K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Bài 1. Trong bài thơ “Đồng chí”, nhà thơ Chính Hữu có viết:                                             Quê hương anh nước mặn, đồng chua                                             Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá                                            Anh với tôi đôi người xa...
Đọc tiếp

Bài 1. Trong bài thơ “Đồng chí”, nhà thơ Chính Hữu có viết:

                                             Quê hương anh nước mặn, đồng chua

                                             Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá
                                            Anh với tôi đôi người xa lạ
                                            Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau
                                           Súng bên súng đầu sát bên đầu,
                                           Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ.
                                           Đồng chí!

(Trích Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục)

a.     Đoạn thơ trên trích trong văn bản nào? Của ai? Trình bày hoàn cảnh sáng tác bài thơ?

b.    Xác định PTBĐ và nội dung chính của đoạn thơ.

c.     Tìm các thành ngữ có trong đoạn thơ, giải thích ý nghĩa của các thành ngữ đó

d.    Từ "đôi" trong đoạn thơ thuộc từ loại nào? Từ này được nhắc lại mấy lần? chỉ ra dụng ý nghệ thuật của việc lặp lại từ "đôi" trong đoạn thơ? Có thể thay từ "đôi" bằng từ "hai" được không? Tại sao?

e.     Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ trong câu thơ "Súng bên súng, đầu sát bên đầu"

f.      Em hiểu thế nào là "tri kỉ". Trong bài thơ "Ánh trăng" của Nguyễn Duy cũng có từ "tri kỉ" giống câu thơ trên. Em hãy chép chính xác câu thơ đó. cách sử dụng từ "tri kỉ" trong hai bài thơ có gì giống và khác nhau?

g.     Xét về cấu tạo và mục đích nói, câu thơ "Đồng chí!" lần lượt thuộc các kiểu câu gì? câu thơ này có gì đặc biệt? Nêu ngắn gọn tác dụng của việc sử dụng kiểu câu đó trong văn cảnh. 

h.    Dựa vào đoạn thơ trên, viết đoạn văn (khoảng 10 câu), theo cách lập luận diễn dịch trình bày suy nghĩ của em về cơ sở hình thành tình đồng chí keo sơn của những người lính cách mạng, trong đó có sử dụng một câu cảm thán và một lời dẫn trực tiếp (Gạch chân và ghi chú).

 

 

0
23 tháng 10 2018

 Chọn đáp án: D

Thành ngữ 

Nước mặn đồng chua”: vùng đất nghèo ven biển nhiễm phèn, nhiễm mặn khó làm ăn và phát triển

Đất cày lên sỏi đá”: nơi đồi núi, trung du, đất đá bị ong hóa, khó canh tác. 

Các thành ngữ trên tổ chức theo phương thức ẩn dụ bởi cả 2 đều chỉ ra sự tương đồng về cảnh ngộ, xuất thân nghèo khó là cơ sở hình thành tình đồng chí.

 Phần I (6 điểm)         Mở đầu bài thơ “Đồng chí”, tác giả Chính Hữu có viết:“Quê hương anh nước mặn đồng chua                                         Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá”        Và kết thúc là những vần thơ:“Đêm nay rừng hoang sương muốiĐứng cạnh bên nhau chờ giặc tớiĐầu súng trăng treo” Câu 1: Nêu hoàn cảnh sáng tác bài...
Đọc tiếp

 

Phần I (6 điểm)

         Mở đầu bài thơ “Đồng chí”, tác giả Chính Hữu có viết:

“Quê hương anh nước mặn đồng chua

                                         Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá”

        Và kết thúc là những vần thơ:

“Đêm nay rừng hoang sương muối

Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới

Đầu súng trăng treo”

 

Câu 1: Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ? Hoàn cảnh đó cho em hiểu điều gì về cuộc sống chiến đấu của người lính trong thời kì này?

Câu 2: Xác định một thành ngữ trong hai câu mở đầu của bài thơ và giải nghĩa thành ngữ đó. Hãy chép lại một câu thơ khác trong chương trình Ngữ văn 9 có sử dụng thành ngữ (ghi rõ tên tác giả, tên tác phẩm)

Câu 3: Trong hai câu thơ mở đầu của bài thơ, ta thấy những người lính xuất thân từ những hoàn cảnh khác nhau, vậy mà ở những câu sau, Chính Hữu lại viết: “Súng bên súng, đầu sát bên đầu”. Hãy tìm và nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật điệp ngữ được sử dụng trong câu thơ trên?  

Câu 4: Dựa vào khổ thơ cuối của bài thơ trên, hãy viết một đoạn văn khoảng 12 câu theo phương pháp lập luận diễn dịch để làm rõ được bức tranh đẹp về tình đồng chí, đồng đội của người lính là biểu tượng đẹp  về cuộc đời người chiến sĩ. Trong đoạn văn có sử dụng câu phủ định và thành phần phụ chú. (gạch chân và chú thích rõ)

Phần II (4 điểm)      

   Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi:

      “Đọc sách không cốt nhiều, quan trọng nhất là  phải chọn cho tinh đọc cho kĩ. Nếu đọc được mười quyển sách không bằng đem thời gian, sức lực đọc 10 quyển ấy mà đọc một quyển thật sự có giá trị. Nếu đọc được mười quyển sách mà chỉ lướt qua, không bằng chỉ lấy một quyển mà đọc mười lần.“Sách cũ trăm lần xem chẳng chán - Thuộc lòng, ngẫm kĩ một mình hay”, hai câu thơ đó đáng làm lời răn cho mỗi người đọc sách. Đọc ít mà đọc kỹ, thì sẽ tập thành nếp suy nghĩ sâu xa, trầm ngâm tích luỹ, tưởng tượng tự do đến mức làm đổi thay khí chất; đọc nhiều mà không chịu nghĩ sâu, như cưỡi ngựa qua chợ, tuy châu báu phơi đầy, chỉ tổ làm mắt hoa, ý loạn, tay không mà về.”  

Câu 1:  Đoạn văn trên có trong tác phẩm nào? Do ai sáng tác? Nêu luận điểm của đoạn văn?

Câu 2:  Trong câu văn “Đọc ít mà đọc kỹ, thì sẽ tập thành nếp suy nghĩ sâu xa, trầm ngâm tích lũy, tưởng tượng tự do đến mức làm đổi thay khí chất; đọc nhiều mà không chịu nghĩ sâu, như cưỡi ngựa qua chợ, tuy châu báu phơi đầy, chỉ tổ làm mắt hoa, ý loạn, tay không mà về”, tác giả đã sử dụng phép tu từ gì? Nêu hiệu quả nghệ thuật của việc sử dụng phép tu từ ấy trong đoạn trích.

Câu 3: Dựa vào đoạn văn trên và những hiểu biết xã hội, em hãy viết đoạn văn nghị luận khoảng 2/3 trang giấy thi nêu suy nghĩ  của em về việc đọc sách của giới trẻ trong hoàn cảnh thế giới công nghệ thông tin đang phát triển mạnh mẽ như hiện nay.

 

0
1 tháng 12 2019

Thành ngữ được sử dụng trong đoạn thơ trên:

“Nước mặn đồng chua”: vùng đất nghèo ven biển nhiễm phèn, nhiễm mặn khó làm ăn.

“Đất cày lên sỏi đá”: nơi đồi núi, trung du, đất đá bị ong hóa, khó canh tác.

→ Hai thành ngữ này để nhằm chỉ ra sự tương đồng về cảnh ngộ, xuất thân nghèo khó là cơ sở hình thành tình đồng chí.

9 tháng 8 2021

thành ngữ ĐẤT CÀY NÊN SỎI ĐÁ

giải thích :NGƯỜI Ở VÙNG NÚI CAO HAY DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG NƠI NÀO CŨNG KHÓ TRỒNG TRỌT CHĂN NUÔI PHÁT TRIỂN KINH TẾ

27 tháng 12 2020

“Nước mặn đồng chua”: vùng đất nghèo ven biển nhiễm phèn, nhiễm mặn khó làm ăn.

“Đất cày lên sỏi đá”: nơi đồi núi, trung du, đất đá bị ong hóa, khó canh tác.

→ Hai thành ngữ này để nhằm chỉ ra sự tương đồng về cảnh ngộ, xuất thân nghèo khó là cơ sở hình thành tình đồng chí.

27 tháng 12 2020

xóa giùm e 1 câu trl ạ :(( e ấn lộn 2 lần 

19 tháng 12 2019

Câu “Đồng chí!” là câu đặc biệt, sâu lắng chỉ với hai chữ “đồng chí” và dấu chấm cảm, tạo thành nét điểm tựa và điểm chốt, như câu thơ bản lề nối hai phần của bài thơ.

Nó vang lên như một phát hiện, một lời khẳng định, một tiếng gọi trầm, xúc động từ trong tim, lắng đọng trong lòng người về 2 tiếng mới mẻ, thiêng liêng đó.

→ Câu thơ giống như một ngôi sao sáng làm nổi bật và sáng bừng cả bài thơ, là kết tinh của 1 tình cảm cách mạng.