K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 4 2019

Bạn học từ lớp 1 đến lớp 9 đi ! =))

2 tháng 4 2019

Đề cương môn Văn

Đề cương ôn tập môn Ngữ Văn lớp 9

Văn học thuộc thơ là đủ rồi còn lúc đó hãy nghĩ sau.

"Đỗ Hạ Du!"Tiếng gọi với tần suất âm thanh khá lớn vang lên, kèm theo đó là một viên phấn bé bé xinh xinh phóng với vận tốc ánh sáng từ trên bục giảng xuống phía dưới gần góc lớp, dãy ngoài cùng cạnh cửa sổ khiến một bạn nữ sinh nào đó đang gục mặt xuống bàn ngủ ngon lành, vì bị tấn công bất ngờ mà giật mình ngẩng đầu dậy, ngơ ngác nhìn xung quanh. Bắt gặp khuôn mặt đỏ tía...
Đọc tiếp

"Đỗ Hạ Du!"

Tiếng gọi với tần suất âm thanh khá lớn vang lên, kèm theo đó là một viên phấn bé bé xinh xinh phóng với vận tốc ánh sáng từ trên bục giảng xuống phía dưới gần góc lớp, dãy ngoài cùng cạnh cửa sổ khiến một bạn nữ sinh nào đó đang gục mặt xuống bàn ngủ ngon lành, vì bị tấn công bất ngờ mà giật mình ngẩng đầu dậy, ngơ ngác nhìn xung quanh. Bắt gặp khuôn mặt đỏ tía vì giận dữ của cô chủ nhiệm, Hạ Du lập tức bật người đứng dậy lễ phép: "Dạ, cô gọi em!"

Cô chủ nhiệm giận dữ quát: "Giờ này là giờ ngủ à? Đây là lớp học, không phải chỗ cho em ngủ biết chưa?"

Hạ Du cúi đầu lí nhí: "Dạ, em biết rồi ạ!"

"Ngồi xuống!"

"Vâng!"

Hạ Du nhỏ giọng lễ phép rồi ngồi xuống chống cằm uể oải. Bình thường tới tiết sinh hoạt ngoài giờ vào thứ bảy hàng tuần thế này, cô chủ nhiệm lớp  Hạ Du toàn đi họp tới gần hết tiết mới về. Chẳng biết tại sao hôm nay lại không đi nhỉ? Cô còn đang định tranh thủ ngủ một chút, ai ngờ người tính không bằng trời tính.

"Như các em đã biết, nhà trường ra quyết định chia lại học sinh của các lớp để cân bằng học lực các môn, ra kế hoạch phụ đạo cho hợp lí. Những bạn bị chuyển lớp đều đã đi về lớp mới rồi, đồng nghĩa với việc sẽ có những bạn khác chuyển vào lớp chúng ta. Bây giờ tôi phải đi họp rồi, Một lát nữa các bạn ấy sẽ qua đây, lớp trưởng phụ trách sắp xếp lại chỗ ngồi cho các bạn. Tuyệt đối giữ trật tự, không được gây ồn ảnh hưởng tới các lớp bên cạnh có biết chưa?"

"Vâng ạ!" Cả lớp đồng thanh trả lời.

Không khí trong lớp vừa rồi còn im lặng đến ngộp thở, chưa đầy một phút sau khi cô chủ nhiệm đi khỏi liền lập tức oà lên như cái chợ vỡ.

"Ê, không biết những ai chuyển tới lớp mình nhỉ?"

"Không biết có ẻm nào xinh không nhỉ?"

"Gái lớp này đã đủ xinh rồi, không cần thêm nữa đâu. Trai đẹp lớp này thì không có lấy một mống. Hi vọng hốt được vài anh trai ngon ngon tí".

Lời bạn nữ vừa dứt thì một nhóm học sinh từ các lớp khác liền xuất hiện ngay trước cửa lớp. Tố Uyên, lớp trưởng lớp 12A4 liền chạy ra ngoài, lịch sự mời họ vào trong. Vừa nhìn rõ mặt những bạn học sinh mới, mấy cậu con trai trong lớp đứng bật dậy ồ lên tràng dài, khuôn mặt lộ rõ vẻ háo hức. Trái ngược lại, con gái thì mặt ai cũng tỏ vẻ thất vọng. Cả lớp lại được dịp nhốn nháo lên.

"Úi má ơi, gái đẹp kìa bay!"

"Đó không phải hot girl 12A6 à? Lớp trưởng ê, cho hot girl ngồi đây nè!" Một bạn nam vừa tươi cười nói, vừa nháy mắt với Tố Uyên rồi chỉ vào chỗ trống bên cạnh mình.

"Trời má, sao toàn con gái thế? Trai đâu hết rồi? Trai của tao đâu?"

"Trai tuyệt chủng hết rồi à?"

"La to vậy làm gì? Sợ người ta không biết mình thèm trai à?"

Trong nhóm học sinh mới, tất cả đều là nữ. Vì học chung trường nên cũng không quá xa lạ gì với nhau nữa. Có người còn rất thân thiết, vẫy tay niềm nở chào đón.
Tố Uyên thấy lớp bắt đầu ồn ào thì ra hiệu im lặng, nhẹ đập tay vào mặt bàn bên cạnh nói: "Thôi, lớp trật tự nhé. Cô biết thì không hay đâu".

Quay sang chỗ nhóm học sinh mới đang đứng ở một góc lớp, Tố Uyên nói tiếp: "Chào các bạn. Mình là Uyên, lớp trưởng lớp 12A4. Bây giờ Uyên sắp chỗ ngồi cho các bạn, mọi người ai nghe thấy tên mình thì đi vào chỗ nha. Bắt đầu từ dãy một, bàn thứ hai, Dung sẽ ngồi với bạn Hồ Ngọc Anh, chuyển từ 12A9 qua. Bàn ba..."

Giọng nói thánh thót của bạn lớp trưởng Tố Uyên vang lên đều đều. Tất cả các học sinh đều lần lượt ôm cặp sách di chuyển tới chỗ ngồi mới. Người thì buồn thiu vì bị chuyển lớp, người thì lại vui mừng vì được ngồi gần người họ quen.

Từ lúc cô chủ nhiệm đi khỏi, mặc cho cả lớp bàn tán xôn xao, Hạ Du thì ụp mặt xuống bàn chẳng thèm quan tâm sự đời. Nhưng bởi vì không khí trong lớp bây giờ chẳng khác gì cái chợ cho nên cô không tài nào ngủ nổi, mắt nhắm mà tai vẫn nghe rõ mồn một tiếng của từng người. Mãi tới khi Tố Uyên đọc tới dãy bàn cuối cùng xong, cô mới ngẩng đầu lên lèm bèm: "Xong chưa? Ồn quá, im lặng cho ngủ tí đi".

Cái bộ dạng này của Hạ Du cũng chẳng còn xa lạ gì đối với bạn bè trong lớp nữa.Đầu năm vào lớp mười, khi mà bốn mươi hai con người trong lớp đều còn là những kẻ xa lạ thì đa số các bạn nữ đều không thích cô cho lắm. Bởi vì cô của lúc đó có vẻ rất khó gần, lại ít nói chuyện với người khác nên thành ra bị xa lánh một thời gian đầu.

Sau này, họ chẳng hiểu sao Hạ Du đột nhiên lại khá thân và hay nói chuyện với đám con trai trong lớp, không rõ là nói chuyện gì nhưng hình như vui lắm, nhìn cứ như bạn thân lâu năm vậy. Rồi họ thấy tò mò, cũng lân la nói chuyện, tiếp xúc rồi mới phát hiện ra Hạ Du cũng khá hài hước và dễ gần, lại còn rất ga lăng nữa. Từ đó, cô được các bạn trong lớp đặt cho biệt danh là "soái ca" của A4. Cứ thế, gần ba năm trôi đi, cô nghiễm nhiên chiếm được rất nhiều tình cảm của bạn bè cả nam lẫn nữ.

"Soái ca hôm nay tâm trạng không được tốt, thôi để yên cho soái ca nạp năng lượng chút đi!"

"Okey, soái ngủ đi soái".

Mọi người đồng loạt đưa tay làm biểu tượng đồng tình rồi quay lại ngay ngắn im lặng, có nói chuyện cũng cố gắng tiết chế giọng một cách nhỏ nhất có thể.

Không gian yên bình được trả lại, Hạ Du gật gù gục đầu xuống bàn nhắm mắt ngủ, nhưng sau đó lại bị tiếng rù rì văng vẳng bên tai khiến cô cảm thấy vô cùng khó chịu. Cô vừa ngẩng đầu lên, định nói gì đó thì phát hiện mấy chục cặp mắt nhìn như hổ đói của đám con gái đang đồng loạt nhìn ra phía cửa lớp. Tự nhiên cô cũng thấy tò mò mới quay lại, nhìn theo xem rốt cuộc là có thứ gì lạ thường mà bọn họ nhìn đắm đuối như thế.

Ngoài cửa xuất hiện hai cậu con trai. Nếu nhìn bằng cặp mắt của những đứa con gái "bình thường" thì hai người kia chính xác là "nam thần" bước ra từ trong ngôn tình. Cao to, mắt hai mí, tóc đen cắt theo kiểu các anh thần tượng Hàn Quốc, mũi thẳng tắp,...tóm lại là chuẩn "nam thần". Còn dưới con mắt của Hạ Du, chỉ có thể hình dung bằng một câu: "Người gì cao như cây cột, đã vậy nhìn mặt còn búng ra sữa. Chắc chắn không phải trai thẳng rồi!"

Đột nhiên cô cảm thấy có cái gì đó sai sai thì phải. Bình thường thấy trai là đám con gái trong lớp cô phải ôm nhau hú hét các kiểu rồi chứ nhỉ? Sao hôm nay lại ngoan đột xuất thế?

Mà khoan đã, hình như cô cảm giác hai người kia đang nhìn mình thì phải. Còn ghé tai nhau thì thầm gì đó nữa chứ. Bộ trên mặt cô dính gì à? Hay nãy ngủ gật bị chảy nước dãi? Nghĩ vậy, cô liền đưa tay quẹt ngang miệng kiểm tra. Không có gì cả, sạch sẽ như thường. Sao hai người họ lại nhìn cô cứ như kiểu sinh vật ngoài hành tinh vậy nhỉ?

Vừa ngẩng đầu lên nhìn lại đã thấy có người đứng ngay bên cạnh. Hạ Du giật bắn người kêu lên một tiếng, chồm sang bên cạnh ôm lấy mặt bàn. Đến lúc định thần lại, ngẩng đầu lên liền bắt gặp khuôn mặt của bạn trai lạ vừa chuyển từ lớp khác qua đang nhìn cô với một nụ cười toả nắng.

Đám con gái đối diện thì cứ nhìn Hạ Du nháy mắt liên tục mà cô chẳng hiểu gì mới bực bội quát: "Bọn này, cái miệng để làm gì mà không chịu mở ra nói? Mắt biết nói à?"

Một bạn nữ chỉ chỉ vào sau lưng bạn trai lạ kia, rồi lại chỉ vào chỗ ngồi của mình nhìn Hạ Du gật gật đầu. Hạ Du vẫn chẳng hiểu gì hết, định hỏi lại thì bạn trai lạ lên tiếng trước: "Nhích vào bên trong một chút cho tôi ngồi chỗ này được không?"

Tất nhiên Hạ Du không thể từ chối. Chỉ còn duy nhất chỗ bên cạnh cô còn trống, nếu không cho cậu ta ngồi cùng thì chỉ có nước ngồi dưới đất. Mặc dù trong lòng rất không muốn cho ngồi, nhưng lại phải bất đắc dĩ gật đầu.

"Ngồi vào trong đi, tôi ngồi ngoài. Tránh sang một bên cho tôi ra ngoài rồi vào trong mà ngồi!"

Bạn nam kia liền đứng tránh sang một bên, đợi Hạ Du bước ra ngoài rồi mới ngồi vào bên trong. Khi Hạ Du vừa ngồi xuống bên cạnh, cậu ta liền khều tay cô, nhìn cô tươi cười: "Chào nha!"

Hạ Du nhíu mày nhìn cậu ta một cách khó hiểu: "Ủa? Có quen hả?"

Đọc xong cho mk ý kiến nhoa !

6
28 tháng 11 2018

Bạn lên ; https://vndoc.com rồi bấm tài liệu cần tìm nha !

28 tháng 11 2018

cảm ơn nè

2 tháng 3 2022

ko bít đâu :(((

28 tháng 10 2016

Bài 1:Trong cuộc sống , ngoài sự thông minh cua cá nhân thì đức tính chăm chỉ, cần cù cũng góp phần đến sự thành công. Vì vậy câu nói : “ Có công mài sắt, có ngày nên kim” của ông bà ta luôn đúng qua mọi thế hệ.

Vậy câu nói đó có nghĩa là gì? Nếu hiểu theo nghĩa đen thì câu nói này có nghĩa là dù cho cục sắt có to lớn đến mấy đi chăng nữa nhưng nếu ta chăm chỉ, bỏ công sức ra mài thì cục sắt sẽ thành cây kim nhỏ bé thôi. Nếu ta hiểu rộng ra thì ta sẽ thấy hàm ý của câu là việc gì dù có khó khăn đến mấy đi chăng nữa nhưng nếu ta chăm chỉ, cần cù thì việc lớn sẽ thành việc nhỏ bé. Trong học tập cũng vậy, người chăm chỉ là người luôn học và làm bài đầy đủ, làm thêm các bài tập để nâng cao kiến thức của mình, tìm hiểu học hỏi những gì mà mình chưa biết, chăm chú và ghi chép những gì mà mình chưa biết…Trong công việc cũng vậy, người chăm chỉ là người luôn học hỏi những gì mình chưa biết để nâng cao tay nghề, siêng năng, tự giác hoàn thành công việc đươc giao ra…

Chăm chỉ là một đức tính quan trọng không thể thiếu của mỗi người. Nó góp phần tạo nên sự thành công trong mọi việc, được người khác yêu mến, kính trọng, khâm phục. Chẳng hạn như nhà bác học nổi tiếng Ê-đi-sơn dù chỉ mới học xong tiểu học thôi nhưng với sư chăm chỉ, cần cù ông đã sáng chế ra những phát minh vĩ đại cho nhân loại. Hay như chủ tịch Hồ Chí Minh của chúng ta, Bác đã học được nhiều thứ tiếng nhờ sự chăm chỉ, cần cù của mình. Ông bà ta đã từng nói: “ Cần cù bù thông minh “ . Nếu như ta không thông minh như những người khác thì ta có thể chăm chỉ để hoàn thiện mình hơn. Nếu ta chăm chỉ thì làm một việc gì đấy ắt sẽ thành công. Chẳng hạn như trong học tập nếu như một bài toán khó người này giải chỉ trong mười phút, nhưng người khác thì phải giải trong ba mươi phút. Nhưng không sao cả. Nếu chúng ta chăm chỉ, siêng năng thì đến một lúc nào đó ta sẽ giỏi bằng hoặc thậm chí hơn người đó. Có một nhà bác học nói rằng: “ Con người chỉ có một phần trăm là thông minh còn chín mươi chín phần trăm còn lại là cần cù”. Các bạn thử nghĩ xem chín mươi chín phần trăm với một phần trăm thì cái nào lớn hơn? Việc chúng ta có thể đạt một phần trăm đó hay không phụ thuộc rất nhiều vào chín mươi chín phần trăm còn lại. Một người dù có thông minh đến mấy dù không chăm chỉ thì cũng coi như vô ích mà thôi. Thật đáng xấu hổ và nhục nhã cho người nào lười biếng. Chính họ là người đã tự phá huỷ đi tương lai của chính mình. Chính họ là người tự mình làm cho người khac coi thường, khinh rẻ, không tôn trọng. Và tất nhiên là cũng không có được thành công trong cuộc sống.

Vậy để tự rèn luyện chăm chỉ cho mình em đã tự lập ra một thời gian biểu phù hợp cho mình, đi học thì học và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp. Giơ tay phát biểu xây dựng bài trong lớp. Cố gắng tìm tòi học hỏi những gì mình chưa biết từ mọi người xung quanh.

Để đạt được thành công trong cuộc sống mỗi người phải tự rèn luyện mình và nhất là đức tính chăm chỉ. Chì có như vậy thì mọi việc sẽ diễn ra suôn sẻ theo ý mình.

Bài 2:I. Mở bài:
*Mở bài 1: Là nhà văn Nam Bộ, Nguyễn Quang Sáng am hiểu và gắn bó với mảnh đất Thành đồng cùng những người con gái trung kiên trên mảnh đất ấy. Truyện của ông hầu như chỉ viết về cuộc sống con người Nam Bộ trong chiến tranh và sau hòa bình. Sáng tác năm 1966, trong thời kì cuộc kháng chiến chống Mỹ đang diễn ra quyết liệt, “Chiếc lược ngà” ngợi ca tình cha con, tình đồng chí của những người cán bộ Cách mạng – cũng là tình người trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh.
*Mở bài 2: Có một nhà văn đã nói rằng : "Không có câu chuyện cổ tích nào đẹp bằng chính cuộc sống viết ra". Cuộc chiến tranh chống Mĩ của dân tộc ta với biết bao câu chuyện đã trở thành huyền thoại được các nhà văn ghi lại như những câu chuyện cổ tích hiện đại. Trong số ấy phải kể đến "Chiếc lược ngà" của Nguyễn Quang Sáng. Câu chuyện đã thể hiện thật cảm động tình cảm cha con sâu nặng và cao đẹp trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh.
*Mở bài 3: “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng được viết năm 1966, khi tác giả hoạt động ở chiến trường Nam Bộ trong thời kì kháng chiến chống Mĩ và được đưa vào tập truyện cùng tên. Văn bản đoạn trích là ở phần giữa câu chuyện, tập trung thể hiện sâu sắc và cảm động tình cha con của ông Sáu và bé Thu qua những tình huống bất ngờ mà tự nhiên, hợp lí. Đó không chỉ là một tình cảm muôn thuở, có tính nhân bản bền vững, mà còn được thể hiện trong hoàn cảnh ngặt nghèo, éo le của chiến tranh và trong cuộc sống nhiều gian khổ, hi sinh của người cán bộ cách mạng. Vì thế, tình cảm ấy càng đáng trân trọng và đồng thời nó cũng cho thấy những nỗi đau mà chiến tranh gây ra cho cuộc sống bình thường của mọi người.
*Mở bài 4: Nguyễn Quang Sáng là một trong những nhà văn chuyên viết về cuộc sống và con người Nam Bộ trong kháng chiến cũng như trong hòa bình. Ông viết truyện ngắn “Chiếc lược ngà” tại chiến trường Nam Bộ vào năm 1966 – những năm tháng gian khổ, đau thương nhất của đồng bào Nam Bộ trong kháng chiến chống Mỹ. Truyện khai thác tình cha con sâu nặng trong chiến tranh, đồng thời gợi cho người đọc nghĩ đến và thấm thía những đau thương, mất mát mà chiến tranh mang đến cho bao con người, bao gia đình.
II. Thân bài:
1. Khái quát (Dẫn dắt vào bài):
- Tình cha con – đó không chỉ là tình cảm muôn thưở có tinh nhân văn vững bền. Nó được thể hiện trong tình cảnh ngặt nghèo, éo le của chiến tranh, trong cuộc sống gian khổ, hi sinh của người cán bộ Cách mạng. Đọc câu chuyện “Chiếc lược ngà” được kể lại qua sự chứng kiến của bác Ba – người bạn chiến đấu của ông Sáu, ta mới thấm thía hết được những nỗi đau của con người trong chiến tranh và sức mạnh của tình cha con thiêng liêng, bất hủ.
2. Luận điểm 1:Thái độ, tình cảm của bé Thu trước và sau khi nhận ra ông Sáu là cha:
Cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ là một cuộc chiến tranh phi nghĩa, gây ra bao nhiêu mất mát, đau khổ và hi sinh cho người dân Việt Nam. Vì cuộc chiến tranh ấy mà bao nhiêu người phải rời xa gia đình, xa những người mẹ, người chị, người vợ, người con để lên đường bảo vệ Tổ quốc. Ông Sáu cũng là một trong số những người như thế. Ông đi xa khi đứa con gái nhỏ chưa đầy một tuổi. Tám năm trời xa cách, ông chỉ được thấy con qua tấm ảnh nhỏ. Ông khao khát muốn được thấy con đến nhường nào! Một lần về thăm nhà, trước khi nhận công tác mới, ông được gặp con nhưng bé Thu nhất định nhận ông Sáu là cha.
Thoạt đầu, khi thấy ông Sáu vui mừng vồ vập nhận bé Thu là con, Thu tỏ ra lảng tránh và lạnh nhạt, xa cách. Người đọc tự đặt ra cho mình câu hỏi: Tại sao bé Thu không nhận ra ông Sáu, không nhận ra cha mình?Suốt mấy ngày ông Sáu ở nhà, bé Thu hoàn toàn lạnh lùng trước tình cảm vồ vập của người cha. Ông Sáu càng xích lại gần, bé Thu càng lùi xa. Ông Sáu càng yêu thương, bé Thu càng lảng tránh. Bé Thu nhìn cha với cặp mắt xa lạ và cảnh giác, dứt khoát không chịu kêu tiếng “ba” mà chỉ nói trổng. Đó phải chăng là sự ngây thơ của một đứa bé đầy cá tính? Ở bé Thu còn là tính gan lì khi mà mọi người thân đã hết lòng khuyên nhủ, tạo tình thế để bé nhận cha, nhưng đều thất bại. Khi mẹ vắng nhà mà nồi cơm trên bếp đang sôi, bé Thu không thể nhấc nổi nồi cơm to như thế mà chắt nước được. Cái tình thế ấy làm người đọc tưởng chừng bé Thu phải chịu thua, không thể chiến tranh lạnh được nữa. Vậy mà thật ngoài sức tưởng tượng, Thu vẫn không cất lên cái tiếng mà ba nó mong “Nó loay hoay rồi nhón gót lấy cái vá múc ra từng vá nước,miệng lẩm bẩm điều gì không rõ”. Bé Thu làm tác giả phải thốt lên: “Con bé đáo để thật”. Sự bướng bỉnh, ngang ngạnh ấy còn được thể hiện khi Thu hất cái trứng cá mà ba nó gắp cho ra khỏi chén cơm. Đây là một tình huống mang tính kịch tính cao. Ông Sáu không thể chịu đựng nổi nữa trước thái độ lạnh lùng của đứa con gái mà ông hết mực yêu thương, ông đã nổi giận và chẳng kịp suy nghĩ , ông vung tay đánh vào mông nó. Bị ông Sáu đánh, Thu không khóc, gắp lại trứng cá rồi bỏ sang nhà ngoại, lúc đi còn cố ý khua dây lòi tói kêu rổn rảng. Những thái độ ấy làm người cha, người bạn của cha và cả người đọc đau lòng. Còn gì đau lòng hơn bằng người cha giàu lòng yêu thương con lại bị chính đứa con ấy kiên quyết chối bỏ. Nhưng sự ương ngạnh của Thu không hoàn toàn đáng trách. Trong hoàn cảnh xa cách và trắc trở của chiến tranh, nó còn quá nhỏ để có thể hiểu được những tình thế éo le, khắc nghiệt của đời sống và người lớn cũng không ai kịp chuẩn bị cho nó đón nhận những khả năng bất thường. Chính thái độ ngang ngạnh , quyết liệt của bé Thu lại thể hiện sâu sắc tình cảm yêu thương dành cho ba. Đơn giản Thu không nhận ra cha là vì người tự nhận là ba kia không hề giống người cha mà em đã thấy trong bức ảnh. Ba em trong ảnh không có vết sẹo dài trên mặt như thế. Cô bé không tin, thậm chí là ngờ vực. Không ai tháo gỡ được thắc mắc thầm kín trong lòng của Thu, nghĩa là bé Thu chỉ dành tình cảm cho người cha duy nhất trong bức ảnh. Sự bướng bỉnh của Thu phải chăng còn là mầm sâu kín, sau này làm nên tính cách cứng cỏi ngoan cường của cô giao liên kiến định có lập trường.
Sự nghi ngờ của Thu được giải tỏa khi nghe bà ngoại giải thích vì sao ba lại có vết thẹo dài trên má. Nghe những điều ấy, “nó nằm im, lăn lộn và thỉnh thoảng lại thở dài như người lớn”. Bởi thế, tình yêu ba trong Thu đã trỗi dậy mạnh liệt vào cái giây phút bất ngờ nhất, giây phút ông Sáu lên đường. Cái tiếng “ba” mà ông Sáu đã chờ đợi từ lâu bất ngờ vang lên “Nhưng thật lạ lùng, đến lúc ấy, tình cha con như bỗng nổi dậy trong người nó, đến lúc không ai ngờ đến thì nó bỗng kêu thét lên: - Ba...a...a...ba! Tiếng kêu của nó như tiếng xe, xé sự im lặng, xé cả ruột gan mọi người, nghe thật xót xa. Đó là tiếng ba nó cố đè nén trong bao nhiêu năm nay như vỡ tung từ đáy lòng nó, nó vừa kêu, vừa chạy xô tới, nhanh như một con sóc, nó chạy thót lên và dang hai tay ôm chặt lấy cổ ba nó. Nó vừa ôm chặt lấy cổ ba nó vừa nói trong tiếng khóc:-Ba!Không cho ba đi nữa!Ba ở nhà với con!” Tình cảm con với ba được thể hiện một cách mãnh liệt, mạnh mẽ, cuống quýt, hối hả và có xen lẫn phần hối hận. Đó là những cảm xúc đã dồn nén từ lâu bỗng vỡi òa ra: “Ba bế nó lên. Nó hôn ba nó cùng khắp. Nó hôn tóc,hôn cổ, hôn vai, và hôn cả vết thẹo dài bên má của ba nó nữa”. Bà con và người kể chuyện cũng như người đọc không thể kìm được nỗi xúc động như có ai đang nắm chặt tim mình bởi vì cái éo le của tình cha con ở đây. Lúc cha con nhận nhau lại cũng chính là lúc người cha phải ra đi. Sự níu kéo của đứa con càng khắc nhấn sự éo le của chiến tranh: “Con bé hét lên, hai tay nó siết chặt lấy cổ, chắc nó nghĩ hai tay không thể giữ được ba nó, nó dang cả hai chân rồi câu chặt lấy ba nó và đôi vai nhỏ bé của nó run run”. Những nỗ lực của Thu không giữ được ba nó. Ông Sáu vẫn phải ra đi dù giây phút cha con nhận nhau thật ngắn ngủi!
3.Luận điểm 2: Tình cảm của ông Sáu dành cho con:
Được về thăm nhà sau bao năm ở chiến khu, khao khát đốt lòng ông Sáu là được gặp con, được nghe con gọi tiếng ba, được sống trong tình cha con mà bấy lâu nay ông chưa được sống. Vì thế, về gần tới nhà, thoáng thấy bóng con,không chờ xuồng cập bến, ông nhón chân nhảy thót lên xô chiếc xuồng tạt ra. Ông bước vội vàng những bước dài. Cái tiếng gọi ông phải kìm nén bao lâu nay bỗng bật ra thật cảm động, làm người đọc thấy nghẹn ngào:
- Thu!Con.
Ngược lại với điều ông mong muốn, đứa con gái ngơ ngác, hốt hoảng rồi vụt chạy và kêu thét lên khiến người cha đau khổ, hai tay buông thõng như bị gãy. Rồi suốt ba ngày nghỉ phép , ông không dám đi đâu xa, chỉ quanh quẩn gần con. Song, ông càng xích lại gần nó càng lùi xa; ông càng khao khát được nghe tiếng “ba” từ lòng con, nó càng không gọi... Bị con cự tuyệt, ông Sáu đau khổ không khóc được phải cười.
Trước giờ phút lên đường chia tay con, ông muốn ôm con, nhưng lại sợ con không nhận đành chỉ nhìn. Song chính trong lúc này, tình cảm dành cho người cha ở bé Thu òa ra mãnh liệt. Nó cất tiếng gọi “ba”, ông xúc động đến phát khóc và “không muốn cho con thấy mình khóc, anh Sáu một tay ôm con, một tay rút khăn lau nước mắt, rồi hôn lên mái tóc của con”. Người chiến sĩ ấy nước mắt đã khô cạn nơi chiến trường, giờ đây là những giọt nước mắt hiếm hoi – nước mắt của niềm hạnh phúc và tình cha con. Thương con, chia tay con, ông Sáu hứa sẽ mua cho con cây lược.
Tình cảm của ông Sáu đối với con còn được nhà văn thể hiện rất cảm động khi ông ở khu căn cứ. Nỗi day dứt, ân hận ám ảnh ông suốt nhiều ngày là việc ông đã đánh con khi nóng giận. Rồi lời dặn của con: “Ba về ba mua cho con một cây lược nghe ba” đã thôi thúc ông nghĩ đến việc làm cho con một cây lược bằng ngà. Làm cây lược trở thành bổn phận của người cha, thành tiếng gọi cầu khẩn của tình yêu thương con. Kiếm được khúc ngà voi, ông Sáu hớn hở như một đứa trẻ được quà và ông dành hết tâm trí, công sức vào việc làm ra cây lược. Hãy nghe đồng đội của ông kể lại: “Những lúc rỗi, anh cưa từng chiếc răng lược, thận trọng, tỉ mỉ và cố công như người thợ bạc”. Phải chăng, bao nhiêu tình yêu thương con ông dồn vào việc làm cây lược ấy? Rồi ông gò lưng tỉ mẩn, khắc từng nét chữ lên sống lưng lược: “Yêu nhớ tặng Thu con của ba”. Cây lược ấy, dòng chữ ấy là tình yêu, là nỗi nhớ thương, sự ân hận của ông đối với đứa con gái. Những lúc rỗi cũng như đêm đêm nhớ con ông thường lấy cây lược ra ngắm ngía, rồi mài lên tóc cho cây lược thêm bóng, thêm mượt. Làm như vậy, có lẽ ông không muốn con ông bị đau khi chải lược lên tóc. Yêu con, ông Sáu yêu từng sợi tóc của con. Người đọc cảm động trước tấm lòng của người cha ấy. Lòng yêu con đã biến người chiến sĩ thành một nghệ nhân – nghệ nhân chỉ sáng tạo ra một tác phẩm duy nhất trên đời – chiếc lược ngà. Cho nên,cây lược ngà đã kết tinh trong nó tình phụ tử mộc mạc, sâu xa mà đơn sơ, giản dị.
Làm được lược cho con, ông Sáu mong được gặp con, được tận tay chải mái tóc con. Nhưng rồi, một tình cảnh đau thương lại đến với cha con ông Sáu: trong một trận càn lớn của quân Mỹ ngụy, ông Sáu bị một viên đạn bắn vào ngực. “Trong giờ phút cuối cùng, không còn đủ sức trăng trối lại điều gì, hình như chỉ có tình cha con là không thể chết được”, tất cả tàn lực cuối cùng chỉ còn cho ông làm một việc “đưa tay vào túi, móc cây lược” đưa cho người bạn chiến đấu. Đó là điều trăng trối không lời nhưng nó thiêng liêng hơn cả những lời di chức. Nó là sự ủy thác, là ước nguyện cuối cùng, ước nguyện của tình phụ tử. Và bắt đầu từ giây phút ấy, cây lược của tình phụ tử đã biến người đồng đội của ông Sáu thành một người cha thứ hai của bé Thu.
Người đọc đã không thể cầm được nước mắt khi nghe tiếng khóc thét của đứa con gọi cha buổi chia tay hồi nào, giờ bỗng không thể cầm lòng khi chứng kiến cái cử chỉ cầm cây lược và ánh mắt nhìn của người cha vào giây phút lâm trung. Từng có bao nhiêu áng văn nói về tình mẹ cực kì xúc động nhưng có lẽ đây là một trang văn rất hiếm hoi mô tả đến tận cùng sâu thẳm trái tim yêu thương của người cha dành cho con. Cũng từ hình ảnh này, nhà văn đã khẳng định: Bom đạn và chiến tranh có thể hủy diệt được sự sống, nhưng tình cha con – tình phụ tử thiêng liêng không gì có thể giết chết được.
4. Ý kiến đánh giá, bình luận:
Tóm lại, Nguyễn Quang Sáng đã thực sự thành công trong việc xây dựng cốt truyện chặt chẽ, lựa chọn tình huống bất ngờ mà tự nhiên, hợp lí, miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật tinh tế và sâu sắc, nhất là đối với nhân vật bé Thu. Có thể nói rằng, với một tâm hồn nhạy cảm, một trái tim nhân hậu, một tấm lòng chan chứa yêu thương, nhất là đối với trẻ em, Nguyễn Quang Sáng dường như đã cảm nhận đến tận cùng những biểu hiện tình cảm của nhân vật để miêu tả một cách sinh động và tinh tế. Ngoài ra, tác giả cũng rất thành công trong việc lựa chọn ngôi kể và ngôn ngữ lời thoại mang đậm chất địa phương Nam Bộ,... đem đến cho người đọc nhiều xúc động. Tất cả đã góp phần tạo nên sức thuyết phục, hấp dẫn cho chủ đề tư tưởng của tác phẩm.
III. Kết bài:
Chiến tranh đã lùi xa, cuộc sống yên bình, hạnh phúc đã đến với các em thơ trong sự tận hưởng trọn vẹn tình yêu thương của cha mẹ. Chúng ta hiểu và biết ơn bao người đã hi sinh tình cảm riêng, hi sinh cuộc đời của mình cho đất nước như cha con ông Sáu trong “Chiếc lược ngà”. Sức sống của tác phẩm là ở chỗ khơi gợi được ý nghĩa sâu sắc của tình cha con, vẻ đẹp tâm hồn của người lính Cách mạng.

28 tháng 10 2016

Bạn hình như không có đọc kỹ đề.......Câu 1 chính là trình bày suy nghĩ về 2 câu nói của cha ông ta và giáo sư Toán học Ngô Bảo Châu........còn câu 2 là thông qua bài đồng chí chứ không phải chiếc lược ngà...........
.bucminh Dù sao cũng cảm ơn bạn
 

15 tháng 8 2016

lên magj mà hỏi

15 tháng 8 2016

đây là mạng mà

cô mình ra đề như sau :Hãy tưởng tượng mình gặp anh thanh niên trong Lặng Lẽ Sa Pa hãy kể lại cuộc gặp gỡ đó?dàn ý đây ạ: - MB : Nghĩ ra một hoàn cảnh gặp anh thanh niên (một chuyến tham quan với lớp ở SaPa và tình cờ gặp người thanh niên làm trên trạm khí tượng, hoặc tương lai em muốn làm công việc như anh thanh niên nên trong dịp nghỉ hè, nghỉ lễ đã làm 1 chuyến đi để được gặp...
Đọc tiếp

cô mình ra đề như sau :
Hãy tưởng tượng mình gặp anh thanh niên trong Lặng Lẽ Sa Pa hãy kể lại cuộc gặp gỡ đó?
dàn ý đây ạ: 
- MB : Nghĩ ra một hoàn cảnh gặp anh thanh niên (một chuyến tham quan với lớp ở SaPa và tình cờ gặp người thanh niên làm trên trạm khí tượng, hoặc tương lai em muốn làm công việc như anh thanh niên nên trong dịp nghỉ hè, nghỉ lễ đã làm 1 chuyến đi để được gặp anh thanh niên,...)
- TB: (tùy vào tình huống giả định mà em đặt ra để sắp xếp ý)
+ Mô tả người thanh niên (gầy, mặc áo khoác ấm, môi nở nụ cười thân thiện...)
+ Có thể gắp anh ở nhà anh hoặc ở trạm thì em có thể tả sơ qua về nơi đó
+ Tạo mạch nối tiếp cho câu chuyện bằng cách anh thanh niên mời em 1 tách trà ấm giữa cái rét của Sa Pa (nếu em đi vào dịp hè thì miễn nhé) và em bắt đầu hỏi thăm về công việc của anh (dựa vào văn bản kể lại theo cách của em). Trong quá trình kể em có thể thêm thắt một số câu nói hội thoại giữa em và anh thanh niên nhưng không nên quá nhiều sẽ làm bài văn rời rạc, lạc đề
+ Em có thể hỏi "Chắc cuộc sống ở đây khó khăn lắm?" và kể lại câu trả lời của anh thanh niên. Có thể hỏi thêm là anh có buồn ko khi phải hi sinh hạnh phúc cá nhân
+ Cứ dựa vào nội dung văn bản đã học để nói về cuộc sống và công việc của anh thanh niên, thỉnh thoảng cần xen vào miểu tả nét mặt vui tươi, cười rạng rỡ khi anh nói đến công việc của mình (điều này cũng cho thấy dù điều kiện làm việc khó khăn nhưng anh rất yêu cv này nên rất lạc quan) hay đôi khi trầm tư, suy nghĩ gì đó, nhìn xa xăm...
+ Em cũng có thể hỏi là tại sao khi ông họa sĩ ngỏ ý muốn vẽ anh thì anh lại giới thiệu những người khác (vì anh cho đây là cv của mình, vì yêu cv, vì tưởi trẻ là cống hiến nên anh thấy nó chẳng có gì là lớn lao, cao cả và rằng còn có những người yêu cuộc sống, yêu cv hơn anh)
+ để kết thúc em có thể gợi ý là ko muốn làm phiền anh nhiều hay trời chiều em phải xuống núi cho kịp
- KB: khâm phục anh thanh niên cả trong cuộc sống và cv với điều kiện khó khăn. rút ra bài học cho bản thân (yêu lấy cv mà mình đã chọn, khi còn trẻ, còn sức thì hãy cống hiến hết mình cho xã hội...)
các bạn hoàn thành bài giúp mình được k? Mai mình thi rồi

1
20 tháng 7 2021

ngữ văn lớp 9 thì như ngữ văn lớp 5 e biết