển Đông
Những lí lẽ và dẫn chứng trên đã một lần nữa khẳng định sự đúng đắn của câu ca dao trên , khẳng định đó cũng chính là một chân lí của cuộc sống , một cơ sở đạo đức của xã hội , của con người .
Tuy nhiên , hiếu với cha mẹ đồng thời phải hiếu với nhân dân như Bác Hồ đã dạy :Trung với Đảng , hiếu với dân .Một người con có hiếu với cha mẹ còn phải là một người con của nhân dân .Khi Tổ quốc và nhân dân yêu cầu , người con có hiếu đó vẫn có thể tạm gác viễc nuôi dưỡng chăm sóc cha mẹ để lo việc dân việc nước .Trong trường hợp đó , hiếu với dân cũng là hiếu thảo với cha mẹ .Biết bao nhiêu chiến sĩ cách mạng đã phải gác lại tình cha nghĩa mẹ để dấn thân vào cuộc đấu tranh một mất một còn với kẻ thù mà lòng vẫn canh cánh rằng chữ hiêú vẫn chưa tròn . Họ không phụng dưỡng được cha mẹ lúc tuổi già nhưng vẫn một lòng thờ mẹ kính cha , họ vẫn là người con chí hiếu .
Vậy chúng ta phải hiếu với cha mẹ như như thế nào ? Người con có hiếu là người yêu thương kính trọng cha mẹ , vâng lời cha mẹ , biết tuân thao những lời chỉ bảo đúng đắn của cha mẹ .Người con có hiếu phải biết làm cho cha mẹ vui lòng bằng cách chăm chỉ học tập , bằng những lời nói và việc làm có đạo đức như đi thưa , về trình và luôn giúp đỡ cha mẹ trong công việc gia đình .Nhất là khi cha mẹ già yếu , ốm đau , người con càng phải hết lòng chăm sóc , phụng dưỡng với tất cả tình cảm quý trọng của mình .Hành động hiếu thảo này chính là lời khuyên mang ý nghĩa sâu sắc của bài ca cao .
Với lòng hiếu thẻo đó đã giúp cho gia đình đầm ấm , hạnh phúc .Người con hiếu thảo trong gia đình và đồng thời cũng trở thành trò giỏi trong nhà trường , một công dân tốt , biết làm tròn nghĩa vụ , giúp ích cho nước nhà , tạo cho xã hội ngày càng phát triển .Đó cũng chính là một kết quả . Một tác dụng to lớn mà chúng ta phải thừa kế và càng phát huy lòng hiếu thảo để cho truyền thống tốt đẹp này được tồn tại mãi mãi .
3/KB:
Bài ca dao vừa là lời ca ngợi một đạo lí tốt đẹp của dân tộc , vừa là lời khuyên bảo thật cao quý .Giá trị to lớn của bài ca dao là một nghệ thuật độc đáo.

b)Việt Nam chúng ta được biết đến với truyền thống hiếu học và tôn sư trọng đạo. Có rất nhiều câu ca dao, tục ngữ nói về những truyền thống đó như : "Bán tự vi sư, nhất tự vi sư", "Không thầy đố mày làm nên"… Nhưng câu ca dao mà đa số mọi người dân đều biết là

"Muốn sang thì bắt cầu Kiều
Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy"
Ấy vậy mà giá trị của câu ca dao đã bị mai một dần trong quá trình phát triển của con người, tại sao vậy?
Câu ca dao trên rất phổ biến trong cộng đồng những người làm công tác giáo dục. Nó mang ý nghĩa động viên to lớn cho họ rằng họ-những con người đào tạo ra lớp trẻ tài năng cho đất nước. Bản đầy đủ hơn của câu ca dao này là :
"Bồng bồng mẹ bế con sang
Đò dọc quan cấm, đò ngang không chèo.
Muốn sang thì bắc Cầu Kiều
Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy"
Ở câu trên, câu ca dao là một lời ru nói lên những ngậm ngùi của người mẹ đối với đứa con. Mẹ bồng con đi dọc trên bờ sông vắng để tìm một chuyến đò qua sông, thế nhưng lại không có. "Đò dọc quan cấm, đò ngang không chèo" thì làm sao qua được. Qua câu sau, ta thấy rõ được "biện pháp" của người mẹ, tức là phải xây cầu để qua. Và khi đó, trong lời ru của người mẹ đã thấy được hình ảnh người thầy : "Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy". Từ xưa, quan niệm học tốt gắng liền với hình ảnh ông giáo-tiền thân của giáo viên sau này. Cha mẹ ai muốn con mình học giỏi đều mang biếu ông giáo gói xôi, con gà chỉ mong ông dạy con mình cái chữ cái câu.
Bây giờ xã hội đang ngày càng phát triển, sự tiên tiến của công nghệ thông tin khiến cho học sinh, sinh viên và cả phụ huynh tiếp xúc nhiều với nền văn hóa của các nước khác. Vì thế nên họ đã dần lãng quên hình ảnh người thầy luôn tận tụy giúp đem con chữ đến cho những đứa học trò của mình. Họ mải mê chạy theo những xu hướng hiện nay như tư tưởng tự học ở nhà, tự học bằng internet nhưng họ nào biết muốn giỏi thì cần phải có người chỉ dẫn, hướng cách học theo một con đường đúng.
Và điều điển hình trong việc xem nhẹ nghề giáo của nước ta đó là lương. Nghề giáo là một nghề đào tạo nhân tài cho đất nước trong tương lai nhưng lại với mức lương ít ỏi dưới ba triệu. Còn đối với những nước phát triển, nghề nhà giáo luôn được xem trọng và được hưởng mức lương hằng tháng từ 50.000 USD đến 70.000USD.
Vấn đề là tầng lớp học sinh hiện nay đang dần bị cuốn theo những trào lưu của nước ngoài như chơi game, xem phim bạo lực , văn hóa phẩm đồi trụy 18+… Nhưng thường những thói quen đó sẽ dẫn đến hậu quả xấu như bỏ học chơi game, đánh giáo viên, xem nhẹ việc học…Tuy nhiên phần lỗi không hoàn toàn thuộc về học sinh mà phụ huynh cũng cần có trách nhiệm trong việc quản lí việc học và việc chơi của con em mình, cần hướng chúng theo một con đường đúng đắn, và việc đầu tiên phải làm là dạy cho chúng biết tôn trọng và yêu thương thầy cô.
Tóm lại, nghề nhà giáo cần được giữ vững và phát huy hơn nữa. Học sinh và phụ huynh cũng cần có ý thức trong việc " Yêu lấy thầy". Hơn thế nữa, bản thân những người giáo viên cần phải khắc phục những khuyết điểm của mình, nâng cao chất lượng dạy học để học sinh có hứng thú trong việc học tập hơn. Có thế thì câu ca dao
"Muốn sang thì bắt cầu Kiều
Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy"
mới còn nguyên bản chất thật của nó là truyền thống hiếu học và tôn sư trọng đạo của người Việt ta. c)Uống nước nhớ nguồn là một câu tục ngữ đã trở nên quen thuộc với người Việt Nam bao đời nay. Dưới hình thức rất đỗi giản dị, câu tục ngữ này là bài giáo dục về nhân cách làm người của cha ông ta, thể hiện sâu sắc truyền thống đạo lí của người Việt Nam: luôn luôn trân trọng, biết ơn người đi trước.

Theo nghĩa đen, “nguồn” là nơi bất đầu cùa dòng nước. Theo nghĩa bóng, “nguồn” là ẩn dụ chỉ công lao tạo lập nên những thành quả của con người đi trước dành cho các thế hệ sau. “Nước có nguồn” nên “uống nước” hiểu theo nghĩa bóng là thừa hưởng thành quả mà người đi trước, thế hệ trước để lại. Câu tục ngữ mượn mối quan hệ khăng khít giữa “nguồn” và “nước” trong tự nhiên để nói với chúng ta một cách thấm thía về triết lí sống: Khi hưởng thụ một thành quả nào đó, người ta phải nhớ ơn và đền ơn xứng đáng những người đã đem lại thành quả mà mình đang được hưởng.

Triết lí sống “uống nước nhớ nguồn” là hoàn toàn đúng đắn. Lẽ thường, khi hưởng thụ một thành quả, người ta thường quên đi sự khó nhọc của những người đã làm nên thành quả ấy. Chính vì thế, người lao động xưa đã chọn thời điểm “bưng bát cơm đầy” thời điểm của sự hưởng thụ - để cất lên tiếng nhắn nhủ thật thấm thía:

“Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần”.

Thì ra cái “dẻo thơm” của giờ phút hưởng thụ lại bắt nguồn từ giọt mồ hôi của:

“Cày đồng đang buổi ban trưa

Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày”.

Mở rộng ra, mọi thành quả mà chúng ta có được hôm nay đều có nguồn gốc từ công sức của bao người. Đất nước Việt Nam hôm nay là thành quả của tổ tiên ta suốt mấy ngàn năm dựng nước và giữ nước, ta lớn lên trong bao sự tích: sự tích bánh chưng, bánh giầy, sự tích tre đằng ngà với chiến công của người anh hùng làng Gióng, sự tích trầu cau, sự tích hòn Trống Mái... Mọi thứ quanh ta: trang sách, ngòi bút, con đường đến trường, hàng cây bên đường, bài giảng của thầy có... tất cả đều ẩn chứa một sự tích, nguồn gốc đều là kết tinh từ công sức của bao người. Bản thân sự trưởng thành của mỗi chúng ta cũng nhờ thầy cô, cha mẹ.

Như vậy, trong cuộc sống, không có ,thành quả nào mà không có công lao của một ai đó tạo nên. Chính vì thế, trong kho tàng tục ngữ Việt Nam luôn có những lời thấm thía nhắc nhở ta về lòng biết ơn với người nghệ sĩ và công lao của những người đi trước:

Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.

Và:

Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.

Hoặc:

Không thầy đố mày làm nên.

Triết lí sống “uống nước nhớ nguồn” đã hóa thân thành những lập tục đẹp đẽ của người Việt Nam. Biết ơn các vua Hùng dựng nước, dân ta có ngày giỗ Tổ Hùng Vương. Biết ơn các thương binh, liệt sĩ đã đổ xương máu để giữ hòa bình, chúng ta có ngày 27-7. Triết lí sống “uống nước nhớ nguồn" đã trở thành bản lĩnh sống, là một nét nhân cách đẹp đẽ. Nguyền Trãi ăn "lộc" vua nhưng lại tâm niệm “đền ơn kẻ cấy cày”. Trần Đăng Khoa biết từ những khó nhọc của cha mẹ để thấy rõ hơn trách nhiệm của mình:

“Áo mẹ mưa bạc màu

Đầu mẹ nắng cháy tóc

Mẹ ngày đêm khó nhọc

Con chưa ngoan chưa ngoan”

(Khi mẹ vắng nhà)

Trong thực tế, không phải không có những kẻ vô ơn, thậm chí quay lưng phản bội lại những người đã có công lao đối với mình. Đó là những kẻ ích kỉ, giả dốì, như nhân vật Lí Thông trong truyện cổ tích “Thạch Sanh”. Những kẻ vô ơn đó bị xã hội khinh ghét và sớm muộn cũng sẽ phải trả giá cho sự vô ơn của mình.

Dạy cho con người lòng biết ơn, câu tục ngữ “uổng nước nhớ nguồn” có một giá trị nhân văn đẹp đẽ. Lòng biết ơn khiến con người biết sống thủy chung, ân nghĩa. Nhờ lòng biết ơn mà các thế hệ kết nối với nhau bởi tình người. Lòng biết ơn khi hóa thân thành hành động cụ thể là động lực đề giữ gìn, xây dựng cuộc sống ngày một đẹp hơn. Bác Hồ nói: “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. Câu nói ấy đã thể hiện cao nhất hành động “nhớ nguồn”. “Nhớ nguồn” là phải giữ gìn, bảo vệ thành quả của những người đi trước, khiến nó trở nên phóng phú, đẹp đẽ hơn. Chúng ta là thành quả của cha mẹ, thầy cô. Đến lượt mình, chúng ta phải đi xa hơn nữa, vươn tới những chân trời mới. Có như thế mới thật sự đền đáp công ơn dưỡng dục, sinh thành của thầy cô, cha mẹ. “Nhớ nguồn”, ở đây cũng đồng thời là lối sống có trách nhiệm, vị tha. Biết vì thế hệ sau - đó là biểu hiện đẹp nhất của “nhớ nguồn”. Có như thế, chúng ta chẳng những tỏ lòng biết ơn mà còn xứng đáng với nhân cách, tấm lòng của thế hệ đi trước. Một điều rất quan trọng nữa là phải biết tự tạo lập cho mình những thành quả cho thế hệ sau.

“Uống nước nhớ nguồn” là đạo lí làm người được đúc kết từ bao đời nay. Đó cũng là “nguồn nước” trong trẻo mà cha ông ta đã bao đời gạn đục, khơi trong để truyền lại cho chúng ta hôm nay. Chúng ta phải biết giữ gìn “nguồn nước" ấy và biến nó thành hiện thực trong nhân cách sống và lối sống của mỗi con người. Đối với học sinh chúng ta, phấn đấu trở thành con ngoan, trò giỏi là cách đền ơn thiết thực nhất với công lao của cha mẹ, thầy cô và xã hội.

16 tháng 12 2016

1: Nói công lao khó nhọc của cha mẹ nuôi dạy con cái. Dạy cho ta lời khôn lẽ phải lo lắng theo dõi khi ta đi đâu, dựa theo tính takhuyên răn ta, che chở, giữ gìn cho ta.
2: Nói lên vai trò quan trọng dạy dỗ của người
thầy. Bất cứ điều gì cũng phải học để kiến thức, kinh nghiệm. Khuyên nhủ ta hễ đồng bào thì nên đoàn kết,hợp tác,chặt chẽ.

1 tháng 4 2022

A

1 tháng 4 2022

thi mè cj;vvv

23 tháng 12 2016

Các bn giúp mình với mai mình nộp rồi.Nhanh nhé.Thank mọi người

 

23 tháng 12 2016

Phẩm chất lịch sự ,tế nhị

Hiểu biết :Không nên nói xấu người khác , nói năng thô tục

 

Câu 1 : Tại sao nói sức khỏe là vốn quý của con người. Muốn có sức khỏe tốt thì chúng ta cầm phải làm gì.Câu 3 : Thế nào là tiết kiệm và em đã làm gì để hưởng ứng cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về thực hành tiết kiệmCâu 4 : Thế nào là lễ độ. Em hiểu như thế nào là lễ " Tiên học lễ, hậu học văn ".Câu 6 : Biết ơn là gì ? Nêu 2 câu ca dao...
Đọc tiếp

Câu 1 : Tại sao nói sức khỏe là vốn quý của con người. Muốn có sức khỏe tốt thì chúng ta cầm phải làm gì.

Câu 3 : Thế nào là tiết kiệm và em đã làm gì để hưởng ứng cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về thực hành tiết kiệm

Câu 4 : Thế nào là lễ độ. Em hiểu như thế nào là lễ " Tiên học lễ, hậu học văn ".

Câu 6 : Biết ơn là gì ? Nêu 2 câu ca dao về tục ngữ nói về biết ơn

Câu 7: Hãy cho biết thiên nhiên bao gồm những gì . Nêu tầm quan trọng của thiên nhiên đối với cuộc sống của con người. Em sẽ làm gì đẻ thể hiện tình yêu thiên nhiên, sống hòa hợp với thiên nhiên

Câu 9 : Nêu những biểu hiện của lịch sự , tế nhị . Vì sao nói lịch sự , tế nhị rất cần thiết tròn cuộc sống

Câu 10 : Nêu khái niệm về tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể và xã hội.

6
13 tháng 12 2016

Các bạn cố gắng giúp tớ với. Thank các cậu nhiều lắm!

 

13 tháng 12 2016

Câu 1 : Tại sao nói sức khỏe là vốn quý của con người. Muốn có sức khỏe tốt thì chúng ta cầm phải làm gì.

- Nói sức khỏe là vốn quý của con người vì sức khỏe là tài sản vô giá, không có gì quý hơn. Có sức khỏe là có tất cả, sức khỏe giúp chúng ta học tập, lao động có hiệu quả cao và sống lạc quan, yêu đời, vui vẻ.

- Muốn có sức khỏe tốt chúng ta phải:

+ Tích cực phòng bệnh

+ Khi mắc bệnh, phải chữa cho khỏi bệnh

Câu 1 : Tại sao nói sức khỏe là vốn quý của con người. Muốn có sức khỏe tốt thì chúng ta cầm phải làm gì.Câu 2 Siêng năng, kiên trì là gì ? Hãy nêu ý nghĩa.Câu 3 : Thế nào là tiết kiệm và em đã làm gì để hưởng ứng cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về thực hành tiết kiệmCâu 4 : Thế nào là lễ độ. Em hiểu như thế nào là lễ " Tiên học lễ, hậu...
Đọc tiếp

Câu 1 : Tại sao nói sức khỏe là vốn quý của con người. Muốn có sức khỏe tốt thì chúng ta cầm phải làm gì.

Câu 2 Siêng năng, kiên trì là gì ? Hãy nêu ý nghĩa.

Câu 3 : Thế nào là tiết kiệm và em đã làm gì để hưởng ứng cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về thực hành tiết kiệm

Câu 4 : Thế nào là lễ độ. Em hiểu như thế nào là lễ " Tiên học lễ, hậu học văn ".

Câu 5: Thế nào là tôn trọng kỉ luật

Câu 6 : Biết ơn là gì ? Nêu 2 câu ca dao về tục ngữ nói về biết ơn

Câu 7: Hãy cho biết thiên nhiên bao gồm những gì . Nêu tầm quan trọng của thiên nhiên đối với cuộc sống của con người. Em sẽ làm gì đẻ thể hiện tình yêu thiên nhiên, sống hòa hợp với thiên nhiên

Câu 8 : Nêu những biểu hiện cuộc sống chan hòa với mọi người

Câu 9 : Nêu những biểu hiện của lịch sự , tế nhị . Vì sao nói lịch sự , tế nhị rất cần thiết tròn cuộc sống

Câu 10 : Nêu khái niệm về tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể và xã hội.

3
13 tháng 12 2016

Câu 1 : Tại sao nói sức khỏe là vốn quý của con người. Muốn có sức khỏe tốt thì chúng ta cầm phải làm gì ?

- Sức khỏe là vốn quý của con người vì sức khỏe không gì thay thế được . Nên chúng ta cần phải giữ gìn , tự chăm sóc và rèn luyện để có một sức khỏe tốt

Câu 2 Siêng năng, kiên trì là gì ? Hãy nêu ý nghĩa.

- Siêng năng : Siêng năng là làm việc một cách miệt mài , cần cù , tự giác , làm việc thường xuyên đều đặn không tiếc công sức

- Kiên trì : Kiên trì là quyết tâm làm đến cùng , không bỏ dở giữa chừng dù khó khăn hay trở ngại .

- Ý nghĩa của siêng năng , kiên trì : Siêng năng kiên trì là đức tính cần thiết của mỗi con người , giúp chúng ta thành công trong công việc cũng như trong cuộc sống .

Câu 3 : Thế nào là tiết kiệm và em đã làm gì để hưởng ứng cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về thực hành tiết kiệm

- Tiết kiệm là biết sử dụng một cách hơp lí của cải vật chất , thời gian , sức lực của mình và của người khác .

- em đã làm những việc để hưởng ứng cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về thực hành tiết kiệm là :

+ Không xài hoang phí

+ Dành dụm tiền để làm những việc có ích

+ Không mua những thứ mà mình không cần

Câu 4 : Thế nào là lễ độ. Em hiểu như thế nào là lễ " Tiên học lễ, hậu học văn

- Lễ độ là cách cư xử đúng mực của mình khi giao tiếp với người khác

- Theo cách nghĩ của em " Tiên học lễ , hậu học văn " là : Đầu tiên phải học lễ phép , lễ độ trước , sau đó mới học văn hóa

Câu 5: Thế nào là tôn trọng kỉ luật

- Tôn trọng kỉ luật là tự giác chấp hành những quy định chung của tập thể hay của tổ chức xã hội ở mọi lúc , mọi nơi . Tôn trọng kỉ luật còn thể hiện ở mọi sự phân công của tập thể như lớp học , cơ quan , doanh nghiệp ,...

Câu 6 : Biết ơn là gì ? Nêu 2 câu ca dao về tục ngữ nói về biết ơn

- Biết ơn là sự bày tỏ thái độ trân trọng , tình cảm và những việc làm đền ơn đáp nghĩa đối với những người đã giúp đỡ mình , với những người có công với dân tộc , đất nước

- 2 câu ca dao nói về sự biết ơn là :

1. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

Ăn gạo nhớ kẻ đâm , xay , giần , sàng

2. Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Một lòng thờ mẹ kính cha

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con

 

Câu 7: Hãy cho biết thiên nhiên bao gồm những gì . Nêu tầm quan trọng của thiên nhiên đối với cuộc sống của con người. Em sẽ làm gì đẻ thể hiện tình yêu thiên nhiên, sống hòa hợp với thiên nhiên

- Thiên nhiên bao gồm : Đất , không khí , bầu trời , sông , suối , biển , núi , đồi , động - thực vật ,...

- tầm quan trọng của thiên nhiên đối với đời sống con người là :

Thiên nhiên có vai trò rất quan trọng đối với tất cả con người cũng như tất cả những sinh vật sống trên trái đất. Và nếu chúng ta biết khai thác, sử dụng hợp lí cũng như bảo tồn, giữ gìn thiên nhiên thì nó sẽ trở thành một trong những tài sản quý giá nhất của con người chúng ta.
 

Câu 8 : Nêu những biểu hiện cuộc sống chan hòa với mọi người

- Những biểu hiện cuộc sống chan hòa với mọi người là : sống gần gũi , vui vẻ , không tách biệt với mọi người

Câu 9 : Nêu những biểu hiện của lịch sự , tế nhị . Vì sao nói lịch sự , tế nhị rất cần thiết trong cuộc sống

- Lịch sự tế nhị thể hiện ở thái độ , lời nói , hành vi giao tiếp ( nhã nhặn , từ tốn )

- Lịch sự , tế nhị rất cần thiết trong cuộc sống vì đó là biểu của người có văn hóa , có đạo đức , được mọi người quý mến , giúp đỡ và góp phần xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người , giúp bản thân dễ hòa hợp , cộng tác với mọi người

Câu 10 : Nêu khái niệm về tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể và xã hội.

- Tích cực : Luôn cố gắng , vượt khó , hăng say , kiên trì học tập , làm việc và rèn luyện .

- Tự giác : Tự giác là chủ động làm việc không cần ai kiểm tra , nhắc nhở

11 tháng 12 2016

ai còn on k?

1/ Thế nào là truyền thống gia đình, dòng họ? Kể tên các truyền thống gia đình, dòng họ mà em biết? Truyền thống gia đình dòng họ mang lại điều gì cho mỗi chúng ta? Chúng ta phải làm gì để giữ gìn phát huy các truyền thống đó?2/ Hãy nêu 5 biểu hiện của yêu thương con người và 5 biểu hiện chưa yêu thương con người? Tình yêu thương con người có giá trị như thế nào trong đời sống?3/...
Đọc tiếp

1/ Thế nào là truyền thống gia đình, dòng họ? Kể tên các truyền thống gia đình, dòng họ mà em biết? Truyền thống gia đình dòng họ mang lại điều gì cho mỗi chúng ta? Chúng ta phải làm gì để giữ gìn phát huy các truyền thống đó?

2/ Hãy nêu 5 biểu hiện của yêu thương con người và 5 biểu hiện chưa yêu thương con người? Tình yêu thương con người có giá trị như thế nào trong đời sống?

3/ Tính siêng năng, kiên trì được biểu hiện như thế nào trong học tập, lao động và trong đời sống? Siêng năng kiên trì có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi cá nhân và xã hội?

Câu 2. Tình huống: ( làm bài)

1/TH1:Trong đợt hưởng ứng lời kêu gọi “Toàn dân đoàn kết ra sức phòng, chống dịch bệnh covid-19” của mặt trận Tổ quốc. ở thôn Mai, mọi người ủng hộ rất nhiều tiền mặt và nhu yếu phẩm. Riêng nhà Mai có hoàn cảnh khó khăn nên chỉ đóng góp được ít rau xanh( do mẹ Mai trồng được). Một số bạn thấy thế liền chỉ trích và cho rằng gia đình Mai không biết yêu thương và giúp đỡ người khác.

a, Em có nhận xét gì về việc làm của Mai.

b, theo em, ý kiến của các bạn Mai có đúng không? Vì sao?

2/TH2:Trong khu tập thể, bác Thu là một người khoẻ mạnh và tốt bụng. Nhưng trong một lần bị tai nạn giao thông, bác bị thương ở chân và từ đó bác phải đi tập tễnh. Một số trẻ con trong khu tập thể thường chế giễu, nhại dáng đi của bác và gọi bác là "bà chấm phẩy".

Câu hỏi :

1/ Em suy nghĩ gì về hành vi của một số bạn nhỏ trong khu tập thể của bác Thu?

2/ Em sẽ góp ý cho các bạn ấy như thế nào ?

3/TH3: An có thói quen ngồi vào bàn học bài lúc 7 giờ tối, mỗi môn học An đều học bài và làm bài đầy đủ. Nhưng để có được việc làm bài đầy đủ ấy thì khi gặp bài khó, bạn thường ngại suy nghĩ và giở sách giải bài tập ra chép cho nhanh. Một lần sang nhà bạn học nhóm, các bạn rất ngỡ ngàng khi thấy An làm bài nhanh và rất chính xác, các bạn xúm lại hỏi An cách giải thì bạn trả lời: “À, khó quá, nghĩ mãi không được nên tớ chép ở sách giải bài tập cho nhanh. Các cậu cũng lấy mà chép, khỏi mất công suy nghĩ”.

Câu hỏi :Nếu em là bạn thân của An, em sẽ khuyên bạn như thế nào ?

4/TH4:Tình huống: Giờ ra chơi, trong khi Tân đang mải đứng đá cầu ngoài sân trường thì có hai em học sinh lớp 6 chơi đuổi nhau, không may xô mạnh vào người Tân, khiến Tân bị ngã khá đau và quả cầu thì rơi xuống cống thoát nước.

Theo em, bạn Tân nên ứng xử như thế nào trong tình huống này để thể hiện tình yêu thương con người?

1
22 tháng 10 2021

Dài vậy sao trả lời hết hả bạn, cho từng câu thôi chứ

29 tháng 12 2021

My father alway in the moring give me to school to learn . Mom and Dad alway trust at me . So with that I am good at study . In my family  , My mom do housework and go work at a company in 234567 . Then my father not either , He work for me for we family . They love me then I love them too. We have a happy family together . Good luck !

This text is my family So any question ask me So I can answer for u Bye

7 tháng 12 2016

^^ câu này hay nè ^^

Lời nói chẳng mất tiền mua ^^

Lựa lời mà nói cho chừa mặt nhau ^^

Đã chữi phải chữi thật đau ^^

Chửi mà hiền quá còn lâu nó chừa ^^

Chửi đúng, không được chửi bừa ^^

Chửi cha mẹ nó, không thừa một ai^^

Khi chửi, chửi lớn mới oai^^

Chửi hay là phải chửi dài, chửi lâu^^

Chửi đi, chửi lại mới ngầu^^

Chửi nhiều cho nó nhức đầu, đau tai^^

Chửi xong nhớ nói bai bai^^

Phóng nhanh kẻo bị ăn chai vào mồm^^

7 tháng 12 2016

oaoa

Mấy thanh niên thế kỷ 21 ơi, mọi người đã thi học kì chưa?? Còn em thi rồi em có đề GDCD nè ai chưa thi thì vào tham khảo nha!!!I trắc nghiệm:Câu 1: ( 0,5 điểm ). Hành vi nào sau đây thể hiện tính tiết kiệm?a. Mỗi học kỳ Lan đều thay 3 bộ sách giáo khoa cho mới.b. Trước khi ra khỏi nhà bao giờ Nam cũng tắt điện.c. Cầu thang nhà không tối nhưng Hoàng cứ để điện cho sáng.d. MỖi học kỳ HÒa...
Đọc tiếp

Mấy thanh niên thế kỷ 21 ơi, mọi người đã thi học kì chưa?? Còn em thi rồi em có đề GDCD nè ai chưa thi thì vào tham khảo nha!!!

I trắc nghiệm:

Câu 1: ( 0,5 điểm ). Hành vi nào sau đây thể hiện tính tiết kiệm?

a. Mỗi học kỳ Lan đều thay 3 bộ sách giáo khoa cho mới.

b. Trước khi ra khỏi nhà bao giờ Nam cũng tắt điện.

c. Cầu thang nhà không tối nhưng Hoàng cứ để điện cho sáng.

d. MỖi học kỳ HÒa đều đòi mẹ mua cho cặp mới.

Câu 2: ( 0,5 điểm ). Việc làm nào dưới đây là siêng năng, kiên trì?

a. Đến phiên trực nhật lớp, Hà toàn nhờ bạn làm hộ.

b. Gặp bài toán khó, Bích không làm.

c. Thanh muốn học giỏi môn TOán nên ngày nào cũng làm thêm bài tập.

d. CHưa làm xong bài tập, Long đã đi chơi.

Câu 3: ( 0,5 điểm ). Hành vi thể hiện tôn trọng kỉ luật là:

a. Đi xe vượt đèn đỏ. c. Đi học đúng giờ

b. Đọc báo trong giờ học. d. Đá bóng dưới lòng đường.

Câu 4: ( 0,5 điểm ). Hành vi, thái độ thể hiện lễ độ là:

a. Đi xin phép, về chào hỏi. c. NGắt lời người khác.

b. Nói leo trong giờ học. d. NÓi trống không.

Câu 5: ( 1,0 điểm )

Xác định sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh thần trong các biểu hiện sau:

1. Có khả năng chịu đựng được những điều kiện khắc nghiệt của môi trường, thể lực tốt, dẻo dai, nhanh nhẹn.

2. LUôn vui vẻ, thanh thản, suy nghĩ lạc quan, yêu đời, quan niệm sống lành mạnh, có đạo đức, sống thăng bằng và hài hòa giữa lí trí và tình cảm.

3. Cơ thể cân đối, không béo phì hoặc còi xương, suy dinh dưỡng, cơ thể có khả năng chống đỡ các yếu tố gây bệnh.

4. Bình an trong tâm hồn, biết cách chấp nhận và đương đầu với những căng thẳng trong cuộc sống.

II Tự luận:

Câu 1: ( 3,0 điểm )

a, THế nào là siêng năng, kiên trì?

b, Để là người siêng năng kiên trì trong cuộc sống, em cần phải làm gì?

3
20 tháng 12 2016

Lý thuyết ít quá nhỉ ????????????????????????icon-chat

21 tháng 12 2016

KHông phải đâu nhìu lắm nhưng mình chưa có thời gian đăng thêm nha mấy bạn!!!