Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Những điểm giống nhau và khác nhau về cách nêu ý kiến, cách sử dụng lí lẽ và bằng chứng giữa hai văn bản Bản đồ dẫn đường và Hãy cầm lấy và đọc:
- Giống nhau: Đều lần lượt triển khai nội dung theo trình tự: đưa ra ý kiến, sau đó là lí lẽ và bằng chứng.
- Khác nhau: Bằng chứng trong văn bản Hãy cầm lấy và đọc cũng có thể xem là lí lẽ.
- Theo tác giả, cần có người ham đọc và có sách hay để đọc để giải quyết tình trạng sa sút của văn hóa đọc hiện nay.
- Em tán thành với ý kiến của tác giả về vấn đề này. Vì thông thường, người ta chỉ kêu gọi mọi người hãy đọc sách mà chưa để ý đến chất lượng của sách cũng như nền tảng văn hóa cần thiết để có thể đọc được những cuốn sách hay.
- Trong văn bản, tác giả lí giải về hai khía cạnh của hình ảnh ẩn dụ "tấm bản đồ". Khi bàn về hai khía cạnh đó, tác giả dùng những lí lẽ và bằng chứng để thuyết phục người đọc:
- Khía cạnh 1: Tấm bản đồ là cách nhìn về những người xung quanh.
+ Lí lẽ: Cách nhìn này được truyền từ bố mẹ cho chúng ta, rồi qua năm tháng, được điều chỉnh theo từng hoàn cảnh sống, theo tôn giáo hay từ những kinh nghiệm của chính bản thân chúng ta.
+ Bằng chứng: Khi tác giả còn nhỏ, bố mẹ ông luôn nhìn cuộc đời này như một nơi đầy hiểm nguy nhưng ông không cho là như vậy.
- Khía cạnh 2: Tấm bản đồ còn là cách nhìn nhận về bản thân chúng ta.
+ Lí lẽ: Những câu trả lời cho những câu hỏi để nhìn nhận bản thân sẽ quyết định cách nhìn của chúng ta đối với cuộc sống, mang ý nghĩa quyết định đối với những thành bại trong cuộc sống của chúng ta.
+ Bằng chứng: Tác giả từng bế tắc, không biết mình có phải là người quá ngây thơ, khờ khạo hay không. Sau một tai nạn, ông đã tĩnh tâm để đi vào bóng tôi tìm hiểu xem bản thân ông là ai và ý nghĩa của cuộc sống là gì.
d,Ý kiến cho hai câu đầu của bài thơ thuần tuý tả cảnh, hai câu sau của bài thơ thuần tuý tả tình là chưa chính xác, bởi:
Ta hãy chú ý đến chữ “sàng” trong câu thơ thứ nhất (sàng ở đây có nghĩa là giường). Như thế chữ sàng gợi cho ta nghĩ rằng nhà thơ đang nằm mà không ngủ được. Và cũng vì nằm trên giường không ngủ thì mới thấy ánh trăng xuyên qua cửa. Hơn thế nữa chắc chắn phải có một chủ thể trữ tình ở đây thì mới có cái sự “nghi” (Ngỡ mặt đất phủ sương) được. Nhân vật trữ tình rất có thể là chưa ngủ, hoặc ngủ rồi nhưng tỉnh dậy và không ngủ được nữa. Trong trạng thái mơ màng ấy mới có cái sự nghi ngờ rất đẹp (trăng sáng mà ngỡ là sương). Như thế dù không trực tiếp tả người, câu thơ vẫn gợi lên được trạng thái và tình cảm của con người.
- Hai câu thơ sau cũng vậy. Thực ra chỉ có đúng ba chữ trực tiếp tả tình, đó là: tư cố hương (nhớ về quê cũ), còn lại đều tả cảnh, tả người. Hay nói chính xác hơn cảnh được tả để chuyển tải cái tình quê hương da diết.
Như thế, từ đây có thể rút ra kết luận: trong bài thơ này (và cả một số bài thơ Đường khác nữa), hai câu đầu (hoặc nửa trên) thường thiên về tả cảnh (trong cảnh có tình), ngược lại hai câu sau thiên về tả tình (trong tình có cảnh).
/hoi-dap/question/108228.html
Từ nội dung văn bản Hãy cầm lấy và đọc, theo em, có thể xem đọc sách là một kiểu trải nghiệm. Vì trải nghiệm ở đây bao gồm:
- Trải nghiệm về cách đọc sách. Người đọc sẽ tìm ra một cách đọc phù hợp với bản thân mình.
- Trải nghiệm cùng nội dung của cuốn sách. Người đọc sẽ có thêm những hiểu biết mới dựa vào nội dung của sách, đó chính là một sự trải nghiệm.
* Chọn đọc văn bản 1 về vấn đề học ngoại ngữ từ những áp lực: GS Việt từng đàm phán 60 tỷ USD: 'Tự học ngoại ngữ từ những áp lực'.
- Lí lẽ 1: Tự học ngoại ngữ từ những áp lực
+ Dẫn chứng tự học tiếng Pháp: xuất phát từ lòng tự ái, luyện tập kể chuyện tiếu lâm trước gương.
+ Dẫn chứng tự học tiếng Anh: xuất phát từ việc không muốn người Anh đứng “tay trên” mình.
+ Dẫn chứng tự học tiếng Việt: xuất phát từ mong muốn truyền đạt kiến thức cho sinh viên Việt Nam tốt nhất nên học tiếng Việt mọi lúc mọi nơi, vừa viết, vừa đọc, vừa tra từ điển, vừa học từ chính sinh viên của mình.
- Lí lẽ 2: Hai phương pháp học ngoại ngữ: lấy áp lực hoặc tình yêu làm động lực.
+ Dẫn chứng lấy tình yêu làm động lực: Học từ động lực tình yêu thông qua các bài hát.
+ Dẫn chứng lấy áp lực làm động lực: Người Pháp cũng không giỏi hơn người Việt khi học tiếng Anh.
- Lí lẽ 3: Tự học chiếm 90% sự học.
+ Dẫn chứng: Dẫn chứng từ chính cuộc đời GS Phan Văn Trường.
* Chọn đọc văn bản 2: Hiểu đúng về tục kéo vợ. Nội dung của văn bản này đã được triển khai như sau:
- Nêu hiện tượng: Một thanh niên "kéo" một cô gái trẻ. Cô gái vùng vẫy, khóc lóc. Câu chuyện ết thúc khi có sự can thiệp của công an địa phương.
- Lí lẽ 1: "Kéo vợ" là một thực hành văn hóa có ý nghĩa phức tạp.
+ Bằng chứng 1: Trả lời phỏng vấn của hai nhà nhân học là Hoàng Cầm và Trường Giang. Họ đã lí giải kéo vợ đã tồn tại lâu đời trong văn hóa của người Mông các tỉnh phía Bắc, phong tục này có ý nghĩa quan trọng đối với đời sống hôn nhân của người địa phương.
+ Bằng chứng 2: Miêu tả cụ thể một hoạt động kéo vợ và ý nghĩa của hoạt động kéo vợ: "Việc chàng trai kéo cô gái về nhà không hề có sự cưỡng ép tới từ người đàn ông. "
- Lí lẽ 2: Những định kiến về tục kéo vợ đầu tiên xuất phát từ cách nhìn của người ngoài văn hóa Mông.
Bằng chứng: Nếp sống hàng ngày của người dân tộc thiểu số thường có xu hướng bị ảnh hưởng bởi sự phán xét từ nhóm người "văn minh hơn".
- Phần kết luận, tác giả đã khẳng định kéo vợ là một nét đẹp văn hóa cần được hiểu đúng và kêu gọi cộng đồng nên có sự tôn trọng văn hóa của các tộc người.
Câu văn trên là một câu hỏi nghi vấn cho thắc mắc tại sao cốm lại phải gói trong rơm tươi của cây lúa và lá sen. Dù là câu nghi vấn nhưng nó được đặt ra không phải để nhận được câu trả lời mà là khẳng định để gói cốm không thể thiếu được lá sen và rơm tươi. Chỉ có chúng mới có thể giữ lại được tất cả tinh hoa đất trời trong từng hạt cốm. Đồng thời lá sen và rơm tươi của cây lúa cũng khiến cho thức quà của mùa thu mang đậm hương đồng nội gần gũi, bình dị.
– Tình cảm của tác giả dành cho thiên nhiên ở đây là tình cảm yêu thiên nhiên say đắm, hòa tâm hồn mình vào thiên nhiên, đất trời.
– Cách thể hiện tình cảm ấy trong bài thơ là:
+ Cảm nhận qua thị giác: hình ảnh tiếng chim, hình ảnh nắng vàng, hình ảnh vườn chiều và mảnh trăng vàng.
+ Cảm nhận qua thính giác: âm thanh tiếng chim, âm thanh tiếng ve lìa ngàn, âm thanh “rộn lá thu sang”
- Câu văn thể hiện cách lí giải của tác giả về thông điệp "Hãy cầm lấy và đọc": ""Hãy cầm lấy và đọc" có thể xem là một thông điệp: hãy tiếp xúc trực tiếp với một cuốn sách, hãy tự trải nghiệm mà không bước qua một trung gian nào.".
- Em đồng ý với cách lí giải đó. Vì hành động "cầm lấy" và "đọc" mang tính chất chủ động từ chủ thể của hành động. "Đọc" là một quá trình tiếp nhận kiến thức và tư duy của chủ thể đọc, không phải là sự bị động, nói và nghĩ theo cách của người khác.