K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

23 tháng 2 2016

a. Sự hình thành các quốc gia phong kiến ở Tây Âu.

            * Người Giéc-man xâm nhập đế quốc Rô-ma.

            Người Giéc-man là một trong những bộ tộc lớn thuộc chủng tộc A-ri-an đến sinh sống vùng biên giới phía bắc và đông bắc của đế quốc Rô-ma từ nhiều thế kỉ trước Công nguyên. Vào những thế kỉ đầu Công nguyên, họ đang ở trong thời kì tan rã của chế độ công xã nhuyên thủy. Từ cuối thế kỉ II, đã có một số bộ tộc người Giec-man như người Tây Gốt, Phơ-răng,… di cư vào lãnh thổ đến đế quốc Rô-ma sinh sống và nhận làm đồng minh của Rô-ma.

            * Người Giec-man chiếm đất đai thành lập các vương quốc

            Đến giữa thế kỉ IV, do sự tấn công của người Hung Nô vào khu vực Đông và Nam Âu, các bộ lạc người Giec-man ồ ạt xâm nhập vào đến đế quốc Rô-ma. Lúc này, đế chế Rô-Ma đang bị khủng hoảng về kinh tế và chính trị nên không còn đủ sức ngăn ngừa và chống đỡ những cuộc xâm lược cướp phá của người “man tộc”. Vì vậy, người Giéc-man dễ dàng đột nhập vào lãnh thổ đế quốc Rô-ma, chiếm đất đai và lập lên nhưng vương quốc riêng của mình. Vương quốc “man tộc” được thành lập đầu tiên là vương quốc Tây Gốt ở miền Nam xứ Gô-lơ và Tây Ban Nha. Tiếp đó là vương quốc Văng-đan ở Bắc Phi, vương quốc Phơ-răng ở miền Đông Bắc xứ Gô-lơ, vương quốc của người Ăng-glô Xắc-xông ở đảo Bri-tên,..

            * Sự thành lập các công xã nông thôn “mac-cơ”

            Sau khi xâm nhập vào đế quốc Rô-ma, người Giéc-man đã chiếm đoạt một bộ phận lớn ruộng đất của quý tộc chủ nô Rô-ma rồi phân chia cho các gia đình cá thể cày cấy. Những gia đình này sống chung với nhau trong các làng xóm, thành lập các công xã nông thôn “mac-cơ”. Như vậy, chế độ công xã nguyên thủy của người Giéc-man đã tan rã. Xã hội của họ đang bước vào quá trình phong kiến hóa, một quá trình chuyển biến đã diễn ra trong suốt thời sơ kì trung đại.

b. So sánh sự hình thành các quốc gia phong kiến ở Tây Âu với các nước ở châu Á

            Sự hình thành các quốc gia phong kiến ở Tây Âu khác với sự hình thành các quốc gia phong kiến ở châu Á như sau:

* Về thời gian

            - Chế độ phong kiến ở châu Á hình thành sớm (như Trung Quốc là vào thế kỉ III TCN)

và sụp đổ muộn (đầu thế kỉ XX)

            - Chế độ phong kiến Tây Âu hình thành muộn (thế kỉ V) và sụp đổ sớm hơn (thế kỉ

XVI – XVII).

            * Về cơ sở hình thành

            - Chế độ phong kiên ở châu Á hình thành trên cơ sở phá vỡ quan hệ cộng đồng ở nông

thôn, xuất hiện tư hữu ruộng đất và là sự kế tiếp của xã hội cổ đại.

            - Chế độ phong kiến ở Tây Ây hình thành trên cơ sở tan rã của chế độ chiếm nô Rô-ma và sự giải thể của chế độ của chế độ công xã nguyên thủy ở người Giec-man. Như vậy là hình thành trên nền móng mới của bộ tộc bên ngoài.

            * Về giai cấp trong xã hội.

            - Ở các nước phong kiến châu Á có hai giai cấp cơ bản là địa chủ phong kiến và nông dân lĩnh canh.

            - Ở các nước phong kiến Tây Âu có hai giai cấp cơ bản là lãnh chúa phong kiến và nông nô.

            * Về thể chế nhà nước.

            - Các nước phong kiến châu Á có chế độ phong kiến tập quyền.

            - Các nước phong kiến Tây Âu lúc mới hình thành có chế độ phong kiến phân quyền.

4 tháng 9 2016

 

 

 

 

 

19 tháng 2 2016

a. Những cuộc phát kiến lớn về địa lí

 * Những cuộc phát kiến của Bồ Đào Nha

 - Bồ Đào Nha là nước đi tiên phong trong các cuộc thám hiểm bằng đường biển.

 - Từ năm 1415, hoàng tử Hen-ri đã khởi xướng và tổ chức những chuyến thám hiểm dọc theo bờ biển châu Phi.

 - Năm 1487, B. Đi-a-xơ đi tới được mỏm cực Nam châu Phi thì bị bão tố đẩy ra xa bờ, khi quay lai, đoàn bất ngờ đi vòng qua điểm cực Nam của lục địa châu Phi và đặt tên nó là mũi Bão Tố, về sau được đổi thành mũi Hảo Vọng.

 - Năm 1497, Va-xcô đơ Ga-ma với đội tàu 4 chiếc và 160 thủy thủ đã đi vòng qua châu Phi và đến Ca-li-cút trên bờ biển tây nam Ấn Độ (tháng 5/1498). Về sau, ông được phong phó vương Ấn Độ.

 * Những cuộc phát kiến của Tây Ban Nha

 - Năm 1492, C. Cô-lôm-bô ra khơi cùng với 3 chiếc tàu và 90 thủy thủ. Ông đã đến đảo Cu-ba và một số đảo khác ở vùng biển Ăng-ti. Về Tây Ban Nha, ông được phong làm phó vương Ấn Độ và nhận danh hiệu quý tộc. Cô-lôm-bô đã phát hiện châu Mĩ, nhưng ông lầm tưởng đó là Ấn Độ. Cuộc hành trình của Cô-lôm-bô là một sự kiện nổi bật nhất của lịch sử phát kiến địa lí.

- Năm 1519, Ph. Ma-gien-lăng tiến hành chuyến đi vòng quanh thế giới bằng đường biển. Đoàn tàu Ma-gien-lăng đi vòng qua điểm cực nam châu Mỹ (chỗ này sau đó được gọi là eo Ma-gien-lăng) tiến vào đại dương mà ông gọi là Thái Bình Dương. Đến quần đảo Phi-lip-pin ông bị thổ dân giết chết. Đoàn của ông tiếp tục đi, họ đã dạt vào Ma-lắc-ca rồi cuối cùng đến Ma-đrít.

b. Nguyên nhân và hệ quả

Nguyên nhân: do sự phát triển của sản xuất làm cho nhu cầu về nguyên liệu, vàng bạc ngày một tăng nhưng việc buôn bán trực tiếp với các nước phương Đông lại bị ách tắc do con đường giao lưu thương mại qua Tây Á và Địa Trung Hải bị người Thổ Nhĩ Kì chiếm độc quyền.

* Hệ quả:

- Phát kiến đại lí được coi như một “cuộc cách mạng thật sự” trong lĩnh vực giao thông và tri thức:

+ Phát kiến địa lí đem lại cho loài người những hiểu biết chính xác về hình dạng trái đất, về những con đường mới, những vùng đất mới và các dân tộc trên thế giới.

+ Một nền văn hóa thế giới bắt đầu hình thành do việc xuất bản và truyền bá của các sách, các tập du kí và bản đồ địa lí giữa các châu lục. Đó là sự tiếp xúc giữa nhiều nền văn hóa và văn minh khác nhau.

- Phát kiến địa lí còn đem về cho tầng lớp thương nhân châu Âu những nguyên liệu quý giá vô tận, những kho vàng bạc, châu báu khổng lồ mà họ cướp được ở châu Mĩ, châu Á và châu Phi.

c. Ảnh hưởng của những cuộc phát kiến địa lí đến nước ta

- Sau phát kiến địa lí, các thế kỉ XVI - XVII thuyền buôn của các thương nhân châu Âu (Bồ Đào Nha, Hà Lan, Anh, Pháp,…) đến buôn bán với nước ta ngày càng nhiều, bước đầu đưa nước ta tiếp xúc với luồng thương mại quốc tế đang phát triển, góp phần mở rộng thị trường trong nước, thúc đẩy sự hứng khởi của các đô thị.

- Các giáo sĩ đạo thiên Chúa đến truyền đạo ở nước ta góp phần tạo ra chữ quốc ngữ.

Tuy nhiên cũng dẫn đến những hệ quả là nước ta bị tư bản phương Tây, nhất là Pháp, dòm ngó và xâm lược.

15 tháng 8 2017

Biet dia li lop 7 khong m.nhihi

29 tháng 2 2016

Sự hoàn thiện của tổ chức bộ máy nhà nước phong kiến nước ta trong các thế kỉ X-XV:

*Thời Ngô, Đinh – Tiền Lê: Thời kì bước đầu xây dựng nhà nước quân chủ sơ khai

- Năm 939, Ngô Quyền xưng vương, đóng đô ở Cổ Loa, thành lập chính quyền mới. Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế, lập ra triều Đinh, đặt tên nước là Đại Cổ Việt, đóng đô ở Hoa Lư. Một nhà nước quân chủ sơ khai ra đời, bao gồm ba ban: võ ban, văn ban và tăng ban.

- Nhà Tiền Lê củng cố hơn nữa bộ máy nhà nước trung ương, chia nước làm 10 đạo.

- Nhà nước độc lập theo chế độ quân chủ chuyên chế được xây dựng nhưng vẫn còn sơ khai.

*Thời Lý, Trần, Hồ: Thời kì từng bước hoàn chỉnh bộ máy thống trị của nhà nước phong kiến độc lập.

- Các triều đại kế tiếp: Lý, Trần, Hồ ra sức hoàn chỉnh bộ máy thống trị.

- Năm 1010, vua Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long. Năm 1054, vua Lý Thánh Tông đổi lại tên nước thành Đại Việt.

- Chính quyền trung ương từng bước hoàn chỉnh. Vua đứng đầu đất nước, nắm mọi quyền hành cao nhất. Giúp vua trị nước có Tể tướng, các đại thần, các chức hành khiển. Ngoài ra, còn có các chức quan trông nom sản xuất nông nghiệp, hệ thống đê điều.

- Đất nước được chia thành nhiều lộ do các hoàng tử (thời Lý) hay An phủ sứ (thời Trần, Hồ) cai quản. Dưới lộ là phủ, huyện, châu, hương.

- Ban đầu quan lại chủ yếu được tuyển chọn từ con em các gia đình quý tộc hoặc con cháu quan lại. Về sau, thi cử là nguồn tuyển chọn chính.

- Nhà nước độc lập theo chế độ quân chủ chuyên chế từng bước được hoàn chỉnh; tuy nhiên, mức độ chuyên chế chưa cao.

*Thời Lê sơ: Thời kì nhà nước quân chủ Đại Việt đạt đến đỉnh cao

- Năm 1428, Lê Lợi lên ngôi Hoàng đế, sáng lập ra nhà Lê, đặt tên nước là Đại VIệt. Nhà nước mới được xây dựng theo mô hình thời Trần, Hồ.

- Vào những năm 60, đất nước đã ổn định. Vua Lê Thánh Tông đã tiến hành một cuộc cải cách hành chính.

- Ở trung ương, các chức Tể tướng, Đại hành khiển bị bãi bỏ. Sáu bộ được thành lập, trực tiếp cai quản mọi việc và chịu trách nhiệm trước vua. Ngự sử đài có quyền hành cao hơn trước.

- Ở địa phương: chia lại cả nước thành 13 đạo thừa tuyên. Ở mỗi đạo thừa tuyên đều có ba ti phụ trách các lĩnh vực, dân sự và kiện tụng. Xã vẫn là đơn vị hành chính cơ sở.

- Quan lại được tuyển chọn chủ yếu qua giáo dục, khoa cử.

- Cuộc cải cách hành chính của Lê Thánh Tông đã khiến quyền lực của chính quyền trung ương được tăng cường. Chế độ quân chủ chuyên chế đạt đến đỉnh cao.

Câu 1: Từ thời kỳ dựng nước cho đến thế kỷ XIX, nước ta trải qua bao nhiêu năm thăng trầm lịch sử? A. 3.000 năm ​B. 4.000 năm ​C. 5.000 năm ​D. 25.000 năm Câu 2: Những người nguyên thuỷ ở Việt Nam đã quần tụ nhau lại lập ra quốc gia đầu tiên, sớm nhất, đó là quốc gia nào? A. Lâm áp - Cham-pa ​​B. Văn Lang - Âu Lạc C. Phù Nam ​​​ D. Đại Việt Câu 3: Dân tộc Việt Nam...
Đọc tiếp

Câu 1: Từ thời kỳ dựng nước cho đến thế kỷ XIX, nước ta trải qua bao nhiêu năm thăng trầm lịch sử?

A. 3.000 năm ​B. 4.000 năm ​C. 5.000 năm ​D. 25.000 năm

Câu 2: Những người nguyên thuỷ ở Việt Nam đã quần tụ nhau lại lập ra quốc gia đầu tiên, sớm nhất, đó là quốc gia nào?

A. Lâm áp - Cham-pa ​​B. Văn Lang - Âu Lạc

C. Phù Nam ​​​ D. Đại Việt

Câu 3: Dân tộc Việt Nam bước vào thời đại phong kiến độc lập từ thế kỷ nào?

A. Thế kỷ V ​​B. Thế kỷ IX ​​C. Thế kỷ X ​​D. Thế kỷ XV

Câu 4: Đến thế kỷ X, dân tộc ta đã trải qua một ngàn năm chiến đấu chống bọn xâm lược nào?

A. Chống phong kiến phương Bắc ​B. Chống phong kiến phương Nam

C. Chống thực dân phương Tây ​​D. Chống phong kiến Mãn Thanh

Câu 5: Từ thế kỷ X đến thế kỷ XIX, nước Việt Nam được xây dựng theo chế độ nào?

A. Dân chủ phong kiến ​​B. Quân chủ chuyên chế, TW tập quyền

C. Phong kiến phân quyền ​​D. Tất cả đều sai

Câu 6: Bộ Quốc triều hình luật được viết dưới thời nào?

A. Nhà Lý ​​B. Nhà Trần ​​C. Nhà Lê ​​D. Nhà Nguyễn

Câu 7: Bộ Hoàng Việt luật lệ được viết dưới thời nào trong lịch sử nước ta?

A. Thời Lý​​B. Thời Trần ​​C. Thời Lê ​​D. Thời Nguyễn

Câu 8: Chính sách, đối ngoại của nước ta được bắt đầu từ thời nào?

A. Thời Đinh ​B. Thời Lý ​​C. Thời Trần ​​D. Thời tiền Lê

Câu 9: Chính sách đối ngoại chung của ta từ thời Đinh đến các triều đại phong kiến sau này mang tinh thần gì?

A. Độc lập, tự chủ ​​​B. Dân tộc, đại chúng

C. Dân chủ nhân dân ​​D. Tất cả tinh thần trên

Câu 10: Đến thời kỳ nào, Nhà nước phong kiến đã hoàn thành việc đo đạc ruộng đất trên toàn quốc, lập địa bạ các làng xã, phân rõ ruộng đất công và tư?

A. Thời nhà Lý ​​​B. Thời nhà Trần

C. Thời nhà Hồ ​​​D. Thời nhà Nguyễn

Câu 11: Ngoại thương của nước ta phát triển mạnh vào thời gian nào?

A. Thế kỷ XV ​​​B. Thế kỷ XV - XVI

C. Thế kỷ XVII - XVIII ​​D. Thế kỷ XVIII - XIX

Câu 12: Hãy điền vào chỗ trống câu sau đây cho đúng:

"​Tiếp nhận Nho giáo …………… từ nước ngoài, người Việt Nam đã hoà lẫn nó với những tư tưởng, tình cảm, tín ngưỡng truyền thống của mình để tạo nên lối sống và cách ứng xử riêng".

A. Thiên Chúa giáo ​B. Phật giáo

C. Đạo giáo ​​D. ấn Độ giáo

Câu 13: Dựa trên cơ sở chữ nào, người Việt Nam đã sáng tạo ra chữ viết để ghi chép, sáng tác thơ văn?

A. Chữ Hán ​​​​B. Chữ Hán, chữ Nôm

C. Chữ Chăm, chữ Nôm ​​D. Tất cả các chữ trên

Câu 14: Dòng văn học dân gian của nước ta gồm các thể loại nào tiêu biểu nhất?

A. Ca dao, tục ngữ ​​​B. Ca dao, tục ngữ, truyện kí

C. Ca dao, dân ca ​​​D. Tục ngữ, ca dao, hò, vè

Câu 15: Xếp theo thứ tự thời gian tên anh hùng dân tộc đã lãnh đạo quân ta làm nên chiến thắng oanh liệt trên sông Bạch Đằng từ thế kỷ X đến thế kỷ XVI

A. Lê Hoàn - Ngô Quyền - Trần Hưng Đạo

B. Ngô Quyền - Trần Hưng Đạo - Lê Hoàn

C. Ngô Quyền - Lê Hoàn - Trần Hưng Đạo

D. Trần Hưng Đạo - Ngô Quyền - Lê Hoàn

Câu 16: Sắp xếp các chiến thắng oanh liệt của quân dân ta trong sản phẩm đấu tranh chống ngoại xâm từ thế kỷ X đến thế kỷ XVIII theo thứ tự thời gian

A. Bạch Đằng, Như Nguyệt, Chi Lăng-Xương Giang, Ngọc Hồi-Đống Đa

B. Như Nguyệt, Bạch Đằng, Chi Lăng-Xương Giang, Ngọc Hồi-Đống Đa

C. Chi Lăng-Xương Giang, Bạch Đằng, Ngọc Hồi-Đống Đa, Như Nguyệt

D. Chi Lăng-Xương Giang, Ngọc Hồi- Đống Đa, Như Nguyệt Bạch Đằng

0
1 tháng 3 2016

*Các hội chợ trung đại

-Sự phát triển của thành thị từ thế kỉ XI đã  kích thích hoạt động chung của thương nghiệp Tây Âu.

- Từ sơ kì trung đại, các hội chợ xuất hiện. Hội chợ là nơi hoạt động thương mại. Hội chợ ra đời và phát triển cùng với sự phát triển của thành thị và kinh tế hàng hóa. Hội chợ kích thích thương mại và qua đó kích thích nền kinh tế phát triển.

- Hội chợ Săm-pa-nhơ ở Đông Bắc Pháp là lớn nhất và có ý nghĩa toàn Châu Âu. Hàng hóa đặc trưng của hội chợ Săm-pa-nhơ là đồ gia vị, xa xỉ phẩm phương Đông, dạ của Hà Lan, rượu vang và gia súc của Pháp.

- Thương nhân gặp nhau để trao đổi hàng hóa, thanh toán tín phiếu.

- Thương nhân hội chợ đặt luật thị trường bảo vệ, các vụ vi phạm kỉ luật đều bị đưa ra “tòa án hội chợ đặc biệt” của thương nhân để xét xử.

- Hội chợ còn tổ chức những lễ hội, những buổi biểu diễn trò nhào lộn, kịch câm, nuôi dạy thú dữ…

* Việc buôn bán của thương đoàn tây âu trung đại

Sang thế kỉ XIV, địa vị của hội chợ Săm-pa-nhơ bị sụp đổ , các hội chợ của Anh, Tây Ban Nha kém xa vai trò của hội chợ Săm-pa-nhơ.

-Một hình thức thương mại mới ra đời đáp ứng sự phát triển của thủ công nghiệp lúc đó – đó là sự xuất hiện các thương đoàn.

- Trong thương đoàn, mỗi thương nhân mua bán độc lập bằng vốn liếng của mình. Thương đoàn không tập hợp được tư bản của thương nhân và không phải hiệp hội kinh tế theo nghĩa thông thường.

- Thương đoàn được hưởng đặc quyền buôn bán ở nước láng giềng, bảo vệ quyền lợi thương nhân, lập các thương điếm, thống nhất luật thương mại.

- Thương nghiệp thương đoàn đã phản ánh sự tiến bộ của lực lượng sản xuất, đẩy mạnh sự phát triển kinh tế, giao lưu giữa các thành thị.

- Từ giữa thế kỉ XV trở đi, do sự kìm hãm của nhà nước phong kiến các thương đoàn hoạt động yếu dần, đến thế kỉ XVI thì căn bản chấm dứt.

*Văn hóa Tây Âu thế kỉ XI

- Những thị dân xây dựng trường học riêng cho con em mình, không còn phụ thuộc vào Giáo hội Ki-tô. Ngoài thần học, các môn học khác cũng được phát triển nhất là triết học kinh viện.

- Văn học chủ yếu có hai dòng chính: văn học kị sĩ và văn học thành thị.

- Kiến trúc với phong cách Rô-măng và Gô-tích.

29 tháng 2 2016

a. Nghĩa quân Tây Sơn đã hoàn thành hai nhiệm vụ là thống nhất đất nước và bảo vệ Tổ Quốc

*Nghĩa quân Tây Sơn đã hoàn thành nhiệm vụ thống nhất đất nước

- Lật đổ chúa Nguyễn ở Đàng Trong (1771 – 1777)

+  Năm 1771, ba anh em Tây Sơn dựng cờ khởi nghĩa ở Tây Sơn thượng đạo (An Khê – Gia Lai). Đến năm 1773, giải phóng Tây Sươn hạ đạo (Bình Định) và mở rộng căn cứ ra toàn phủ Quy Nhơn.

+ Giữa năm 1774, nghĩa quân mở rộng vùng kiểm soát: phía Bắc đến Quảng Nam, phía Nam đến Bình Thuận. Đất của chúa Nguyễn chỉ còn lại Gia Định và Thuận Hóa.

+ Chúa Trịnh đem quân đánh vào Phú Xuân. Chúa Nguyễn phải vào Gia Định. Chúa Trịnh vào Quảng Nam đụng độ với quân Tây Sơn, Tây Sơn bị dồn vào thế bất lợi: phía Bắc có quân Trịnh, phía Nam có quân Nguyễn. Nguyễn Nhạc phải hòa hoãn với quân Trịnh để tập trung lực  lượng tấn công quân Nguyễn.

+ Tạm yên mặt Bắc, Tây Sơn dốc lực đánh chúa. Năm 1777, Tây Sơn bắt được chúa Nguyễn, chỉ còn Nguyễn Ánh chạy thoát. Chính quyền chúa Nguyễn đến đây sụp đổ, hầu hết đất Đàng Trong được giải phóng.

-Lật đổ chính quyền vua Lê chúa Trịnh ở Đàng Ngoài (1786 – 1788)

+ Mùa hè năm 1786, Nguyễn Huệ tiến ra Thăng Long, chúa Trịnh bị dân bắt giao nộp cho Tây Sơn. Họ Trịnh sụp đổ, Nguyễn Huệ vào Thăng Long giao chính quyền cho vua Lê Hiển Tông rồi trở vào Nam.

+ Sau khi Tây Sơn rút, tình hình Bắc Hà trở nên rối ren. Giữa năm  1788, Nguyễn Huệ kéo quân ra Thăng Long và tự tay xây dựng chính quyền.

Như vậy, từ năm 1786 đến năm 1788, phong trào Tây Sơn lần lượt lật đổ các tập đoàn phong kiến Lê – Trịnh, xóa bỏ phân chia Đàng Trong – Đàng Ngoài, sự nghiệp thống nhất đất nước cơ bản hoàn thành.

*Nghĩa quân Tây Sơn đã hoàn thành nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc

- Đánh bại quân xâm lược Xiêm:

+ Do Nguyễn Ánh cầu cứu, năm 1784, vua Xiêm cử 5 vạn quân thủy bộ sang xâm lược nước ta.

+ Đầu tháng 1-1785, Nguyễn Huệ từ Quy Nhơn vào Gia Định đóng đại bản doanh tại Mĩ Tho, chọn khúc sông Rạch Gầm – Xoài Mút để tiêu diệt giặc.

+ Ngày 19-1-1785, quân Tây Sơn đã quét sạch 5 vạn quân Xiêm ra khỏi bờ cõi nước ta, làm nên chiến thắng Rạch Ngầm – Xoài Mút.

+ Ý nghĩa: Chiến thắng Rạch Gầm – Xoài Mút đã đập tan tham vọng của quân Xiêm đối với phần lãnh thổ phía nam của ta, làm chủ hoàn toàn Đảng Trong.

-Đánh bại 29 vạn quân Thanh

+ Do Lê Chiêu Thống cầu viện, năm 1788, vua Thanh là Càn Long cử 29 vạn quân sang xâm lược nước ta.

+ Được tin, Nguyễn Huệ lập tức lên ngôi Hoàng đế lấy niên hiệu là Quang Trung, khẩn trương tiến ra Bắc để tiêu diệt giặc, trên đường đi dựng lại Nghệ An và Thanh Hóa để tuyển thêm quân.

+ Từ đêm 30 tết, 5 mũi tiến công của quân Tây Sơn xuất phát. Đến sáng mùng 5 tết, quân Tây Sơn đồng loạt mở các cuộc tiến công vào đồn Ngọc Hồi – Đống Đa và giành thắng lợi.

+ Ý nghĩa: Với chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa, quân Tây Sơn đã đánh bại 29 vạn quân Thanh, giải phóng hoàn toàn đất nước.

*Vai trò của Nguyễn Huệ trong phong trào Tây Sơn.

- Là người giữ vai trò quan trọng trong việc đánh đổ chúa Nguyễn ở Đàng Trong và vua Lê ở Đàng Ngoài, thống nhất đất nước.

- Là người chỉ huy tài tình trong các cuộc kháng chiến chống quân Xiêm và quân Thanh ở thế kỉ XVIII.

- Quang Trung đã đưa ra các chính sách hợp lí nhằm phát triển đất nước.

b. Vị trí của phong trào TS trong lịch sử dân tộc:

- Là phong trào nông dân rộng lớn, vĩ đại nhất trong thế kỉ XVIII.

- Từ cuộc khởi nghĩa ban đầu có quy mô địa phương đã phát triển thành phong trào nông dân toàn quốc, lật đổ ba tập toàn phong kiến Nguyễn, Trịnh, Lê, bước đầu thống nhất đất nước.

- Từ cuộc đấu tranh giai cấp đã phát triển thành phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc vĩ đại; đạp tan sự can thiệp của quân xâm lược Xiêm, Thanh; bảo vệ độc lập tổ quốc, làm nên những chiến công hiển hách trong lịch sử dân tộc.

- Xây dựng vương triều mới với nhiều cải cách tiến bộ, mở ra hướng phát triển của đất nước, của dân tộc.

28 tháng 2 2020

Giai cấp công nhân và nhân dân lao động trên toàn thế giới đang long trọng kỷ niệm 200 năm Ngày sinh của C.Mác (5/5/1818 - 5/5/2018) - nhà tư tưởng vĩ đại, vị lãnh tụ thiên tài của giai cấp công nhân và nhân dân lao động trên toàn thế giới.

Sinh ngày 5/5/1818 ở Vương quốc Phổ, ngay từ nhỏ C.Mác đã nhận được sự giáo dục đầy tính nhân đạo của cha mình - ông Hen-rích Mác - một nhà luật học có tài, am hiểu sâu sắc tư tưởng của các nhà khai sáng Pháp. Ảnh hưởng của gia đình, của các mối quan hệ tiến bộ trong xã hội đã sớm hình thành ở C.Mác hướng đi của cuộc đời.

Năm 17 tuổi, khi còn là học sinh trung học, trong luận văn tốt nghiệp về "Suy nghĩ của một thanh niên khi chọn nghề", C.Mác đã viết: "Lịch sử gọi những con người tự làm cho mình trở nên cao quý bằng việc cống hiến cho sự nghiệp chung, là những con người vĩ đại; kinh nghiệm ca ngợi con người đem lại hạnh phúc cho hầu hết mọi người, là con người hạnh phúc nhất"(1). Ngay từ thời gian này, C.Mác đã bộc lộ khát vọng muốn phục vụ nhân loại, muốn có cuộc sống sao cho xứng đáng với cuộc sống của một con người chân chính nhất. Theo Ông, "Nếu một người chỉ lao động vì mình thôi, thì người đó có thể trở nên một nhà bác học nổi tiếng, một nhà thông thái lớn, một nhà thơ tuyệt vời, nhưng người đó không bao giờ có thể trở thành một con người thật sự hoàn thiện..."(2); còn, "nếu chúng ta chọn được một nghề mà chúng ta có thể cống hiến nhiều nhất cho nhân loại, thì chúng ta sẽ không cảm thấy gánh nặng của nghề ấy"(3); hạnh phúc của chúng ta sẽ được nhân lên gấp bội vì nó không chỉ là của chúng ta nữa mà nó thuộc về hàng triệu người...

Là người luôn quan tâm đến con cái, ông Hen-rích Mác sớm nhận thấy năng lực và hướng đi của con mình. Ông đã linh tính, C.Mác không chỉ sống một cuộc sống dài cho hạnh phúc của cá nhân và của gia đình, mà "còn cho hạnh phúc của nhân loại" (4).

Thực vậy, cuộc đời của C.Mác đầy gian khổ nhưng những phát minh của Ông đã đem lại bước phát triển nhảy vọt đối với nhận thức về lịch sử nhân loại, về xã hội và đã đem lại những thành tựu lớn lao trong sự nghiệp giải phóng con người. Ðể rồi, sự ra đi của C.Mác "là một tổn thất không sao lường hết được đối với giai cấp vô sản..., đối với khoa học lịch sử" (5).

Sự nghiệp chân chính của C.Mác là đấu tranh giải phóng giai cấp công nhân làm thuê khỏi xiềng xích của hệ thống sản xuất tư bản chủ nghĩa hiện đại. Từ trước tới nay chưa có một chiến sĩ nào đấu tranh tích cực hơn C.Mác. Nhờ những hoạt động lý luận và hoạt động thực tiễn của C.Mác mà chúng ta có được như ngày hôm nay, có được tất cả những gì giờ đây phong trào hiện đại đã đạt được(6).

Khái quát những thành tựu vĩ đại mà C.Mác cống hiến cho giai cấp vô sản và nhân loại, người suốt đời cộng tác với Ông, Ph.Ăng-ghen đánh giá: "Giống như Ðác-uyn đã tìm ra quy luật phát triển của thế giới hữu cơ, Mác đã tìm ra quy luật phát triển của lịch sử loài người... Nhưng không phải chỉ có thế thôi. Mác cũng tìm ra quy luật vận động riêng của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa hiện đại và của xã hội tư sản do phương thức đó đẻ ra. Với việc phát hiện ra giá trị thặng dư trong lĩnh vực này thì lập tức một ánh sáng đã hiện ra trong khi tất cả các công trình nghiên cứu trước đây của các nhà kinh tế học tư sản cũng như của các nhà phê bình xã hội chủ nghĩa vẫn đều mò mẫm trong bóng tối" (7). "Người nào mà có được một phát minh như vậy thì hẳn là đã hạnh phúc lắm rồi! Nhưng, Mác đã có những phát minh khác hẳn nhau trong mỗi lĩnh vực mà Ông đã nghiên cứu... Bằng cách này hay cách khác, tham gia vào việc lật đổ xã hội tư bản và các thiết chế nhà nước do nó dựng nên, tham gia vào sự nghiệp giải phóng giai cấp vô sản hiện đại mà Ông là người đầu tiên đã đem lại cho giai cấp đó một ý thức về địa vị của bản thân mình và yêu cầu của mình, ý thức về điều kiện để giải phóng mình - đó thật sự là sứ mệnh thiết thân của Ông"(8).

Trọn đời vì lý tưởng giải phóng giai cấp, giải phóng loài người thoát khỏi mọi hình thức áp bức, bóc lột, bất công và mọi sự tha hóa, C.Mác đã để lại cho nhân loại một di sản tư tưởng đồ sộ, sâu sắc. Song đúng như Ph.Ăng-ghen đánh giá, trong những thành tựu của C.Mác có ba thành tựu có thể coi là ba phát minh vĩ đại mà Ông để lại cho chúng ta và thế hệ mai sau là: Tìm ra quy luật phát triển của lịch sử loài người; tìm ra quy luật vận động riêng của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa hiện đại và của xã hội tư sản do phương thức đó đẻ ra - quy luật giá trị thặng dư; tìm ra sứ mệnh lịch sử của giai cấp vô sản.

Thứ nhất, tìm ra quy luật phát triển của lịch sử loài người. Ðây là một trong hai phát minh vạch thời đại của C.Mác như Ph.Ăng-ghen tổng kết.

Ðể đi tới phát minh vĩ đại này, C.Mác đã tiến hành phê phán và cải tạo căn bản phép biện chứng duy tâm của Hê-ghen, chủ nghĩa duy vật siêu hình của Phoi-ơ-bắc; đồng thời kế thừa những thành tựu trong lịch sử tư tưởng của nhân loại trước đó, xây dựng nên một triết học mới - triết học duy vật biện chứng, trong đó chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng thống nhất với nhau một cách hữu cơ, đồng thời khẳng định triết học phải lấy sinh khí của mình từ thực tiễn, không chỉ giải thích thế giới mà còn phải cải tạo thế giới.

Trên quan điểm đó, khi nghiên cứu lịch sử xã hội, C.Mác xuất phát từ con người hiện thực vì theo Ông, xã hội muốn tồn tại và phát triển thì trước hết phải có con người sống. Song, con người muốn sống phải có lương thực, thực phẩm và những tư liệu sinh hoạt khác. Những thứ đó giới tự nhiên không ban được cho con người mà con người phải lao động sản xuất để tạo ra nó. Sản xuất vật chất là yếu tố quyết định sự sinh tồn và phát triển của con người, của xã hội; là hành vi lịch sử đầu tiên, là điều kiện cơ bản của mọi lịch sử. Do đó để hiểu được con người, C.Mác đã đi sâu nghiên cứu quá trình sản xuất vật chất của con người trong xã hội, nghiên cứu biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, từ đó đi tới nhận thức về mặt xã hội của bản chất con người, trong tính hiện thực của nó, "bản chất con người là tổng hòa những quan hệ xã hội" (9). C.Mác khẳng định, lịch sử chính là lịch sử hoạt động của những con người hiện thực, nó không phải là thần bí, tự phát mà hoàn toàn có thể nhận thức được. Lịch sử vận động một cách có quy luật, dựa trên những tiền đề hiện thực, đó là một quá trình lịch sử - tự nhiên. Bằng cách đó, C.Mác đã thực hiện một cuộc cách mạng triệt để trong triết học, sáng lập ra chủ nghĩa duy vật lịch sử, vạch ra quy luật phát triển của xã hội loài người.

Với việc sáng lập ra chủ nghĩa duy vật lịch sử, vạch ra quy luật phát triển của lịch sử loài người, C.Mác đã thực hiện một cuộc cách mạng trong toàn bộ quan niệm về lịch sử loài người. Lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại, những quy luật cơ bản chi phối sự vận động và phát triển của xã hội đã được C.Mác tìm ra là: quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với tính chất, trình độ phát triển của lực lượng sản xuất; cơ sở kinh tế xã hội quyết định kiến trúc thượng tầng của xã hội; tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội chứ không phải ngược lại ý thức xã hội quyết định tồn tại xã hội; sự thay thế lẫn nhau của các hình thái kinh tế - xã hội như là một quá trình lịch sử - tự nhiên,…

V.I.Lê-nin đánh giá: "Chủ nghĩa duy vật lịch sử của Mác là thành tựu vĩ đại nhất của tư tưởng khoa học. Một lý luận khoa học hết sức hoàn chỉnh và chặt chẽ đã thay cho sự lộn xộn và sự tùy tiện, vẫn ngự trị từ trước đến nay trong các quan niệm về lịch sử và chính trị; lý luận đó chỉ cho ta thấy rằng, do chỗ lực lượng sản xuất lớn lên, thì từ một hình thức tổ chức đời sống xã hội này, nảy ra và phát triển lên như thế nào một hình thức tổ chức đời sống xã hội khác, cao hơn" (10).

Thứ hai, tìm ra quy luật vận động riêng của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa hiện đại và của xã hội tư sản do phương thức đó đẻ ra - quy luật giá trị thặng dư

Quan niệm sự phát triển của các hình thái kinh tế - xã hội là quá trình lịch sử tự nhiên nên khi nghiên cứu về phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, C.Mác cho rằng "quá trình sản xuất tư bản chủ nghĩa cũng là một hình thái lịch sử nhất định của quá trình sản xuất xã hội" (11). Thực chất, đó là quá trình "sản xuất ra giá trị thặng dư đó - là mục đích trực tiếp và là động cơ quyết định của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa" (12); nó phản ánh quan hệ kinh tế bản chất nhất của chủ nghĩa tư bản – quan hệ tư bản bóc lột lao động làm thuê và nó cũng là cơ sở của sự tồn tại, phát triển của chủ nghĩa tư bản. Chính điều này, theo C.Mác đã dẫn đến sự tha hóa của lao động, tha hóa con người(13).

Với việc phát hiện ra quy luật giá trị thặng dư trong nền sản xuất tư bản chủ nghĩa, C.Mác đã làm nên cuộc cách mạng trong lĩnh vực kinh tế chính trị học. Ông không chỉ phát hiện ra quy luật kinh tế cơ bản của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa – quy luật quyết định các mặt chủ yếu, các quá trình kinh tế chủ yếu của chủ nghĩa tư bản, mà qua đó còn vạch trần bản chất bóc lột của chủ nghĩa tư bản, bác bỏ những luận điệu về "tự nguyện", "công bằng" trong quan hệ giữa nhà tư bản và người công nhân; chỉ rõ những mâu thuẫn không thể giải quyết được của xã hội tư bản - mâu thuẫn giữa tính xã hội ngày càng phát triển của lực lượng sản xuất với tính tư nhân trong chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất, giữa giai cấp công nhân với những nhà tư bản, giữa những nhà tư bản với nhau trong quá trình cạnh tranh để đạt giá trị thăng dư tối đa, v.v.

Ngày nay, mặc dù chủ nghĩa tư bản có những hình thức biểu hiện mới khác với hồi cuối thế kỷ XIX, song quy luật giá trị thặng dư do C.Mác tìm ra vẫn là cơ sở lý luận khoa học để chúng ta nhận thức sâu sắc, toàn diện về những phương thức mà các nhà tư bản đã và đang sử dụng để bóc lột công nhân trong nền kinh tế tri thức với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học, kỹ thuật, công nghệ và quá trình toàn cầu hóa hiện nay.

Thứ ba, tìm ra sứ mệnh lịch sử của giai cấp vô sản

Trước C.Mác, nhiều nhà tư tưởng đã đề cập đến giai cấp vô sản, song, do điều kiện về lịch sử "những người đó lại không nhận thấy, ở phía giai cấp vô sản, một tính chủ động lịch sử nào, một cuộc vận động chính trị nào của bản thân giai cấp vô sản cả" (14), "họ càng không thấy những điều kiện vật chất cần cho sự giải phóng của giai cấp vô sản" (15). "Ðối với họ, giai cấp vô sản chỉ tồn tại với tư cách là giai cấp đau khổ nhất" (16).

Trên cơ sở phân tích khách quan, khoa học những điều kiện kinh tế của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa cũng như những điều kiện chính trị, xã hội đã tạo nên các quan hệ giai cấp trong xã hội tư bản, C.Mác đã làm sáng tỏ sứ mệnh lịch sử của giai cấp vô sản - giai cấp đại diện cho lực lượng sản xuất tiên tiến; giai cấp có đủ điều kiện khách quan quy định sứ mệnh của mình, có đủ năng lực, phẩm chất để thực hiện sứ mệnh giải phóng chính bản thân mình tiến tới giải phóng toàn thể nhân loại. Khẩu hiệu "Vô sản tất cả các nước đoàn kết lại!" là kết quả của cả một quá trình nghiên cứu và hình thành luận thuyết của C.Mác, nó phản ánh một cách đầy đủ nhất nguyên lý về vai trò, sứ mệnh lịch sử của giai cấp vô sản mà Ông phát hiện ra.

V.I.Lê-nin đánh giá: "Ðiểm chủ yếu trong học thuyết của Mác là ở chỗ nó làm sáng rõ vai trò lịch sử thế giới của giai cấp vô sản là người xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa" (17). Trải qua thử thách của thời gian và kiểm nghiệm của thực tiễn, cho đến nay, phát minh vĩ đại của C.Mác về sứ mệnh lịch sử của giai cấp vô sản gắn liền với vai trò của Ðảng Cộng sản còn nguyên giá trị khoa học và ý nghĩa thực tiễn sâu sắc, là vũ khí tinh thần của giai cấp công nhân trong cuộc đấu tranh cách mạng với chủ nghĩa tư bản, với những điều kiện xã hội hạ thấp, làm hư hỏng con người, là phương tiện mạnh mẽ để con người cải biến hiện thực vì lợi ích của con người.

Cùng với những thành tựu, phát minh vĩ đại, suốt cuộc đời nghiên cứu khoa học và hoạt động cách mạng, C.Mác cùng Ph.Ăng-ghen xây dựng nên chủ nghĩa Mác, một học thuyết, một hệ thống lý luận khoa học và cách mạng, bao gồm triết học Mác-xít, kinh tế chính trị học Mác-xít và chủ nghĩa xã hội khoa học. Ðây là những cơ sở lý luận khoa học, vũ khí tư tưởng sắc bén trong cuộc đấu tranh tự giải phóng và giải phóng nhân loại của giai cấp vô sản trên toàn thế giới. Cho đến nay chưa có học thuyết nào thể hiện một cách khoa học, chặt chẽ, rõ ràng về con đường giải phóng giai cấp, giải phóng con người như học thuyết Mác.

Học thuyết Mác, chủ nghĩa Mác được V.I.Lê-nin kế thừa, bổ sung và phát triển, trở thành chủ nghĩa Mác - Lê-nin. Những nguyên lý nền tảng của chủ nghĩa Mác được V.I.Lê-nin vận dụng sáng tạo để giải quyết những vấn đề của cách mạng vô sản thế giới trong tình hình mới đã đem lại sự thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười Nga vĩ đại và một hệ thống xã hội chủ nghĩa ra đời, đóng vai trò to lớn trong tiến trình phát triển của thế giới hiện đại và của xã hội loài người. Ðiều đó càng làm cho giá trị của học thuyết Mác, chủ nghĩa Mác cũng như công lao, phát kiến của C.Mác thêm tỏa sáng.

Thời gian càng lùi xa, nhìn lại cuộc đời, sự nghiệp cách mạng của C.Mác chúng ta càng thấy rõ, Ông không chỉ là nhà tư tưởng vĩ đại, đã giải đáp được các vấn đề mà loài người tiên tiến nêu lên, mà còn là vị lãnh tụ thiên tài, một người bạn, một người đồng chí chân thành, chung thủy, một mẫu mực về đạo đức cách mạng hết sức cao đẹp, luôn lấy đấu tranh cho tự do và hạnh phúc của nhân loại làm lẽ sống, lý tưởng và sứ mệnh của cả cuộc đời.

Ðối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam, chủ nghĩa Mác - Lê-nin có ý nghĩa rất sâu sắc.

Từ nửa cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, Việt Nam là một nước thuộc địa của thực dân Pháp. Với truyền thống yêu nước nồng nàn, quyết không cam chịu nỗi tủi nhục của người dân mất nước, nhiều cuộc khởi nghĩa, nhiều phong trào yêu nước và nhiều xu hướng giải phóng dân tộc đã diễn ra, nhưng tất cả đều thất bại hoặc không thu được thắng lợi cuối cùng, bởi thiếu một đường lối cách mạng đúng đắn để tập hợp, phát huy sức mạnh toàn dân tộc. Giữa lúc đó, Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh đã đến được với chủ nghĩa Mác - Lê-nin và Người đã tìm thấy ở đó những nội dung cơ bản của tư tưởng độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, chấm dứt sự khủng hoảng về đường lối cứu nước của dân tộc đã tồn tại trong nhiều thập kỷ.

Kết hợp chủ nghĩa Mác - Lê-nin với chủ nghĩa yêu nước, phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sáng lập nên Ðảng Cộng sản Việt Nam để lãnh đạo sự nghiệp cách mạng Việt Nam. Từ khi thành lập năm 1930 đến nay, Ðảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo nhân dân Việt Nam tiến hành cuộc đấu tranh cách mạng lâu dài, gian khổ, vượt qua muôn vàn khó khăn, thử thách, giành được những thắng lợi vĩ đại và đang vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội. Những thắng lợi vĩ đại mà Ðảng Cộng sản Việt Nam và nhân dân Việt Nam giành được trong 88 năm qua, đặc biệt là trong sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc và hơn 30 năm đổi mới đất nước là minh chứng sinh động, khẳng định sự đúng đắn, giá trị, ý nghĩa to lớn và sức sống bền vững của chủ nghĩa Mác - Lê-nin, mà C.Mác là một trong những lãnh tụ đầu tiên sáng lập.

Hơn một thế kỷ qua, từ khi hình thành, xác lập đến nay, chủ nghĩa Mác - Lê-nin đã trải qua nhiều giai đoạn thử thách, nhiều lần bị các trào lưu tư tưởng đối lập phê phán, nhất là từ khi mô hình chủ nghĩa xã hội hiện thực ở Liên Xô và các nước Ðông Âu sụp đổ, các hoạt động bài xích, xuyên tạc, phủ định chủ nghĩa Mác - Lê-nin, bác bỏ vai trò lãnh đạo của Ðảng Cộng sản, bác bỏ con đường xã hội chủ nghĩa cũng như công lao, cống hiến của C.Mác càng gia tăng và được thực hiện dưới nhiều chiêu bài tinh vi, xảo quyệt. Nhưng với bản chất khoa học, cách mạng và nhân văn sâu sắc, chủ nghĩa Mác - Lê-nin vẫn khẳng định được giá trị to lớn, sức sống bền vững và ý nghĩa thời đại. Lý luận về chủ nghĩa xã hội khoa học luôn lôi cuốn hàng triệu triệu trái tim, khối óc của nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc, giành hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội. Những nhân tố của chủ nghĩa xã hội vẫn đang nảy sinh và phát triển ngay trong lòng nhiều nước tư bản. Dù tình hình thế giới có xảy ra nhiều biến cố, thăng trầm, nhưng vẫn không đi ngoài những quy luật phổ biến đã được C.Mác tổng kết. Một khi xã hội còn giai cấp, đối kháng giai cấp thì chủ nghĩa Mác - Lê-nin vẫn là kim chỉ nam, định hướng cho sự nghiệp giải phóng giai cấp, giải phóng con người.

Thấm nhuần sâu sắc nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lê-nin: "Sự sụp đổ của giai cấp tư sản và thắng lợi của giai cấp vô sản đều là tất yếu như nhau" (18), Ðảng Cộng sản Việt Nam luôn kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; "Ðảng lấy chủ nghĩa Mác - Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động,..."(19). Trong bất cứ hoàn cảnh nào, Ðảng luôn trung thành với chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, với lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và dân tộc Việt Nam, với sự nghiệp cách mạng của các dân tộc bị áp bức và nhân dân tiến bộ trên toàn thế giới.

Song, từ bài học thành công, thất bại của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa ở Ðông Âu, Ðảng Cộng sản Việt Nam đã tích cực đổi mới tư duy lý luận, nhận thức sâu sắc chủ nghĩa Mác - Lê-nin là hệ thống mở, vì vậy cần phải chú trọng vận dụng sáng tạo và không ngừng bổ sung, phát triển cho phù hợp với thực tiễn Việt Nam và xu thế thời đại, như C.Mác và Ph.Ăng-ghen thường nhắc nhở: Bất cứ ở đâu, bất cứ vào lúc nào thì việc vận dụng tư tưởng trong học thuyết của các Ông cũng phải căn cứ vào bối cảnh cụ thể của xã hội đương thời(20). Tổng kết 30 năm đổi mới đất nước (1986 - 2016), bài học đầu tiên trong 5 bài học mà Ðảng Cộng sản Việt Nam rút ra là: "Trong quá trình đổi mới phải chủ động, không ngừng sáng tạo trên cơ sở kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, kế thừa và phát huy truyền thống dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, vận dụng kinh nghiệm quốc tế phù hợp với Việt Nam"(21). Nghị quyết Ðại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Ðảng Cộng sản Việt Nam khẳng định: "kiên định chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, vận dụng sáng tạo và phát triển phù hợp với thực tiễn Việt Nam; kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội,... đẩy mạnh tuyên truyền, học tập chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh,... Tiếp tục đổi mới tư duy lý luận, làm rõ cơ sở lý luận, thực tiễn, hoàn thiện hệ thống các quan điểm về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, đẩy mạnh công tác tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, cung cấp các luận cứ khoa học, lý luận cho việc hoạch định, phát triển đường lối, chủ trương của Ðảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước"(22). Ðó chính là tinh thần cách mạng, khoa học của Ðảng Cộng sản Việt Nam.

Trân trọng giá trị và ý nghĩa lớn lao của chủ nghĩa Mác - Lê-nin đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam, cùng với giai cấp công nhân và nhân loại tiến bộ trên toàn thế giới, giai cấp công nhân Việt Nam, những người cộng sản Việt Nam tự hào và bày tỏ lòng biết ơn vô hạn đối với C.Mác, nhà tư tưởng vĩ đại, vị lãnh tụ thiên tài của mình - Người đã đặt nền móng và định hướng phát triển chủ nghĩa Mác - Lê-nin. Tư tưởng của C.Mác đã trở thành nội dung cốt lõi, là thế giới quan khoa học, phương pháp luận khoa học trong nhận thức và cải tạo thế giới. Di sản của Ông đã và đang định hướng cho con người nhận thức và giải quyết những vấn đề hết sức phức tạp trong cuộc sống đa dạng, đầy biến động của thế giới hiện nay.

Kỷ niệm 200 năm Ngày sinh C.Mác là dịp để chúng ta bày tỏ lòng ngưỡng mộ, tôn vinh và tri ân một con người đã cống hiến cả cuộc đời cho một xã hội mà ở đó "sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi người". Ðây cũng là dịp để một lần nữa chúng ta nhìn nhận lại giá trị những di sản tư tưởng của Ông, phương pháp vận dụng những di sản ấy vào hoạt động của mỗi đảng, mỗi quốc gia, mỗi dân tộc trong sự phân cực, đa phương, đa chiều, đầy biến động của thế giới hiện nay; đồng thời đấu tranh, phản bác những luận điệu, quan điểm sai trái, phủ định giá trị, sức sống bền vững của chủ nghĩa Mác - Lê-nin và công lao, cống hiến vĩ đại của C.Mác đối với nhân loại, để cùng nhau xây dựng một xã hội ngày càng tốt đẹp.

1 tháng 3 2016

a. Sự phát triển hệ thống pháp luật nước ta từ thế kỉ XI đến thế kỉ XIX

- Thế kỉ XI, nhà Lý thành lập, vua Lý Thái Tổ rất quan tâm đến việc đặt ra các phép tắc cai trị rõ ràng.

- Năm 1042, nhà Lý ban hành bộ Hình thư – bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta, góp phần ổn định trật tự xã hội.

- Đến thời Trần, cho ban hành bộ Hình luật riêng.

- Thời Lê sơ, một bộ luật mới được ban hành với tên gọi Quốc triều hình luật (hay Luật Hồng Đức), gồm hơn 700 điều, đề cập đến hầu hết các mặt hoạt động xã hội và mang tính dân tộc sâu sắc.

- Thế kỉ XIX, nhà Nguyễn thành lập, các vua nhà Nguyễn rất coi trọng luật pháp.  Năm 1815, bộ Hoàng Việt luật lệ (hay Luật Gia Long), gồm 398 điều, chia làm 7 chương, được chính thức ban hành. Đây là bộ luật được soạn thảo với tinh thần đề cao quyền uy của Hoàng đế, triều đình; xử phạt rất hà khắc, nhất là những tội gây phương hại đến chính quyền.

b. Điểm khác biệt của bộ Hoàng Việt luật lệ thời Nguyễn so với bộ Quốc triều hình luật thời Lê.

- Bộ Hoàng Việt luật lệ (hay Luật Gia Long), đề cao quyền  uy của hoàng đế, triều đình.

- Bộ Quốc triều hình luật (hay Luật Hồng Đức) có những điều luật bảo vệ và phát triển sản xuất nông nghiệp, bộ luật này mang tính dân tộc sâu sắc.