Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tháng mười một đông bắt đầu se lạnh
Gió đầu mùa đẩy mạnh tiễn thu đi
Ôi cái ngày nhà giáo vẫn khắc ghi
Sao quên được trò ghì ơn nghĩa đó.
Xa trường cũ dù lâu rồi vẫn nhớ
Lời thầy cô còn muôn thuở trong tim
Ủ giấc mơ , trò mải miết lặng im
Chưa từng nghĩ sẽ tìm thăm trường cũ .
Cô nâng niu dạy trò từng nét chữ
Như mẹ hiền nâng giữ đứa con yêu
Thầy ân cần giảng dạy biết bao điều
" Đạo làm người " sao kêu trò quên được.
Thầy cô hỡi ! Dù dòng đời xuôi ngược
" Người lái đò" vẫn mãi lướt trên sông
Và mãi hoài che chắn những cơn giông
Vì trò quyết gian nan không quản ngại.
Mặc trò có luôn ham chơi , khờ dại
Thầy cô càng cố nhẫn nại khuyên răn
Suốt một đời chèo chở những gian truân
Cười rạng rỡ , mặc chân người mỏi mệt .
Trò nhiều vậy sao thầy cô nhớ hết
Trò chẳng buồn , trò biết thầy cô ơi
Giờ đây trò đang rảo bước muôn nơi
Lòng mãi nhớ về nơi mình từng sống.
Hiến chương đến trò càng thêm khát vọng
Ước thầy cô luôn sống mãi thọ trường
Luôn an bình mạnh khỏe ấm tình thương
Để tô vẽ những con đường em bước
Ngày nhà giáo trò nơi xa thầm ước
Muốn về thăm hay được tặng chút quà
Thương thầy cô vất vả chẳng nề hà
Ơn nghĩa nặng thiết tha trò mãi giữ.
Năm tháng nuôi trồng những ước mơ
Công lao xây thành vui mộng lắm
Ân đức trao dành các em thơ
Cô Thầy cho ta nhưng ước mơ
Dẫn nối đưa đường mọi tuổi thơ
Mãi mãi trong tâm ghi nhớ nhé
Nghĩa tình lớn rộng của Thầy Cô
Tên vàng hai tiếng gọi Thầy Cô
Cả đời răn dậy các em thơ
Lời dạy ghi lòng sao chép nhớ
Câu răn khắc dạ mãi không mờ
Bảng đen lưu lại muôn điều tốt
Phấn trắng trao đời vạn ước mơ
Công ơn ghi tạc muôn đời nhớ
Nghĩa tình lớn rộng của Thầy Cô.
Cuộc đời này ai cũng sẽ trải qua sự dạy dỗ của thầy cô ,những bài học trên bảng đen,phấn trắng.Thầy cô tuy chẳng máu mủ ruột rà với ta.Nhưng nguyện truyền dạy cho ta thay thế cha mẹ gia đình dạy dỗ ta một phần tuổi thơ công ơn ấy to lớn tựa biển trời
Chọn lọc Thơ về thầy cô giáo tự sáng tác, học sinh tự làm hay nhất 3:Cảm ơn thầy cô
Uống nước thì phải nhớ nguồn
Ăn quả thì phải nhớ người trồng cây
Dạy ta biết chữ hôm nay
Thành người có ích công Thầy ơn Cô
Lỡ yêu thích nghiệp lái đò
Chỉ mong truyền dạy học trò thành công
Thầy Cô nào có trông mong
Chúng con phải nhớ ghi lòng tạc ơn..
Dạy từng đứa trẻ thành Nhơn
Truyền từng bài giảng phấn mòn cổ đau
Chỉ mong Trò hiểu thật mau
Cười vui trong dạ khổ lao cũng mừng.
Thời gian thoăn thoắt chẳng ngừng
Thầy Cô vẫn dạy trò cưng của mình
Đến đi từng đứa học sinh
Ai quên ai nhớ ai nhìn Thầy Cô..
"Qua Sông thì phải lụy Đò"
Mấy ai qua khỏi nhớ Đò ngày xưa
Người chèo dẫu có nắng mưa
Vượt qua sóng dữ, vẫn đưa Học Trò.
Cúi đầu xin lỗi Thầy Cô
Lâu rồi con cũng quên Đò từng đưa
Chữ đầy sợ nói thêm thừa
Công lao dạy dỗ chẳng khua trống kèn..
văn học hiện đại việc nam đang trên đà phát triển và cũng đang cố gắng để phát triển hơn nữa về sau này.để cho mọi người trên thế giới biết rằng văn học việt nam là cả một kho tàng là những viên ngọc còn mãi với thời gian càng để lâu càng sáng
Khái niệm: Từ đơn là từ chỉ gồm một tiếng có nghĩa tạo thành.
Khái niệm: Từ ghép là những từ được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa.
T.G được chia thành 2 kiểu :
- T.G có nghĩa tổng hợp (T.G hợp nghĩa, T.G đẳng lập, T.G song song ): Là từ ghép mà nghĩa của nó biểu thị những loại rộng hơn, lớn hơn, khái quát hơn so với nghĩa các tiếng trong từ.
-T.G có nghĩa phân loại ( T.G phân loại, T.G chính phụ ): Thường gồm có 2 tiếng, trong đó có 1 tiếng chỉ loại lớn và 1 tiếng có tác dụng chia loại lớn đó thành loại nhỏ hơn.
Từ đơn là từ được cấu tạo bởi chỉ một tiếng.
VD: sách, bút, tre, gỗ....
* Từ phức là từ được cấu tạo từ hai tiếng trở lên.
VD: xe đạp, bàn gỗ, sách vở, quần áo, lấp lánh...
* Phân biệt các loại từ phức: Từ phức đựoc chia ra làm hai loại là Từ ghép và Từ láy.
+ Từ ghép: là những từ có cấu tạo từ hai tiếng trở lên, giữa các tiếng có quan hệ với nhau về mặt nghĩa.
Căn cứ vào quan hệ mặt nghĩa giữa các tiếng trong từ ghép, người ta chia làm hai loại: từ ghép đẳng lập và từ ghép chính phụ
VD: sách vở, bàn ghế, quần áo ( từ ghép đẳng lập)
Xe đạp, lốp xe, ( từ ghép chính phụ)
+ Từ láy: là những từ được cấu tạo bởi hai tiếng trở lên, giữa các tiếng có quan hệ với nhau về mặt âm. Trong từ láy chỉ có một tiếng gốc có nghĩa, các tiếng khác láy lại tiếng gốc
VD: Lung linh, xinh xinh, đo đỏ..
Từ láy chia ra làm hai loại: Láy bộ phận ( láy âm và láy vần) và láy toàn bộ
Em tham khảo và tự diễn đạt lại nhé
Nhân vật phụ trong truyện ngắn "Lặng lẽ Sa Pa" cũng là biểu trưng cho những con người thầm lặng cống hiến cuộc đời mình cho cuộc sống của biết bao người ở dưới miền xuôi, và sự nghiệp chiến đấu của cả dân tộc.
a.Nhân vật xuất hiện trực tiếp:
*Bác lái xe
- Là người sôi nổi có nhiều năm công tác, có nhiều kinh nghiệm.
-Góp phần làm nổi bật nhân vật chính
- 32 năm chạy xe trên tuyến đường hiểm trở, hiểu tường tận Sa Pa
- Qua lời kể của bác lái xe, cô gái và người đọc hồi hộp chờ đợi sự xuất hiện của anh thanh niên
*Nhân vật ông họa sĩ già:
- Là một người từng trải cuộc sống và am hiểu nghệ thuật; lời nói, cử chỉ, thái độ của ông làm cho nhân vật chính hiện ra rõ nét hơn, đồng thời lại khơi gợi thêm nhiều khía cạnh ý nghĩa về cuộc sống, về nghệ thuật.
-Ngay phút đầu gặp anh thanh niên, bằng sự từng trải nghề nghiệp và niềm khát khao của người nghệ sĩ đi tìm đối tượng của nghệ thuật, ông đã xúc động bối rối vì họa sĩ đã bắt gặp một điều thật ra ông vẫn ao ước được biết.
- Là người từng trải, khát khao nghệ thuật
-Nhạy cảm, thâm trầm và sâu sắc.
- Trước chàng trai trẻ đáng yêu, ông họa sĩ bỗng thấy như "nhọc quá" vì những điều làm cho người ta suy nghĩ về anh
Chi tiết này giúp cho nhân vật chính hiện lên rõ nét hơn.
*Cô kỹ sư trẻ
-Một kỹ sư trẻ vừa mới ra trường, xung phong lên miền núi heo hút công tác
-Hồn nhiên, ý tứ, kín đáo
-Tìm thấy lẽ sống, hướng đi cho mình
-Bó hoa tinh thần, sự háo hức và mơ mộng
-Những thu lượm bổ ích phong phú tươi non về nhận thức, tâm hồn, hiểu con đường cô đang đi tới, yên tâm và vững tin vào quyết định cô đã lựa chọn.
-Sức tỏa sáng của nhân vật chính (anh thanh niên) giúp cô có sức mạnh, vững tin hơn, bước tiếp con đường mình đã chọn.
b.Nhân vật gián tiếp
*Ông kỹ sư vườn rau:
- ngày này sang ngày khác rình xem ong thụ phấn cho su hào như thế nào để cứ thế đi thụ phấn cho từng cây su hào cho củ ngọt hơn, to hơn.
-Anh cán bộ nghiên cứu sét "Mười một năm không một ngày xa cơ quan, không đi đến đâu mà tìm vợ"
=> Sự từ chối làm mẫu vẽ của anh thanh niên đã mở ra trước mắt người đọc cả một đội những con người đang ngày đêm thầm lặng cống hiến cuộc đời mình để xây dựng tổ quốc.Sa Pa lặng lẽ cũng như họ vậy, luôn thầm lặng làm công việc của mình mà không hề sợ khó, sợ khổ, sợ cô đơn.Bởi vì trong họ luôn có một sự sống động của đức hi sinh, của lòng yêu nghề, yêu cuộc sống lao động và những thành quả mà mình làm ra vì nó góp phần xây dựng đất nước.Họ đều được gọi chung chung bằng danh từ chung chứ không ai có tên cả. Họ là những con người giản dị, không tên, không tuổi, hi sinh và cống hiến một cách thầm lặng.
Qua đó, để như một bài học, một lời nhắc nhở cho thế hệ trẻ ngày nay về lẽ sống. Sống làm sao cho xứng đáng với thành quả của các thế hệ đi trước đã để lại cho mình, góp phần dựng xây quê hương ngày một giàu đẹp hơn.
Gợi ý:các nhân vật phụ trong truyện lặng lẽ sapa của nguyễn thành long đều có đặc điểm chung là yêu nghề , biết cống hiến vì tổ quốc
- ông họa sĩ : đã đến tuổi về hưu ( nhiều năm cống hiến cho quê hương đất nước ) nhưng vẫn còn say mê nghề nghiệp . Ông kok chịu nghỉ hưu mà xin đi thực tế ở vùng cao để sáng tác .Đây là người có vẻ đẹp tâm hồn đáng trân trọng . Gặp anh thanh niên ông có sự đồng cảm và tìm ra ngay nguồn cảm hứng sáng tác
- Cô kĩ sư nông nghiệp trẻ đẹp , có người yêu ở thành phố và người yêu cô lo dc cho công việc của cô ở thành phố khi cô ra trường . Nhưng cô lại tình nguyện nhận công tác ở vùng cao ---> cô có bản lĩnh sống đẹp , sống vì lì tưởng của thanh niên trong thời đại hồ chí minh. Vì vậy , khi dc tiếp xúc và trò chuyện với anh thanh niên thì cô đã giải tỏa dc những băn khoăn , day dứt và yên tâm hơn với quyết định của mình, tìm ra dc giá trị đích thực của cuộc sống
- Bác lái xe : công việc rất bình thường nhưng đây là công việc có ý nghĩa . Ngày ngày bác không chỉ lo đưa đón khách mà cón đem niềm vui lại cho nhiều người . Dù tuổi cao nhưng bác vẫn yêu nghề , vẫn vững tay lái trên đoạn đường đèo dốc
-Trong văn bản còn xuất hiện những nhân vật gián tiếp như : anh kĩ sư vườn rau dưới sapa , nhà nghiên cứu lập bản đồ sét ở nước ta . Trong đó anh kĩ sư vườn rau thì ngày ngày ngồi rình xem cách ong thụ phấn cho su hào rồi sau đó tự mình làm thay cho đàn ong để cây su hào cho nhiều quả ngon ngọt phục vụ nhân dân miền bắc . Còn người nghiên cứu lập bản đồ sét thì trong 11 năm kok 1 ngày xa cơ quan ---> ca ngợi tập thể những con người lao động khoa học thầm lặng có ích cho đời để tiền hành chiến đấu chống mĩ ở miền Nam ---> stop here ^--^
1. Giải thích
- Đồng cảm: Là biết rung cảm trước những vui buồn của người khác, đặt mình vào hoàn cảnh của người khác để hiểu và cảm thông với họ.
- Sẻ chia: Cùng người khác san sẻ vui buồn, những trạng thái tình cảm, tâm hồn với nhau; cả sự chia sẻ những khó khăn về vật chất, giúp nhau trong hoạn nạn...
- Khi ta học được cách đồng cảm và chia sẻ tức biết sống vì người khác cũng là lúc mình nhận được niềm vui; ta cảm thấy cuộc đời này thật tuyệt vời. Nếu ai cũng biết "học cách đồng cảm và sẻ chia", trái đất này sẽ thật là "thiên đường".
2. Bàn luận
a: Cuộc sống đầy những khó khăn vì vậy cần lắm những tấm lòng đồng cảm, sẻ chia
- Sẻ chia về vật chất: Giúp đỡ khi khó khăn, hoạn nạn.
- Sẻ chia về tinh thần: Ánh mắt, nụ cười, lời an ủi, chúc mừng, đôi khi chỉ là sự im lặng cảm thông, lắng nghe.
b: Sự đồng cảm, sẻ chia được thể hiện trong những mối quan hệ khác nhau
- Đối với người nhận (...)
- Đối với người cho (...)
- Đồng cảm, sẻ chia và xã hội ngày nay (...)
c: Phê phán bệnh vô cảm, lối sống ích kỉ, sống thiếu trách nhiệm với đồng loại, với cộng đồng ở một số người.
3. Bài học nhận thức và hành động
- Nhận thức: Đồng cảm, sẻ chia giúp con người thêm sức mạnh để vượt qua những thử thách, những nghịch cảnh của cuộc đời. Đó cũng là một trong những phẩm chất "người", kết tinh giá trị nhân văn cao quý ở con người.
- Hành động: Phải học cách đồng cảm, sẻ chia và phân biệt đồng cảm, sẻ chia với sự thương hại, ban ơn...Ai cũng có thể đồng cảm, sẻ chia với những người quanh mình với điều kiện và khả năng có thể của mình.
- Cuộc sống sẽ đẹp vô cùng khi con người biết đồng cảm, sẻ chia. Đó cũng là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta.
Mở bài kết bài với cả phần dẫn chứng bạn tự lấy nhé. chúc bạn thi tốt.