Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
a) Ngôi thứ nhất
b) Nội dung:
+ Mang lại cho bài thơ phong vị ca dao, tính dân tộc đậm đà và 1 giọng điệu tâm tình ngọt ngào, sâu lắng.
+ Góp phần làm cho tình cảm giữa người ra đi và kẻ ở lại, giữa cán bộ với nhân dân Việt Bắc thêm thân mật, gần gũi, tự nhiên, gắn bó khăng khít, tuy 2 mà 1. Điều đó cũng thể hiện tình cảm của tác giả với nhân dân Việt Bắc, coi đó như mái nhà thân thiết trong những năm kháng chiến gian khổ, khốc liệt.
a) Ngôi thứ nhất
b) Nội dung:
+ Mang lại cho bài thơ phong vị ca dao, tính dân tộc đậm đà và 1 giọng điệu tâm tình ngọt ngào, sâu lắng.
+ Góp phần làm cho tình cảm giữa người ra đi và kẻ ở lại, giữa cán bộ với nhân dân Việt Bắc thêm thân mật, gần gũi, tự nhiên, gắn bó khăng khít, tuy 2 mà 1. Điều đó cũng thể hiện tình cảm của tác giả với nhân dân Việt Bắc, coi đó như mái nhà thân thiết trong những năm kháng chiến gian khổ, khốc liệt.
Trong bài thơ Việt Bắc, Tố Hữu viết:
Mình đi, mình có nhớ mình
Tân Trào, Hồng Thái, mái đình cây đa?...
Mình đi, mình lại nhớ mình
Nguồn bao nhiêu nước, nghĩa tình bấy nhiêu...
a, Tìm đại từ và chỉ ra ngôi của đại từ trong các câu thơ trên
- Đại từ : mình , thuộc ngôi thứ 2 số ít .
b, Qua cách sử dụng đại từ trong những câu thơ trên, tác giả còn thể hiện nội dung gì?
- Thể hiện lòng yêu thương , nỗi nhớ Việt Bắc da diết . thể hiện tình cảm của những người dân tới các chú chiến sĩ trong cuộc kháng chiến gian nan . Qua đó , ca ngợi phẩm chất cao đẹp , sắc son của quân và dân ta , tô đậm sự thuỷ chung , chân thành của người dân Việt Bắc với các chú chiến sĩ tham gia kháng chiến
a) Ngôi thứ nhất
b) Nội dung:
+ Mang lại cho bài thơ phong vị ca dao, tính dân tộc đậm đà và 1 giọng điệu tâm tình ngọt ngào, sâu lắng.
+ Góp phần làm cho tình cảm giữa người ra đi và kẻ ở lại, giữa cán bộ với nhân dân Việt Bắc thêm thân mật, gần gũi, tự nhiên, gắn bó khăng khít, tuy 2 mà 1. Điều đó cũng thể hiện tình cảm của tác giả với nhân dân Việt Bắc, coi đó như mái nhà thân thiết trong những năm kháng chiến gian khổ, khốc liệt.
Mình về mình có nhớ mình
Tân Trào Hồng Thái mái đình cây đa
Mình đi mình lại nhớ mình
Nguồn bao nhiêu nước nghĩa tình bấy nhiêu
đoạn thơ trên không chỉ là nỗi lòng thương nhớ, là lời tâm tình của Việt Bắc. Mà nó còn tiêu biểu cho phong cách thơ Tố Hữu: Giọng điệu thơ ngọt ngào truyền cảm, mang đậm phong vị ca dao dân gian. Đề cập đến con người và cuộc sống kháng chiến. Thông qua hình tượng Việt Bắc, Tố Hữu đã ca ngợi phẩm chất cách mạng cao đẹp của quân dân ta, khẳng định nghĩa tình thuỷ chung son sắt của Việt Bắc với người cán bộ kháng chiến
Tố Hữu là nhà thơ của lý tưởng cộng sản, là cờ đầu của nền thơ ca cách mạng Việt Nam. _ Mỗi thời kỳ lịch sử đi qua, Tố Hữu đều để lại dấu ấn riêng mang đậm hồn thơ trữ tình chính trị:Từ ấy, Việt Bắc, Gió lộng, Ra trận, Máu và hoa…
_ Việt Bắc là đỉnh cao của thơ Tố Hữu nói riêng và thơ ca chống Pháp núi chung. Bài thơ là khúc tình ca và cũng là khúc hùng ca về cách mạng về cuộc kháng chiến và con người kháng chiến, mà cội nguồn sâu xa của nó là tình yêu quê hương đất nước, là niềm tự hào về sức mạnh của nhân dân, là truyền thống ân nghĩa, đạo lí thuỷ chung của dân tộc Việt Nam. Toàn bộ bài thơ là một hoài niệm lớn, day dứt khôn nguôi được thể hiện qua hình thức đối đáp giữa người ra đi và người ở lại .
Và đoạn thơ: “Mình đi, có nhớ những ngày
Tân Trào, Hồng Thái, mái đình cây đa”
Là một trong những đoạn tiêu biểu cho tình cảm ân nghĩa thủy chung đó
II/ Thân bài
1/ (Xuất xứ chủ đề) Tháng 10.1954, khi TW Đảng và Chính phủ cùng cỏn bộ chiến sĩ rời chiến khu“Thủ đô gió ngàn” để về với “Thủ đô hoa vàng nắng Ba Đình tiếp quản Hà Nội. Lấy cảm hứng từ không khí của buổi chia tay lịch sử ấy,Tố Hữu đó xúc động viết nên bài thơ này.
2/ ( Phân tích chi tiết)
_“Việt Bắc” là tác phẩm trường thiên,dài 150 câu lục bát, được cấu tạo theo lối đối đáp giao duyên của ca dao dân ca: Đối đáp giữa hai người yêu thương nhau, tình nghĩa mặn nồng nay phải chia tay nhau kẻ đi người ở. Cả bài thơ tràn ngập nỗi nhớ. Nỗi nhớ trong kẻ ở và người đi trong câu hỏi và trong cả lời đáp. Nỗi nhớ cứ trở đi trở lại cồn cào da diết. Và trong đoạn thơ này, người ở lại đã khơi dậy một quá vãng đầy kỷ niệm .
Tân trào là cái nôi của cách mạng Việt Nam, là nơi Bác Hồ và các chiến sĩ đã trải qua những ngày tháng thiếu thốn cùng cực và đầy gian truân, thử thách. Tân Trào là một xã của huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang có núi Hồng và sông Phó Đáy bao bọc. Nơi đây được biết đến là Thủ đô kháng chiến của Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Khu di tích lịch sử Tân Trào gồm có 17 di tích, với các địa danh nổi tiếng như: Lán Nà Nưa, đình Tân trào, đình Hồng Thái, cây đa Tân Trào,…
Lán Nà Nưa ( lán Nà Lừa) là nơi chủ tịch Hồ Chí Minh đã sống và làm việc từ cuối tháng 5 đến ngày 22/8/1945 để chuẩn bị cho cuộc Tổng khởi nghĩa cách mạng tháng Tám. Căn lán được làm theo kiểu nhà sàn, lợp lá cọ màu nâu xỉn, dưới các tán cây rậm rạp, đảm bảo bí mật lại gần dân. Lán có hai gian nhỏ, gian trong là nơi bác nghỉ ngơi, gian ngoài là nơi Bác làm việc. Khó ai có thể tin rằng chỗ ngủ của Bác chỉ là một cái giường làm bằng tre vầu, giống như chiếc chõng. Trong những năm tháng cực khổ ấy, Bác đã sống và làm việc trong căn lán nhỏ chưa đầy 12 mét vuông này. Cũng chính tại nơi đây, vào một đêm cuối tháng 7-1945, giữa hai trận sốt rét, Bác đã nói với đồng chí Võ Nguyên Giáp như người cha tin yêu căn dặn người con phải ghi long tạc dạ câu nói này, và đây cũng chính là câu nói bất hủ của Bác Hồ: “ Lúc này thời cơ thuận lợi đã tới, dù hy sinh tới đâu, dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải kiên quyết dành cho được độc lập”. Giữa cơn đau ốm “thập tử nhất sinh”, Bác vẫn quên mình vì dân vì nước, vẫn lo cho cuộc tổng khởi nghĩa sắp tới. Thật cảm động biết chừng nào! Có ở bên cạnh Bác, có cùng Bác trải qua những năm tháng cực khổ muôn phần đắng cay mới thấu hiểu hết tình yêu thương dân tộc và đức hy sinh cao cả ở Người.
Đến với Đình Tân Trào em được biết đến cũng nằm trong quần thể di tích ấy. Đình được xây dựng vào năm 1923 theo kiểu nhà sàn, cột gỗ ba gian hai chái, sàn lát ván, là nơi hội họp, sinh hạt văn hóa của dân làng. Mái đình Tân Trào không chỉ ghi dấu những sự kiện lịch sử trong thời kì cách mạng mà còn ghi dấu những sự kiện sâu sắc trong thời kì hòa bình. Vào ngày 20/3/1961, Bác Hồ đã về thăm lại quê hương cách mạng Tân Trào, thăm lại mái đình Tân Trào- nơi mở đầu cho cuộc cách mạng vĩ đại của dân tộc ta.
Đình Hồng Thái cách đình Tân Trào gần 1km trên đường đi Sơn Dương. Nơi đây còn được biết đến là trạm giao liên và là nơi huấn luyện quân sự trong suốt thời kì kháng chiến. Đình còn là điểm dừng chân của các đại biểu toàn quốc về dự Quốc dân Đại hội, là trạm thường trực “ An toàn khu cuả Trung ương đóng ở Tân Trào.
Cây đa Tân Trào cách đình tân Trào khoảng 500 mét về phía Đông. Chính tại nơi này, 69 năm về trước, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã làm lễ xuất quân tiến về Hà Nội và giành thắng lợi trong Cách mạng tháng Tám- 1945.
Nhớ khi kháng Nhật, thuở còn Việt Minh
Mình đi, mình có nhớ mình
Tân Trào, Hồng Thái, mái đình cây đa?
( Việt Bắc- Tố Hữu)
Có thể nói, chuyến đi trải nghiệm ở khu di tích lịch sử Tân Trào đã để lại cho chúng em những bài học thực tế quý giá. Được tận mắt chứng kiến nơi ở và làm việc của Bác Hồ trong suốt thời kì kháng chiến, mỗi người như được sống lại cùng những giây phút vẻ vang của dân tộc. Chúng em tự hứa với mình rằng sẽ không ngừng phấn đấu, rèn luyện và tu dưỡng đạo đức để tiếp bước cha anh, xây dựng Tổ quốc Việt Nam ngày càng giàu đẹp.
- Đại từ mình trong câu “Cậu giúp mình với nhé” Dùng để trỏ ngôi thứ nhất (chỉ người nói)
- Mình trong câu ca dao không trỏ ngôi thứ nhất mà trỏ ngôi thứ hai