Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Đoạn thơ đã miêu tả khoảnh khắc giao mùa từ hạ sang thu đầy ấn tượng. Phép điệp từ kết hợp với ẩn dụ chuyển đổi cảm giác "nghe" đã cho thấy cả đất trời, vạn vật đều như đang chuyển mình. Cây cối đều như kết đọng những tinh chất dịu ngọt và cả hương thơm, và cả chất nhựa sống. Phép nhân hóa khiến lúa cũng như một đứa trẻ còn nằm nôi, được "ru" để lớn, để trưởng thành, để "chín". Phép đảo ngữ kết hợp với từ láy "xôn xao" đã nhấn mạnh ấn tượng - đặc trưng của mùa thu - mùa thay lá. Như vậy, chỉ trong một khổ thơ, tác giả như thu vào đó được cả toàn bộ cảnh tượng và làm tường tỏ khoảnh khắc giao mùa. Khúc giao mùa trong khổ thơ hiện lên thật sinh động, thật đẹp.
Nội dung:cảm nhận thiên nhiên trong thời khắc chuyển mùa không chỉ bằng cả trái tim, tâm hồn giao hòa với thiên nhiên.
a. Biện pháp tu từ nhân hoá " tiếng chồi non khe khẽ cựa mình trong ánh sáng".
Tác dụng:
- Khiến hình ảnh chồi bọn trở nên sinh động có hồn như một con người.
- Gây ấn tượng sâu sắc với người đọc.
Biện pháp so sánh " buổi chiều nhẹ như tơ vương"
Tác dụng:
- Gây ấn tượng với người đọc về hình ảnh buổi chiều.
- Khiến người đọc muốn trân trọng buổi chiều hôm ấy.
b. Biện pháp ẩn dụ "trăm năm đành lỗi hẹn hò"
Tác dụng:
- Gây ấn tượng với người đọc
- Cho thấy nỗi xót xa của cặp đôi không thể đến với nhau.
c. Điệp cấu trúc "Mồ hôi đổ xuống..."
Tác dụng:
- Gây ấn tượng sâu sắc với người đọc
- Cho thấy sự vất vả của người nông dân. Để có được đồng ruộng màu mỡ, khu vườn xanh ngắt họ phải trải qua quá trình lão động vất vả không ngừng nghỉ.
1. Đối tượng miêu tả: mưa xuân.
Trình tự miêu tả: trình tự thời gian
2. Biện pháp nhân hóa cho thấy mưa có những đặc điểm hình dáng, tính cách như con người.
3.Mưa xuân mang đến những sức sống mới cho cuộc sống.
Ở bài thơ “Viếng lăng Bác”, cảm xúc và suy nghĩ của nhà thơ Viễn Phương khi đứng trước lăng được diễn tả bằng những hình ảnh thật đẹp, giàu giá trị biểu cảm: “Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng – Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ - Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ - Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân”(1). “Ngày ngày” vốn đã là một từ láy, lại được dùng điệp ngữ nên càng gợi nên cảm giác thời gian như kéo dài vô tận trong khổ thơ, đồng thời cũng khẳng định một chân lí vĩnh hằng – sự vĩ đại của Bác(2). Hình ảnh “mặt trời đi qua trên lăng” là hình ảnh thực – mặt trời của thiên nhiên vũ trụ, tuần hoàn chiếu sáng đem lại sự sống cho muôn loài(3). Còn “mặt trời trong lăng” là một ẩn dụ đầy sáng tạo, độc đáo – đó là hình ảnh của Bác Hồ(4). Thật ra so sánh Bác Hồ với mặt trời đã được các nhà thơ sử dụng từ rất lâu: “Hồ Chí Minh – ánh thái dương tỏa sáng đời đời” ( Lưu Hữu Phước) hay “Người rực rỡ một mặt trời cách mạng – Mà đế quốc là loài dơi hốt hoảng – Đêm tàn bay chập choạng dưới chân Người”(Tố Hữu)(5). Nhưng cái so sánh ngầm Bác Hồ nằm trong lăng rất đỏ trong cái nhìn chiêm ngưỡng hàng ngày của mặt trời tự nhiên( biện pháp nhân hóa “thấy”) là một sáng tạo độc đáo và mới mẻ của Viễn Phương(6).Cách ví đó vừa ca ngợi sự vĩ đại, công lao trời biển của Người đối với các thế hệ con người Việt Nam, vừa bộc lộ rõ niềm tự hào của dân tộc khi có Bác Hồ - có được mặt trời của cách mạng soi đường chỉ lối cũng như ánh sáng của mặt trời thiên nhiên(7).Cùng với hình ảnh “mặt trời ngày ngày đi qua trên lăng” là hình ảnh “Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ - Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân”(8). “Dòng người đi trong thương nhớ” là hình ảnh rất thực, còn câu “Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân” là một ẩn dụ đầy sáng tạo của nhà thơ, thể hiện tấm lòng thành kính vô hạn của nhân dân đối với Bác(9).Dòng người xếp hàng vào lăng viếng Bác được nhà thơ ví như những “tràng hoa”- tấm lòng thơm thảo, lòng kính yêu dâng lên Người – dâng lên “bảy mươi chín mùa xuân” – bảy mươi chín năm Người đã sống, cống hiến cho dân tộc, đã yêu thương hết thảy thiên nhiên và con người (10).
Ở bài thơ “Viếng lăng Bác”, cảm xúc và suy nghĩ của nhà thơ Viễn Phương khi đứng trước lăng được diễn tả bằng những hình ảnh thật đẹp, giàu giá trị biểu cảm: “Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng – Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ ‐ Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ ‐ Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân”﴾1﴿. “Ngày ngày” vốn đã là một từ láy, lại được dùng điệp ngữ nên càng gợi nên cảm giác thời gian như kéo dài vô tận trong khổ thơ, đồng thời cũng khẳng định một chân lí vĩnh hằng – sự vĩ đại của Bác﴾2﴿. Hình ảnh “mặt trời đi qua trên lăng” là hình ảnh thực – mặt trời của thiên nhiên vũ trụ, tuần hoàn chiếu sáng đem lại sự sống cho muôn loài﴾3﴿. Còn “mặt trời trong lăng” là một ẩn dụ đầy sáng tạo, độc đáo – đó là hình ảnh của Bác Hồ﴾4﴿. Thật ra so sánh Bác Hồ với mặt trời đã được các nhà thơ sử dụng từ rất lâu: “Hồ Chí Minh – ánh thái dương tỏa sáng đời đời” ﴾ Lưu Hữu Phước﴿ hay “Người rực rỡ một mặt trời cách mạng – Mà đế quốc là loài dơi hốt hoảng – Đêm tàn bay chập choạng dưới chân Người”﴾Tố Hữu﴿﴾5﴿. Nhưng cái so sánh ngầm Bác Hồ nằm trong lăng rất đỏ trong cái nhìn chiêm ngưỡng hàng ngày của mặt trời tự nhiên﴾ biện pháp nhân hóa “thấy”﴿ là một sáng tạo độc đáo và mới mẻ của Viễn Phương﴾6﴿.Cách ví đó vừa ca ngợi sự vĩ đại, công lao trời biển của Người đối với các thế hệ con người Việt
Đoạn thơ đã sử dụng biện pháp nhân hóa "tiếng thơ đỏ nắng", "mái chèo nghe vọng sông xa", "trăng thở" nhằm nói về cảm nhận của tác giả về cuộc sống và cảnh vật quanh mình, những bài học mà thầy truyền đạt, về những câu chuyện cổ tích mà bà kể,... Phép nhân hóa cho thấy tác giả có trí tưởng tượng rất phong phú và tâm hồn dạt dào tình cảm, tình yêu cuộc sống.
Tác dụng của phép tu từ trong đoạn thơ;
Đoạn thơ sử dụng phép ẩn dụ chuyển đổi cảm giác.
Tác giả đã: “ nghe” thấy những điều không nghe đượcbằng thính : Đó là sự thay đổi tinh tế của thiên nhiên: “ Hương thơm, nhân thơm trong trái nặng”, sự ấm áp của dòng nhựa trong cành cây và cả âm thanh “ Xôn xao cuống lá rụng thay mùa”.
Nhà thơ cảm nhận thiên nhiên trong thời khắc chuyển mùa không chỉ bằng cả trái tim, tâm hồn giao hòa với thiên nhiên.
Phép ẩn dụ đã góp phầnlàm tăng giá trị gợi hình, giá trị biểu cảm sâu sắc cho đoạn thơ.
kb nha