K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
21 tháng 12 2023

Phân tích, đánh giá một tác phẩm văn học:

- Mục đích: Phân tích, đánh giá một tác phẩm văn học giúp chúng ta đọc hiểu, đánh giá, nhận xét tác phẩm đó. 

- Nội dung: Chúng ta cần phân tích, đánh giá một tác phẩm văn học đó ở cả phương diện nội dung và nghệ thuật theo yêu cầu đề bài Chúng ta cũng tìm hiểu về mối quan hệ giữa tác phẩm Văn học và tác giả cũng như bối cảnh ra đời của nó.

Nghị luận về một vấn đề xã hội:

- Mục đích: Thuyết phục người đọc, người nghe hiểu rõ về tư tưởng, quan điểm của bạn đối với một vấn đề.

- Nội dung: Người viết cần đưa ra được những dẫn chứng, lí lẽ, lập luận cụ thể, logic để minh chứng và giải thích vấn đề xã hội đó.

5 tháng 3 2023

Tên kiểu văn bản

Mục đích và nội dung

Phân tích, đánh giá một tác phẩm văn học

- Mục đích: Phân tích, đánh giá một tác phẩm văn học giúp chúng ta đọc hiểu, đánh giá, nhận xét tác phẩm đó.

- Nội dung: Chúng ta cần phân tích, đánh giá một tác phẩm văn học đó ở cả phương diện nội dung và nghệ thuật theo yêu cầu đề bài Chúng ta cũng tìm hiểu về mối quan hệ giữa tác phẩm Văn học và tác giả cũng như bối cảnh ra đời của nó.

Nghị luận về một vấn đề xã hội

- Mục đích: Thuyết phục người đọc, người nghe hiểu rõ về tư tưởng, quan điểm của bạn đối với một vấn đề.

- Nội dung: Người viết cần đưa ra được những dẫn chứng, lí lẽ, lập luận cụ thể, logic để minh chứng và giải thích vấn đề xã hội đó.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
14 tháng 12 2023

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
14 tháng 12 2023

Mục đích

Làm báo cáo để cung cấp cho người đọc tri thức tổng quan của đề tài nghiên cứu khoa học về thơ mình vừa làm

Yêu cầu

-  Báo cáo cần ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu

- Thứ tự trình bày hợp lí, mạch lạc

Nội dung chính

- Chúng ta cần có các mục sau:

Phần mở đầu: 

+ Nêu vấn đề về thơ được lựa chọn để nghiên cứu

+ Lí do, mục đích và phương pháp nghiên cứu

Phần nội dung:

+ Lần lượt trình bày các kết quả nghiên cứu về đề tài đã chọn. Triển khai các lí lẽ, dẫn chứng, lập luận chứng minh cho các luận điểm được nêu ra

+ Có thể trích dẫn ý kiến người khác, cước chú, lập bảng biểu, thống kê về đối tượng nghiên cứu

+ Tạo sự so sánh cần thiết với các đối tượng nghiên cứu khác để tạo nên sức hấp dẫn và thuyết phục cho bài viết

Phần kết luận:

+ Khái quát ý nghĩa, tầm quan trọng của vấn đề đã được trình bày

+ Nêu các đề xuất, khuyến nghị của người nghiên cứu (nếu có)

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
26 tháng 11 2023

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
24 tháng 11 2023

Nhân vật

Đối thoại

Độc thoại

Bàng thoại

Thị Mầu

- Đây rồi nhé!

- Tên em ấy à?

- Là Thị Mầu, con gái phú ông...Chưa chồng đấy nhá!.

- Đưa chổi đây em quét rồi em nói chuyện này cho mà nghe!

- Phải gió ở đâu! Chạy từ bao giờ rồi!

- Người đâu mà đẹp như sao băng thế nhỉ?

- Lẳng lơ ở đây cũng chẳng mòn.

- Đẹp thì người ta khen chứ sao!

- Nhà tao còn ối trâu!

 

Thị Kính

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tiếng đế (người xem)

- A di đà Phật! Chào cô lên chùa!.

- Cô cho biết tên để tôi vào lòng sớ!

- Tôi đã đèn nhang xong, mời cô vào lễ Phật.

- Cô buông ra để tôi quét chùa kẻo sư phụ người quở chết!

- Mười tư, rằm!

- Ai lại đi khen chú tiểu thế cô Mầu ơi!

- Mầu ơi mất bò rồi!

- Mầu ơi nhà mày có mấy chị em? Có ai như mày không?

- Sao lẳng lơ thế, cô Mầu ơi!

- Nam mô A di đà Phật!.

- Khấn nguyện thập phương ...Quỷ thần soi xét!

Ngẫm oan trái nhiều phen muốn khóc ... Chứ có biết đâu mình cũng chỉ là...

- Từ ngôn ngữ và giọng điệu trên cho thấy:

+ Thị Mầu: phóng khoáng, lẳng lơ, táo báo, không e ngại điều gì.

- Thị Kính: tôn nghiêm đúng mực

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
24 tháng 11 2023
 

Mở bài

Thân bài

Kết bài

Nghị luận, phân tích đánh giá một tác phẩm văn học

Giới thiệu tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác. Nêu nội dung khái quát và cảm nhận chung về vấn đề cần nghị luận

Nêu những luận điểm. Phân tích các phương diện của vấn đề được nghị luận có trong tác phẩm

Tổng hợp đánh giá nội dung, nghệ thuật.Tình cảm, thái độ của tác giả

Khẳng định lại vấn đề được nghị luận đối với tác phẩm

Nghị luận về một vấn đề xã hội

Nêu lên vấn đề xã hội cần nghị luận, khái quát các luận điểm

Trình bày ít nhất 2 luận điểm về vấn đề xã hội đó

Bày tỏ thái độ của người viết đối với vấn đề đó

Khẳng định lại vấn đẻ cùng thái độ, lập trường của người viết

12 tháng 6 2018

a) Giống nhau:

– Nội dung: Cùng thể hiện tình cảm, tư tưởng của tác giả bao gồm 3 nội dung chủ đạo là giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo và tinh thần yêu nước

b) Khác nhau:

Văn học hiện đại:

– Nội dung: Văn học hiện đại có nội dung phong phú, hấp dẫn người đọc hơn văn học trung đại, có cái tôi cá nhân và giác ngộ lí tưởng cách mạng. Nó không chỉ thu hút người đọc bởi cách viết đổi mới mà còn bởi nó bộc lộ được nhiều góc khuất của xã hội, của cuộc sống một cách chân thực nhất mà văn học trung đại không biểu hiện được

– Nghệ thuật:

+ Quan điểm nghệ thuật: Văn học hiện đại có cái nhìn mở rộng hơn, phóng khoáng hơn, không bị ràng buộc bởi các lễ nghi, lễ giáo như ở văn học trung đại. Ở đây, tác giả được biểu lộ cái tôi cá nhân vào bài viết

+ Thể loại: Đa dạng hơn văn học trung đại: truyện ngắn, tiểu thuyết, tùy bút,,…giúp người viết tự do thể hiện tư tưởng tình cảm mà không sợ bị bó hẹp có thể viết ngắn hoặc dài, thay đổi nhiều phong cách viết khác nhau, có các hình ảnh hiện đại,…

Văn học trung đại:

– Nội dung: Các tác phẩm của văn học trung đại luôn bị kèm kẹp trong một phạm vi nhất định, bị tiêu khiển bởi các lễ nghi, lễ giáo, xã hội phong kiến. Các tác phẩm đôi khi chỉ là một góc khuất rất nhỏ của cuộc sống, thứ mà đôi khi bị người ta cho là vô nghĩa trong xã hội phong kiến. Các tác phẩm văn học trung đại chủ yếu dùng để bày tỏ chí, tỏ lòng.

– Nghệ thuật:

+ Mang tính ước lệ, tượng trưng, có các điển tích cổ điển. Các tác phẩm văn học trung đại mang đậm phong cách cổ xưa, tuân theo cái truyền thống, sắp đặt sẵn, không có quan điểm cá nhân trong bài viết.

+ Mang tính chất quy phạm: Mang tính bó buộc, có quy luật vần chắc chặt chẽ (thơ), hịch, cáo, chiếu,…

+ Thể loại: Ngoài các thể loại được tuân theo quy luật chặt chẽ trên, văn học trung đại còn bao gồm nhiều thể loại truyền thống như: ca dao, tục ngữ,…

3. Tổng quan

Nhìn chung, văn học hiện đại và văn học trung đại có những cách nhìn nhận khác nhau, mang hai màu sắc hoàn toàn khác nhau, phù hợp với tiến trình phát triển của lịch sử. Nếu như văn học trung đại bị bó hẹp trong niêm luật, gò bó, không thể hiện được cái tôi cá nhân thì văn học hiện đại lại như một luồng gió mới thổi vào văn học Việt Nam, mang lại những sắc thái mới, tiếng nói mới, phá bỏ mọi sự gò bó và cái tôi cá nhân được thể hiện một cách rõ ràng nhất. Giá trị của văn học trung đại không thể phủ nhận. Tuy nhiên, nó không còn phù hợp với xu hướng hiện tại thì tự khắc nó sẽ phải nhường chỗ cho sự phát triển cho văn học hiện đại.

12 tháng 6 2018

* giống:
- nội dung: - cùng thể hiện tình cảm, tư tưởng của tác giả ( nói lý luận văn học; tp là tiếng nói tư tưởng, tình cảm của tác giả, là đứa con tinh thầm, vậy nên nó luôn chứa đựng ...)
- bao gồm ba nội dung chính nhân đạo ,hiện thực, yêu nước
(phần này nói thật ngắn gọn thôi, lấy dẫn chứng những cặp tác phẩm cùng đề tài ở cả hai giai đoạn. nói rằng tác phẩm a ở vhtđ vs tp b ở vhhđ cùng thể hiện cái này, cái kia...)
- nt: cùng có nhiều thể loại đa dạng
* khác (trọng tâm)
- nội dung: nội dung của văn học hiện đại đa dạng hơn văn học trung đại do có sự bùng nổ của cái tôi cá nhân từ 1930-1945 và sự giác ngộ lý tưởng từ sau cách mạng. Nó không chỉ dùng để tỏ chí, tỏ lòng (vhtđ) mà còn diễn tả nhiều góc khuất, khía cạnh của cuộc sống mà văn học trung đại không hoặc không được phép đề cập tới (bị kìm kẹp). có những tp đôi khi chỉ là một lát cắt rất nhỏ của cuộc sống như tản văn, thứ mà đôi khi bị cho cho là vô nghĩa trong xhpk. vhhđ đi sâu vào diễn tả nội tâm con người, thế giới bên trong,nhìn những giá trị cũ bằng một con mắt và từ một góc nhìn khác
- nghệ thuật:
+ quan điểm nghệ thuật: quan điểm nt ở vhhđ có cái nhìn rộng mở, phóng khoáng hơn, không bị ràng buộc bởi lễ giáo, qui củ. Các tg chủ trương thể hiện cái tôi cá nhân của mình một cách trực tiếp, điều ít thấy ở xhpk (k0 phải k có). - nói qua qua như kiểu phần khái quát ấy
+ vhtđ: 1mang tính ước lệ tượng trưng, có các điển tích điển cố...=> phong cách cổ,cũ, tuân theo cái truyền thống, những cái được định sẵn(khác với vhhđ)
2mang tính qui phạm( tức là qui củ ấy), bó buộc: thể hiện ở các thể loại có vần luật chặt chẽ như thơ đường, thất ngôn tứ tuyệt, hịch, cáo, chiếu, biểu...
3thể loại: các thể loại chặt chẽ như đã nêu trên, các thể loại truyền thống như ca dao, tục ngữ, các dạng văn như lục bát, song thất lục bát=> tạo ra dấu ấn riêng cho vh việt nam
các thể loại văn vần như hịch cáo chiếu biểu cũng mang nhiều quy phạm với câu văn dài, có vần như thơ, đối xứng, có các hình ảnh ước lệ, tượng trưng
+ vhhđ: 1thể loại: đa dạng hơn, có thêm truyện ngắn, tiểu thuyết, tản văn, tuỳ bút... giúp nhà văn tự do thể hiện tư tưởng, tình cảm của mình
thơ có nhiều phá cách về vần luật, số lượng câu chữ, hình ảnh, nhiều thể thơ mới ra đời, đặc biệt là thơ tự do mang phong cách hoàn toàn mới.
truyện thay đổi về dung lượng( có thể rất ngắn hoặc rất dài), phong cách viết,cách dùng văn. câu văn không còn dài như trước, có các hình ảnh hiện đại ...

31 tháng 8 2023

Phương pháp giải:

     Đọc lại phần yêu cầu đối với kiểu bài trong bài 2 và bài 3.

Lời giải chi tiết:

Kiểu bài

Mở bài

Thân bài

Kết bài

Nghị luận, phân tích đánh giá một tác phẩm văn học.

Giới thiệu tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác. Nêu nội dung khái quát và cảm nhận chung về vấn đề cần nghị luận.

- Nêu những luận điểm. Phân tích các phương diện của vấn đề được nghị luận có trong tác phẩm.

- Tổng hợp đánh giá nội dung ,nghệ thuật.Tình cảm, thái độ của tác giả.

Khảng định lại vấn đề được nghị luận đối với tác phẩm.

Nghị luận về một vấn đề xã hội.

Nêu lên vấn đề xã hội cần nghị luận, khái quát các luận điểm.

- Trình bày ít nhất 2 luận điểm về vấn đề xã hội đó.

- Bày tỏ thái độ của người viết đối với vấn đề đó.

Khẳng định lại vấn đẻ cùng thái độ, lập trường của người viết.