K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

11 tháng 12 2017

Kể về việc tốt em đã làm

Hôm đó, cô trả vở Toán cho cả lớp. Đó là môn yêu thích nhất của Linh. Nhưng không hiểu sao hôm nay vẻ mặt của Linh rất lo lắng, và tôi còn thấy Linh cứ quay bên này, quay bên kia mãi.

Cô vừa trả vở xong cho các bạn thì đến giờ ra chơi. Tôi liền đến bên Linh. Linh nó: Hôm nay, bố mẹ tớ đi làm sớm, tớ không kịp xin mẹ 9.000đ để mua bút Nét hoa viết vào vở Toán. Linh sực nhớ ra và reo lên, A! Đúng rồi! Cậu có hai cái bút Nét Hoa, cậu có thể cho tớ mượn một chiếc được không? Tôi đứng ngẫm nghĩ một lúc rồi tự đặt câu hỏi cho chính mình: Có nên cho Linh mượn bút không nhỉ? Tôi hơi băn khoăn. Tiếng trống đã vang lên. Tôi liền về chỗ của mình. Cả lớp ngồi vào chỗ hát xong và Linh cắm cúi viết bài ngay để khỏi trễ giờ. Linh thấy thế nài nỉ tôi cho mượn bút. Cuối cùng tôi cũng quyết định được và gọi nhỏ: Linh ơi! Tớ cho cậu mượn bút này. Chiếc bút đó do mẹ tặng tôi nhân ngày sinh nhật. Màu mực của chiếc bút rất đẹp. Linh nhận được, vẻ mặt phấn khởi lắm. Mỗi khi viết xong mấy chữ, tôi lại ngẩng lên và cảm thấy mực cứ vơi dần đi theo dòng chữ, con số ngay ngắn, thẳng hàng nằm trên trang giấy của bạn. Hết giờ Toán, Linh trả cho tôi chiếc bút và nói: Cảm ơn cậu vì đã cho tớ mượn chiếc bút nhé! Hôm sau, cô trả vở Toán, cả tôi và Linh đều được điểm 10. Tôi mừng lắm vì đã làm được một việc giúp bạn.

Khi về đến nhà tôi kể lại cho mẹ nghe. Mẹ nói: Con hãy cố gắng giúp bạn nhiều hơn khi gặp khó khăn nhé! Tôi như thấm thía câu nói đấy của mẹ và tôi không bao giờ quên được câu chuyện xảy ra ngày hôm đó.

11 tháng 12 2017

Tôi là một người ít khi giúp đỡ người khác, tôi nhớ mãi kỉ niện hồi còn học lớp 4. Tôi dã giúp một bà cụ lấy nước việc làm tuy nhở nhưng nó là một điều đáng quý với tôi.

Hôm đó trên đường đi học về tôi gặp một bà cụ khoảng 80-85 tuổi lưng còng nhưng lại xách một xô nước rất nặng. Bà cụ đang đi thì va vào một người đàn ông và xô nước đã đổ hết. Người đàn ông đó không những không quay lại xin lỗi hay hỏi han cụ mà còn quát mắng cụ. Cụ đang đi ra để nhặt cái xô thì Nam đi qua và đá cái xô đó ra xa hơn. Thấy vậy tôi chạy lại nhặt chiếc xô giúp bà cụ và lấy nước giúp bà cụ. Tôi xách nước về nhà cho bà cụ và đã biết được hoàn cảnh gia đình cụ. Gia đình cụ có 3 người con nhưng không ai nuôi cụ cả, cụ sống trong một ngôi nhà tạm bợ trong nhà không có cái gì hết. Tôi đã xách nước giúp cụ và chia sẻ vói cụ về những câu chuyện từ đó hôm nào tôi cũng sang hỏi han và làm những việc nhà giúp cụ. Và tôi cũng chia sẻ với cụ nhiều điều trong cuộc sống của tôi cụ cho tôi những lời jhuyeen trong cuộc sống.

việc làm đó tuy nhỏ nhưng đã giúp được bà cụ nên tôi rất vui. Trong cuộc sống của chúng ta chúng ta nên giúp người khác với những việc vừa sức với mình. Việc làm đó tuy nhỏ nhưng cũng sẽ giúp người khác rất nhiều.

Mình không nghĩ đươc nhiều bạn tham khảo tạm nhé!

16 tháng 7 2018

Dàn ý chi tiết

Dàn ý tả bạn thân số 1

1. Mở bài:

* Giới thiệu chung:

- Em có rất nhiều bạn.

- Thân nhất là bạn Thắng nhà ở cùng phố và học chung một lớp.

2. Thân bài:

* Tả bạn Thắng:

a/ Ngoại hình:

- Dáng người cân đối, chân tay săn chắc.

- Mái tóc cắt ngắn hợp với khuôn mặt đầy đặn, rám nắng.

- Đôi mắt sáng toát lên vẻ thông minh, hóm hỉnh.

b/ Tính nết, tài năng:

- Dễ mến, hay giúp đỡ bạn.

- Học ra học, chơi ra chơi.

- Giỏi Toán nhất lớp.

- Là chân sút số một của đội bóng...

- Là người tổ chức những trò chơi vui vẻ...

c/ Kỉ niệm sâu sắc trong tình bạn với Thắng:

- Thắng giúp em tập bơi, khắc phục tật sợ nước..,

3. Kết bài:

* Cảm nghĩ của em:

- Em và Thắng đều có những ước mơ đẹp đẽ.

- Tình bạn thân thiết sẽ giúp chúng em bi

Trong suốt những năm tháng ở dưới mái trường Tiểu học, em có rất nhiều những người bạn tốt. Nhưng trong suốt 5 năm đến trường, trong số những người bạn ấy, em có một cậu bạn thân từ hồi lớp Một cho đến bây giờ. Đó là Nam.
Nam không chỉ là bạn thân ở trường mà còn là bạn ấu thơ, người bạn hàng xóm cạnh nhà của em. Cùng là con trai nên sở thích của chúng em khá giống nhau. Trái ngược với những bạn nữ thích để tóc dài điệu đà xinh xắn, em và Nam cắt tóc ngắn. Bởi vì bọn em còn chơi rất nhiều trò hay với nhau, khi ra mồ hôi cũng không thấy quá khó chịu. Nam có nước da hơi ngăm đen vì những ngày tháng tuổi thơ cùng em chơi thả diều hay chơi đuổi bắt với đám trẻ hàng xóm. Cậu ấy có dáng người cao, đặc biệt là đôi chân dài nên Nam là người chạy nhanh nhất trong lớp. Nam sở hữu một đôi mắt sáng, lúc nào cũng linh động. Mẹ em nói người nào có đôi mắt như thế là thông minh lắm. Quả thật đúng là vậy. Nam vô cùng thông minh. Trong các giờ học, cậu ấy luôn là người giơ tay hăng hái phát biểu nhất lớp. Dù mới chỉ là học sinh lớp Năm nhưng đôi khi Nam có những câu hỏi mà khiến thầy cô giáo phải bất ngờ. Các bài kiểm tra của Nam luôn đạt điểm cao và đứng đầu lớp. Không chỉ trong các giờ học, mà ngay cả các hoạt động của lớp, Nam cũng nhiệt tình tham gia.
Nam là một người năng nổ, hoạt bát và rất dễ mến. Lớp em ai cũng quý cậu ấy. Nam và em là bạn thân từ nhỏ nên mỗi sáng cậu ấy đều qua rủ em đi học, chiều cùng đi về nhà. Chúng em thân thiết với nhau như hình với bóng khiến nhiều bạn trong lớp phải thắc mắc mà hỏi rằng: “Thế hai đứa không tách nhau ra được à?” Những lúc ấy Nam đều cười xòa và đáp lại rằng: “Không thể đâu, bọn tớ chơi thân với nhau từ bé quen rồi.”
Hồi còn nhỏ, em rất hay bị ốm nên mẹ không bao giờ cho em ra ngoài chơi cùng đám trẻ hàng xóm cả. Mỗi ngày em đều nhìn chúng chơi đùa, cười nói vui vẻ mà vô cùng khát khao. Em cứ nghĩ rằng mình sẽ không bao giờ được chơi cùng chúng thì một ngày mùa thu nọ, nắng vàng dịu nhẹ trải dài khắp muôn nơi, Nam đã chạy đến trước mặt em và rủ em cùng cậu ấy đi chơi thả diều. Ban đầu em vẫn còn ngập ngừng phân vân vì mẹ không cho, nhưng ngay sau đó, Nam đã chạy vào xin phép mẹ em. Chẳng hiểu sao cậu ấy chỉ cần nói vài ba câu là mẹ em đã gật đầu đồng ý rồi. Chẳng thể chờ lâu hơn, em cùng Nam nhanh chân chạy tới triền đê, cả hai đứa cùng nhau chơi thả diều suốt ngày hôm đó. Từ ngày ấy, ngày nào Nam cũng qua rủ em đi chơi cùng, thế rồi hai đứa cứ thế mà thân nhau. Chúng em đã là bạn thân từ khi còn bé đến tận năm lớp Năm rồi, em mong rằng đến lúc lên cấp hai, bọn em vẫn sẽ học chung trường, chung lớp như bây giờ.
Em rất yêu quý Nam. Nam chính là người đã đem tới cho em rất nhiều niềm vui và kỷ niệm. Em mong rằng tình bạn của hai đứa sẽ bền lâu và gắn chặt mãi đến sau này.

+ Dùng thành ngữ dân gian, so sánh ngang bằng: Động tác thả sào và rút sào nhanh như cắt; hình ảnh con người như một pho tượng đồng đúc...

+ Dùng hình ảnh cường điệu: dượng Hương Thư " giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ " gợi sự liên tưởng tới những hình ảnh huyền thoại anh hùng xưa với tầm vóc và sức mạnh phi thường của những Đam San, Xinh Nhã bằng xương bằng thịt đang hiển hiện trước mắt người đọc, nhằm khắc họa nổi bật và tôn vinh sức mạnh của con người nhằm chế ngự thiên nhiên.

* Ngoài ra, cách so sánh này còn đối lập mạnh mẽ với một hình ảnh " dượng Hương Thư ở nhà, ăn nói nhỏ nhẹ, nhu mì, ai gọi cũng vâng vâng dạ dạ "

Qua đó tác giả khẳng định một phẩm chất đáng quý của người lao động: Khiêm tốn, nhu mì đến nhút nhát trong cuộc sống đời thường, nhưng lại dũng mãnh, nhanh nhẹn, quyết liệt trong công việc, khó khăn, thử thách.

Các bạn giúp mình làm bài văn kể về người thân mà em yêu quý nhất, mình cho dàn bài bên dưới Mở bài: Giới thiệu về người thân và tình cảm của em đối với người thân đó.Thân bài:-Tả sơ lược về ngoại hình(dáng người, nước da...), tính cách của người thân-Kể những việc làm hằng ngày của người thân-Cách cư xử của người thân với xã hội, bạn bè, đồng nghiệp-Sự quan tâm...
Đọc tiếp

Các bạn giúp mình làm bài văn kể về người thân mà em yêu quý nhất, mình cho dàn bài bên dưới 

Mở bài: Giới thiệu về người thân và tình cảm của em đối với người thân đó.

Thân bài:-Tả sơ lược về ngoại hình(dáng người, nước da...), tính cách của người thân

-Kể những việc làm hằng ngày của người thân

-Cách cư xử của người thân với xã hội, bạn bè, đồng nghiệp

-Sự quan tâm chăm sóc của người thân đối với em

-Đó là kỷ niệm đáng nhớ của em với người thân

Kết bài:-Khẳng định tình cảm yêu thương, kính trọng của em đối với người thân

-Em làm gì để xứng đángvới sự yêu thương của người thân dành cho em

Mình đang cần sự trợ giúp của mọi người gấp, mọi người giúp mình nha! Mình xin cảm ơn các bạn!

 

0
13 tháng 3 2020

Bài văn miêu tả cảnh dòng sông Thu Bồn và quang cảnh 2 bên bờ sông theo hành trình vượt thác của con thuyền qua địa hình khác nhau: Đoạn sông phẳng lặng trước khi đến chân thác, đoạn sông có nhiều thác dữ và đoạn sông đã qua thac dữ. Bằng việc tập trung vào cảnh vượt thác, tác giả đã làm nổi bật vẻ hùng dũng và sức mạnh của Dượng Hương Thư trên nền cảnh thiên nhiên rộng lớn hùng vĩ. Qua đó nói lên tình yêu thương thiên nhiên, đất nước, quê hương, dân tộc của nhà văn.

Bài văn miêu tả dòng sông Thu Bồn và cảnh quan hai bên bờ sông theo hành trình của con thuyền qua những vùng địa hình khác nhau: Đoạn sông phẳng lặng trước khi đến chân thác, đoạn sông có nhiều thác dữ và đoạn sông đã qua thác dữ. Bằng việc tập trung vào cảnh vượt thác, tác giả làm nổi bật vẻ hùng dũng và sức mạnh của nhân vật dượng Hương Thư trên nền cảnh thiên nhiên rộng lớn, hùng vĩ.

#Học tốt#

16 tháng 11 2017

Nhà em có nuôi một ông nội, ông nội suốt ngày chẳng làm gì cả chỉ trùm chăn ngủ, đến bữa ăn ông ló đầu ra hỏi: Cơm chín chưa bây

17 tháng 11 2017

Nhà em có nuôi một ông nội. Ông không biết sủa mà chỉ biết nói. Ông không đi bằng 4 chân mà đi bằng 2 chân. Ông rất ngoan nên khi ăn cơm mọi người thường ném cho ông mấy cục xương cho ông ăn

4 tháng 9 2016
SỰ VIỆC VÀ NHÂN VẬT TRONG VĂN TỰ SỰ
 
 

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN

Sự việc và nhân vật là hai yếu tố then chốt của tự sự. Các yếu tố này có quan hệ qua lại với nhau và với các yếu tố khác của văn bản tự sự như chủ đề, thời gian, không gian, v.v...
1. Sự việc trong văn tự sự
Nói đến tự sự không thể không nói đến sự việc. Để tổ chức tự sự, người ta phải bắt đầu từ khâu lựa chọn sự việc để "kể", rồi thiết lập liên kết giữa các sự việc theo dụng ý của mình, hướng tới nội dung nhất quán nào đấy (tức là thể hiện chủ đề). Như vậy, tự sự không có nghĩa chỉ là "kể", liệt kê các sự việc mà quan trọng là phải tạo cho câu chuyện ý nghĩa thông qua cách kể.
a) Xem xét hệ thống các sự kiện chính trong truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh:
(1) Vua Hùng kén rể;
(2) Sơn Tinh, Thuỷ Tinh đến cầu hôn;
(3) Vua Hùng ra điều kiện chọn rể;
(4) Sơn Tinh đến trước, được vợ;
(5) Thuỷ Tinh đến sau, tức giận, dâng nước đánh Sơn Tinh;
(6) Hai bên giao chiến hàng tháng trời, cuối cùng Thuỷ Tinh thua, đành rút quân về;
(7) Hằng năm Thuỷ Tinh lại dâng nước đánh Sơn Tinh, nhưng đều thua.
- Trong các sự việc trên, có thể bỏ đi sự việc nào không? Vì sao?
- Có thể đảo trật tự (từ 1 đến 7) của các sự việc trên được không? Vì sao?
- Hãy chỉ ra sự việc khởi đầu, sự việc phát triển, sự việc cao trào và sự việc kết thúc. Mối quan hệ giữa chúng?
Gợi ý: Các sự việc trong văn tự sự phải được sắp xếp, tổ chức đảm bảo tính liên tục của mạch phát triển câu chuyện. Bảy sự việc trên là các sự việc chính của câu chuyện, bỏ đi sự việc nào cũng đều ảnh hưởng đến tính liên tục, mạch liên kết các sự việc của câu chuyện và truyện sẽ mất đi những ý nghĩa tương ứng. Chẳng hạn, nếu bỏ đi sự việc (7), sẽ  không thấy được ý nghĩa giải thích hiện tượng lũ lụt khi nhận thức về tự nhiên của nhân dân ta còn ở trình độ thấp.
Trật tự sắp xếp các sự việc là không thể đảo lộn được. Bởi vì, chúng được xuất hiện trong câu chuyện theo mối liên hệ nhân quả, trước sau liên tục, sự việc sau sẽ không được giải thích nếu không có sự việc trước.
Sự việc (1), (2) là sự việc khởi đầu. Sự việc (3), (4) là sự việc phát triển. Sự việc (5)  là sự việc cao trào. Sự việc (6), (7) là sự việc kết thúc. Mối liên hệ giữa các sự việc là mối liên hệ nhân quả. Sự việc khởi đầu dẫn đến sự việc phát triển, sự việc phát triển dẫn đến cao trào và kết thúc.
b) Sự việc trong văn tự sự phải đảm bảo đi liền với các yếu tố như nhân vật, không gian, thời gian, nguyên nhân, diễn biến, kết quả. Có như vậy thì sự việc mới sinh động, cụ thể, không sơ lược, khô khan và thể hiện được chủ đề của toàn bộ bài văn. Có thể thấy sự biểu hiện của các yếu tố này trong truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh:
- Nhân vật: Vua Hùng, Sơn Tinh, Thuỷ Tinh, Mị Nương, Lạc Hầu
- Không gian: Thành Phong Châu, núi Tản Viên, miền biển
- Thời gian: đời Hùng Vương thứ mười tám
- Diễn biến: Vua Hùng kén rể - Sơn Tinh và Thuỷ Tinh cầu hôn - Vua Hùng ra điều kiện - Sơn Tinh đến trước, lấy được Mị Nương - Thuỷ Tinh nổi giận - Sơn Tinh và Thuỷ Tinh giao chiến - Thuỷ Tinh thua - hằng năm Thuỷ Tinh lại dâng nước đánh Sơn Tinh.
- Nguyên nhân: việc xảy ra do Thuỷ Tinh tức giận khi không lấy được Mị Nương.
- Kết thúc: Thuỷ Tinh thua nhưng vẫn không quên thù hận, hằng năm vẫn gây bão lụt đánh Sơn Tinh.
Các yếu tố này nhất thiết phải có thì truyện mới hấp dẫn, thú vị. Thiếu đi một trong các yếu tố đó thì sự việc trong truyện sẽ trở nên không hoàn chỉnh, thiếu sức thuyết phục và chủ đề của truyện cũng sẽ khác đi. Không có thời gian và không gian cụ thể, sự việc sẽ trở nên không chân thực, thiếu sức sống. Không có sự việc vua Hùng ra điều kiện kén rể thì sẽ không nảy sinh sự ganh đua giữa Sơn Tinh và Thuỷ Tinh. Nếu vua Hùng không tỏ ra ưu ái với Sơn Tinh khi đưa ra các sản vật toàn là thuộc miền núi thì Thuỷ Tinh không tức giận, hận thù đến thế. Thuỷ Tinh thua là tất yếu cũng như Sơn Tinh thắng theo sự ưu ái của vua Hùng cũng là tất yếu. Mối quan hệ chặt chẽ giữa các sự việc trong truyện tạo nên sự thống nhất, hợp lí, thể hiện được chủ đề của truyện.
c) Sự việc và chi tiết trong văn tự sự phải được lựa chọn cho phù hợp với chủ đề, nội dung tư tưởng muốn biểu đạt. Các sự việc, chi tiết được lựa chọn như Sơn Tinh có tài xây luỹ đất chống lụt, đồ sính lễ là sản vật của núi rừng dễ cho Sơn Tinh mà khó cho Thuỷ Tinh, Sơn Tinh thắng khi lấy được vợ, lại thắng trong trận giao đấu tiếp theo và mãi về sau khi nào cũng thắng,... cho thấy thái độ của người kể chuyện (ở đây là nhân dân): đứng về phía Sơn Tinh, vua Hùng. Sơn Tinh thắng, Thuỷ Tinh hàng năm vẫn dâng nước báo thù, những chi tiết này giải thích hiện tượng lũ lụt và thể hiện sức mạnh, ước mong của người Việt cổ muốn chế ngự thiên tai.
2. Nhân vật trong văn tự sự
a) Nhân vật trong văn tự sự là kẻ thực hiện các sự việc và là kẻ được thể hiện, được biểu dương hay bị lên án trong văn bản. Chẳng hạn, trong truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh, các nhân vật là: Vua Hùng, Sơn Tinh, Thuỷ Tinh, Mị Nương, Lạc hầu.
b) Có thể chia nhân vật trong văn tự sự thành nhân vật chính và nhân vật phụ. Nhân vật chính là nhân vật được nói tới nhiều nhất, có vai trò chủ yếu trong việc thể hiện chủ đề của văn bản. Nhân vật phụ thường chỉ được nhắc tên hoặc nói qua, chủ yếu nhằm bổ trợ để cho nhân vật chính thể hiện. Chẳng hạn, trong truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh, nhân vật chính là Vua Hùng, Sơn Tinh, Thuỷ Tinh, các nhân vật phụ như  Lạc hầu, Mị Nương.
c) Nhân vật trong văn tự sự được thể hiện ra ở các mặt như tên gọi, lai lịch, hình dáng, tính nết, việc làm,...
Trong văn bản tự sự, có khi ngay từ tên gọi của nhân vật đã mang ngụ ý nào đó. Ví dụ: Sơn Tinh - thần núi (sơn: núi; tinh: thần linh), Thuỷ Tinh - thần nước (thuỷ: nước; tinh: thần linh). Nhân vật thường được giới thiệu lai lịch, ví dụ: Vua Hùng - thứ mười tám; Sơn Tinh - ở vùng núi Tản Viên,...; Lạc Long Quân - ở miền đất Lạc Việt, nòi rồng, con trai thần Long Nữ; Âu Cơ - ở vùng núi cao phương bắc, thuộc dòng họ Thần Nông,... Có khi, nhân vật được miêu tả hình dáng, ví dụ: Lạc Long Quân - mình rồng, Thánh Gióng - "Chú bé vùng dậy, vươn vai một cái bỗng biến thành một tráng sĩ mình cao hơn trượng, oai phong lẫm liệt.". Tính tình, tài năng của nhân vật có khi được giới thiệu trực tiếp (Mị Nương: "tính nết hiền dịu"), hoặc là thể hiện qua hành động, việc làm, ví dụ: Lang Liêu, Sơn Tinh, Thuỷ Tinh,... Hành động, việc làm của nhân vật là mặt quan trọng để thể hiện nhân vật trong văn tự sự, bộc lộ rõ nét chủ đề, tư tưởng của bài văn, chẳng hạn: hành động đòi gặp sứ giả của Thánh Gióng, hành động thách cưới của Vua Hùng, hành động trả thù của Thuỷ Tinh,... Nói chung, tuỳ theo từng văn bản, với những chủ đề khác nhau, mà các mặt thể hiện nhân vật được tập trung bộc lộ, hoặc kết hợp với nhau cho linh hoạt, hài hoà.

II. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG

1. Chỉ ra những việc mà các nhân vật trong truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh đã làm:
- Vua Hùng: kén rể, thử tài, thách cưới
- Mị Nương: không
- Sơn Tinh: đem đầy đủ lễ vật đến trước, rước Mị Nương về núi, bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi, dựng thành luỹ đất, ngăn chặn dòng nước lũ chống trả Thuỷ Tinh.
- Thuỷ Tinh: mang lễ vật đến sau, đem quân đuổi theo cướp Mị Nương, gọi gió làm thành giông bão, dâng nước sông lên cuồn cuộn đánh Sơn Tinh, hằng năm làm mưa gió, bão lụt trả thù.
a. Vai trò, ý nghĩa của nhân vật trong truyện bộc lộ rõ qua việc làm, từ việc làm của các nhân vật trên, hãy rút ra nhận xét về vai trò, ý nghĩa của chúng trong truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh.
Gợi ý: Qua việc làm có thể xác định vai trò chính hay phụ của các nhân vật (xem mục (b) phần (2): nhân vật trong văn tự sự). Ý nghĩa của nhân vật trong tác phẩm tuỳ thuộc vào sự thể hiện tư tưởng chủ đề của nó trong tác phẩm ấy. Chẳng hạn: nhân vật Sơn Tinh, qua việc làm, thể hiện mong ước chế ngự thiên tai của người Việt cổ khi đánh thắng Thuỷ Tinh.
b. Các sự việc chính, thể hiện chủ đề của tác phẩm tự sự, thường gắn với những nhân vật chính. Tóm tắt văn bản tự sự, do vậy, nhất thiết phải chú trọng đến các sự việc do các nhân vật chính làm, hoặc liên quan trực tiếp đến các nhân vật này. Tóm tắt truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh theo sự việc gắn với các nhân vật chính có thể dựa vào 7 sự việc đã nêu ở phần trước, diễn đạt bằng lời văn của mình.
c. Nhan đề cũng là một bộ phận quan trọng, thể hiện khái quát chủ đề của tác phẩm. Nhan đề hay là nhan đề vừa phản ánh được chủ đề trung tâm của văn bản, vừa phải ngắn gọn, súc tích. Gọi tên văn bản theo tên nhân vật chính là cách thường gặp, nhất là trong các truyện kể dân gian. Trong các tên gọi Vua Hùng kén rểTruyện vua Hùng, Mị Nương, Sơn Tinh và Thuỷ TinhBài ca chiến công của Sơn TinhSơn Tinh, Thuỷ Tinh thì tên gọi thứ tư là hợp lí nhất. Gọi là Vua Hùng kén rể thì chưa thể hiện được chủ đề của truyện. Gọi là Truyện Vua Hùng, Mị Nương, Sơn Tinh và Thuỷ Tinh thì vừa dài dòng, lại vừa không cho thấy được sự chú ý tới vai trò khác nhau giữa nhân vật chính và nhân vật phụ. Gọi là Bài ca chiến công của Sơn Tinh thì lại không thể hiện được rõ đối kháng giữa hai nhân vật chính là Sơn Tinh và Thuỷ Tinh.
2. Cho nhan đề truyện: Một lần không vâng lời. Em hãy tưởng tượng để kể một câu chuyện theo nhan đề ấy.
Gợi ý: Cho nhan đề tức là ta đã biết định hướng về chủ đề của câu chuyện mà ta sắp kể. Với bất kì câu chuyện với nhan đề gì, theo chủ đề nào thì trước khi kể nhất thiết cũng phải chuẩn bị theo các thao tác như sau:
- Tưởng tượng ra sự việc chính sẽ kể;
- Diễn biến chính của câu chuyện dự định kể ra sao (khởi đầu, phát triển, cao trào, kết thúc);
- Nhân vật của câu chuyện là ai (tên gọi, lai lịch, tính nết, việc làm,...): nhân vật chính, nhân vật phụ (nếu có).
- Câu chuyện mà mình sắp kể nhằm mục đích gì? Kể để thể hiện nội dung tư tưởng gì? Hướng tới ý nghĩa nào?
4 tháng 9 2016

bạn lấy ở đâu vậy, chỉ mình với

9 tháng 2 2018

ngày 30 tết là ngayyf vui

hihi

xong rồi đó

ko chép mạng mô 

đừng lo 

viết vô đi

12 tháng 4 2022

Hiện tượng bàn luận: Trò chơi điện tử: lợi hay hại?

Hiện nay, với sự phát triển của công nghệ, các trò chơi điện tử ngày càng đa dạng và phổ biến hơn. Đây là một hình thức giải trí vừa có ưu và nhược điểm rõ rệt.

Ưu điểm lớn nhất của các trò chơi điện tử chính là giúp người chơi được giải trí, thư giãn đầu óc. Sau các giờ học tập, làm việc mệt nhọc, thì việc được chơi trò chơi yêu thích sẽ giúp giảm bớt căng thẳng, đem đến cảm giác vui vẻ và dễ chịu. Đặc biệt là khi chơi trò chơi cùng lúc với những người bạn bè của mình. Tình cảm bạn bè sẽ theo đó trở nên gắn bó và gần gũi hơn.

Ngoài ra, các trò chơi điện tử còn giúp chúng ta làm quen và kết bạn thêm với những người bạn mới, ở các khoảng cách địa lí xa xôi, hiểm trở. Chỉ cần cùng chơi một trò chơi, tham gia cùng một hoạt động đoàn đội, là những con người ở những nơi khác nhau, chưa từng gặp gỡ cũng có thể trở nên thân thiết hơn. Điều đó giúp cho người chơi không cần phải đi xa mà vẫn có thể có thêm nhiều bạn bè.

Đặc biệt, các trò chơi điện tử hiện nay còn giúp phát triển trí tuệ cho người chơi, đặc biệt là các bạn thanh thiếu niên. Bởi vì các trò chơi điện tử cũng cần có sự tư duy, sắp xếp, nghiên cứu làm sao để phát triển nhân vật, và chiến thắng trong các cuộc thi. Vì vậy, chơi trò chơi giúp cho người chơi phát triển tư duy và phản xạ. Đồng thời còn giúp tăng khả năng hợp tác, làm việc nhóm với người khác.

 

Trò chơi điện tử có rất nhiều lợi ích tốt nhưng bên cạnh đó, nó cũng tồn tại nhiều tác hại cần phải lưu ý. Đầu tiên, việc chơi trò chơi điện tử có thể tiêu tốn rất nhiều thời gian của người chơi. Đặc biệt, nó còn dễ khiến người chơi bị sa vào, không thể kiểm soát được. Từ đó, khiến cho thời gian dành cho trò chơi tăng lên, và thời gian cho các công việc khác trong ngày bị thu hẹp lại, khiến cho hiệu suất học tập, làm việc bị giảm đi.

Đồng thời, các trò chơi với sự hấp dẫn lớn sẽ dễ dàng chiếm trọn tâm trí người chơi. Khiến họ lúc nào cũng nghĩ về trò chơi, về những điều sắp xảy ra, về chiến lược làm sao để nhanh tăng cấp. Từ đó vô tình khiến cho họ luôn nghĩ về trò chơi mà chểnh mảng trong học tập và rèn luyện. Khiến hiệu quả của việc học giảm sút.

Cùng với đó, cũng không ít người còn tiêu tốn tiền bạc vào các trang bị, sự kiện của trò chơi. Và số tiền đó nhiều khi là không hề nhỏ. Đôi khi nó khiến người chơi - nhất là các bạn nhỏ có các hành vi không đúng để có tiền nạp game. Như trộm tiền mẹ, cướp tiền của bạn học, ghi nợ… Đó đều là những điều vô cùng tiêu cực.

Đặc biệt, nhiều người chơi trò chơi điện tử vì quá đắm chìm vào thế giới ảo đó, mà quên đi cuộc sống thực tại bên ngoài. Họ thỏa mãn với nhân vật trong trò chơi, với những người bạn ở trên đó dù chưa gặp một lần. Rồi ít nói và giao tiếp với những người xung quanh hơn, lúc nào cũng cắm mặt vào điện thoại, máy tính. Dần dần trở nên o bế và cô độc.

Như vậy, trò chơi điện tử có những tác hại đáng ngại nhưng cũng có nhiều lợi ích tốt. Vì vậy chúng ta phải biết cân đối giữa việc chơi game và cuộc sống thực, để phát huy tối đa các lợi ích tốt và giảm thiểu hết mức các tác hại mà nó đem lại.

12 tháng 4 2022

Tim Giúp mik vs ạ