K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

13 tháng 9 2018

Đặc điểm của truyền thuyết :

- Là loại truyện dân gian 

- Kể về các nhân vật lịch sử và sự kiện có liên quan đến lịch sử 

- Thường có yếu tố hoang đường , kì ảo

- Thể hiện thái độ , cách đánh giá của nhân dân về nhân vật và về sự kiện lịch sử .

TK MIK NHA

4 tháng 11 2021

tham khảo

+ Nội dung: Truyền thuyết “Con Rồng cháu Tiên” nhằm giải thích, suy tôn nguồn gốc giống nòi và qua đó thể hiện ý nguyện đoàn kết, thống nhất cộng đồng Việt + Nghệ thuật: sử dụng các chi tiết tưởng tượng hoang đường, kì ảo, xây dựng nhân vật mang dáng dấp thần linh…

30 tháng 11 2023

- Truyền thuyết: Thánh Gióng, Thạch Sanh, sự tích Hồ Gươm

- Thơ: À ơi tay mẹ, Về thăm mẹ, ca dao Việt Nam

- Kí: Trong lòng mẹ, Đồng Tháp Mười mùa nước nổi, thơ ấu của Hon-đa

- Văn bản nghị luận:  Nguyên Hồng- nhà văn của những người cùng khổ, vẻ đẹp của một bài ca dao, Thánh Gióng- tượng đài vĩnh cửu của lòng yêu nước.

- Văn bản thông tin: Hồ Chí Minh và " Tuyên ngôn Độc lập", " Diễn biến Chiến dịch Điện Biên Phủ", giờ Trái Đất.

1Lập danh sách các thể loại hoặc kiểu văn bản đã được học trong Ngữ văn 6, tập hai. Với mỗi thể loại hoặc kiểu văn bản, chọn một văn bản và thực hiện các yêu cầu sau: a. Chỉ ra đặc điểm cơ bản của thể loại hoặc kiểu văn bản được thể hiện qua văn bản ấy. b. Trình bày điều em tâm đắc với một văn bản qua đoạn viết ngắn hay qua hình thức thuyết trình trước các bạn...
Đọc tiếp

1Lập danh sách các thể loại hoặc kiểu văn bản đã được học trong Ngữ văn 6, tập hai. Với mỗi thể loại hoặc kiểu văn bản, chọn một văn bản và thực hiện các yêu cầu sau:

a. Chỉ ra đặc điểm cơ bản của thể loại hoặc kiểu văn bản được thể hiện qua văn bản ấy.

b. Trình bày điều em tâm đắc với một văn bản qua đoạn viết ngắn hay qua hình thức thuyết trình trước các bạn hoặc người thân.

2,Hãy nêu các kiểu bài viết mà em đã thực hành khi học Ngữ văn 6, tập hai. Với mỗi kiểu bài, cho biết:

a. Mục đích mà kiểu bài hướng tới.

b. Yêu cầu đối với mỗi kiểu bài.

c. Các bước cơ bản để thực hiện bài viết.

d. Các đề tài cụ thể mà em muốn viết hoặc có thể viết thêm với mỗi kiểu bài (ngoài đề tài em đã chọn trong quá trình học).

e. Những kinh nghiệm mà em tự rút ra được khi thực hiện viết từng kiểu bài.

3,Nhắc lại những nội dung mà em đã thực hành nói và nghe ở mỗi bài trong học kì vừa qua. Cho biết mục đích của hoạt động nói ở các bài Chuyện kể về những người anh hùng, Thế giới cổ tích, Khác biệt và gần gũi, Trái Đất - cái nôi của sự sống có gì giống và khác nhau.

4,Viết một đoạn văn tả cảnh đẹp quê hương em lớp 3 gồm các bài văn tả cảnh được VnDoc sưu tầm, chọn lọc tất cả những bài văn tả cảnh đẹp quê hương em hay nhất, ngôn từ gần gũi dễ hiểu, giúp các em học sinh hoàn thiện, củng cố kỹ năng làm bài văn tả cảnh. Sau đây mời các thầy cô cùng các em tham khảo chi tiết các bài tả cảnh đẹp quê hương em.

0
15 tháng 2 2022

tham khaor

Thứ nhất. tiếng nói đầu tiên của Gióng là tiếng nói đòi đi đánh giặc. Chi tiết này chứng tỏ nhân dân ta luôn có ý thức chống giặc ngoại xâm. Khi có giặc, từ người già đến trẻ con đều sẵn sàng đánh giặc cứu nước. Đây là một chi tiết thần kì: chưa hề biết nói, biết cười, ngay lần nói đầu tiên, chú bé đã nói rất rõ ràng về một việc hệ trọng của đất nước. Thứ hai, Gióng đòi ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt để đánh giặc. Gióng không đòi đồ chơi như những đứa trẻ khác mà đòi vũ khí, những vật dụng để đánh giặc. Đây cũng là một chi tiết thần kì. Gióng sinh ra đã là một anh hùng và điều quan tâm duy nhất của vị anh hùng đó là đánh giặc. Thứ ba, bà con làng xóm vui lòng góp gạo nuôi cậu bé. Gióng là đứa con của nhân dân, được nhân dân nuôi nấng, dạy dỗ. Sức mạnh của Gióng là sức mạnh của nhân dân, sức mạnh của tinh thần đồng sức, đồng lòng. Thứ tư, Gióng lớn nhanh như thổi, vươn vai thành tráng sĩ. Đây cũng là chi tiết thể hiện sức mạnh của nhân dân, sức mạnh của dân tộc. Khi hoà bình là những người lao động rất bình thường, nhưng khi chiến tranh xảy ra, sự đoàn kết đã hoá thành sức mạnh bão tố, phi thường, vùi chôn quân giặc. Thứ năm, Roisắt gãy, Gióng nhổ tre bên đường đánh giặc. Gậy sắt là vũ khí của người anh hùng. Nhưng khi cần thì cả cỏ cây cũng biến thành vũ khí.. Thứ sáu, Gióng đánh giặc xong, cởi áo giáp sắt để lại và bay thẳng lên trời. Gióng cũng như nhân dân hay chính là nhân dân, đánh giặc vì lòng yêu nước, căm thù giặc, sẵn sàng hi sinh thân mình mà không đòi hỏi được khen thưởng hay ban cho danh lợi.

26 tháng 12 2023

 Khi đọc một văn bản truyền thuyết, cần lưu ý những đặc điểm của thể loại này:

- Là loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ.

- Nhân vật trong truyện là con người, loài vật, đồ vật được nhân hoá.

- Cốt truyện là chuỗi các sự việc được sắp xếp theo một trình tự nhất định, có liên quan chặt chẽ với nhau.

- Truyện thể hiện thái độ, tình cảm và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện, nhân vật lịch sử.

Tham khảo ạ: 

Những điều cần chú ý với văn bản truyền thuyết là:

Là loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ.Nhân vật trong truyện là con người, loài vật, đồ vật được nhân hoá. Nhân vật thường có các đặc điểm khác lạ về lai lịch, phẩm chất, tài năng; thường gắn với sự kiện lịch sử và có công lớn đối với cộng đồng, được cộng đồng truyền tụng, tôn thờ Cốt truyện là chuỗi các sự việc được sắp xếp theo một trình tự nhất định, có liên quan chặt chẽ với nhau. Truyện thường xoay quanh công trạng, kì tích của nhân vật mà cộng đồng truyền tụng, thường sử dụng các yếu tố kì ảo, hoang đường nhằm thể hiện tài năng, sức mạnh của nhân vật.Truyện thể hiện thái độ, tình cảm và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện, nhân vật lịch sử.