Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
a)
- Các nước đế quốc thiệt hại nặng nề về kinh tế, biến động về chính trị xã hội.
- Phong trào đấu tranh của nhân dân lao động diễn ra rầm rộ.
- Một số nước tiến hành cải cách để thoát khỏi khủng hoảng.
- Một số nước phát xít hóa chế độ.
b)
- Đời sống nhân dân các nước Á, Phi, Mỹ la-tinh trở nên khổ cực.
- Phong trào đấu tranh tại các nước này dâng cao, các Đảng dân tộc ngày càng phát triển.
- Nhật Bản quân phiệt hóa bộ máy, tiến hành chiến tranh xâm lược.
c)
- Nước Đức kích động chủ nghĩa thù hận, chủ nghĩa phục thù.
- Trực tiếp phát động chiến tranh.
Để thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933, Chính phủ Nhật Bản đã lựa chọn giải pháp
A. quân phiệt hoá bộ máy chính quyền, đẩy mạnh chiến tranh xâm lược.
biện php :
* Mĩ – Anh – Pháp:
- Tiến hành cải cách kinh tế - xã hội.
- Nguyên nhân: có nhiều thuộc địa, thị trường; truyền thống dân chủ tư sản.
- Tiêu biểu: “Chính sách mới” của Mĩ.
* Đức – Italia - Nhật Bản:
- Tiến hành phát xít hóa bộ máy nhà nước.
- Nguyên nhân: không có hoặc có ít thuộc địa; thiếu vốn, nguyên liệu, thị trường tiêu thụ; là những quốc gia có truyền thống quân phiệt hiếu chiến.
Tham khảo
a) Nguyên nhân cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 đến 1933
Cuộc đại khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 bắt nguồn từ các nước tư bản với sự chạy đua sản xuất hàng loạt hàng hóa số lượng lớn, mong đạt lợi luận khổng lồ. Từ đó, người dân không tiêu thụ hết dẫn tới thừa ế hàng hóa tràn lan. Tạo nên sự mất cân bằng về cung cầu, tiền mất giá, kinh tế đi xuống trầm trọng. Đồng thời làm các mối quan hệ giữa các nước xấu đi, nhiều mâu thuẫn và tranh chấp quyền lợi.
Về bản chất, cuộc khủng hoảng này xảy ra bởi các nước tư bản chạy theo lợi nhuận, vì thế sản xuất hàng hóa một cách ồ ạt. Tuy nhiên, sức mua của người dân lại giảm sút vì quần chúng quá nghèo khổ. Đây được xem là cuộc khủng hoảng sản xuất thừa. Trái ngược với cuộc khủng hoảng 1919 – 1924 được xem là cuộc khủng hoảng thiếu.
Cuộc khủng hoảng này đã phản ánh chính xác những mâu thuẫn sâu sắc trong nội bộ phe đế quốc cũng như những căn bệnh của chủ nghĩa tư bản. Đây cũng là những điều mà hệ thống Véc-xai Oa-sinh-tơn không thể giải quyết nổi.
b) - Chính sách đối nội đối ngoại của nước Đức trong những năm 1933-1939: tăng cường các hoạt động chuẩn bị chiến tranh. Tháng 10/1933, Đức rút khỏi Hội quốc liên để tự do hành động. Năm 1935, Hít le ban hành lệnh Tổng động viên, tuyên bố thành lập đội quân thường trực và bắt đầu triển khai các hoạt động quân sự ở châu Âu. Đến năm 1938, nước Đức trở thành trại lính khổng lồ, chuẩn bị tiến hành các kế hoạch gây chiến tranh xâm lược.
c)
+ Quá trình quân phiệt hóa diễn ra thông qua việc quân phiệt hóa bộ máy nhà nước và tiến hành chiến tranh xâm lược thuộc địa.
+ Do có sẵn chế độ chuyên chế Thiên hoàng nên quá trình quân phiệt hoá bộ máy nhà nước diễn ra thông qua sự chuyển đổi từ nền dân chủ tư sản đại nghị sang chế độ chuyên chế độc tài phát xít. Quá trình này kéo dài trong suốt thập kỉ 30.
- Cùng với việc quân phiệt hóa nhà nước là việc đẩy mạnh chiến tranh xâm lược.
+ Năm 1931, Nhật đánh chiếm vùng Đông Bắc Trung Quốc, biến đây thành bàn đạp để tấn công châu Á.
+ Nhật Bản thực sự trở thành lò lửa chiến tranh ở châu Á và trên thế giới.
d)
Chính sách mới của Tổng thống Ru-đơ-ven là một hệ thống các chính sách, biện pháp của Nhà nước trên các lĩnh vực kinh tế - tài chính và chính trị - xã hội.
- Về kinh tế - tài chính:
+ Nhà nước can thiệp tích cực vào đời sống kinh tế.
+ Phục hồi sự phát triển của kinh tế thông qua các đạo luật về ngân hàng, phục hưng công nghiệp, điều chỉnh nông nghiệp.
- Về chính trị - xã hội:
+ Chính phủ thực hiện các biện pháp giải quyết nạn thất nghiệp như: cứu trợ người thất nghiệp, tạo thêm nhiều việc làm mới,…
+ Xoa dịu mâu thuẫn giai cấp.
=> Kết quả:
- Chính sách mới đã giúp nền kinh tế được phục hồi và tiếp tục tăng trưởng, thu nhập quốc dân tăng. Giải quyết nạn thất nghiệp, xoa diệu mâu thuẫn xã hội, chế độ dân chủ tư sản vẫn được duy trì.
Đáp án: B
Giải thích: Mục…3 bài 11….Trang…62...SGK Lịch sử 11 cơ bản
Khủng hoảng kinh tế đã đe dọa nghiêm trọng sự tồn tại của chủ nghĩa tư bản. Để cứu vãn tình thế, các nước tư bản buộc phải xem xét lại con đường phát triển của mình. Trong khi các nước Mĩ, Anh, Pháp tiến hành những cải cách kinh tế-xã hội để khắc phục hậu quả của cuộc khủng hoảng và đổi mới quá trình quản lí, tổ chức sản xuất thì các nước Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản lại tìm kiếm lối thoát bằng những hình thức thống trị mới. Đó là việc thiết lập các chế độ độc tài phát xít-nền chuyên chính khủng bố công khai của những thế lực phản động nhất, hiếu chiến nhất.
Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản là những nước không có hoặc có ít thuộc địa, ngày càng thiếu vốn, thiếu nguyên liệu và thị trường, đã đi theo con đường phát xít hóa chế độ chính trị để cứu vãn tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng của mình. Quan hệ giữa các cường quốc tư bản chuyển biến ngày càng phức tạp. Sự hình thành hai khối đế quốc đối lập : Một bên là Mĩ, Anh, Pháp với một bên là Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản và cuộc chạy đua vũ trang ráo riết đã báo hiệu nguy cơ của một cuộc chiến tranh thế giới mới.
- Khủng hoảng kinh tế đã đe doạ nghiêm trọng sự tồn tại của chủ nghĩa tư bản, các nước Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản tìm kiếm lối thoát bằng những hình thức thống trị mới. Đó là việc thiết lập các chế độ độc tài phát xít – nền chuyên chế khủng bố công khai của những thế lực phản động nhất, hiếu chiến nhất.
- Quan hệ giữa các cường quốc tư bản ngày càng chuyển biến phức tạp. Sự hình thành hai khối đế quốc đối lập: một bên là Mỹ, Anh, Pháp với một bên là Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản và cuộc chạy đua vũ trang ráo riết đã báo hiệu nguy cơ của một cuộc chiến tranh thế giới mới. y ra những hậu quả nghiêm trọng về chính trị, xã hội.
Hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới(1929 – 1933) đối với nước Mĩ rất nghiêm trọng:
* Kinh tế :
- Ảnh hưởng nghiêm trọng các ngành sản xuất công nông và thương nghiệp:
+ sản lượng công nghiệp chỉ còn 53,8% so với năm 1929
+ 40% tổng số ngân hàng phải đóng cửa (10 vạn)
+ 11,5 công ti thương nghiệp, 58 công ti đường sắt bị phá sản
* Chính trị- xã hội:
+ Nạn thất nghiệp, nghèo đói tràn lan, đời sống xã hội gặp nhiều khó khăn
+ Phong trào đấu tranh của các tầng lớp nhân dân lan rộng toàn nước Mĩ
Nếu không có khủng hoảng kinh tế thì chiến tranh thế giới thứ hai vẫn diễn ra vì cuộc khủng hoảng chỉ là một nhân tố phụ để làm cho sự mâu thuẫn giữa các nước đế quốc được đào sâu thêm mà thôi chứ những nhân tố chính khiến xãy ra cuộc chiến tranh thế giới thứ hai này đó là việc mâu thuẫn về quyền lợi,địa vị,thuộc địa,thị trường giữa các nước nước đế quốc không đồng đều.
Chúc bạn học tốt!
Chiến tranh vẫn diễn ra vì nguyên nhân chính gây ra cuộc chiến tranh thế giới là vấn đề thị trường và thuộc địa.Còn nguyên nhân trên chỉ là nguyên nhân sâu xa(nguyên nhân phụ).
Chính sách của Adolf Hitler để đối phó với khủng hoảng kinh tế ở Đức trong những năm 1930 chủ yếu bao gồm các biện pháp sau:
Chương trình công việc công cộng: Hitler đã khởi xướng nhiều dự án xây dựng hạ tầng, như xây dựng đường bộ (Autobahn), nhằm tạo ra việc làm cho người dân và thúc đẩy nền kinh tế.
Quân sự hóa nền kinh tế: Chính phủ Nazi đã gia tăng chi tiêu quân sự, tạo ra hàng triệu việc làm trong ngành công nghiệp quốc phòng và sản xuất vũ khí.
Chính sách tài chính: Chính quyền đã áp dụng các biện pháp kiểm soát tài chính, bao gồm việc tăng thuế và giảm chi tiêu công để ổn định ngân sách.
Chương trình "Kinh tế tự cung tự cấp": Hitler thúc đẩy sự tự cung tự cấp trong nền kinh tế, giảm phụ thuộc vào hàng hóa nhập khẩu và khuyến khích sản xuất nội địa.
Chính sách xã hội: Các chương trình xã hội như "Strength Through Joy" (Kraft durch Freude) đã được triển khai để cải thiện đời sống của người lao động, bao gồm các hoạt động giải trí và du lịch.
Chống lại thất nghiệp: Chính quyền đã thực hiện các biện pháp quyết liệt để giảm tỷ lệ thất nghiệp, bao gồm tuyển dụng vào quân đội và các tổ chức bán quân sự.
Kiểm soát và tuyên truyền: Chính phủ Nazi đã sử dụng tuyên truyền để nâng cao tinh thần dân tộc và tạo ra hình ảnh tích cực về các chính sách kinh tế của mình.
Adolf Hitler đã chuẩn bị cho Chiến tranh Thế giới thứ II thông qua một loạt các chính sách và hành động chiến lược, bao gồm:
Tăng cường quân sự: Hitler đã vi phạm Hiệp ước Versailles bằng cách tái vũ trang Đức, xây dựng quân đội mạnh mẽ và phát triển công nghiệp quốc phòng. Ông đã mở rộng quy mô quân đội, chế tạo vũ khí mới và phát triển các công nghệ quân sự tiên tiến.
Chính sách bành trướng: Hitler theo đuổi chính sách bành trướng lãnh thổ, đặc biệt là ở châu Âu. Ông đã tìm cách mở rộng lãnh thổ Đức bằng cách sáp nhập Áo (Anschluss) vào năm 1938 và chiếm vùng Sudetenland của Tiệp Khắc.
Thành lập khối Phe Trục: Hitler đã thiết lập các liên minh với các quốc gia như Ý (Dưới sự lãnh đạo của Benito Mussolini) và Nhật Bản, tạo thành trục Berlin - Roma - Tokyo. Các liên minh này giúp củng cố sức mạnh của Đức trên trường quốc tế.
Chiến lược Blitzkrieg: Ông phát triển chiến lược chiến tranh chớp nhoáng (Blitzkrieg), kết hợp giữa không quân, xe tăng và bộ binh để tấn công nhanh chóng và hiệu quả, nhằm tiêu diệt đối phương trước khi họ kịp phản ứng.
Tuyên truyền và kiểm soát xã hội: Hitler sử dụng tuyên truyền để xây dựng hình ảnh về một nước Đức hùng mạnh và thống nhất, đồng thời kiểm soát thông tin và đàn áp bất đồng chính kiến để giữ vững quyền lực.
Chuẩn bị cho cuộc chiến tranh toàn cầu: Hitler đã lên kế hoạch cho một cuộc chiến tranh toàn cầu, với mục tiêu không chỉ chiếm lĩnh châu Âu mà còn mở rộng ra các khu vực khác như châu Á và châu Phi.
Chính sách đối ngoại quyết liệt: Ông đã thực hiện nhiều hành động khiêu khích, như chiếm đóng nước Ba Lan vào ngày 1 tháng 9 năm 1939, dẫn đến sự bùng nổ của Chiến tranh Thế giới thứ II khi Anh và Pháp tuyên chiến với Đức.
Những chuẩn bị này đã tạo điều kiện cho Đức Quốc Xã tiến hành chiến tranh một cách mạnh mẽ và nhanh chóng trong giai đoạn đầu của cuộc xung đột.