K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 12 2019

Hai câu thơ của Hoàng Trung Thông thấy được bài thơ trong Nhật kí trong tù của Bác luôn có sự hài hòa chất thép và chất tình

- Chất thép: tinh thần chiến sĩ chủ động, bình tĩnh trước gian khổ, vượt lên hoàn cảnh bằng niềm lạc quan

- Chất tình: Tình yêu thiên nhiên, tình yêu cuộc sống dung dị người lao động

30 tháng 4 2019

=> Đáp án B

5 tháng 4 2020

Hồ Chí Minh – vị cha già muôn vàng kính yêu của dân tộc. Chúng ta kính yêu Bác, không chỉ bởi sự nghiệp Cách mạng lớn lao mà còn bởi những cống hiến to lớn của Bác cho nền văn học nước nhà, với những tác phẩm có giá trị tư tưởng và nghệ thuật sâu sắc.Giản dị và thực tế như cuộc sống đời thường, các tác phẩm của Bác đi vào lòng người rất nhẹ nhàng, sâu sắc, mà khi đọc, ta không thể nào quên. Và trong các tác phẩm ấy, ta luôn bắt gặp một tâm hồn lạc quan, yêu đời, yêu thiên nhiên, yêu con người và cuộc sống. Và ở đó, dù trong bất kì hoàn cảnh nào, con người cũng vượt lên khó khăn, thử thách bằng một ý chí, nghị lực phi thường, một tinh thần thép đáng trân trọng. Nhắc đến những vần thơ của Bác, nhà thơ Hoàng Trung Thông đã thực sự rung động trước cái hay, cái đẹp của từng bài thơ, lời thơ, ý thơ, để rồi cảm xúc trào dâng, ông đã viết:

” Vần thơ của Bác vần thơ thép

Mà vẫn mênh mông bát ngát tình”

“ Vần thơ thép”, những vần thơ mang “chất thép” của con người cộng sản Hồ Chí Minh. “Thép” ở đây là ý chí, là nghị lực, là dũng khí lớn để vượt qua bao và khắc phục những hoàn cảnh khó khăn của một con người vĩ đại. Nhưng dù là “thơ thép”, nhưng những vần thơ của Bác không hề khô khan, cứng nhắc. Bên trong cái thép ấy, ẩn chứa những giá trị thẩm mĩ, và nhân đạo sâu sắc. Với cái chất tình từ trong cốt tủy, những vần thơ thép của Bác “ vẫn mênh mông bát ngát tình” cũng là một điều dễ hiểu. Ở trong con người, cũng như mỗi tác phẩm của Bác, chất thép và chất tình luôn hòa quyện vào nhau, tạo nên một sức mạnh để vượt qua mọi khó khăn, để chan hòa với mọi vật, cảm thông cho mọi nỗi đau của nhân loại. Và bài thơ “ Chiều tối” là một dẫn chứng rõ ràng nhất mà chúng ta có thể thấy được.

16 tháng 4 2020

nguồn?

8 tháng 4 2022

tham khảo:

Hai câu đầu là bức tranh thiên nhiên trong bài thơchất tình. + Hai câu sau: Sự lạc quan, niềm tin, bản lĩnh vào mục tiêu của người chiến sĩ cách mạng : chất thép. - Từ chất thépchất tình trong thơ Bác: + Ta thấy được  về con người Bác và phong cách thơ Hồ Chí Minh: sự hài hoà giữa chất thép và chất tình.

 

8 tháng 4 2022
+ Hai câu đầu là bức tranh thiên nhiên trong bài thơ: chất tình. + Hai câu sau: Sự lạc quan, niềm tin, bản lĩnh vào mục tiêu của người chiến sĩ cách mạng : chất thép. - Từ chất thép, chất tình trong thơ Bác: + Ta thấy được gì về con người Bác và phong cách thơ Hồ Chí Minh: sự hài hoà giữa chất thép và chất tình.  
9 tháng 3 2022

Tham Khảo

"Chiều Tối "giống như bao bài thơ khác, thật nhỏ nhắn trong bố cục nhưng từng câu từng chữ đều như một nét phác họa bức chân dung con người, tinh thần Hồ Chí Minh: một tâm hồn nghệ sĩ dạt dào tình yêu với thiên nhiên, con người; một ý chí sắt đá vượt lên mọi hoàn cảnh, một tinh thần lạc quan, tin tưởng vào tương lai tươi sáng. Bức chân dung ấy là sự hòa hợp giữa chất thép và chất tình, thi sĩ và chiến sĩ, như trong bài “Đọc thơ Bác”, nhà thơ Hoàng Trung Thông đã viết: “Vần thơ của Bác, vần thơ thép/ Mà vẫn mênh mông bát ngát tình”.

9 tháng 3 2022

Em tham khảo nhé:

Bài thơ Chiều tối cho ta những cảm nhận sâu sắc về vẻ đẹp tâm hồn Hồ CHí Minh. Khung cảnh chiều tối bao giờ cũng gắn với nỗi buồn. Người tù nơi đất khách thì lại càng buồn hơn. Hình ảnh con chim mỏi mệt về rừng kia phải chăng cũng là người tù đang buồn đau nhớ thương quê hương xứ sở! Thiên nhiên, vạn vật cũng như nhuốm nỗi buồn, nhuỗn tâm trạng ưu tư của thi nhân lúc này. Nhưng không chỉ biết đến riêng mình, Bác còn lắng mình quan sát xung quanh. Tâm hồn nhạy cảm, tinh tế ấy đã khám phá ra con người nơi xóm núi lao động vất vả. Người thương xót, cảm thông cho sự cực nhọc của họ. Nhưng đồng thời, trong màn đêm ấy, ta vẫn thấy một trái tim nhiệt huyết, một con người giàu tình yêu thương và tích cực, tích cực hướng về cuộc sống và tiếp tục hành trình cách mạng. Màu hồng của lửa đã thắp sáng niềm tin, sưởi ấm trái tim Người nơi đất khách. Đó quả là thú chất thép cao cả trong thơ Người. 

2 tháng 4 2021

Hồ Chí Minh là một cái tên mà tất cả con dân Việt Nam đều ghi tạc trong tim với một lòng yêu quý, kính trọng vô bờ bến. Trong quá trình tìm lại tự do cho dân tộc, Bác đã phải chịu rất nhiều khổ cực, gian khó, đã rất nhiều lần bị bắt giam, chuyển từ nhà tù này sang nhà tù khác, bị đánh đập, tra tấn dã man. Tuy nhiên, trong hoàn cảnh khó khăn ấy, ở Người vẫn ánh lên một tinh thần lạc quan, một niềm tin vào một ngày mai tươi sáng. Bài thơ "Chiều tối" nằm trong tập thơ "Nhật kí trong tù" đã thể hiện được phần nào tinh thần ấy của Người. Bài thơ chỉ đơn giản là tả lại cảnh nơi thôn dã vào một buổi chiều tối, thế nhưng ẩn chứa trong đó là một ước mơ tự do cho bản thân, ước mơ được quay trở lại quê hương để tiếp tục sứ mệnh của mình.

 

Bài thơ được sáng tác khi Bác bị giải từ nhà lao Tĩnh Tây đến nhà lao Thiên Bảo. Bức tranh chiều tối được nhìn qua cặp mắt của người tù tay đeo gông chân vướng xiềng:

"Quyện điểu quy lâm tầm túc thụ
Cô vân mạn mạn độ thiên không."

Dịch thơ:

"Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ,
Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không."

Buổi chiều thường là lúc đoàn tụ, nhưng cũng là khi con người ta thấy vô cùng cô đơn nếu không có một chốn để về. Cánh chim mỏi sau một ngày kiếm ăn cũng đã bay về tổ của mình. Trên không trung chỉ còn lững lờ một chòm mây. Giữa thiên nhiên bao la hùng vĩ, con người và cảnh vật đều như dừng lại, chỉ có chòm mây ấy vẫn nhẹ nhàng trôi, càng làm nổi bật lên sự yên ắng, êm ả của buổi chiều tối nơi rừng núi. Chòm mây ấy cũng giống như Bác, đang trong tình cảnh tù tội, vẫn phải cô độc bước đi. Chòm mây cô đơn, lặng lẽ, Bác cũng lặng lẽ, cô đơn. Tuy thế, phải là một người có lòng yêu thiên nhiên, phải có một tâm thái ung dung, bình tĩnh, lạc quan, vượt lên mọi gông cùm về thể xác để ngắm thiên nhiên, hòa mình với thiên nhiên như thế. Thân xác mỏi rã rời vì phải đi cả ngày đường vất vả, nhưng Bác vẫn dõi mắt theo cánh chim về tổ, tầng mây lững lờ trôi lúc chiều về.

Tuy chỉ hai câu thơ bảy chữ, nhưng cũng đã khiến cho người đọc tưởng tượng ra được cảnh chiều muộn nơi rừng núi thật mênh mông, âm u, vắng vẻ, quạnh quẽ. Đồng thời, cũng nói lên niềm mong ước quay trở về với quê hương, ước mong được tự do như đám mây kia.

Trong khung cảnh thiên nhiên mênh mông, đượm nét buồn lúc chiều muộn nơi rừng núi, bỗng xuất hiện con người:

"Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc,
Bao túc ma hoàn, lô dĩ hồng."

Dịch thơ:

"Cô em xóm núi xay ngô tối,
Xay hết, lò than đã rực hồng."

Giữa cảnh buồn của thiên nhiên như trong thơ cổ, cô sơn nữ hiện lên như một điểm sáng, làm cho cả bức tranh trở nên sinh động, vui tươi hơn. Đó chính là nét cố điển mà hiện đại trong thơ của Hồ Chí Minh. Bức tranh vừa có người, vừa có hoạt động khỏe khoắn của con người trong đó. Đó chính là nét đẹp, nét đáng quý của người dân lao động. Cô gái đang miệt mài xay ngô bên lò than rực hồng để chuẩn bị bữa tối. Ở đây, bản dịch thơ không đảm bảo được nghệ thuật của bản chữ Hán. Bác đã lặp lại hai chữ "bao túc" ở cuối câu thứ ba và đầu câu thứ tư, như những vòng xoay nối tiếp nhau của cô gái, như sự tuần hoàn của thời gian, trời đã tối, tối dần. Bức tranh vừa ấm áp bởi cảnh tượng lao động khỏe khoắn của người thôn nữ lao động, vừa bởi cái ánh hồng của bếp lò. Đó chỉ là một thứ hạnh phúc bình dị, vậy mà Bác vẫn gạt bỏ hết những đau đớn, mệt mỏi về thân xác để cảm nhận được.

 

Nhà văn Nam Cao đã viết: "Khi người ta đau chân, người ta không còn tâm trí đâu để nghĩ đến người khác được", để nói rằng, con người ta thường có xu hướng lo cho những đau khổ của bản thân. Thế nhưng, ở Bác Hồ – một người lúc nào cũng lo nỗi lo của dân tộc, của đất nước – vậy mà cũng vẫn luôn quan tâm đến những thứ nhỏ nhặt nhất, bình dị nhất. Đó chính là nhân cách cao đẹp của vị lãnh tụ vĩ đại của chúng ta.

Bài thơ "Chiều tối" là một bài thơ tiêu biểu cho nét đẹp cổ điển và hiện đại trong thơ Hồ Chí Minh. Bài thơ chỉ đơn giản là tả về phong cảnh thiên nhiên và con người nơi xóm núi khi chiều muộn, đồng thời, cũng ẩn chứa trong đó nỗi niềm ước mong được tự do, được sum họp của Người. Đồng thời, ở Bác, chúng ta vẫn luôn thấy ánh lên một vẻ đẹp của tinh thần quên mình, của một trái tim giàu lòng yêu thương luôn biết quan tâm đến những điều bình dị nhất.
   Có thể không chi tiết lắm,bạn thông cảm bucminh

22 tháng 12 2018

Hình ảnh tập trung thể hiện vẻ đẹp tâm hồn của Hồ Chí Minh chính là hình ảnh cô gái xay ngô bên bếp lửa hồng

+ Sự sống của con người làm sáng bừng lên sự sống của cảnh vật

+ Con người trở thành trung tâm của bức tranh thiên nhiên, bức tranh sự sống

+ Hình ảnh bếp lửa hồng xua đi những u ám của khung cảnh lạnh lẽo

+ Câu thơ thể hiện niềm lạc quan, yêu đời, tình yêu thương của Người trước cuộc đời, cuộc sống

TL
6 tháng 4 2020

Hình ảnh tập trung thể hiện vẻ đẹp tâm hồn của Hồ Chí Minh chính là hình ảnh cô gái xay ngô bên bếp lửa hồng

+ Sự sống của con người làm sáng bừng lên sự sống của cảnh vật

+ Con người trở thành trung tâm của bức tranh thiên nhiên, bức tranh sự sống

+ Hình ảnh bếp lửa hồng xua đi những u ám của khung cảnh lạnh lẽo

+ Câu thơ thể hiện niềm lạc quan, yêu đời, tình yêu thương của Người trước cuộc đời, cuộc sống

25 tháng 2 2016

I.    Tìm hiểu chung
1.    Tác giả

–    Hồ Chí Minh (1890 – 1969), là búp sen xanh của làng Kim Liên – Nam Đàn – Nghê An
–    Người sinh ra trong một gia đình nhà nho nghèo cha là ông nguyễn Sinh Sắc, mẹ là Hoàng Thị Loan
–    Từ nhỏ Hồ Chí Minh đã thông minh và lớn lên đã được tiếp thu tư tưởng làm cách mạng
–    Sinh ra trong một thời đại đất nước làm nô lệ, Hồ Chí Minh đã đi theo con đường cứu nước và trở thành một vị lãnh tụ đầu tiên của nước Việt Nam ta.
–    Bác không chủ tâm làm thơ văn nhưng vì để phục vụ cho cách mạng và yêu thơ văn cho nên Bác đã để lại rất nhiều tác phẩm có giá trị

2.    Tác phẩm:

a.    Hoàn cảnh ra đời
–    Bài thơ được viết trong lần chuyển lao từ Tĩnh Tây đến Thiên Bảo. Bài thơ là một bức tranh xinh xắn về miền sơn cước đồng thời toát lên ở đó vẻ đẹp của một con người cách mạng với tinh thần lạc quan vượt qua mọi gian khổ của cuộc chuyển lao, vẫn ung dung ngắm cảnh. Bài thơ không nói chuyện thép, không lên giọng thép nhưng vẫn lấp lánh chất thép
b.    Vị trí xuất xứ: nằm trong tập thơ Nhật Kí Trong tù của Hồ Chí Minh

II.    Phân tích
1.    Hai câu thơ đầu:

Cảnh núi rừng khi chiều tối và tâm trạng của nhà thơ
–    Cảnh:
•    “Chim mỏi” -> đây chính là cánh chim cổ điển, hình ảnh cánh chim trong thơ xưa đều xuất hiện vào khung cảnh buổi chiều
•    Cánh chim nhỏ kia về rừng tìm chốn ngủ, đây là hoạt động kết thúc một ngày. Trong thời gian ấy cánh chim kia đã được bay về nơi trú ngụ của nó còn nhà thơ thì vẫn phải hành xác trên con đường đầy gian khổ để đến nhà lao mới
•    ở câu hai phần dịch không sát với bản chính “cô vân” gợi sự lẻ loi một mình cô độc, còn phần dịch nghĩa lại là “chòm mây” không gợi lên được sự cô độc, đồng điệu với nhà thơ cũng đang cảm thấy khi hành trình gian khổ chỉ có một mình

->  cảnh thiên nhiên hiện lên thật đẹp, đó là mộ buổi chiều với mây trôi bảng lảng, cánh chim trở buổi chiều về, những hành động đang đi vào trạng thái tĩnh.
–    Tình 
•    Qua bức tranh thiên nhiên ta thấy được tâm trạng của Bác, tình yêu thiên nhiên luôn tìm đến sự hòa hợp với thiên nhiên
•    Cảnh được nhìn bằng tâm trạng nên cũng nhuốm màu tâm trạng: chim thì về nghỉ còn bác thì vẫn phải đi, cô vân kia giống như một mình Bác trên đường chuyển lao  cô đơn
•    Tâm hồn Bác luôn hướng về sự sống: cánh chim chỉ về ngủ để bắt đầu sáng mai lại hành trình kiếm ăn chứ không bay vào cõi vĩnh hằng “ Chim bầy vút bay hết- mây lẻ đi một mình”
•    Đó còn là một tâm hồn luôn hướng về đất nước, vì đất nước Bác cô gắng đi hết con đường chuyển lao chờ ngày tự do hoạt động cách mạng  đó chính là tinh thần thép của Bác.

soan bai chieu toi ho chi minh

2.    Hai câu thơ cuối

–    Cảnh:
•    “sơn thôn thiếu nữ ma bao túc”
+ trong thơ cổ dưới áng chim chiều mây nổi thì xuất hiện con người đó là những đạo sĩ, ẩn sĩ lánh đời
+ Trong thơ lãng mạn: xuất hiện những con người là mỹ nhân tuyệt đẹp
+ Trong thơ bác lại chính là người lao động
•    Hoạt động gắn liền với cô gái ấy chính là hoạt động say ngô tối, cái chữ tối bộc lộ sự chăm chỉ cần mẫn của con người. đây là một hình ảnh tuyêt đẹp về cuộc đời người thiếu nữ vất vả đáng quý đáng yêu
•    Điệp vòng “ma bao túc” cho thấy công việc diễn ra thường xuyên hàng ngày
•    Từ “hồng” như làm sáng cả bài thơ, nhãn tự của bài thơ, có tác dụng mang lại tươi sáng niềm ước vọng cho ngày mai
–    Tình:
•    Nhà thơ phải là người yêu cuộc sống lắm mới có thể làm cảm nhận được cái đẹp trong công việc lao động thường ngày
•    Không những thế còn phải có một trái tim nhân hậu và một sự lạc quan tin vào tương lai tươi sáng hơn

III.    Tổng kết

–    Nhà thơ Hồ Chí Minh đã mang đến cho chúng ta một bức tranh miền sơn cước khi về tối. Cảnh tượng thiên nhiên hiện lên bàng bạc ánh chiều, sự vật hiện tượng đang chuyển từ trạng thái động sang trạng thái tĩnh. Nhưng riêng có Người và cô gái xay ngô tối kia vẫn đang hoạt động. đó là một tinh thần lạc quan đáng khen ở Người

26 tháng 2 2016

I. Tác giả - Tác phẩm

1. Tác giả

Hồ Chí Minh sinh ngày 19 - 5 - 1890 tại Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An. Thuở nhỏ, người học chữ Hán trong già đình, rồi học ở trường Quốc học Huế. Trước khi ra đi tìm đường cứu nước (1911) người từng có một thời gian dạy học ở trường Dục Thanh (Phan Thiết) với tên gọi Nguyễn Tất Thành.

Từ năm 1919, Nguyễn Ái Quốc (tên hoạt động của Bác lúc đó) tham gia nhiều hoạt động cách mạng ở Pháp, Liên Xô, Trung Quốc. Năm 1925, Nguyễn Ái Quốc tham gia thành lập Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội. Sau 30 năm hoạt động cách mạng ở nước ngoài, tháng 2/1941, Người trở về nước trực tiếp chỉ đạo phong trào cách mạng giành thắng lợi trong cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám. Cách mạng thành công, Người được bầu làm Chủ tịch nước Việt nam Dân chủ cộng hòa. Từ đó, người luôn đảm nhiệm những chức vụ cao nhất của Đảng và Nhà nước, lãnh đạo toàn dân giành thắng lợi trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược. Người qua đời ngày 2-9-1969 tại Hà Nội.

2. Tác phẩm

Chiều tối (Mộ) là bài thơ thứ 31 của tập Nhật kí trong tù. Nó được Bác sáng tác vào cuối mùa thu năm 1942 trên con đường từ Tĩnh Tây đến nhà lao Thiên Bảo. Đó là một buổi chiều tối, dù đã trải qua một ngày gian lao vất vả nhưng Bác vẫn còn tiếp tục bị bọn lính áp giải trên đường và trước mắt là một đêm trong nhà giam chật hẹp, bẩn thỉu.

Bài thơ tiêu biểu cho thơ trữ tình Hồ Chí Minh: nhà thơ không trực tiếp bộc lộ cảm nghĩ nội tâm mà biểu hiện qua cách cảm nhận hình ảnh, cảnh vật khách quan. Qua bức tranh cảnh vật ta thấy được những nét đẹp tâm hồn của một nhà thơ - chiễn sĩ: lòng yêu thiên nhiên, con người, yêu cuộc sống, phong thái ung dung tự chủ và niềm lạc quan, nghị lực kiên cường vượt lên trên hoàn cảnh khắc nghiệt, tối tăm.

II. Trả lời câu hỏi

1. Bức tranh thiên nhiên trong hai câu thơ đầu của bài thơ

Chiều tối là thời khắc cuối cùng của một ngày và với một tù nhân như Bác đấy cũng là chặng cuối cùng của một ngày đày ải. Thời gian và hoàn cảnh như thế dễ gây tâm trạng mệt mỏi chán chường. Vậy mà ở đây cảm hứng thơ lại đến với Bác thật tự nhiên. Trời về chiều lại đi giữa nơi đường núi, như một lẽ tự nhiên, người tù ngước lên cao để đón chút ánh sáng cuối cùng của ngày, đó cũng chính là lúc người bắt gặp cánh chim mỏi mệt đang tìm bay về tổ, bắt gặp chùm mây chầm chậm trôi qua lưng trời. Bài thơ không gợi tả màu sắc mà người đọc vẫn cảm thấy rừng núi chiều tối thật âm u, không hề gợi âm thanh mà nghe thật vắng vẻ, quạnh hiu.

Câu thơ thứ hai trong bản dịch không thể hiện được hết ý của câu thơ trong nguyên tác. Câu này phải hiểu đúng là: "Chòm mây lẻ loi lững lờ qua qua lưng chừng trời". Câu thơ gợi nhớ thơ Thôi Hiệu "Ngàn năm mây trắng bây giờ còn bay" -  Hoàng Hạc Lâu và thơ Nguyễn Khuyến "Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt" -  Thu điếu, chỉ có điều, trong thơ Bác không phải là áng mây trằng ngàn năm vẫn bay gợi sự vĩnh hằng, hay tầng mây lơ lửng gợi sự không vĩnh viễn mà mang bao nỗi khắc khoải, mơ hồ của con người trước cõi hư không. Phải có một tâm hồn thật ung dung thu thái thì người tù mới có thể dõi theo một chòm mây thong thả giữa bầu trời bao la. Hơn thế, chòm mây như có hồn người, như mang tâm trạng. Nó cô đơn, lẻ loi và lặng lẽ, lờ lững trôi giữa không gian rộng lớn của trời chiều.

2. Bức tranh đời sống trong hai câu thơ cuối

Nếu như trong hai câu thơ đầu cảnh vật mang tính ước lệ cổ điển thì hình ảnh ở trong hai câu thơ cuối lại được gợi tả một cách cụ thể, sinh động như một bức tranh hiện thực. Và chính nét vẽ đời thường này đã làm cho bài thơ thêm dáng vẻ hiện đại, hơn thế, trong sự đối sánh với hình ảnh cánh chim và chòm mây ở trên, hình ảnh cô gái xay ngô, hình ảnh con người nổi bật lên như là trung tâm của bức tranh thiên nhiên.

Bức tranh trong hai câu thơ cuối vẽ cảnh người thiếu nữ xóm núi trong lao động. Trong hoàn cảnh đầy tâm trạng, Bác đã quên đi cảnh ngộ đau khổ của mình để cảm nhận cuộc sống của nhân dân. Câu thơ cho thấy sự quan tâm và tình yêu thương của Bác với những người lao động nghèo. Hình ảnh cô gái xay ngô toát lên vẻ trẻ trung, khỏe mạnh, sống động và chính cuộc sống lao động bình dị đó càng trở nên đáng quý, đáng tôn trọng biết bao giữa núi rừng chiều tối âm u,heo hút - nó đưa lại cho người đi đường lúc chiều hôm chút hơi ấm của sự sống, chút niềm vui hạnh phúc và hạnh phúc trong lao động của con người.

Hai câu thơ cuối tạo nên một nhịp điệu đều và khỏe khắn, đó là do sự vắt dòng giữa cụm từ "ma bao túc" ở câu 3 với "bao túc ma hoàn" ở câu 4. Hình ảnh cô gái và bếp lửa tượng trưng cho cảnh gia đình, ngô xay xong, bếp lửa đỏ hồng lại tượng trưng cho công việc, sự nghỉ ngơi và sum họp - thấp thoáng trong những hình ảnh ấy như có một ước mơ thầm kín về mái ấm gia đình của người đang lưu lạc xa nhà, xa quê hương đất nước. 

3. Nghệ thuật tả cảnh và nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ của bài thơ

- Nghệ thuật tả cảnh trong bài thơ vừa có những nét cổ điển vừa có nét hiện đại. Bài thơ chủ yếu là gợi tả chứ không phải miêu tả, vì thế mà có thể cảm nhận tính chất hàm súc của thơ rất cao.

- Ngôn ngữ trong bài thơ được sử dụng rất linh hoạt và sáng tạo. Một số từ ngữ vừa gợi tả lại vừa gợi cảm. Biện pháp láy âm vắt dòng ở câu 3 và câu 4 tạo nhịp thơ  khỏe khoắn. ngoài ra bài thơ có những chữ rất quan trọng , có thể làm sáng lên cả bài thơ, ví như chữ hồng trong câu thơ cuối chẳng hạn.