Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
A: hạt vàng
a: hạt xanh
+ P tc: hạt vàng x hạt xanh
AA x aa
F1: 100% Aa: hạt vàng
+ F1 x F1: hạt vàng x hạt vàng
Aa x Aa
F2: 1AA : 2Aa : 1aa
KH: 3 hạt vàng : 1 hạt xanh
+ F2 tự thụ
- AA x AA \(\rightarrow\) F3: 100% AA: hạt vàng
- Aa x Aa \(\rightarrow\) F3: 1AA : 2Aa : 1aa KH: 3 hạt vàng : 1 hạt xanh
- aa x aa \(\rightarrow\) F3: 100% aa : hạt xanh
Câu 1: Ta có: Khi lai bố mẹ khác nhau về 1 cặp tính trạng thuần chủng tương phản thì F1 đồng tính trạng của bố hoặc mẹ, F2 có tỉ lệ kiểu hình 3 trội : 1 lặn
Vì hạt vàng trội hơn hạt xanh nên F2 có tỉ lệ kiểu hình 3 hạt vàng: 1 hạt xanh
Chọn A
Câu 2: vì đậu Hà Lan có đặc điểm tự thụ phấn cao thuận lợi để tạo dòng thuần
Chọn C
Câu 3: Cặp tính trạng tương phản là hai trạng thái biểu hiện trái ngược nhau của cùng 1 loại tính trạng
Chọn B
Bài 1: Sơ đồ lai từ P đến F2
Tính trạng hạt gạo đục trội hoàn toàn so với tính trạng hạt gạo trong
- Qui ước:
A: hạt gạo đục
a: hạt gạo trong.
- Kiểu gen của P: Giống lúa thuần chủng hạt gạo đục mang kiểu gen AA, giống lúa có hạt gạo trong mang kiểu gen aa.
Sơ đồ lai:
P: AA (hạt đục) x aa (hạt trong)
GP: A a
F1: Aa (100% hạt đục)
F1: Aa (hạt đục) x Aa (hạt đục)
GF1: A,a A,a
F2: 1AA: 2Aa: 1aa
Kiểu hình: 73 hạt gạo đục, 1 hạt gạo trong
Bài 2: Gen B quy định mắt lồi trội hoàn toàn so với gen b quy định mắt dẹt
Mắt lồi: BB, Bb
Mắt dẹt: bb
Ta thấy F1 có tỷ lệ mắt lồi/ mắt dẹt = 1:1
=> Kiểu gen của con đực mắt lồi trong phép lai là: Aa
Sơ đồ lai:
P: Aa (con đực, mắt lồi) x aa (con cái, mắt dẹt)
G: A,a a
F1: 1Aa:1aa (1 mắt lồi: 1 mắt dẹt)
Vì cho lai hạt xanh x hạt vàng thu dc toàn hạt vàng
=>. hạt vàng THT so với hạt xanh
quy ước gen;A hạt vàng a hạt xanh
kiểu gen: AA hạt vàng aa hạt xanh
P: AA( hạt vàng) x aa( hạt xanh)
GP A a
F1 Aa( 100% hạt vàng)
F1xF1 Aa( hạt vàng) x Aa( hạt vàng)
GF1 A,a A,a
F2; 1AA:1Aa:1aa
kiểu hình:3 hạt vàng:1 hạt xanh
Dễ thấy kiểu hình 9 trơn vàng : 3 vàng nhăn : 3 xanh trơn : 1 xanh nhăn
Quy ước : Đậu vàng A ; => Đậu lục a
Đậu trơn B ; đậu nhăn b
Vì đậu thuần chủng => đậu vàng,trơn : AABB
đậu xanh,nhăn : aabb
Sơ đồ lai : P : AABB x aabb
GP AB ; ab
F1 100% AaBb
=> F1 : 100% vàng ; trơn
Sơ đồ lai F1 x F1 : AaBb x AaBb
GF1 : AB ; Ab ; aB ; ab AB ; Ab ; aB ; ab
F2 ABAB : AABb : AaBB : AaBb : AABb : AAbb : AaBb : Aabb : AaBB : AaBb : aaBB : aaBb : AaBb : Aabb : aaBb : aabb
=> Kiểu hình 9 vàng trơn : 3 vàng nhăn ; 3 xanh trơn ; 1 xanh nhăn
Xét tỉ lệ kiểu hình ở F2 ta có:
630 hạt trơn vàng: 214 hạt nhăn vàng: 216 hạt trơn lục: 70 hạt nhăn lục ≈9 hạt trơn vàng: 3 hạt nhăn vàng: 3 hạt trơn lục:1 hạt nhăn lục
Xét riêng từng cặp tính trạng:
+)Hạt trơn:Hạt nhăn =\((630+216):(214+70)≈3:1\)
⇒ Hạt trơn là tính trạng trội
Quy ước gen:
A: Hạt trơn a: Hạt nhăn
⇒ Kiểu gen :F1: \(Aa×Aa (1)\)
+) Hạt vàng: Hạt lục =\((630+214):(216+70)≈3:1\)
⇒ Hạt vàng là tính trạng trội
Quy ước gen:
B: Hạt vàng b: Hạt lục
⇒ Kiểu gen :F1: \(Bb×Bb (2)\)
Xét chung hai cặp tính trạng có:
\((3:1)(3:1)=9:3:3:1\) ( Giống tỉ lệ kiểu hình ở F2)
⇒ Hai cặp tính trạng di truyền độc lập
Từ (1) và (2)
⇒F1: \(AaBb\) (hạt trơn vàng) × \(AaBb\) ( Hạt trơn vàng) (Đây là phép lai giữa hai câyF1)
⇒ Kiểu gen :\(Pt/c:\) AABB ( hạt trơn vàng) × aabb ( Hạt nhăn lục)
Sơ đồ lai:
\(Pt/c:\) AABB ( hạt trơn vàng) × aabb ( Hạt nhăn lục)
G: ABAB abab
F1: AaBb
Kiểu gen: 100%AaBb
Kiểu hình: 100% hạt trơn vàng
F1×F1: AaBb( hạt trơn vàng) × aBb ( Hạt trơn vàng)
G: AB;Ab;aB;abAB;Ab;aB;ab AB;Ab;aB;abAB;Ab;aB;ab
F2:AABB:AABb:AaBB:AaBb:AaBb:AAbb:AaBb:Aabb:AaBB:AaBb:aaBB:aaBb:AaBb:Aabb:aaBb:aabbAABB:AABb:AaBB:AaBb:AaBb:AAbb:AaBb:Aabb:AaBB:AaBb:aaBB:aaBb:AaBb:Aabb:aaBb:aabb
Kiểu gen:1AABB:2AABb:4AaBb:2AaBB:2aaBb:2Aabb:1AAbb:1aaBB:1aabb1AABB:2AABb:4AaBb:2AaBB:2aaBb:2Aabb:1AAbb:1aaBB:1aabb
Kiểu hình: 99 hạt trơn vàng: 33 hạt nhăn vàng: 33 hạt trơn lục: 11 hạt nhăn lục
+ Ptc: hoa đỏ, hạt vàng x hoa trắng, hạt xanh
F1: 100% hoa đỏ, hạt vàng
Suy ra tính trạng hoa đỏ là tính trạng trội hoàn toàn so với tính trạng hoa trắng và tính trạng hạt vàng là tính trạng trội hoàn toan so với tính trạng hoa xanh
+ Quy ước: A: hoa đỏ, a: hoa trắng
B: hạt vàng, b: hạt xanh
+ Ptc: hoa đỏ, hạt vàng x hoa trắng, hạt xanh
AABB x aabb
F1: 100% AaBb : hoa đỏ, hạt vàng
+ F1 x F1: AaBb x AaBb
KG: 1AABB : 2AABb : 1AAbb : 2AaBB : 4AaBb : 2Aabb : 1aaBB : 2aaBb : 1aabb
9A_B_ : 3A_bb : 3aaB_ : 1aabb
KH: 9 đỏ, vàng : 3 đỏ, xanh : 3 trắng, vàng : 1 trắng, xanh
Cây hạt vàng không thuần chủng có KG là:Aa Cây hạt xanh có KG là:aa Ta có sơ đồ lai:
P: Aa × aa
F1: Aa : aa
Cho F1 tự thụ phấn ta có 2 SĐL sau:
Aa×Aa: đời con có 75% hạt vàng và 25% hạt xanh
aa×aa: đời con có 100% hạt xanh
Ta có tỉ lệ KH ở đời con
Hạt vàng=\(\dfrac{75\%}{2}=37,5\%\)
Hạt xanh=\(\dfrac{25\%+100\%}{2}=62,5\%\)
cho mình hỏi tại sao bước cuối lại chia cho 2 vậy ạ