Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo
1.
2.
- Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc, phân bố rộng khắp trên cả nước:
+ Việt Nam có 2360 con sông có chiều dài dài trên 10km.
+ 93% các sông nhỏ và ngắn. Một số sông lớn là: sông Hồng, sông Mê Công,…
- Sông ngòi nước ta chảy theo hai hướng chính là tây bắc - đông nam (sông Hồng, sông Thái Bình, sông Đà,...) và hướng vòng cung (sông Thương, sông Lục Nam,…); một số sông chảy theo hướng tây - đông.
- Chế độ dòng chảy của sông ngòi nước ta có hai mùa rất rõ rệt: mùa lũ và mùa cạn. Trung bình lượng nước trong mùa lũ chiếm 70 - 80% lượng nước cả năm.
- Sông ngòi nước ta có nhiều nước (hơn 800 tỉ m3/ năm) và lượng phù sa khá lớn (khoảng 200 triệu tấn/năm).
#Tham_khảo:
- Nước ta có 9 hệ thống sông lớn là: Hồng, Thái Bình, Kỳ Cùng - Bằng Giang, Mã, Cả, Thu Bồn, Ba (Đà Rằng), Đồng Nai và Cửu Long.
- Chế độ nước của hệ thống sông Hồng:
+ Là hệ thống sông lớn nhất ở phía bắc nước ta, chảy theo hướng tây bắc - đông nam.
+ Toàn bộ hệ thống sông có trên 600 phụ lưu, trong đó có hai phụ lưu chính là sông Đà và sông Lô.
+ Ở vùng đồng bằng, sông Hồng có nhiều chi lưu kết nối với hệ thống sông Thái Bình trước khi đổ ra biển.
+ Chế độ dòng chảy khá đơn giản với mùa lũ dài khoảng 5 tháng, tập trung tới 75 - 80% tổng lượng nước cả năm. Do mùa lũ xảy ra đồng thời giữa sông chính và các phụ lưu nên lũ thường lên nhanh.
- Chế độ nước của hệ thống sông Thu Bồn:
+ Là hệ thống sống lớn ở duyên hải miền Trung nước ta.
+ Toàn bộ hệ thống sông có hơn 80 phụ lưu chảy theo các hướng khác nhau, nhưng đoạn dòng chảy chính ở hạ lưu khi đổ ra biển có hướng tây - đông.
+ Mùa lũ thường kéo dài khoảng 3 tháng vào thu - đông nhưng tập trung khoảng 65% tổng lượng nước cả năm.
+ Do độ dốc địa hình lớn, hình dạng sông và chế độ mưa phân mùa mạnh mẽ nên sông thường xảy ra lũ lớn, lũ lên nhanh và rút nhanh.
- Chế độ nước của hệ thống sông Cửu Long:
+ Là phần dòng chảy thuộc hạ lưu hệ thống sông Mê Công.
+ Hệ thống sông Mê Công có rất nhiều phụ lưu (trong đó có hơn 280 phụ lưu trên lãnh thổ nước ta). Khi chảy về lãnh thổ Việt Nam, sông chia thành hai nhánh chính là sông Tiền và sông Hậu.
+ Chế độ nước đơn giản và khá điều hòa, mùa lũ dài khoảng 5 tháng, chiếm 75 - 80% tổng lượng nước cả năm.
+ Do sông có diện tích lưu vực lớn, độ dốc nhỏ nên lũ thường lên chậm và rút chậm. Tuy nhiên, hệ thống sông Cửu Long chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của biển, đặc biệt là trong mùa cạn.
Tham khảo
Giai đoạn | Diễn biến chính | Tên nhân vật tiêu biểu |
1858 - 1873 | - Tháng 9/1858, thực dân Pháp tấn công Đà Nẵng, quân dân Việt Nam kháng cự quyết liệt khiến Pháp bị giam chân suốt 5 tháng trên bán đảo Sơn Trà. - Tháng 2/1859, thực dân Pháp tấn công Gia Định, vấp phải sự kháng cự quyết liệt của nhân dân. - Tháng 2/1861, Pháp tấn công Đại đồn Chí Hòa, sau đó mở rộng đánh chiếm Gia Định. - Tháng 2/1862, Pháp đánh chiếm các tỉnh: Định Tường, Biên Hòa, Vĩnh Long. - Tháng 6/1862, Pháp kí với nhà Nguyễn bản Hiệp ước Nhâm Tuất. Phong trào kháng chiến ở Nam Kì sôi nổi. - Tháng 6/1867, Pháp đánh chiếm 3 tỉnh Tây Nam Kì. - Từ 1867 - 1873, thực dân Pháp củng cố bộ máy cai trị ở Nam Kì. | - Nguyễn Tri Phương - Trương Định - Nguyễn Trung Trực - Nguyễn Hữu Huân - Nguyễn Đình Chiểu - ...
|
1873 - 1884 | - Tháng 11/1873, Pháp tấn công Bắc kì lần thứ nhất, cuộc kháng chiến của nhân dân Bắc Kì sôi nổi. - Năm 1874, thực dân Pháp kí với nhà Nguyễn bản Hiệp ước Nhâm Tuất. - Tháng 1882, Pháp tấn công Bắc kì lần thứ hai, cuộc kháng chiến của nhân dân Bắc Kì sôi nổi. - Năm 1883, Pháp tấn công cửa biển Thuận An, nhà Nguyễn kí với Pháp Hiệp ước Hác-măng. - Năm 1884, nhà Nguyễn kí với Pháp bản Hiệp ước Pa-tơ-nốt. Pháp cơ bản hoàn thành quá trình xâm lược Việt Nam. | - Nguyễn Tri Phương - Hoàng Diệu - Lưu Vĩnh Phúc |
Trong các thế kỉ XVI - XVIII, đất nước diễn ra nhiều biến động chính trị lớn, tuy nhiên, nhân dân Đại Việt vẫn đạt được nhiều thành tựu trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa và tôn giáo.
Họ tên | Thành phần xã hội | Nội dung đề nghị cải cách |
Nguyễn Trường Tộ | Sĩ phu yêu nước, tiến bộ (ông là người theo Công giáo) | Chấn chỉnh bộ máy quan lại, phát triển nông nghiệp, công thương nghiệp và tài chính, chỉnh đốn võ bị, mở rộng ngoại giao, cải tổ giáo dục. |
Trần Đình Túc; Nguyễn Huy Tế; Đinh Văn Điền | Quan lại, sĩ phu yêu nước, tiến bộ. | Mộ dân khai khẩn đất hoang; Mở các cơ sở buôn bán ở cửa biển Trà Lí (Nam Định); Khai mỏ, đóng tàu, chấn chỉnh quốc phòng. |
Phạm Phú Thứ | Quan lại trong triều đình nhà Nguyễn | Chấn chỉnh võ bị, hậu dưỡng quan binh; Mở cửa thông thương và đặt lãnh sự tại Hương Cảng để giao thiệp với nước ngoài. |
Nguyễn Lộ Trạch | Sĩ phu yêu nước, tiến bộ | Chấn hưng dân khí, khai thông dân trí, bảo vệ đất nước. |
Tham khảo
Lĩnh vực | Thành tựu |
Kĩ thuật | - Lĩnh vực luyện kim: phương pháp luyện gang thành sắt, phương pháp luyện sắt thành thép,… - Lĩnh vực giao thông vận tải: tàu thuỷ của R, Phơn-tơn… - Lĩnh vực nông nghiệp: máy thu hoạch lúa mì… - Lĩnh vực quân sự: đại bác, súng trường,... - Lĩnh vực thông tin liên lạc: máy điện thoại,… |
Khoa học tự nhiên | - Năm 1859, Sác-lơ Đác-uyn công bố thuyết tiến hóa; - Năm 1860, G. Men-đen công bố các nghiên cứu về di truyền. - Năm 1869, Đ.I.Men-đê-lê-ép công bố Bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học. - Năm 1898, Pi-e Quy-ri, Ma-ri Quy-ri tìm ra năng lượng phóng xạ. |
Khoa học xã hội và hành vi | - Tâm lý học với hai nhà tiên phong là I. Páp-lốp và S. Phroi. - Học thuyết chủ nghĩa xã hội khoa học của C.Mác, Ph.Ăng-ghen |
Văn học | - Các tác phẩm tiêu biểu: Đông Gioăng của Lo Bai-rơn; Tấn trò đời của Ban-dắc; vở kịch thơ Phao của G. Gớt; Những người khốn khổ của Vích-to Huy-gô; Chiến tranh và hoà bình của Lép Tôn-xtôi,… |
Nghệ thuật | - Xuất hiện các nhà soạn nhạc thiên tài: V.A.Mô-da, L.Bét-tôven, Trai-cốp-xki,… - Trường phái hội họa Ấn tượng ra đời. |
Tham khảo
Sông Hồng
Sông Thu Bồn
Sông Mê Công
Mùa lũ
Tháng 6 - 10
Tháng 10 - 12
Tháng 7 - 11
Mùa cạn
Tháng 11 - 5
Tháng 1 - 9
Tháng 12 - 6