Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Thamkhao
+ Nghệ thuật điệp (điệp từ vì ai, điệp cấu trúc câu Vì ai chân mẹ dẫm gai -Vì ai áo mẹ phai màu).
+ Liệt kê và ẩn dụ: những nhọc nhằn vất vả của mẹ chân dẫm gai, áo phai màu, bạc đầu...
- Tác dụng của các biện pháp tu từ:
+ Tăng sức biểu cảm cho sự diễn đạt.
+ Khắc sâu những nỗi vất vả của mẹ.
+ Thể hiện nỗi xót xa, day dứt của nhà thơ khi hồi tưởng về mẹ.
có thể chọn một trong hai biện pháp tu từ :điệp ngữ (vì ai...)hoặc câu hỏi tu từ (dòng thơ cuối ). Khi nêu hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ cần làm rõ được giá trị biểu đạt nội dung :tình yêu thương của mẹ và lòng biết ơn của con...
a/ Phép điệp ngữ: " vì ai "
Tác dụng: nhấn mạnh những công lao to lớn , sự hi sinh cao cả của người mẹ dành cho những đứa con của mình.
b/ Tình cảm giữa cha mẹ và con cái hay tình mẫu tử, tình phụ tử là những tình cảm quý báu nhất trong cuộc đời mỗi con người. Đó là tình cảm yêu thương, sự nâng niu, quan tâm chăm sóc bằng cả tấm lòng mà cha mẹ dành cho con đồng thời là tình yêu thương, sự biết ơn, kính trọng mà người con dành cho cha mẹ mình. Mẹ là người mang nặng đẻ đau, đem ta đến với thế giới này, trao cho ta sự sống và tình yêu thương.Còn cha là người dạy dỗ, bảo vệ cho ta, là trụ cột trong gia đình, giúp gia đình vượt qua mọi sóng gió của cuộc sống, đùm bọc và bảo vệ ta.Mỗi người con cần có trách nhiệm yêu thương cha mẹ, tích cực học tập, trau dồi kiến thức để trở thành một người hiền tài giúp ích cho đất. Bên cạnh đó, chúng ta cần phải luôn khắc ghi công lao to lớn của cha mẹ và đền đáp công ơn ấy bằng hành động thiết thực, xứng đáng.Cho nên chúng ta cần trân trọng và biết ơn tình yêu bao la của cha mẹ
Quy nạp là bài văn có câu chủ đề ở cuối nhé ^^
a) Các đại từ có trong đoạn trên : mẹ, ai.
b)
- Phép tu từ được sử dụng :
+ Điệp cấu trúc câu: Vì ai.....
+ Dùng kiểu câu hỏi
- Phân tích giá trị: Nhằm nhấn mạnh, khắc đậm rõ nét sự yêu thương đối với con cái, vì con người mẹ đã chịu thương chịu khó, một nắng hai sương và làm thể hiện được sự trân trọng , biết ơn của tác giả đối với người mẹ.
a) Đại từ : Mẹ, ai, vì ai.
b) - Điệp từ : " Vì ai" => Ca ngợi công lao to lớn của mẹ, mỗi lần điệp khúc "vì ai" vang lên là một lần những hy sinh của mẹ được bộc lộ, là những khó khăn thường ngày của cuộc sống đè nặng lên đôi vai ấy. "Ai" đây chính là người con, phép tu từ và là một lời nhắc nhở đã làm nổi bật hình ảnh mẹ khắc khổ, đồng thời tôn vinh, ca ngợi sự tần tảo vĩ đại ấy.
- Câu hỏi tu từ " Vì ai thao thức bạc đầu.....vì ai ? " => Nhấn mạnh tấm lòng cao cả và sự vất vả của mẹ cho con, đó cũng là một câu hỏi day dứt về công cha, nghĩa mẹ. Cuộc đời mẹ làm tất cả vì con, phải chịu những dấu vết của thời gian hằn lên đến "bạc đầu", và một lần nữa đó cũng là tình cảm kính trọng, biết ơn của nhà thơ với người mẹ của mình.
a.
Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu
b.biện pháp tu từ:
Sự thay đổi của tạo vật: Nghệ thuật đối: Sương chùng chình › ‹ Chim vội vã -> vận động tương phản.
+ Sông dềnh dàng - nghệ thuật nhân hoá + từ láy gợi hình, tả dòng sông trôi chậm -> gợi suy nghĩ trầm tư.
+ Chim vội vã - Nghệ thuật nhân hoá + từ láy gợi cảm -> hơi thu se lạnh khiến lũ chim “vội vã” bay về phương nam tránh rét.
- Hình ảnh đám mây “vắt nửa mình sang thu” - nghệ thuật nhân hoá -> gợi hình dung:
+ Mây mỏng như dải lụa treo trên bầu trời.
+ Ranh giới nửa nghiêng về mùa hạ, nửa nghiêng về mùa thu.
a) Chim bắt đầu vội vã
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu
b)Biện pháp nhân hóa
Câu 1:
“Làn thu thuỷ” gợi lên vẻ đẹp của đôi mắt trong sáng, long lanh, linh hoạt; “nét xuân sơn”gợi lên đôi lông mày thanh tú, mềm mại, tươi non trên gương mặt trẻ trung.
Câu 2:
BPTT: ẩn dụ, so sánh
Tác dụng: làm nổi bật vẻ đẹp của nụ cười, mái tóc, làn da của Thúy Vân
Câu 3:
Tám câu thơ cuối bài tác giả sử dụng điệp từ " buồn trông". Hai tiếng " buồn trông" lặp lại bốn lần chỉ vậy thôi mà đã gói gọn tâm thế của Kiều và cũng tạo sự buồn thương cho nàng. Cách miêu tả cảnh vật của Nguyễn Du cũng vô cùng độc đáo, miêu tả từ xa đến gần, từ mở ảo đến rõ ràng. Cũng giống như tâm trạng của Kiều lúc này, càng buồn thì cảng trông ngóng, Nguyễn Du như hiểu được điều đó.
Câu 4:
Ngay từ những câu thơ mở đầu, tác giả đã lí giải cơ sở hình thành tình đồng chí thắm thiết, sâu nặng của anh và tôi – của những người lính Cách mạng:
“Quê hương tôi nước mặn đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá.”
+ Phép tương đối: hoàn cảnh sống, xuất thân của hai người lính
+ Thành ngữ “nước mặn đồng chua”, hình ảnh “đất cày lên sỏi đá”
+ Giọng điệu thủ thỉ, tâm tình như lời kể chuyện
Khổ cuối: hình ảnh "trái tim" vừa là hình ảnh ẩn dụ, vừa là hình ảnh hoán dụ gợi ra biết bao ý nghĩa: trái tim là hình ảnh hội tụ vẻ đẹp thiêng liêng của người lính quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh., trái tim ấy chứa đựng bản lĩnh hiên ngang, tinh thần bất khuất, lòng dũng cảm tuyệt vời.