K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Nắng của mùa thu là sắc vàng ngập lối ta đi,là những bông hoa cúc nở xòe bên hiên nhà lặng lẽ.Nắng mùa thu là mênh mang sắc vàng của trái thị,của những cây rạ mẹ phơi...Còn nắng mùa đông hiếm hoi,ngậm ngùi gợi một chút nao nao nuối tiếc....Bất chợt có một chiều đông,vài giọt nắng rớt xuống bên hiên,cô bé ngơ ngác nhìn,đưa tay ra hứng,không biết đó có phải là những giọt nắng mùa...
Đọc tiếp

Nắng của mùa thu là sắc vàng ngập lối ta đi,là những bông hoa cúc nở xòe bên hiên nhà lặng lẽ.Nắng mùa thu là mênh mang sắc vàng của trái thị,của những cây rạ mẹ phơi...Còn nắng mùa đông hiếm hoi,ngậm ngùi gợi một chút nao nao nuối tiếc....Bất chợt có một chiều đông,vài giọt nắng rớt xuống bên hiên,cô bé ngơ ngác nhìn,đưa tay ra hứng,không biết đó có phải là những giọt nắng mùa thu vô tình bỏ quên,còn sót lại;hay chúng được chắt chiu,dệt nên từ những bông cải vàng thắm trong khu vườn nhỏ?..Cô bé ngồi lặng lẽ,dõi nhìn về chút nắng yếu ớt hắt lên từ cuối chân trời xa xa .Bất giác cô bé cảm thấy mùa đông thật tội nghiệp và đáng thương,phải dành dụm cho mình từng giọt nắng hiếm hoi,không đủ sức để xua đi gió lạnh lẽo.Thương mùa đông lắm,cô bé đã ngắt ngững bông hoa cải vàng thả xuống dòng sông để góp vào cho mùa đông một chút nắng.Sắc hoa cải vàng dập dềnh,mênh mang dòng nước của một buổi chiều mùa đông.

Phân tích cái hay của đoạn văn mà em cảm nhận được ;về cách diễn đạt,về nội dung.

0
Hôm đó, trên xe buýt có một người đàn ông cao tuổi. Ông lên xe ở một trạm trênđường Nguyễn Trãi (Hà Nội). Xe chạy. Sau khi lục lọi chiếc cặp đeo bên hông, lại móc hếttúi quần, túi áo, ông già vẫn không thấy tiền để mua vé. Ông ngồi lặng với khuôn mặt đỏbừng. Lúc này, một cô học sinh ngồi ở hàng ghế sau đã len lén nhét tờ 5.000 đồng vào túiquần của ông. Khi nhân viên bán vé...
Đọc tiếp

Hôm đó, trên xe buýt có một người đàn ông cao tuổi. Ông lên xe ở một trạm trên
đường Nguyễn Trãi (Hà Nội). Xe chạy. Sau khi lục lọi chiếc cặp đeo bên hông, lại móc hết
túi quần, túi áo, ông già vẫn không thấy tiền để mua vé. Ông ngồi lặng với khuôn mặt đỏ
bừng. Lúc này, một cô học sinh ngồi ở hàng ghế sau đã len lén nhét tờ 5.000 đồng vào túi
quần của ông. Khi nhân viên bán vé đến, theo phản xạ, ông lại đưa tay lục túi quần và
thấy tờ 5.000 đồng. Ông mừng ra mặt, trả tiền vé và cứ tưởng đó là tiền của mình. Còn cô
gái thì lẳng lặng mỉm cười.
(Báo Gia đình và xã hội – Xuân Đinh Dậu 2017, trang 16)
Câu 1: Chỉ ra phương thức biểu đạt chính trong câu chuyện trên.
Câu 2: Câu “xe chạy” là câu đơn hay câu đặc biệt?
Câu 3: Tại sao cô gái không trực tiếp đưa tiền cho ông già mà phải lặng lẽ nhét vào túi
quần?
Câu 4: Em hãy đặt nhan đề chuyện trên.
Câu 5: Câu chuyện gợi cho em cảm xúc gì?

giups mk với mk cần gấp bạn nào nhanh mk sẽ tick đúng và kết bạn nhé

Bạn nào có tính sáng tạo cao trong câu hỏi thì cang tốt

0
Hôm đó, trên xe buýt có một người đàn ông cao tuổi. Ông lên xe ở một trạm trênđường Nguyễn Trãi (Hà Nội). Xe chạy. Sau khi lục lọi chiếc cặp đeo bên hông, lại móc hếttúi quần, túi áo, ông già vẫn không thấy tiền để mua vé. Ông ngồi lặng với khuôn mặt đỏbừng. Lúc này, một cô học sinh ngồi ở hàng ghế sau đã len lén nhét tờ 5.000 đồng vào túiquần của ông. Khi nhân viên bán vé...
Đọc tiếp

Hôm đó, trên xe buýt có một người đàn ông cao tuổi. Ông lên xe ở một trạm trên
đường Nguyễn Trãi (Hà Nội). Xe chạy. Sau khi lục lọi chiếc cặp đeo bên hông, lại móc hết
túi quần, túi áo, ông già vẫn không thấy tiền để mua vé. Ông ngồi lặng với khuôn mặt đỏ
bừng. Lúc này, một cô học sinh ngồi ở hàng ghế sau đã len lén nhét tờ 5.000 đồng vào túi
quần của ông. Khi nhân viên bán vé đến, theo phản xạ, ông lại đưa tay lục túi quần và
thấy tờ 5.000 đồng. Ông mừng ra mặt, trả tiền vé và cứ tưởng đó là tiền của mình. Còn cô
gái thì lẳng lặng mỉm cười.
(Báo Gia đình và xã hội – Xuân Đinh Dậu 2017, trang 16)
Câu 1: Chỉ ra phương thức biểu đạt chính trong câu chuyện trên.
Câu 2: Câu “xe chạy” là câu đơn hay câu đặc biệt?
Câu 3: Tại sao cô gái không trực tiếp đưa tiền cho ông già mà phải lặng lẽ nhét vào túi
quần?
Câu 4: Em hãy đặt nhan đề chuyện trên.
Câu 5: Câu chuyện gợi cho em cảm xúc gì?

giups mk với mk cần gấp bạn nào nhanh mk sẽ tick đúng và kết bạn nhé

0
Hôm đó, trên xe buýt có một người đàn ông cao tuổi. Ông lên xe ở một trạm trênđường Nguyễn Trãi (Hà Nội). Xe chạy. Sau khi lục lọi chiếc cặp đeo bên hông, lại móc hếttúi quần, túi áo, ông già vẫn không thấy tiền để mua vé. Ông ngồi lặng với khuôn mặt đỏbừng. Lúc này, một cô học sinh ngồi ở hàng ghế sau đã len lén nhét tờ 5.000 đồng vào túiquần của ông. Khi nhân viên bán vé...
Đọc tiếp

Hôm đó, trên xe buýt có một người đàn ông cao tuổi. Ông lên xe ở một trạm trên
đường Nguyễn Trãi (Hà Nội). Xe chạy. Sau khi lục lọi chiếc cặp đeo bên hông, lại móc hết
túi quần, túi áo, ông già vẫn không thấy tiền để mua vé. Ông ngồi lặng với khuôn mặt đỏ
bừng. Lúc này, một cô học sinh ngồi ở hàng ghế sau đã len lén nhét tờ 5.000 đồng vào túi
quần của ông. Khi nhân viên bán vé đến, theo phản xạ, ông lại đưa tay lục túi quần và
thấy tờ 5.000 đồng. Ông mừng ra mặt, trả tiền vé và cứ tưởng đó là tiền của mình. Còn cô
gái thì lẳng lặng mỉm cười.
(Báo Gia đình và xã hội – Xuân Đinh Dậu 2017, trang 16)
Câu 1: Chỉ ra phương thức biểu đạt chính trong câu chuyện trên.
Câu 2: Câu “xe chạy” là câu đơn hay câu đặc biệt?
Câu 3: Tại sao cô gái không trực tiếp đưa tiền cho ông già mà phải lặng lẽ nhét vào túi
quần?
Câu 4: Em hãy đặt nhan đề chuyện trên.
Câu 5: Câu chuyện gợi cho em cảm xúc gì?

giups mk với mk cần gấp bạn nào nhanh mk sẽ tick đúng và kết bạn nhé

0
Bài 1: Đọc câu chuyện sauKhi nói về sống tử tế, giáo sư Đặng Cảnh Khang đã kể câu chuyện sau:Hôm đó, trên xe buýt có một người đàn ông cao tuổi. Ông lên xe ở một trạm trênđường Nguyễn Trãi (Hà Nội). Xe chạy. Sau khi lục lọi chiếc cặp đeo bên hông, lại móc hếttúi quần, túi áo, ông già vẫn không thấy tiền để mua vé. Ông ngồi lặng với khuôn mặt đỏbừng. Lúc này, một cô học sinh...
Đọc tiếp

Bài 1: Đọc câu chuyện sau
Khi nói về sống tử tế, giáo sư Đặng Cảnh Khang đã kể câu chuyện sau:
Hôm đó, trên xe buýt có một người đàn ông cao tuổi. Ông lên xe ở một trạm trên
đường Nguyễn Trãi (Hà Nội). Xe chạy. Sau khi lục lọi chiếc cặp đeo bên hông, lại móc hết
túi quần, túi áo, ông già vẫn không thấy tiền để mua vé. Ông ngồi lặng với khuôn mặt đỏ
bừng. Lúc này, một cô học sinh ngồi ở hàng ghế sau đã len lén nhét tờ 5.000 đồng vào túi
quần của ông. Khi nhân viên bán vé đến, theo phản xạ, ông lại đưa tay lục túi quần và
thấy tờ 5.000 đồng. Ông mừng ra mặt, trả tiền vé và cứ tưởng đó là tiền của mình. Còn cô
gái thì lẳng lặng mỉm cười.
(Báo Gia đình và xã hội – Xuân Đinh Dậu 2017, trang 16)
Câu 1: Chỉ ra phương thức biểu đạt chính trong câu chuyện trên.
Câu 2: Câu “xe chạy” là câu đơn hay câu đặc biệt?
Câu 3: Tại sao cô gái không trực tiếp đưa tiền cho ông già mà phải lặng lẽ nhét vào túi
quần?
Câu 4: Em hãy đặt nhan đề chuyện trên.
Câu 5: Câu chuyện gợi cho em cảm xúc gì?
Bài 2: Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
“…Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính,
trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương [7] ,
trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra
trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh
thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công
việc kháng chiến.”
(Sách giáo khoa Ngữ Văn 7- Tập 2)
Câu 1: Đoạn trích trên được trích từ văn bản nào? Tác giả là ai?
Câu 2: Phương thức biểu đạt chính của văn bản chứa đoạn trích trên là gì?
Câu 3: Đoạn trích trên chủ yếu được viết theo kiểu nghị luận nào?
Câu 4: Câu “Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy.”
thuộc kiểu câu gì?
Câu 5: Viết đoạn văn (5-7 câu) nêu cảm xúc của em sau khi học xong văn bản trên?

Mk cần gấp bạn nào nhanh mk sẽ tick và kết bạn nhg văn ko đc chép mạng nha nếu chếp mạng mk sẽ ko tick đâu nha

0
Đề : Biểu cảm về bài thơ Qua Đèo Ngang của bà Huyện Thanh Quan BÀI LÀMBà Huyện Thanh Quan là một nữ thi sĩ nổi tiếng của nền văn học Việt Nam cuối thế kỷ XVIII nửa đầu thế kỉ XIX . Bà tuy sáng tác không nhiều nhưng những tác phẩm của bà đều có giá trị to lớn . Ai đã từng đọc thơ của bà đều không thể quên...
Đọc tiếp

Đề : Biểu cảm về bài thơ Qua Đèo Ngang của bà Huyện Thanh Quan

BÀI LÀM

Bà Huyện Thanh Quan là một nữ thi sĩ nổi tiếng của nền văn học Việt Nam cuối thế kỷ XVIII nửa đầu thế kỉ XIX . Bà tuy sáng tác không nhiều nhưng những tác phẩm của bà đều có giá trị to lớn . Ai đã từng đọc thơ của bà đều không thể quên được vẻ dịu dàng , trang trọng với nỗi buồn kín đáo, ẩn trong từng câu chữ . Bài thơ “Qua Đèo Ngang” là một minh chứng tiêu biểu cho điều ấy

Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà

Cỏ cây chen đá , lá chen hoa

Lom khom dưới núi tiều vài chú

Lác đác bên sông chợ mấy nhà

Nhớ nước đau lòng con quốc quốc

Thương nhà mỏi miệng cái gia gia

Dừng chân đứng lại trời,non,nước

Một mảnh tình riêng , ta với ta

Với thể thơ thất ngôn bát cú cùng phong cách trang nhã , bài thơ Qua Đèo Ngang đã cho thấy cảnh tượng Đèo Ngang thoáng đãng mà heo hút , thấp thoáng sự sống của con người nhưng hoang sơ , đồng thời thể hiện nỗi tâm tư cô đơn lẻ lỏi khi nhớ về quê hương mình giữa chốn ‘‘đất khách quê người’’

Mở đầu bài thơ là khung cảnh hoang vu , tĩnh mịch của Đèo Ngang lúc chiều tàn :

Bước đến Đèo Ngang bóng xế tà

Cỏ cây chen đá , lá chen hoa

Với nghệ thuật điệp từ (chen) , cách gieo vần lưng , vần chân nhà thơ đã liệt kê cảnh Đèo Ngang có cỏ , có cây , đá , lá , hoa là ta đã nhận ra nỗi buồn xa vắng .

Câu thơ đầu đã xuất hiện cụm từ “bóng xế tà” , trời đã về chiều . Bà Huyện Thanh Quan vì lần đầu xa nhà , xa quê mà gặp phải cảnh vật bát ngát núi rừng lúc chiều tà , chỉ sót lại vài tia nắng vàng vọt , yếu ớt . Điệp từ (chen) cùng với cách gieo vần chân , vần lưng khiến cho ta như hình dung được khung cảnh Đèo Ngang không phải cỏ cây được tỉa tót , cây trồng phẳng từng hàng mà cây cỏ ở đây um tùm , rậm rạp , chen chúc đón những ánh nắng yếu ớt còn sót lại cuối ngày . Cảnh vật hoang sơ , vắng vẻ làm cho bà thêm ngỡ ngàng . Từ “tà” là khái niệm sắp tàn lụi , biến mất . Yếu tố thời góp phần làm tăng thêm nỗi buồn của câu thơ , nói lên tiếng lòng của bao người tha hương . Cảnh tuy mang đầy sức sống hoang dã của rừng núi nhưng vẫn hiu hắt , tiêu điều . Đó chính là bản thân cảnh vật hay do hồn người phả vào cảnh vật . Bởi nếu người buồn thì cảnh vật nào vui bao giờ , nỗi buồn của tác giả như lan tỏa thấm vào vạn vật . Và rồi trên đỉnh Đèo Ngang , nữ thi sĩ đã phóng tầm mắt về phía xa để tìm kiếm chút sự sống linh động : xa xa dưới núi thấp thoáng bóng dáng của con người

Lom khom dưới núi tiều vài chú

Lác đác bên sông chợ mấy nhà

Với hai câu thơ thực tác giả đã sử dụng cụm từ láy “lom khom” , “lác đác” . Câu thơ đã gợi cho ta hình dung trong bóng hoang hồn , hiện lên hình ảnh thưa thớt của những chú tiều phu đang đốn củi , mấy quán chợ liêu xiêu trong gió . Những từ láy tượng hình “lom khom , lác đác” được đảo lên đầu câu như nhấn mạnh thêm cảnh vật thưa thớt , vắng lắng . Con người hiện lên trên cái ngút ngàn mênh mông của thiên nhiên không làm cho cảnh vật thêm tươi vui , nhộn nhịp mà càng làm cho bức tranh thiên nhiên vắng lặng , quạnh hiu hơn . Từ vài , mấy là những lượng từ chỉ số ít như khắc sâu sự rời rạc , vắng vẻ nơi đây . Cảnh vật nơi đây thưa thớt , đượm buồn và cái hình ảnh ấn tượng về sự vắng vẻ , lát đác , thoáng vắng cứ thêm đậm , thấm sâu vào lòng người xa xứ . Trong sự hiu quạnh đó , bỗng nhiên văng vẳng tiếng kêu đều đều man mác :

Nhớ nước đau lòng con quốc quốc

Thương nhà mỏi miệng cái gia gia

Câu thơ sao mà tha thiết , khắc khoải đến thế ! Nghệ thuật ẩn dụ , đối đảo ngữ và sử dụng điển tích được bà Huyện Thanh Quan sử dụng một cách thuần thục và thật hay . Nghệ thuật chơi chữ “quốc quốc”,”gia gia” phải chăng chính là Tổ quốc và gia đình của bà hồi ấy ? Những âm thanh ấy vang lên sinh động , đượm buồn và khắc khoải triền miên không dứt . Nhưng có thật bà đã nghe được tiếng chim gia gia , chim quốc quốc hay chính là tưởng tượng của tác giả . Tiếng chim gia gia da diết phải chăng là nỗi nhớ nhung tha thiết của bà khi phải rời xa gia đình , vượt nghìn trùng vào kinh đô xứ Quế nhận chức “cung trung giáo tập” . Còn tiếng chim quốc quốc “nhớ nước đau lòng” khắc khoải ? Hay chính là tâm sự thầm kín , sự hoài niệm về quá khứ vàng son của đất nước . Chỉ với hai câu luận , ta đã thấy rõ được tư tưởng luôn hứng về quê hương , đất nước và gia đình của Bà Huyện Thanh Quan . Ai bảo rằng , người phụ nữ trong xã hội phong kiến đương thời không có được những tình cảm thiêng liêng đó ! Thiên nhiên bao la đã gợi ra cho người thi sĩ bao suy tưởng lớn lao và bây giờ thiên nhiên lại kéo bà trở về với hiện thực một mình đơn lẻ :

Dừng chân đứng lại trời non nước

Một mảnh tình riêng ta với ta

Điệp từ (ta) , quan hệ từ (với) được đối lập với hình ảnh ‘‘Một mảnh tình riêng’’ tạo nên một phép đối thú vị ở câu kết . Ta như thấy được sự cô đơn , lẻ lỏi của bà Huyện Thanh Quan . Bốn chữ ‘‘dừng chân đứng lại’’ khiến ta như thấy được tiếng kêu sững lại của tác giả trước cảnh thiên nhiên bao la , ngút ngàn . Một cái nhìn mênh mông : trời , non , nước , nhìn xa lẫn nhìn gần , sâu trong bốn phía . Rồi nữ thi sĩ thấy lòng mình chùng xuống , giữa cái thiên nhiên bao la mênh mông vô hạn của vũ trụ như tương phản với cái nhỏ bé của nỗi tâm tư thầm kín , ‘‘mảnh tình riêng’’của bà . Cụm từ ‘‘ta với ta’’ không mang nỗi vui sướng hân hoan , thân thiết như của Nguyễn Khuyến mà lại trầm buồn , ưu uất . Một nỗi buồn cô đơn lẻ loi không một ai chia sẻ ngoài trời mây non nước bát ngát , mênh mông nơi đỉnh đèo xa lạ đối diện và chiêm ngưỡng thiên nhiên vô cùng tận trong ánh hoàng hôn vừa tắt . Đọc câu thơ ta không khỏi nghẹn ngào , mủi lòng trước sự cô đơn , trống vắng của nhà thơ .

Bài thơ ‘‘Qua Đèo Ngang’’ bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật tiêu biểu của bà Huyện Thanh Quan . Với lối tả cảnh ngụ tình điêu luyện hòa với giọng thơ nhẹ nhàng , sâu lắng , xao xuyến bâng khuâng . Những phép đảo , đối ngữ được tác giả sử dụng thật đắt , thật độc đáo . Cảnh Đèo Ngang hiện ra nên thơ , trầm buồn . Đó chính là bức tranh độc đáo bộc lộ niềm cảm hứng thiên nhiên trữ tình chan hòa với tình yêu quê hương đất nước đậm đà mà còn thể hiện bút pháp điêu luyện , trang nhã của một tài năng . Qua Đèo Ngang là bài thơ có một mà không hai .

[Các bạn nhận xét giúp mình với ! Nhận xét rõ ràng , sửa chữa và chấm điểm bài viết luôn thì càng tốt . Mình muốn có nhiều ý kiến để sửa bài thêm hay thôi ^^ Mình cám ơn mọi người trước]

2
12 tháng 12 2016

bài này bạn viết khá tốt. Nếu đk chấm mk sẽ cho bạn 8,5đ bài này

12 tháng 12 2016

Cám ơn bạn rất nhiều ^^

Lý Bạch là nhà thơ nổi tiếng của Trung Hoa với những vần thơ lãng mạn, trữ tình bay bổng khiến người đọc như chìm đắm trong một không gian vừa thanh tịnh vừa gần gũi nhất. Và trăng là biểu tượng chủ đạo trong thơ ông với vẻ đẹp viên mãn, nhưng vương nhiều nỗi niềm, bởi nó gắn bó với những năm tháng ấu thơ của ông. Bài thơ “Tĩnh dạ tứ” được sáng tác trong hoàn cảnh tha...
Đọc tiếp

Lý Bạch là nhà thơ nổi tiếng của Trung Hoa với những vần thơ lãng mạn, trữ tình bay bổng khiến người đọc như chìm đắm trong một không gian vừa thanh tịnh vừa gần gũi nhất. Và trăng là biểu tượng chủ đạo trong thơ ông với vẻ đẹp viên mãn, nhưng vương nhiều nỗi niềm, bởi nó gắn bó với những năm tháng ấu thơ của ông. Bài thơ “Tĩnh dạ tứ” được sáng tác trong hoàn cảnh tha hương, bắt gặp một đêm trăng đẹp khiến nỗi nhớ quê trong ông lại bùng cháy lên mãnh liệt. Bài thơ chính là tiếng lòng nhẹ nhàng, sâu lắng và đầy âu lo.

cam-nghi-khi-hoc-xong-tinh-da-tu-ly-bach

Cảm nghĩ của em sau khi học xong “Tĩnh dạ tứ” của Lý Bạch-Văn lớp 7

Bài thơ được lấy cảm hứng từ một đêm trăng nơi đất khách quê người và một nỗi nhớ quê da diết không thể diễn tả thành lời. Cảm xúc bỗng nhiên ùa về miên man theo ánh trăng, đan xen vào đó là sự trằn trọc và thao thức khi ánh trăng rọi qua khung của sổ:

Đầu giường ánh trăng roi

Ngỡ mặt đất phủ sương

(Sàng tiền minh nguyệt quang

Nghi thị địa thượng sương)

Nhắc đến Lí Bạch, người ta thường nghĩ đến cảnh thưởng rượu dưới trăng, tức cảnh sinh tình; nhưng hoàn cảnh này lại khác hẳn. Hai câu thơ đầu có đan xen giữa hiện thực và tưởng tượng. Hiện tượng trăng rọi vào đầu giường xuyên qua khung cửa sổ là cảnh tác giả có thể thấy. Có lẽ đêm trăng đó quá đẹp, quá ấn tượng trong một đêm thanh tịnh như vậy khiến cho tác giả bồn chồn, trằn trọc không thể chợp mắt được. Ánh trăng len lỏi vào đầu giường khiến tác giả có một phép so sánh đầy tinh tế “Ngỡ măt đất phủ sương”. Ánh trăng chiếu rọi xuống mặt đất vào buổi tối khiến tác giả có cảm giác như măt đất đang bị bao phủ bởi một lớp sương trắng và mỏng tang. Có lẽ cam xúc trong trái tim của Lí Bạch đang tràn ra như chính ánh trăng chiếu rọi xuống mặt đất như bây giờ.

Chỉ với hai câu thơ nhưng phần nào đã vẽ lên được một đêm trăng nhẹ nhàng, trong không gian tĩnh lặng và sự lãng mạn, huyền ảo như bao trùm lấy. Cảm xúc của tác giả cũng vì thế là tự bung ra, da diết, bâng khuâng về những điều thân quen đã qua.

Ánh trăng giống như một người bạn lâu ngày không gặp, cảm xúc vừa vui mừng, vừa buồn vu vơ, vừa có một nỗi nhớ nào đó đã bắt đầu nhen nhóm lên.  Và dòng cảm xúc bỗng nhiên tràn ra ở hai câu thơ cuối:

Ngẩng đầu nhìn trăng sáng

Cúi đầu nhớ cố hương

(Cử đầu vọng minh nguyệt

Đê đầu tư cố hương)

Câu thơ thứ nhất là một phép đối lập đầy dụng ý nghệ thuật và mang ý nghĩa sâu sắc. Hai từ “ngẩng” và “cúi” đối lập nhau nhưng lại có ý nghĩa bổ trợ cho nhau.

Cử chỉ “ngẩng đầu” nhìn trăng sáng thì “cúi đầu” lại nhớ về cố hương.  DƯờng như ánh trăng chính là chất xúc tác để cho nỗi nhớ cứ thế tuôn trào ra mãnh liệt. “Cố hương” trong câu thơ này khiến cho người đọc nghẹn ngào ở trong lòng, vì nó gợi nhắc đến những điều xưa cũ, những con người xưa cũ ở mảnh đất cũ. CỐ hương thực ra là quê cũ, là quê hương bao nhiêu năm rồi thi sĩ chưa kịp trở lại. Bây giờ bỗng nhiên những hình ảnh về “cố hương” cứ hiển hiện khiến trái tim của Lí Bạch thấy chua xót và nghẹn ngào không nguôi.

Một nỗi nhớ quê nhẹ nhàng, miên man nhưng da diết và day dứt biết nhường nào. CHỉ với 4 câu thơ theo  thể ngũ ngôn tứ tuyệt cô đọng hàm súc nhưng tác giả vừa vẽ lên một bức tranh đêm trăng tuyệt đẹp vừa khơi gợi nên nỗi nhớ đã giấu kín ở trong trái tim mình ở nơi đất khách quê người. Nỗi nhớ ấy len lỏi sang tâm hồn người đọc khiến cho họ cũng cảm thấy có một nỗi nhớ nào vừa ngang qua đây.

Với tứ thơ giản dị, ngôn ngữ bình dân và cảm xúc chân thành, bài thơ “TĨnh dạ tư” của Lí Bạch đã thực sự khiến người đọc cảm nhận được những xúc cảm tinh tế nhất. Có lẽ vì thế người ta mới nói thơ Lí Bạch càng đọc càng ngấm, càng thấm.

Bài văn chỉ để tam khảo thi hok kì 1 ko phải câu hỏi

 

0
Tôi đứng xếp hàng ở bưu điện để mua tem gửi thư, ngay sau tôi là một phụ nữ với hai đứa con còn rất nhỏ. Hai đứa nhỏ khóc lóc, không chịu đứng yên trong hàng. Bà mẹ trông mệt mỏi và nhếch nhác như mấy đứa trẻ. Thấy thế tôi liền nhường chỗ của tôi cho bà. Bà cảm ơn tôi rồi vội vã bước lên…            Chỉ còn vài phút nữa là đến giờ đóng cửa. Dòng người xếp...
Đọc tiếp

Tôi đứng xếp hàng ở bưu điện để mua tem gửi thư, ngay sau tôi là một phụ nữ với hai đứa con còn rất nhỏ. Hai đứa nhỏ khóc lóc, không chịu đứng yên trong hàng. Bà mẹ trông mệt mỏi và nhếch nhác như mấy đứa trẻ. Thấy thế tôi liền nhường chỗ của tôi cho bà. Bà cảm ơn tôi rồi vội vã bước lên…

            Chỉ còn vài phút nữa là đến giờ đóng cửa. Dòng người xếp hàng chậm chạp nhích từng bước một. Và nhân viên bưu điện đã thông báo đóng cửa ngay sau khi đến lượt người phụ nữ đó, tức là trước tôi. Điều đó có nghĩa hôm nay tôi không thể gửi thư được, chỉ vì tôi đã nhường cho người phụ nữ đó xếp hàng trước mình.

           Tôi cảm thấy thật sự rất bực mình và hối hận vì đã nhường chỗ của mình cho người khác. Tôi lại càng khó chịu hơn khi nghĩ đến việc phải quay trở lại vào ngày mai. Chợt người phụ nữ quay sang tôi và nói: “Tôi cảm thấy rất ngại! Chỉ vì nhường chỗ cho tôi mà cô lại gặp khó khăn như vậy. Cô biết không, nếu hôm nay tôi không gửi phiếu thanh toán tiền gas, thì công ty điện và gas sẽ cắt hết nguồn sưởi ấm của gia đình tôi”.

           Tôi sững người, không ngờ rằng chỉ đơn giản bằng một hành động nhường chỗ của mình, tôi đã giúp người phụ nữ ấy và hai đứa trẻ qua một đêm giá rét. Tôi rời khỏi bưu điện với niềm vui trong lòng. Tôi không còn cảm giác khó chịu khi nghĩ đến việc phải lái xe đến bưu điện, tìm chỗ đậu xe và đứng xếp hàng nữa mà thay vào đó là cảm giác thanh thản, phấn chấn.

           Kể từ ngày hôm đó, tôi cảm thấy được sự quan tâm của mình đến với mọi người có giá trị như thế nào. Tôi bắt đầu biết quên mình đi và chia sẻ với người khác vì tôi nhận ra đôi khi chỉ một cử chỉ nhỏ, bình dị của mình cũng có thể làm ấm lòng, làm thay đổi hoặc tạo nên sự khác biệt và ý nghĩa cho cuộc sống của một người khác.

                                                            (Nguồn: Theo Internet)

Câu 1:  Phương thức biểu đạt của văn bản trên là gì?

Câu 2: Ý nghĩa mà em nhận được từ câu chuyện ở văn bản trên là gì?

Câu 3: Chỉ ra 02 câu ghép có trong văn bản trên và phân tích cấu trúc của các câu ghép đó.

Câu 4: Em hãy viết đoạn văn ngắn khoảng 10 dòng từ ý nghĩa của câu chuyện trên.

1
18 tháng 3 2020

1. Phương thức biểu đạt: tự sự.

2. Ý nghĩa câu chuyện: Phải biết sống yêu thương, quan tâm, chia sẻ với mọi người xung quanh ta.

3. Câu ghép: 

- Tôi bắt đầu biết quên mình đi và chia sẻ với người khác vì tôi nhận ra đôi khi chỉ một cử chỉ nhỏ, bình dị của mình cũng có thể làm ấm lòng, làm thay đổi hoặc tạo nên sự khác biệt và ý nghĩa cho cuộc sống của một người khác.

- Cô biết không, nếu hôm nay tôi không giở phiếu thanh toán tiền gas, thì công ty điện và gas sẽ ctws hết nguồn sưởi ấm của gia đình tôi.

Dấu gạch ngang trong những phần sau dùng để làm gì? a) Mùa xuân của tôi – mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội – là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhận kêu trong đêm xanh, có tiếng trống chèo vọng lại những thôn xóm xa xa, có câu hát huê tình của cô gái đẹp như thơ mộng… (Vũ Bằng) b) Chỉ có anh lính dõng An Nam bồng súng chào ở cửa ngục là cứ bảo rằng, nhìn...
Đọc tiếp

Dấu gạch ngang trong những phần sau dùng để làm gì?

a) Mùa xuân của tôi – mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội – là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhận kêu trong đêm xanh, có tiếng trống chèo vọng lại những thôn xóm xa xa, có câu hát huê tình của cô gái đẹp như thơ mộng…

(Vũ Bằng)

b) Chỉ có anh lính dõng An Nam bồng súng chào ở cửa ngục là cứ bảo rằng, nhìn qua chấn song, có thấy một sự thay đổi nhẹ trên nét mặt người tù lừng tiếng. Anh quả quyết – cái anh chàng ranh mãnh đó - rằng có thấy đôi ngọn râu mép người tù nhếch lên một chút rồi lại hạ xuống ngay, và cái đó chỉ diễn ra có một lần thôi.

(Nguyễn Ái Quốc) 

A. Đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép. 

B. Đặt ở giữa câu để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong câu. 

C. Đặt ở đầu dòng để đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc để liệt kê. 

D. Nối các từ nằm trong một liên danh.

2
20 tháng 4 2018

Đáp án: B

8 tháng 7 2021

A nhé

Mk soạn bài Cuộc chia tay của những con búp bê có đúng ko vậy mn?Câu 1:* Truyện viết về hai anh em Thành – Thủy khi bố mẹ bỏ nhau, hai anh em phải chia tay nhau mỗi người một nơi, phải chia đồ chơi và chia tay lớp, cô giáo.* Nhân vật chính: hai anh em Thành – Thủy.Câu 2:a. Câu chuyện kể theo ngôi thứ nhất.   Đảm bảo tính khách quan của người kể, có tính thuyết phục, tạo nên tính chân thực,...
Đọc tiếp

Mk soạn bài Cuộc chia tay của những con búp bê có đúng ko vậy mn?

Câu 1:

* Truyện viết về hai anh em Thành – Thủy khi bố mẹ bỏ nhau, hai anh em phải chia tay nhau mỗi người một nơi, phải chia đồ chơi và chia tay lớp, cô giáo.

* Nhân vật chính: hai anh em Thành – Thủy.

Câu 2:

a. Câu chuyện kể theo ngôi thứ nhất.

   Đảm bảo tính khách quan của người kể, có tính thuyết phục, tạo nên tính chân thực, diễn tả sâu sắc những tình cảm của hai anh em.

b.

* Tên truyện liên quan đến ý nghĩa của truyện : người lớn chia tay thì trẻ con và đồ chơi của chúng cũng phải chia tay, xa nhau.

   Những con búp bê là đồ chơi của trẻ nhỏ, gợi sự ngây thơ, trong sáng. Trong truyện, chúng không có lỗi cũng giống như Thành và Thủy nhưng cũng phải chia tay.

Câu 3: Các chi tiết trong truyện để thấy hai anh em Thành và Thủy rất gần gũi, thương yêu, chia sẻ và quan tâm với nhau:

- Thủy đã mang kim chỉ ra tận sân vận động để vá áo cho anh.

- Thành nhường đồ chơi cho em, giúp em học tập và đưa em đi chơi.

- Thủy biết anh Thành sợ ma nên nhường con Vệ Sĩ gác đêm cho anh.

Câu 4:

* Lời nói và hành động của Thủy có sự mâu thuẫn khi thấy anh chia hai con búp bê Vệ Sĩ và Em Nhỏ ra hai bên: Thủy rất giận dữ khi thấy anh chia Vệ Sĩ và Em nhỏ ra nhưng cũng thương anh vì sợ đêm anh không có con Vệ Sĩ canh gác.

* Cách giải quyết mâu thuẫn là bố mẹ Thủy không chia tay nhau nữa thì búp bê cũng không phải chia rời.

* Kết thúc truyện, Thủy đã chọn cách giải quyết là để con Vệ Sĩ cạnh con Em Nhỏ. Chi tiết này gợi cho em thấy Thủy là một đứa bé giàu lòng vị tha, thương anh và thương cả búp bê. Thủy chấp nhận mình bị chia lìa còn hơn là để búp bê phải xa nhau.

⟹ Sự chia tay của hai anh em thật là vô lý.\

Câu 5:

* Chi tiết trong cuộc chia tay của Thủy với lớp học làm cô giáo bàng hoàng là: Từ nay Thủy sẽ không đi học nữa, do nhà bà ngoại ở xa trường, mẹ Thủy sẽ sắm cho Thủy một cái thúng đi bán hoa quả.

* Chi tiết khiến em cảm động: Cô giáo Tâm tặng Thủy một quyển sổ cùng với chiếc bút máy nắp vàng. Nhưng Thủy lại nói Thủy không đi học nữa.

⟹ Chi tiết này khiến em cảm động là bởi vì chỉ do bố mẹ chia tay mà Thủy không còn được đi học, phải lao động kiểm tiền khi vẫn đang độ tuổi cắp sách tới trường.

Câu 6:

* Thành thấy kinh ngạc khi thấy “mọi người vẫn đi lại bình thường và nắng vẫn vàng ươm trùm lên cảnh vật”: cuộc sống của mọi người, thiên nhiên vẫn như mọi ngày: yên ả, tươi đẹp chỉ có Thành  và Thủy là phải chịu tổn thương xa rời, Thành tâm hồn dường như đang nối giông bão.

⟹ Tâm lý của Thành được miêu tả chính xác , làm tăng thêm nỗi buồn sâu thẳm, trạng thái thất vọng, bơ vơ của nhân vật.

Câu 7:

   Tác giả muốn nhắn gửi đến mọi người:

- Những người làm cha làm mẹ hãy cố gắng giữ  gìn mái ấm gia đình để trẻ em được sống trong hạnh phúc và được hưởng những quyền cơ bản của trẻ em.

- Thông cảm, sẻ chia với những em bé bị bất hạnh vì gia đình tan vỡ.

5
12 tháng 9 2018

Nếu đúng thì tk cho mk nhá mn ơi!

12 tháng 9 2018

chuan ko can chinh tui chep nha hihi