K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

24 tháng 2 2023

- Ý thức con người.

- Xả thải bừa bãi.

- Không có quy trình xử lí nước thải.

- Cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng được với nhu cầu phát triển.

Xác định và đánh giá tác động của con người tới môi trường tự nhiên qua gợi ý:+     Chỉ ra tác động của con người tới môi trường tự nhiên.Những tác động tiêu cựcNhững tác động tích cựcKhai thác mỏ, quặng bừa bãiVứt rác không đúng nơi quy định…Trồng rừng ngập mặnTăng cường sử dụng năng lượng tái tạo… +     Đánh giá những tác động của con người đối với môi...
Đọc tiếp

Xác định và đánh giá tác động của con người tới môi trường tự nhiên qua gợi ý:

+     Chỉ ra tác động của con người tới môi trường tự nhiên.

Những tác động tiêu cực

Những tác động tích cực

Khai thác mỏ, quặng bừa bãiVứt rác không đúng nơi quy định…Trồng rừng ngập mặnTăng cường sử dụng năng lượng tái tạo… 

+     Đánh giá những tác động của con người đối với môi trường tự nhiên của địa phương.

+     Đưa ra dự báo về sự thay đổi của môi trường tự nhiên trước những tác động của con người.

Môi trường đất sẽ như thế nào trong tương lai ?Nguồn nước còn đảm bảo để phục vụ con người hay không ?Các loài động và thực vật trong môi trường tự nhiên sẽ biến đổi như thế nào ?Chất lượng không khí có được cải thiện tốt hơn ?

 

1
6 tháng 9 2023

Những tác động tiêu cực:

- Khai thác mỏ, quặng bừa bãi

- Vứt rác không đúng nơi quy định

- Những tác động tích cực

- Trồng rừng ngập mặn

Tăng cường sử dụng năng lượng tái tạo

=> Con người đã ngày càng tác động quá nhiều đến môi trường, việc khai thác đến mức cạn kiệt các nguồn tài nguyên, thải nhiều chất độc làm cho môi trường không còn khả năng tự tái sinh. Biểu hiện dễ thấy nhất là các hậu quả như cháy rừng, biến đổi khí hậu, hiện tượng hiệu ứng nhà kính, băng tan, mưa axit,…

24 tháng 2 2023

- Hiện hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường, trong đó có những chế tài xử phạt phải thực sự mạnh để đủ sức răn đe các đối tượng vi phạm. Bên cạnh đó, cần xây dựng đồng bộ hệ thống quản lý môi trường trong các nhà máy, các khu công nghiệp theo các tiêu chuẩn quốc tế. Tổ chức giám sát chặc chẽ nhằm hướng tới một môi trường tốt đẹp hơn.

 

- Tại các khu du lịch, khu đông dân cư, tuyến đường lớn,... nên bổ sung thêm nhiều thùng rác và các nhà vệ sinh công cộng.

- Tăng cường công tác nắm tình hình, thanh tra, giám sát về môi trường. Nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ phụ trách công tác môi trường và trang bị các phương tiện kỹ thuật hiện đại để phục vụ có hiệu quả cho các lực lượng này.

- Đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, giáo dục về môi trường trong toàn xã hội tạo ra sự chuyển biến và nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật bảo vệ môi trường.

11 tháng 2 2023

Môi trường là nơi chúng ta sinh sống, phát triển hàng ngày, là không gian để sinh tồn của rất nhiều những loại động vật, thực vật trong tự nhiên. Tuy nhiên, ngày nay do ý thức không tốt của con người mà môi trường đang ngày càng trở nên ô nhiễm nặng nề. Sự ô nhiễm này không chỉ gây suy giảm chất lượng môi trường sống mà còn đe dọa đến chính sự sống của con người trên trái đất.

Ngày nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế, đời sống xã hội tuy đã được cải thiện rất nhiều. Nhưng song song với nó là những tác hại vô hình nhưng lại để lại hậu quả vô cùng nghiêm trọng đối với cuộc sống của con người. Đó chính là thực trạng suy giảm môi trường sống, môi trường tự nhiên. Sự phát triển của công nghiệp kéo theo một loạt các mặt trái như: rác thải trong quá trình sản xuất, khói bụi thải ra từ các nhà máy, rồi để phục vụ cho sản xuất, cho phát triển kinh tế mà con người đã khai thác quá mức cho phép các nguồn lực tự nhiên, từ đó gây suy giảm sinh thái, gây ô nhiễm môi trường. Môi trường sống ở đây có thể hiểu là bao gồm các yếu tố tự nhiên như: nước, không khí, cây cối, đất đai…là những yếu tố có vai trò vô cùng quan trọng đối với đời sống của con người. Mà khi những yếu tố này bị nguy hại, nó sẽ đe dọa trực tiếp đến sự tồn vong của con người cũng như của các loài sinh vật, thực vật trong tự nhiên.

Sự phát triển công nghiệp, sự phát triển của đời sống xã hội, đời sống kinh tế đã kéo theo một loạt những tác hại đối với môi trường. Cụ thể như: khi khói bụi ở các nhà máy sản xuất công nghiệp, khói bụi ở đường xá xe cộ thải vào trong không khí sẽ làm cho bầu khí quyển bị ô nhiễm, từ đó gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái, cũng như sức khỏe của con người trong xã hội. Ta có thể thấy không khí là yếu tố duy trì sự sống của con người thông qua hoạt động hô hấp của cơ thể. Vì vậy, một khi môi trường bị ô nhiễm sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến sự sống của con người. Con người có thể một ngày không ăn hoặc không uống nhưng không thể không thở, dù chỉ là một phút. Nói như thế ta mới thấy được vai trò của môi trường không khí, và sự nguy hiểm, đe dọa của ô nhiễm môi trường đến sự sống của con người.

Không chỉ có môi trường không khí bị ô nhiễm mà nguồn nước thải trong công nghiệp, trong sinh hoạt chưa được xử lí mà thải trực tiếp ra ngoài môi trường gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường nước. Môi trường nước khá nhạy cảm, chỉ cần ô nhiễm một vùng nước sẽ có nguy cơ lây lan ra rất nhiều các vùng khác, các ao hồ, sông suối khu vực xung quanh. Môi trường nước bị ô nhiễm không chỉ làm cho cá, tôm, các loài thủy sinh chết mà còn gây nguy hiểm cho con người bởi nguồn nước bị ô nhiễm là nguồn nước con người sinh hoạt hàng ngày, từ đó sẽ gây ra nhiều căn bệnh lạ về da, về đường hô hấp, đặc biệt là căn bệnh ung thư. Hẳn chúng ta còn nhớ vụ việc công ty sản xuất mì chính Vedan xả nước thải sản xuất ra môi trường mà không hề qua khâu xử lí nước thải nào. Hành động vô ý thức này đã khiến cho nước của cả một vùng bị ô nhiễm trầm trọng, người dân một làng lân cận đó bị ung thư rất nhiều. Vụ việc này đã thu hút rất nhiều sự chú ý của dư luận trong một thời gian dài.

Ô nhiễm nước còn làm các con sông trở thành sông chết. Ví dụ như con sông Tô Lịch ở Hà Nội, do lượng rác sinh hoạt thải xuống quá nhiều mà giờ đây nó đã trở thành một con sông chết, không có bất kì loài sinh vật nào có thể sống ở đó, màu nước đen đục như màu của nước cống, khi di chuyển qua khu vực này còn có mùi thối của rác thải. Ô nhiễm môi trường nước còn gây ra những hệ lụy quan trọng, đó là gây ô nhiễm môi trường đất. Vì giữa chúng có mối quan hệ rất thân thiết. Nước thải, rác thải ngấm vào đất gây ô nhiễm. Vùng đất bị ô nhiễm này khiến cây cối không thể sinh trưởng được, mặt khác đất bị ô nhiễm sẽ làm ảnh hưởng đến mạch nước ngầm, làm nó ô nhiễm theo. Khi con người sử dụng nguồn nước ô nhiễm này thì rất nguy hiểm, có thể ảnh hưởng đến tính mạng.

Ngoài ra, thực trạng chặt phá rừng để phục vụ cho sản xuất một cách bừa bãi, thiếu hợp lí cũng làm cho môi trường bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Mất rừng sẽ gia tăng các loại thiên tai, làm cho thời tiết thất thường. Mưa lớn nhưng không có những cánh rừng đầu nguồn cản trở dòng chảy dễ gây sạt lở đất đá, ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân.

Như vậy, môi trường sống của chúng ta đang bị đe dọa nghiêm trọng vì hiện trạng ô nhiễm môi trường hiện nay, vì vậy để bảo vệ môi trường sống cũng chính là bảo vệ sự sống của con người, thì chúng ta cần nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, tuyên truyền để bạn bè, người thân cùng những người trong xã hội cùng chung tay bảo vệ môi trường. Chỉ có như thế môi trường sống của chúng ta mới trở nên trong sạch, tốt đẹp.

6 tháng 9 2023

Đánh giá thực trạng môi trường tự nhiên ở địa phương em:

+ Môi trường địa phương em đang rơi vào tình trạng ô nhiễm khá nghiêm trọng

+ Tình trạng ô nhiễm nguồn nước và đất do xả thải nước thải sinh hoạt và công nghiệp chưa qua xử lí ra ao, hồ, sông ngày một nhiều với những thủ đoạn hết sức tinh vi nhằm tránh sự điều tra của cơ quan chức năng

+ Tuy nhiên, ý thức của người dân trong việc bảo vệ môi trường đã được nâng cao rõ rệt nhờ vào các hoạt động tuyên truyền, vận động của cơ quan, đoàn thể địa phương được tổ chức hàng tháng

11 tháng 2 2023

- Hoạt động sản xuất: chăn nuôi, trồng trọt, làm đô gỗ....

- Hoạt động kinh doanh: bán hàng tạp hoá, buôn bán nông sản, kinh doanh thời trang....

- Hoạt động dịch vụ: dịch vụ du lịch, tô chức tiệc cưới, chụp ảnh, vận chuyển hàng hoá, sửa chữa ô tô, xe máy...

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
6 tháng 9 2023

+ Những hoạt động em tham gia để góp phần phát huy truyền thống nhà trường:

- Tham gia phong trào “ Học tập và làm việc theo tấm gương Hồ Chí Minh”.

- Tìm đọc tài liệu nói về truyền thống và phong tục, tập quán của trường.

- Tham gia hoạt động bảo vệ môi trường xung quanh trường học cùng Đoàn Thanh niên trường.

+ Các hình thức thực hiện hoạt động giáo dục truyền thống nhà trường:

- Tổ chức cuộc thi Hội khỏe Phù Đổng nhằm nâng cao thể chất, tinh thần cho học sinh, giáo viên trong trường.

- Sân khấu hóa, hội thi, hội diễn về các truyền thống nhà trường.

- Tổ chức chuyên mục sinh hoạt đầu tuần, mít tinh kỷ niệm, gặp mặt truyền thống, các cuộc thi tìm hiểu, tổ chức các cuộc du khảo “Về nguồn”, hội diễn văn nghệ...

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
6 tháng 9 2023

+ Lựa chọn hình thức chia sẻ:

Ví dụ: Tập san chào mừng 20/11 – Tri ân thầy cô:

QUẢ NGỌT

     Tháng 11 về - Tháng của mùa thu, tháng của mùa nhớ. Mỗi độ thu sang, tôi thường đứng một mình nơi góc sân trường, lặng ngắm những vòm cây dần ngả vàng mà bâng khuâng hồi nhớ những ngày đã xa… Nhưng có lẽ tháng 11 năm nay thật khác. Vẫn mùa thu ấy, nhưng là một sự cảm động đến nghẹn lời. Hai tháng qua là những ngày tôi thực sự được “sống”. Bóng dáng người thầy, người cô trên bục giảng mỗi sớm, mỗi chiều luôn thường trực trong tâm trí tôi. Thầy cô là “ánh sáng” soi đường chỉ lối cho bao thế hệ học trò, là những người lái đò thầm lặng, bền bỉ, là những người bạn  tâm tình,  sẻ chia những rung cảm của tuổi mới lớn. Là những người kiên trì, nhẫn nại trước những sự nghịch ngợm của học trò, là những người “khơi gợi hy vọng, thổi bùng trí tưởng tượng và thấm nhuần niềm đam mê học hỏi” (Brad Henry), vươn tới chinh phục những tầm cao kiếm tìm cho mình một tầm vóc mới, và là những người không bao giờ bỏ lỡ chuyến đò sang sông.Trân trọng và cảm ơn nhắn gửi tới người thầy, người cô tận tụy và tràn đầy nhiệt huyết ấy. Cho chúng em  một nền tảng tri thức vững chãi, hữu ích.  Cho chúng em khao khát  sống hướng thiện, biết yêu thương, đồng cảm và sẻ chia. Cho chúng em biết ước mơ, biết phấn đấu để chinh phục những đỉnh cao, những thành công mới... Cảm ơn Người đã thắp lửa tâm hồn và trái tim!

                  “Người thầy trung bình chỉ biết nói

                    Người thầy giỏi chỉ biết giải thích

                    Người thầy xuất chúng chỉ biết minh họa

                    Người thầy vĩ đại biết cách truyền cảm hứng.” …

                                                                           (William A. Ward )

24 tháng 2 2023

Thực trạng ô nhiễm môi trường ở Việt Nam đang rất nghiêm trọng.

Tình trạng quy hoạch các khu đô thị chưa gắn liền với vấn đề xử lý chất thải, xử lý nước thải,... vẫn còn tồn đọng nên tại các thành phố lớn, các khu công nghiệp, khu đô thị,...ô nhiễm môi trường đang ở mức báo động. Theo ước tính, trong tổng số 183 khu công nghiệp trong cả nước thì có trên 60% khu công nghiệp chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung. Tại các đô thị, chỉ có khoảng 60% - 70% chất thải rắn được thu gom, cơ sở hạ tầng thoát nước và xử lý nước thải, chất thải nên chưa thể đáp ứng được các yêu cầu về bảo vệ môi trường. Hầu hết lượng nước thải bị nhiễm dầu mỡ, hóa chất tẩy rửa, hóa phẩm nhuộm,... chưa được xử lý đều đổ thẳng ra các sông, hồ tự nhiên. Một ví dụ đã từng được dư luận quan tâm thì trường hợp sông Thị Vải bị ô nhiễm bởi hóa chất thải ra từ nhà máy của công ty bột ngọt Vedan suốt 14 năm liền

24 tháng 2 2023

Bài thuyết minh chung tay vì môi trường Xanh - Sạch - Đẹp

Xin mời quý vị cùng lắng nghe bản tin tuyên truyền bảo vệ môi trường của trường THPT Hùng An!

Như chúng ta đã biết, hiện nay, cùng với các vấn đề như bùng nổ dân số, xung đột vũ trang hay nạn khủng bố, thì ô nhiễm môi trường đang là một vấn đề thời sự được cả thế giới quan tâm bởi những ảnh hưởng vô cùng to lớn của chúng tới con người. Đến với Hội thi hôm nay, em xin được tham gia thuyết trình với chủ đề: Chung tay vì một môi trường xanh - sạch - đẹp.

Vậy môi trường là gì? Vâng, môi trường là tất cả các yếu tố tự nhiên và xã hội cần thiết cho sự sinh sống, sản xuất của con người, như tài nguyên thiên nhiên, không khí, đất, nước, ánh sáng, cảnh quan, quan hệ xã hội. Môi trường tự nhiên vẫn đang từng phút cung cấp cho cuộc sống con người những nguồn lợi vô giá. Thế nhưng, con người đã và đang làm gì để đền đáp, bảo vệ cho môi trường, cái nôi nuôi dưỡng sự sống của chính mình? Câu hỏi ấy tưởng chừng rất đơn giản nhưng lại làm cho ta phải giật mình một khi trả lời.

Bạn có thấy chăng nước mắt của những dòng sông? Bạn có nghe chăng sự nghẹn ngào của biển cả? Ai đó có nghe không tiếng gào thét của núi rừng? Có một thời đó là những vẻ đẹp, là nguồn cảm hứng vô tận cho thi ca, nhạc, họa, là những điều kỳ diệu mà tạo hóa đã tặng cho con người. Thế nhưng, con người ngày càng quay cuồng trong guồng quay chóng mặt của cơ chế thị trường, của những cạnh tranh khốc liệt, của lòng tham không đáy thì núi rừng ngày càng bị tàn phá, biển cả, sông ngòi càng ô nhiễm, nhiều đô thị khói bụi mù mịt, nước thải đen ngòm, rác có ở khắp nơi. Có thể thấy rằng, con người đã và đang xúc phạm tới tự nhiên và tất nhiên chúng ta phải trả giá. Ngay giờ đây, khi chúng ta đang ngồi bên nhau bàn về môi trường thì nước mắt miền Trung vẫn chưa khô bởi sự tàn phá của cơn áp thấp nhiệt đới. Bầu không khí đau thương, tang tóc khắp mấy tỉnh miền Trung làm chúng ta không thể không xót xa.

Vậy nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng trên? Theo em, đó là những nguyên nhân sau:

Thứ nhất: Ô nhiễm mặt nước

Thứ 2: Ô nhiễm nước ngầm

Thứ 3. Ô nhiễm không khí do môi trường sống:

Thứ 4. Khai khoáng công nghiệp

Thứ 5. Nước thải không được xử lý

Thứ 6. Ô nhiễm không khí ở các đô thị

Khí thải từ xe máy, ô tô, các nhà máy điện, khu công nghiệp chứa nhiều hợp chất độc hại và bụi mịn. Những chất này khi phản ứng với ánh sáng mặt trời hình thành những hợp chất mới, ví dụ ozon, loại khí này ở gần mặt đất rất độc hại. Ngoài ra, nhận thức về bảo vệ môi trường trong tầng lớp dân cư còn nhiều hạn chế, trình độ dân trí thấp, kết cấu hạ tầng cơ sở chưa đồng đều nên công tác tuyên truyền bảo vệ môi trường chưa cao.

Theo dự đoán của WHO, mỗi năm có khoảng 865.000 trường hợp tử vong do ô nhiễm không khí gây nên.

Đứng trước một thực tại cấp thiết đáng lo ngại, chính quyền các cấp và nhân dân trong huyện Bắc Quang chúng ta cũng đã chính thức bắt tay vào nhiệm vụ tìm lại sự trong lành, khỏe mạnh cho môi trường sống. Hàng ngày, các công nhân của công ty vệ sinh môi trường thị xã phải len lỏi vào hầu hết các ngõ ngách của thị trấn Việt Quang để thu gom và xử lý rác thải. Từ hình ảnh những người công nhân phải ngày ngày đối mặt với biết bao rác bẩn, trong đó có không ít những mầm bệnh nguy hiểm, mỗi chúng ta hãy tự xây dựng cho mình ý thức vứt rác đúng nơi quy định, vừa là để giúp đỡ những người công nhân vệ sinh, vừa là để bảo vệ cuộc sống của chính mình. Hằng năm, huyện chúng ta còn rất tích cực tham gia Tết trồng cây, bảo vệ rừng đồi, tuyên truyền phát động phong trào tự dọn vệ sinh tới từng khu dân cư... Tất cả những việc làm đó đã và đang góp phần làm cho huyện ta ngày càng thân thiện với môi trường.

Nói riêng về trường THPT Hùng An, một ngôi trường luôn được đánh giá là xanh, sạch, đẹp, thì việc tuyên truyền, nhắc nhở học sinh bảo vệ môi trường luôn rất được Ban giám hiệu nhà trường quan tâm, nhất là từ khi thực hiện cuộc vận động xây dựng "trường học thân thiện, học sinh tích cực" với một trong những tiêu chí quan trọng nhất là giữ gìn vệ sinh môi trường.

Nhà trường đã mua thùng rác đặt ở nhiều vị trí khác nhau trong trường tạo thuận lợi cho học sinh trong việc làm vệ sinh. Không những vậy, trong khi nhiều trường học khác thuê nhân công quét dọn thì Ban giám hiệu nhà trường lại giao nhiệm vụ làm vệ sinh bảo vệ môi trường đến từng lớp, từng cá nhân với hình thức khen chê, thưởng phạt xứng đáng, điều đó không chỉ giúp môi trường luôn sạch sẽ mà còn góp phần tạo ra không khí thi đua sôi nổi giữa các lớp, giáo dục, nâng cao nhận thức và ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh. Bên cạnh đó, nội dung bảo vệ môi trường đã được thầy cô giảng dạy thông qua các môn học Văn, Sử, Địa, GDCD... Sự giáo dục đó sẽ theo chúng em về từng khu dân cư, góp phần hình thành ý thức tự giác, nêu cao tinh thần trách nhiệm chung. Ngoài ra, tuổi trẻ trường THPT Hùng An còn tham gia dọn vệ sinh các di tích lịch sử trên địa bàn xã Hùng An, phần nào giúp giữ gìn và phát huy những giá trị, ý nghĩa của di tích này

Đối với cá nhân em, mỗi khi có dịp cũng rất tích cực tham gia dọn vệ sinh khu dân cư, trồng thêm nhiều cây xanh, hạn chế sử dụng túi ni lông, tiết kiệm năng lượng và luôn sẵn sàng làm một tuyên truyền viên tích cực cho công tác bảo vệ môi trường

Tuy nhiên, ngoài việc tiếp tục thực hiện tốt những gì chúng ta đã làm được, dưới góc độ của một học sinh, hiểu biết còn có phần hạn hẹp, em cũng xin đưa ra một số ý kiến của cá nhân mình

Thứ nhất, cần tăng cường công tác quản lý của nhà nước, hoàn chỉnh hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường, ban hành chính sách phát triển gắn với bảo vệ môi trường

Thứ hai, thường xuyên giáo dục, nâng cao ý thức về bảo vệ môi trường cả trong nhà trường và ngoài xã hội. Bảo vệ môi trường là nhiệm vụ của tất cả chúng ta, mọi sự cưỡng ép đều không mang lại kết quả. Nếu ai cũng ý thức được rằng bảo vệ môi trường là bảo vệ cuộc sống của chính mình thì vấn đề này sẽ không còn nan giải nữa

Thứ ba, chú trọng công tác nghiên cứu khoa học, công nghệ, mở rộng hợp tác quốc tế trong vấn đề bảo vệ môi trường như tiếp cận công nghệ động cơ tiết kiệm nhiên liệu chạy bằng nhiên liệu sạch, thay thế dần năng lượng hóa thạch bằng các năng lượng ánh sáng, thủy triều, năng lượng gió...nghiên cứu và sử dụng rộng rãi các loại thiết bị tiết kiệm năng lượng trong gia đình, nhà trường, công sở và các địa điểm công cộng...tái chế rác thải, sử dụng phân hữu cơ, mô hình VAC trong nông nghiệp...

Kính thưa quý vị, cùng với việc môi trường bị ô nhiễm, trái đất của chúng ta đang ngày một nóng lên, thiên nhiên đã nổi giận, môi trường sống của chúng ta đã không còn đủ kiên nhẫn nữa. Nếu quý vị đã có ý thức bảo vệ môi trường, xin hãy tiếp tục, còn nếu chưa thì cũng đừng quá lo lắng, hãy thay đổi thói quen ngay từ bây giờ. Chỉ có như vậy thì môi trường tự nhiên mới mãi là cái nôi êm ái của mỗi chúng ta.

5. Thuyết minh bảo vệ môi trường

Trong trái đất thân yêu này có rất nhiều điều khiến chúng ta phải suy ngẫm. Thượng đế trao cho con người quyền sống, quyền vui chơi, ban phát các loài sinh vật, rừng cây, sông hồ…và biết bao thứ hữu ích nữa giúp cho con người làm kế sinh nhai, giúp tâm hồn con người tươi trẻ. Nhưng bất cứ thứ gì cũng có mối liên hệ, liên kết chặt chẽ với nhau. Dường như con người vô tình quên mất điều này hay cũng có thể là cố tình không cần biết đến, có lẽ vì vậy mà trong thế kỷ XXI này– Thế kỷ phồn hoa của toàn nhân loại và cũng là thế kỷ đầy rẫy những biến cố thiên tai. Như các bạn thấy đó, trong những năm qua khí hậu trên toàn cầu luôn có sự biến đổi một cách nhanh chóng. Khí hậu ngày càng nóng lên, biến đổi một cách bất thường mà khoa học gọi là “hiệu ứng nhà kính”. Biết bao thiên tai, nào bão lũ, hạn hán, sóng thần, động đất …ập đến liên miên, không theo một chu kỳ, một quy luật vốn có của tự nhiên, khiến cho biết bao sinh cảnh phải chìm ngập trong đau khổ, mất mát về vật chất và tinh thần. Những ánh mắt ngơ ngác của trẻ thơ, từng giọt nước mắt đau khổ trên khuôn mặt của các cụ già …

Liệu còn nỗi đau nào hơn tình cảnh phũ phàng đó? Không dừng lại ở đây mà nó còn kéo theo đó là các loại dịch bệnh ngày càng tràn lan, tăng nhanh về số lượng, đặc biệt như: ung thư, viêm đường hô hấp …. Những căn bệnh quái ác đó đang từng ngày, từng giờ cướp đi cuộc sống của biết bao sinh linh con người. Không chỉ có vậy mà những loài vật cũng chịu chung một cuộc sống đầy nguy hiểm, khó khăn, số lượng ngày càng cạn kiệt dần, làm ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của con người.

Có bao giờ bạn tự đặt ra câu hỏi “Tại sao đất nước nào cũng phồn vinh, phát triển thế mà thiên tai, dịch bệnh cứ hoành hành con người mãi vậy? Phải chăng thiên nhiên vô tình đến thế?” Câu trả lời có lẽ sẽ ngược lại “Thiên nhiên hữu tình mà con người thì quá vô tình”. Tại sao vậy ư? bạn hãy thử suy ngẫm một chút thôi? Chúng ta thở nhờ gì? cái gì tạo ra để chúng ta tồn tại. Đó chính là rừng, tục ngữ có câu “Rừng vàng biển bạc”quả là rừng đã đem lại cho con người những lợi ích vô cùng lớn lao, con người không thể sống thiếu rừng. Việt Nam chúng ta là một nước có khối lượng rừng tương đối lớn, thế nhưng giờ đây chỉ còn 35% độ che phủ - quá ít ỏi trên một địa hình có 3/4 là đồi núi.

Bạn hãy khẽ lặng một chút, một chút thôi: “Bạn có nghe thấy gì không? Rừng đang than khóc, đang kêu cứu, đang rất cần sự có mặt của chúng ta”. Những lời than đó mới đau đớn làm sao? Câu trả lời đầu tiên đó chính là ý thức của con người.

Như chúng ta đã biết thì con người chính là bậc tối cao của muôn loài, con người có trí tuệ, có những phát minh khoa học vĩ đại, chứng tỏ có ý thức rất cao. Nhưng thực sự tôi đang phải suy nghĩ về điều này. Có một vấn đề mà đôi khi các ban cho đó là chuyện thường, không ảnh hưởng gì đến cuộc sống của các bạn, nhưng nó rất quan trọng đấy. Đó là nạn cháy rừng, chặt phá rừng, khai thác và lấn chiếm đất rừng một cách bừa bãi, ồ ạt, không khoa học đã và đang tiếp diễn sẽ dẫn đến hậu quả hết sức nghiêm trọng như: diện tích rừng bị thu hẹp, các loài động thực vật bị tiêu diệt …dẫn đến sự cân bằng sinh thái bị phá vỡ …ảnh hưởng đến sự tồn tại của con người, của trái đất. Có lẽ bạn và tôi đủ nhận thức để hiểu điều này. Rừng được mệnh danh là “Nhà máy lọc bụi tối tân nhất” là “Lá phổi xanh của trái đất” ban cho ta sự sống, sự thanh thản, vui vẻ, lẽ nào đến sự sống chúng ta cũng không cần? Lúc này đây chỉ có con người mới có thể sửa sai và hành động lại tất cả. Vận mệnh của trái đất đang nằm trong tầm tay, trong ý thức của con người. Chúng ta phải làm gì để bảo vệ rừng, bảo vệ trái đất, bảo vệ chính cuộc sống của chúng ta?

Tổ chức tuyên truyền phổ biến cho tất cả mọi người hiểu biết thêm, từ đó nâng cao ý thức bảo vệ môi trường. Bởi vì lúc này Ý thức tự giác của con người là quan trọng nhất. Có thể nói rằng “Bảo vệ rừng! Là bảo vệ chính cuộc sống của chúng ta”.

Câu trả lời của các bạn là bằng nhận thức và những hành động thiết thực nhất.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
6 tháng 9 2023

Môi trường của chúng ta được tạo nên từ cả những thứ sống và không sống. Các sinh vật sống bao gồm động vật, thực vật và các vi sinh vật khác, trong khi không khí, nước, đất, ánh sáng mặt trời… tạo thành các thành phần không sống của môi trường.

Bất cứ khi nào bất kỳ loại độc tính nào được thêm vào môi trường xung quanh chúng ta trong một thời gian dài đáng kể, nó sẽ dẫn đến ô nhiễm môi trường. Một số loại ô nhiễm chính là không khí, nước, đất, tiếng ồn, ánh sáng và ô nhiễm hạt nhân.

Khói từ các ngành công nghiệp, ống khói nhà, xe cộ và nhiên liệu gây ô nhiễm không khí. Dung môi công nghiệp, nhựa và chất thải khác, nước thải… gây ô nhiễm nước. Sử dụng thuốc trừ sâu và phá rừng là nguyên nhân chính gây ô nhiễm đất. Việc bấm còi xe không cần thiết, sử dụng loa dẫn đến ô nhiễm tiếng ồn.

Mặc dù khó có thể nhận ra ô nhiễm ánh sáng và hạt nhân nhưng những thứ này đều có hại như nhau. Đèn sáng quá mức tiêu thụ rất nhiều năng lượng trong khi đe dọa sự cân bằng môi trường theo nhiều cách. Không cần phải nói, tác động tiêu cực của một phản ứng hạt nhân kéo dài trong nhiều thập kỷ tới.

Tất cả các thành phần được liên kết với nhau. Khi chu kỳ của tự nhiên diễn ra, độc tính của một thành phần cũng được truyền cho tất cả các thành phần khác. Có nhiều cách khác nhau để ô nhiễm tiếp tục vòng tròn trong môi trường. Chúng ta có thể hiểu nó với một ví dụ dưới đây.

Khi trời mưa, các tạp chất của không khí dần dần hòa tan trong các vùng nước và đất. Khi cây trồng được trồng trên các cánh đồng, rễ của chúng hấp thụ các chất độc hại này thông qua đất và nước bị ô nhiễm. Cùng một loại thức ăn được ăn bởi cả động vật và con người. Bằng cách này, nó đạt đến đỉnh của chuỗi thức ăn khi động vật ăn cỏ được ăn thịt.

Hậu quả của ô nhiễm môi trường có thể được nhìn thấy dưới dạng các bệnh nghiêm trọng về sức khỏe. Ngày càng có nhiều người mắc các vấn đề về hô hấp, khả năng miễn dịch yếu hơn, nhiễm trùng thận và gan, ung thư và các bệnh mãn tính khác. Cuộc sống dưới nước, bao gồm cả hệ thực vật và động vật, đang cạn kiệt nhanh chóng. Chất lượng đất và chất lượng cây trồng đang xấu đi.

Sự nóng lên toàn cầu đã trở thành một vấn đề lớn do ô nhiễm môi trường mà thế giới cần phải đối phó. Các tảng băng tan chảy ở Nam Cực đã dẫn đến mực nước biển dâng cao. Thiên tai như động đất thường xuyên, lốc xoáy…. tất cả là do sự tàn phá gây ra bởi mức độ ô nhiễm môi trường gia tăng. Các sự cố ở Hiroshima-Nagasaki và Chernobyl ở Nga đã dẫn đến thiệt hại không thể khắc phục cho loài người.

Để đối phó với những thảm họa này, mọi biện pháp có thể đang được thực hiện bởi các quốc gia khác nhau trên thế giới. Nhiều chương trình nâng cao nhận thức đang được tổ chức để giáo dục mọi người về các mối nguy hiểm của ô nhiễm môi trường và nhu cầu bảo vệ hành tinh của chúng ta. Cách sống xanh hơn đang trở nên phổ biến. Bóng đèn tiết kiệm năng lượng, phương tiện thân thiện với môi trường, sử dụng năng lượng mặt trời và năng lượng gió, là một số tên.

Chính phủ cũng đang nhấn mạnh vào việc trồng nhiều cây xanh hơn, loại bỏ các sản phẩm nhựa, tái chế chất thải tự nhiên tốt hơn và sử dụng thuốc trừ sâu tối thiểu. Lối sống hữu cơ này đã giúp chúng ta bảo vệ nhiều loài thực vật và động vật khỏi bị tuyệt chủng trong khi làm cho trái đất trở thành một nơi xanh hơn và khỏe mạnh hơn để sinh sống.