Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
+ Lịch sử ta đã có rất nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại (tiêu biểu là Bà Trưng, Bà Triệu...), chúng ta phải ghi nhớ công ơn của các vị anh hùng ấy. + Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước (từ các cụ già đén các cháu nhi đồng, từ các kiều bào đến những đồng bào ở vùng bi tạm chiến, từ nhân dân miền ngược đến miền xuôi...), tất cả đều giống nhau bởi cùng có lòng yêu nước nồng nàn. Kết bài: Tác giả nêu lên bổn phận của mọi người là phải làm cho tinh thần yêu nước được thế hiện bằng các việc làm thiết thực (giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo) đề góp phần vào công cuộc kháng chiến.
Để chứng minh cho nhận định: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thông quý báu của ta”, tác giả đã đưa ra các dẫn chứng theo trình tự thời gian. Tác giả chọn lọc dẫn chứng trong hiện tại phong phú, gợi lên không khí sôi nổi của cuộc kháng chiến chông Pháp và khơi dậy ý thức trách nhiệm của mỗi người dân. Dần chứng đó thể hiện như sau: Thứ nhất là trong lịch sử: Những trang sử vẻ vang của thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung... Thứ hai là trong kháng chiến Pháp: Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước: “Từ các cụ già tóc bạc đến các cháu nhi đồng trẻ thơ, từ nhân dân miền ngược đến miền xuôi, từ những chiến sĩ ngoài mặt trận đến những công chức hậu phương...”. Các dẫn chứng đưa ra thật phong phú ở mọi tầng lớp, mọi lứa tuổi, mọi vùng miền đều có chung lòng yêu nước.
Văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” đã thuyết phục được mọi tầng lớp của nhân dân Việt Nam. Có được điều đó là do tác giả đã dùng những lí lẽ sắc bén, dẫn chứng thuyết phục. Một trong những yếu tô góp phần quan trọng vào sự thành công đó chính là việc tác giả đã dùng các câu văn có hình ảnh so sánh để khẳng định sức mạnh to lớn và vẻ đẹp của tinh thần yêu nước của nhân dân ta. Hình ảnh so sánh rất đặc sắc được ta nhận thấy ngay ở phần mở bài: “Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.”. Tác giả đã so sánh “tinh thần yêu nước” (một khái niệm trừu tượng) với làn sóng to lớn mạnh mẽ (một hình ảnh cụ thể). Từ đó, giúp cho người đọc hình dung rõ ràng về sức mạnh phi thường, vô tận của tinh thần yêu nước trong công cuộc chống ngoại xâm bảo vệ đất nước. Cùng với việc kết hợp với các động từ mạnh “nhấn”, “lướt” đã góp phần làm cho người đọc thấy được cái linh hoạt mà mềm dẻo, mạnh mẽ vô cùng của tinh thần yêu nước. Hình ảnh so sánh tiếp theo: “Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm”. Cũng như hình ảnh so sánh trên, tác giả so sánh tinh thần yêu nước (mang tính chất trìu tượng) với các thứ của quí (các sự vật cụ thể). Từ đó giúp người đọc hình dung rõ ràng về giá trị to lớn của tinh thần yêu nước. Cua quý khi đã cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm thì không ai nhìn thấy nhưng khi đã đem ra trưng bày thì ai cũng có thể dễ dàng nhận thấy. Và tinh thần yêu nước cũng vậy, nó phải được thực hành vào những công việc cụ thể để góp phần đưa kháng chiến của chúng ta tới thắng lợi. Có thể nói đây là một hình ảnh so sánh đẹp, nhắc nhở mọi người phải biết phát huy lòng yêu nước.
Văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” đã thuyết phục được mọi tầng lớp của nhân dân Việt Nam. Có được điều đó là do tác giả đã dùng những lí lẽ sắc bén, dẫn chứng thuyết phục. Một trong những yếu tô góp phần quan trọng vào sự thành công đó chính là việc tác giả đã dùng các câu văn có hình ảnh so sánh để khẳng định sức mạnh to lớn và vẻ đẹp của tinh thần yêu nước của nhân dân ta. Hình ảnh so sánh rất đặc sắc được ta nhận thấy ngay ở phần mở bài: “Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.”. Tác giả đã so sánh “tinh thần yêu nước” (một khái niệm trừu tượng) với làn sóng to lớn mạnh mẽ (một hình ảnh cụ thể). Từ đó, giúp cho người đọc hình dung rõ ràng về sức mạnh phi thường, vô tận của tinh thần yêu nước trong công cuộc chống ngoại xâm bảo vệ đất nước. Cùng với việc kết hợp với các động từ mạnh “nhấn”, “lướt” đã góp phần làm cho người đọc thấy được cái linh hoạt mà mềm dẻo, mạnh mẽ vô cùng của tinh thần yêu nước. Hình ảnh so sánh tiếp theo: “Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm”. Cũng như hình ảnh so sánh trên, tác giả so sánh tinh thần yêu nước (mang tính chất trìu tượng) với các thứ của quí (các sự vật cụ thể). Từ đó giúp người đọc hình dung rõ ràng về giá trị to lớn của tinh thần yêu nước. Cua quý khi đã cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm thì không ai nhìn thấy nhưng khi đã đem ra trưng bày thì ai cũng có thể dễ dàng nhận thấy. Và tinh thần yêu nước cũng vậy, nó phải được thực hành vào những công việc cụ thể để góp phần đưa kháng chiến của chúng ta tới thắng lợi. Có thể nói đây là một hình ảnh so sánh đẹp, nhắc nhở mọi người phải biết phát huy lòng yêu nước.
a. Những hình ảnh so sánh được nhà thơ sử dụng để miêu tả dải Ngân Hà và các chòm sao Đại Hùng, Thần Nông, sao Hôm: như tôm cua bơi lội, như đuốc đèn soi cá.
b. Nét chung ở những hình ảnh so sánh trên là: đều thể hiện vẻ đẹp của các vì sao, những hình ảnh giàu sức gợi hình.
c. Chi tiết gợi tả đặc sắc: Hình ảnh thơ “Trâu tôi đủng đỉnh/ Như bước giữa ngàn sao” là một hình ảnh đặc biệt, rất giàu chất thơ. Hình ảnh thơ toát lên sự ung dung, đủng đỉnh của cả người và vật trước ngàn sao lung linh.
a. Những hình ảnh so sánh được nhà thơ sử dụng để miêu tả dải Ngân Hà và các chòm sao Đại Hùng, Thần Nông, sao Hôm: như tôm cua bơi lội, như đuốc đèn soi cá.
b. Nét chung ở những hình ảnh so sánh trên là: đều thể hiện vẻ đẹp của các vì sao, những hình ảnh giàu sức gợi hình.
c. Chi tiết gợi tả đặc sắc: Hình ảnh thơ “Trâu tôi đủng đỉnh/ Như bước giữa ngàn sao” là một hình ảnh đặc biệt, rất giàu chất thơ. Hình ảnh thơ toát lên sự ung dung, đủng đỉnh của cả người và vật trước ngàn sao lung linh.
c.
Bài tham khảo 1:
Ngàn sao làm việc giúp chúng ta thấy được một bầu trời hàng ngàn vì sao đẹp lộng lẫy về đêm. Dải Ngân Hà “chảy giữa trời lồng lộng” như một dòng sông lấp lánh những ánh sao. Sao Thần Nông tỏa rộng “chiếc vó bằng vàng” để đón những vì tinh tú như hàng ngàn con tôm cua đang bơi lội trong dòng sông. Bên kia phía đông nam là ngôi sao Hôm đang tỏa sáng, chiếu rọi vào dòng sông Ngân Hà như một chiếc đuốc đèn được dùng để soi cá. Nhóm Đại Hùng tinh biết buông gàu chăm chỉ suốt đêm lo tát nước. Ngàn sao cùng làm việc, cùng chung sức đã làm nên một vẻ đẹp huyền diệu của trời đêm. Lao động và biết đoàn kết, yêu thương sẽ làm cho vạn vật trở nên đẹp đẽ, đáng yêu.
Bài tham khảo 2:
Hình ảnh “Ngàn sao vui làm việc” dường như là hình ảnh thơ hay và ý nghĩa nhất trong toàn bài thơ. Câu thơ được tác giả tạo nên với ngôn từ rất giản dị nhưng lại đúc kết được vẻ đẹp của toàn bài. Ngàn sao cùng làm việc, cùng chung sức đã làm nên vẻ đẹp huyền diệu của trời đêm. Lao động và biết đoàn kết, yêu thương đã làm cho vạn vật trở nên đẹp đẽ, đáng yêu
Bài tham khảo 3:
Hình ảnh thơ “Trâu tôi đi đủng đỉnh/ Như bước giữa ngàn sao” là hình ảnh so sánh đầy sức gợi. Cảm giác thong dong của người và vật khi đứng trước và cảm nhận vẻ đẹp của tạo hóa được khắc họa rõ nét.
a)
b)
"Bánh trôi nước" cũng vậy: "Thân em vừa trắng lại vừa tròn". Sử dụng từ "Thân em..." để mượn lời người phụ nữ tự nói về thân phận mình, tác giả dân gian và nữ sĩ Xuân Hương đều muốn nói lên cái bé nhỏ, bẽ bàng, cô độc của người phụ nữ trong xã hội xưa. Hai từ "Thân em..." mang ý nghĩa "thân phận của em" và cũng có thể "tấm thân của em", hai từ ấy vang lên đầy hờn tủi, đầy xót xa.
Không chỉ vậy, cùng hướng ngòi bút về người phụ nữ, dân gian và Hồ Xuân Hương đều thấy được vẻ đẹp sáng ngời trong dáng dấp bên ngoài và những đức tính tốt đẹp bên trong của người phụ nữ. Ca dao ngợi ca họ là những "dải lụa đào" mềm mại, thanh nhã; là giếng khơi mát lành, trong trẻo; là "hạt mưa" rào giữa cơn khát của nhân gian... Hình ảnh người phụ nữ hiện lên qua chùm ca dao "Thân em..." và bài thơ "Bánh trôi nước" của Hồ Xuân Hương là một biểu hiện quan trọng của tinh thần nhân đạo trong văn học Việt Nam
c) "Bánh trôi nước" thì vô cùng trân trọng cái đẹp "vừa trắng lại vừa tròn" rất mực xinh xắn, đáng yêu của họ. Không chỉ vậy, họ còn là người có công lao sánh ngang tầm non nước "Bảy nổi ba chìm với nước non". Đặc biệt, dầu cuộc đời khó khăn, nhọc nhằn họ vẫn mang "tấm lòng son" chung thủy. Người phụ nữ trong xã hội phong kiến quả thực vẹn toàn về dung nhan và phẩm hạnh.
d)
"Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn".
Đời người phụ nữ đã vốn nhọc nhằn với bao việc bếp núc, chợ búa, con cái... để mưu sinh, để tồn tại. Thành ngữ "bảy nổi ba chìm" dùng để diễn tả sự long đong, lận đận ấy. Nhưng xót thương nhất là họ không có quyền quyết định số phận mình. May hay rủi, hạnh phúc hay bất hạnh đều là do người khác: "Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn".
e)
Câu thơ cuối
Mà em vẫn giữ tấm lòng son.
Dù phải chịu bao bất công nhưng ở câu thơ vẫn ngời sáng lên nét đẹp của người phụ nữ, một nét đẹp tươi sáng thuần hậu của phụ nữ Việt Nam. Giọng thơ đầy quả quyết mang nét tự hào nói lên tấm lòng son sắt của bao thế hệ phụ nữ Việt, là tiếng chuông cảnh tỉnh những người đàn ông để họ đừng đánh mất đi những giá trị quý báu này.
Bài thơ “Bánh trôi nước” là một bài thơ đặc sắc của nhà thơ Hồ Xuân Hương. Bài thơ biểu hiện lòng thương cảm và niềm tự hào với số phận người phụ nữ đồng thời lên án xã hội cũ đầy bất công.
Câu tiêu đề của văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta đã nói lên chủ đề cần bình luận trong văn bản của Bác Hồ. Câu văn đầu tiên: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước” đã nói lên nội dung bài viết. Những câu văn xuất hiện tiếp theo vừa khẳng định sức mạnh to lớn của tinh thần yêu nước vừa giữ chức năng định hướng, giới hạn phạm vi vấn đề được khai triển ở phần sau.
Bài văn có bố cục hết sức hợp lí và chặt chẽ, trình bày ba vấn đề chính của lòng yêu nước. Phần thứ nhất nói về tinh thần yêu nước của nhân dân ta trở thành truyền thống quý báu và đó chính là sức mạnh to lớn trong các cuộc chiến tranh chống xâm lược. Phần thứ hai chứng minh tinh thần yêu nước của nhân dân ta trong lịch sử chống ngoại xâm và trong cuộc kháng chiến chông thực dân Pháp. Phần kết bài nêu ra nhiệm vụ phải phát huy tinh thần yêu nước của nhân dân ta mạnh mẽ hơn nữa trong cuộc kháng chiến chống Pháp.
Để chứng minh cho nhận định: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thông quý báu của ta”, Hồ Chí Minh đã dẫn chứng những biểu hiện của tinh thần yêu nước trong lịch sử cũng như trong cuộc chiến hiện tại. Trong phần nội dung, tác giả dẫn chứng về những việc làm cụ thể của mọi tầng lớp, mọi người trong xã hội. Tác giả sử dụng phương pháp diễn dịch để trình bày vấn đề, đi từ những nhận xét bao quát đến dẫn chứng cụ thể.
Tác giả đã sử dụng rất hiệu quả thủ pháp liệt kê và lặp cấu trúc trong việc chứng minh tinh thần yêu nước của nhân dân. Đặc biệt là kết cấu “từ - đến” càng làm tăng hiệu quả nghị luận. Trong bài văn, Bác đã sáu lần sử dụng kết cấu “từ - đến” để chứng minh dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước.
Đoạn cuối bài văn, tác giả lấy yếu tốtrừu tượng, vô hình để so sánh với cái cụ thể, hữu hình nhằm giúp cho người đọc thấy được hai trạng thái của lòng yêu nước đó là trong lúc bình thường và trong lúc có chiến tranh: “Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm”. Lúc bình thường thì tinh thần yêu nước được cất trong hòm, nhưng khi đất nước bị lâm nguy thì tinh thần ấy lại sôi sục và bùng lên mạnh mẽ. Cuối cùng Bác cho rằng bổn phận của những người làm cách mạng là “làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến”.
Bằng một hệ thống lập luận chặt chẽ, lí luận sắc bén, cùng với việc sử dụng hiệu quả các thủ pháp nghệ thuật so sánh, liệt kê, Hồ Chí Minh đã khẳng định và chứng minh một cách thuyết phục về tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
Sau chiến thắng Biên giới và Trung du, Đại hội Đảng lần thứ II đã diễn ra tại chiến khu Việt Bắc vào tháng 2/1951. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trình bày trước Đại hội Đảng Báo cáo chính trị. Văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta là một phần nhỏ trong bài báo cáo chính trị ấy.
Văn bản này được xem như một kiểu mẫu về văn chứng minh, tiêu biểu cho phong cách chính luận của Chủ tịch Hồ Chí Minh: ngắn gọn, súc tích, cách lập luận chặt chẽ, lí lẽ hùng hồn, dẫn chứng (lịch sử, xã hội) vừa cụ thể vừa khái quát.
1. Mở đầu văn bản tác giả khẳng định và nêu rõ vấn đề phải chứng minh: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước”. Hai câu tiếp theo làm nổi bật luận đề. Lòng yêu nước của dân ta rất nồng nàn, là “một truyền thống quý báu” và có sức mạnh “vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”. Hồ Chủ tịch đã so sánh lòng yêu nước của nhân dân ta bằng hình ảnh “làn sóng”. Các từ ngữ: “sôi nổi”, “kết thành”, “vô cùng mạnh mẽ, to lớn”, “lướt qua”, “nhấn chìm tất cả” - đã ca ngợi và khẳng định sức mạnh lòng nồng nàn yêu nước của dân ta trong trường kì lịch sử: “từ xưa đến nay”, trong tình thế hiểm nghèo: “khi Tổ quốc bị xâm lăng”.
2. Phần thứ hai văn bản, tác giả nêu lên hàng loạt dẫn chứng lịch sử và xã hội để chứng minh, làm sáng tỏ lòng nồng nàn yêu nước của dân ta. Về quá khứ là những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung... Thủ pháp liệt kê hàng loạt dẫn chứng; các dẫn chứng vừa khái quát, vừa điển hình mở ra trường liên tưởng về bao trang sử hào hùng chông xâm lăng của dân tộc trong tâm hồn người đọc. Các từ ngữ: “Chúng ta có quyền tự hào...”, “chúng ta phải ghi nhớ” đã làm rõ cảm xúc khi nêu dẫn chứng. Cảm xúc dào dạt, lí lẽ hùng hồn, lập luận đanh thép, đó là văn phong của Bác Hồ: “Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng”.
Từ lịch sử quá khứ, Hồ Chủ tịch nêu nhiều dẫn chứng để chứng minh lòng nồng nàn yêu nước của nhân dân ta trong hiện tại, trong cuộc kháng chiến chông thực dân Pháp xâm lược.
Có câu chuyển ý, chuyển đoạn rất khéo: “Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước”. Các dẫn chứng được sắp xếp và trình bày qua 3 câu văn dài, có kết cấu liệt kê, trùng điệp: “từ... đến..”. Cách viết ấy đã làm sáng tỏ lòng nồng nàn yêu nước, tinh thần đại đoàn kết dân tộc và nhiệt tình tham gia kháng chiến của nhân dân ta là vô tận.
- Các lứa tuổi: “từ các cụ già tóc bạc đến các cháu nhi đồng trẻ thơ”.
- Đồng bào khắp mọi nơi: “từ những kiều bào ở nước ngoài đến những đồng bào ở vùng bị tạm chiếm, từ nhân dân miền ngược đến miền xuôi...”.
Bác Hồ khẳng định đồng bào ta “ai cũng một lòng nồng nàn yêu nước và ghét giặc”.
- Tiền tuyến và hậu phương: “từ những chiến sĩ ngoài mặt trận... đến những công chức ở hậu phương..., từ những phụ nữ... đến các bà mẹ chiến sĩ...”. Lòng nồng nàn yêu nước được biểu hiện một cách phong phú, đa dạng muôn màu muôn vẻ: hoặc “chịu đói mấy ngày để bám sát lấy giặc đặng tiêu diệt giặc”, hoặc “nhịn ăn để ủng hộ bộ đội”, hoặc “khuyên chồng con đi tòng quân mà mình thì xung phong giúp việc vận tải”, hoặc “săn sóc, yêu thương bộ đội như con đẻ của mình”.
- Các giới đồng bào, các tầng lớp xã hội: “từ những nam nữ công nhân và nông dân... cho đến những đồng bào điền chủ..”, hoặc là “thi đua tăng gia sản xuất.”, hoặc là “quyên ruộng đất cho Chính phủ”.
Câu kết đoạn, Bác Hồ bình luận, khẳng định một cách hùng hồn mạnh mẽ: “Những cử chỉ cao quý đó, tuy khác nhau nơi việc làm, nhưng đều giống nhau nơi lòng nồng nàn yêu nước”.
Các dẫn chứng vừa cụ thể, vừa khái quát, vừa điển hình, vừa toàn diện, đầy sức thuyết phục.
3. Phần cuối văn bản, Hồ Chủ tịch ví lòng yêu nước “như các thức của quý” và nêu lên những biểu hiện của lòng yêu nước, hoặc “trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy”, hoặc “cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm". Bác nêu lên nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân là phải “ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến”.
Tóm lại, Hồ Chủ tịch đã khẳng định và ca ngợi lòng nồng nàn yêu nước và tinh thần bất khuất anh hùng, ý chí chống xâm lăng là một truyền thông quý báu của dân tộc ta. Bài văn đã bồi dưỡng lòng yêu nước và niềm tự hào dân tộc cho mỗi chúng ta. Chúng ta học tập nghệ thuật chứng minh của Bác: cách nêu vấn đề, cách chọn dẫn chứng và trình bày dẫn chứng, lí lẽ và cảm xúc liên kết hài hòa, đầy thuyết phục.