K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

21 tháng 12 2018

THỰC RA ĐÂY LÀ CÔNG NGHỆ NHA MỌI NGƯỜI

15 tháng 9 2018

Mình 2k7

KB nha !!!

T mik đúng nha !!

-Học tốt-

15 tháng 9 2018

Có mk 

  Xin chào tất cả mọi người và hoc24 ạ, chúc tất cả mọi người có một cái Tết thật hạnh phúc, ấm no bên gia đình và người thân ạ :3! *em k nhận gạch đá đầu năm mới đâu ạ =)))* Bây giờ đang là đêm Giao thừa, thời khắc chuyển giao năm mới, năm Nhâm Dần và năm Quý Mão. Chúc tất cả mọi người có một thời gian hạnh phúc bên gia đình mình, một tuổi mới dzui dzẻ, bình an. Hi vọng...
Đọc tiếp

  Xin chào tất cả mọi người và hoc24 ạ, chúc tất cả mọi người có một cái Tết thật hạnh phúc, ấm no bên gia đình và người thân ạ :3! *em k nhận gạch đá đầu năm mới đâu ạ =)))*

 Bây giờ đang là đêm Giao thừa, thời khắc chuyển giao năm mới, năm Nhâm Dần và năm Quý Mão. Chúc tất cả mọi người có một thời gian hạnh phúc bên gia đình mình, một tuổi mới dzui dzẻ, bình an. Hi vọng chúng ta có thể gạt những bộn bề, lo âu của năm cũ sang một bên và đón một cái Tết mới, một mùa xuân mới, an khang thịnh vượng <3! Sau đây là phần giới thiệu (Nguồn: https://hotrovietluanvan.com/tieu-luan-tet-nguyen-dan-tai-viet-nam/):

 1.1 Từ nguyên

 Chữ “Tết” do chữ “Tiết” mà thành. Hai chữ “Nguyên đán” có gốc chữ Hán; “nguyên” có nghĩa là sự khởi đầu hay sơ khai và “đán” có nghĩa là buổi sáng sớm, cho nên đọc đúng phiên âm phải là “Tiết Nguyên Đán” Tết Nguyên đán được người Trung Hoa hiện nay gọi là “Xuân Tiết” hoặc “Nông lịch tân niên”, và vẫn là tết cổ truyền của họ mặc dù từ năm 1949 (bắt đầu thời kỳ Đại cách mạng văn hóa), Trung Quốc đã chính thức chuyển qua dùng dương lịch và chuyển qua gọi Tết dương lịch là Tết Nguyên đán. Do cách tính của âm lịch Việt Nam có khác với Trung Quốc cho nên Tết Nguyên đán của người Việt Nam đôi khi không hoàn toàn trùng với Xuân tiết của người Trung Quốc và các quốc gia chịu ảnh hưởng bởi văn hóa Trung Hoa và vòng Văn hóa chữ Hán khác, mà có thể chênh lệch 1 ngày (như vào các năm 2007, 2030, 2053, Tết Việt Nam trước Tết Trung Quốc 1 ngày).

 1.2 Nguồn gốc ra đời

 Tết Nguyên Đán có từ đời Ngũ Đế, Tam Vương. Đời Tam Vương, nhà Hạ, chuộng mẫu đen, nên chọn tháng đầu năm, tức tháng Giêng, nhằm tháng Dần. Nhà Thương, thích màu trắng, lấy tháng Sửu (con trâu), tháng chạp làm tháng đầu năm. Qua nhà Chu (1050-256 trước công nguyên), ưa sắc đỏ, chọn tháng Tý (con chuột), tháng mười một làm tháng Tết. Các vua chúa nói trên, theo ngày giờ, lúc mới tạo thiên lập địa: nghĩa là giờ Tý thì có trời, giờ Sửu thì có đất, giờ Dần sinh loài người mà đặt ra ngày tết khác nhau. Đến đời Đông Chu, Khổng Phu Tử ra đời, đổi ngày tết vào một tháng nhất định: tháng Dần. Mãi đến đời Tần (thế kỷ III trước Công nguyên), Tần Thủy Hoàng lại đổi qua tháng Hợi (con lợn), tức tháng Mười. Cho đến khi nhà Hán trị vì, Hán Vũ Đế (140 trước Công nguyên) lại đặt ngày Tết vào tháng Dần (tức tháng Giêng) như đời nhà Hạ, và từ đó về sau, trải qua bao nhiêu thời đại, không còn nhà vua nào thay đổi về tháng Tết nữa. Đến đời Đông Phương Sóc, ông cho rằng ngày tạo thiên lập địa có thêm giống Gà, ngày thứ hai có thêm Chó, ngày thứ ba có Lợn, ngày thứ tư sinh Dê, ngày thứ năm sinh Trâu, ngày thứ sáu sinh Ngựa, ngày thứ bảy sinh loại Người và ngày thứ tám mới sinh ra ngũ cốc. Vì thế, ngày Tết thường được kể từ ngày mồng Một cho đến hết ngày mồng bảy.

 1.3 Quan niệm ngày tết

 Người Việt tin rằng vào ngày Tết mọi thứ đều phải mới, phải đổi khác, từ ngoại vật cho đến lòng người, vì vậy khoảng mươi ngày trước Tết họ thường sơn, quét vôi nhà cửa lại. Họ cũng tất bật đi sắm sửa quần áo mới để mặc trong dịp này. Trong những ngày Tết họ kiêng cữ không nóng giận, cãi cọ. Tết là dịp để mọi người hàn gắn những hiềm khích đã qua và là dịp để chuộc lỗi. Mọi người đi thăm viếng nhau và chúc nhau những lời đầy ý nghĩa. Trẻ em sau khi chúc Tết người lớn còn được lì xì bằng một phong bì đỏ thắm có đựng ít tiền dành cho chúng tiêu xài ngày Tết. Tết ở 3 miền Bắc, Trung, Nam ở Việt Nam cũng có những điều khác nhau.

 1.4 Một số phong tục về Tết

 Một số phong tục, chú ý phổ biến như: Trang trí, sắm tết; treo tranh Tết; trang trí mâm ngũ quả, hoa Tết,…; bàn thờ tổ tiên ngày Tết; Treo Quốc Kì;…

 1.5 Ông Táo về trời

 Táo Quân trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam có nguồn gốc từ ba vị thần Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ của Lão giáo Trung Quốc nhưng được Việt hóa thành huyền tích “2 ông 1 bà” – vị thần Đất, vị thần Nhà, vị thần Bếp núc.

 Tuy vậy người dân vẫn quen gọi chung là Táo Quân hoặc Ông Táo do kết quả của thuyết tam vị nhất thể (thuyết Ba ngôi) khá phổ biến trong các tín ngưỡng, tôn giáo. Bếp là bản nguyên của nhà khi người nguyên thủy có lửa và đều dựa trên nền móng là đất.

 Việt Nam, sự tích Táo Quân được truyền khẩu, rồi ghi chép, do đó có những sự khác nhau về tình tiết, nội dung chính được tóm tắt như sau:

 Trọng Cao có vợ là Thị Nhi ăn ở với nhau đã lâu mà không con, nên sinh ra buồn phiền, hay cãi cọ nhau. Một hôm, Trọng Cao giận quá, đánh vợ. Thị Nhi bỏ nhà ra đi sau đó gặp và bằng lòng làm vợ Phạm Lang.

 Khi Trọng Cao hết giận vợ, nghĩ lại mình cũng có lỗi nên đi tìm vợ. Khi đi tìm vì tiền bạc đem theo đều tiêu hết nên Trọng Cao đành phải đi ăn xin.

 Khi Trọng Cao đến ăn xin nhà Thị Nhi, thì hai bên nhận ra nhau. Thị Nhi rước Trọng Cao vào nhà, hai người kể chuyện và Thị Nhi tỏ lòng ân hận vì đã trót lấy Phạm Lang làm chồng.

 Phạm Lang trở về nhà, sợ chồng bắt gặp Trọng Cao nơi đây thì khó giải thích, nên Thị Nhi bảo Trọng Cao ẩn trong đống rơm ngoài vườn. (Tiểu Luận: Tết Nguyên Đán Tại Việt Nam)

 Phạm Lang về nhà liền ra đốt đống rơm để lấy tro bón ruộng.

 Trọng Cao không dám chui ra nên bị chết thiêu. Thị Nhi trong nhà chạy ra thấy Trọng Cao đã chết bởi sự sắp đặt của mình nên nhào vào đống rơm đang cháy để chết theo.

 Phạm Lang gặp tình cảnh quá bất ngờ, thấy vợ chết không biết tính sao, liền nhảy vào đống rơm đang cháy để chết theo vợ.

Ngọc Hoàng trên cao cảm động trước mối chân tình của cả ba người, (2 ông, 1 bà), và cũng cảm thương cái chết trong lửa nóng của họ, ngài cho phép họ được ở bên nhau mãi mãi bèn cho ba người hóa thành “ba đầu rau” hay “chiếc kiềng 3 chân” ở nơi nhà bếp của người Việt ngày xưa.

 Từ đó, ba người ấy được phong chức Táo Quân, trông coi và giữ lửa cho mọi gia đình, đồng thời có nhiệm vụ trông nom mọi việc lành dữ, phẩm hạnh của con người.

 Táo Quân, còn gọi là Táo Công, là vị thần bảo vệ cho cuộc sống gia đình, thường được thờ ở nơi nhà bếp, cho nên còn được gọi là Vua Bếp.

 Từ xa xưa, người dân Việt đã ngưỡng mộ lòng chung thủy của Ông Táo và thờ cúng Ông Táo với hi vọng Táo Quân sẽ giúp họ giữ “bếp lửa” trong gia đình luôn nồng ấm và hạnh phúc.

 Theo tục lệ cổ truyền, người Việt tin rằng, hàng năm, cứ đến ngày 23 tháng Chạp âm lịch, Táo Quân lại cưỡi cá chép bay về trời để trình báo mọi việc xảy ra trong gia đình với Ngọc Hoàng.

 Cho đến đêm Giao thừa Táo Quân mới trở lại trần gian để tiếp tục công việc coi sóc bếp lửa của mình.

 Vị Táo Quân quanh năm ở trong bếp nên biết hết mọi chuyện hay dở tốt xấu của mọi người, cho nên để Vua Bếp “phù trợ” cho mình được nhiều điều may mắn trong năm mới, người ta thường làm lễ tiễn đưa Ông Táo về chầu Ngọc Hoàng rất trọng thể.

 Người ta thường mua hai mũ Ông Táo có hai cánh chuồn và một mũ dành cho Táo Bà không có cánh chuồn, ba cái áo bằng giấy cùng một con cá chép (còn sống hoặc bằng giấy, hoặc cũng có thể dùng loại vàng mã gọi là “cò bay ngựa chạy”) để làm phương tiện cho “Vua Bếp” lên chầu trời.

 Ông Táo sẽ tâu với Ngọc Hoàng về việc làm ăn, cư xử của mỗi gia đình dưới hạ giới. Lễ cúng thường diễn ra trước 12 giờ  trưa, sau khi cúng xong, người ta sẽ hóa vàng đồ lễ, nếu có cá sống thì  sẽ đem thả xuống sông, hồ, biển hay giếng nước, tùy theo khu vực họ sinh sống.

Thả cá chép

 1.6 Thăm mộ tổ tiên

 Từ ngày 23 đến ngày 30 tháng chạp con cái trong gia đình tề tựu đông đủ, tụ họp ở nghĩa địa đi thăm, sửa sang quét dọn mồ mả tổ tiên và những thân quyến quá cố, đem theo hương đèn, hoa quả để cúng, mời vong linh, hương hồn tổ tiên về ăn Tết cùng con cháu.

  Và vân vân mây mây các thứ khác nuz mà em không thể kể hết vì nó quá dài ;)))

 Cuối cùng xin chúc tất cả mọi người và hoc24 một năm mới vui vẻ, an khang thịnh vượng <33         

0
Nêu cảm nghĩ của em về thạch sanhcách nêucó mở đầu có thân bàicó kết bàimọi người giúp mình với mình cũng sắp thi rồigiúp luôn mình cái này nhétả cô giáoKhi mới từ mầm non bước vào cấp 1 mẹ còn dắt tay em đến trường em gặp được rất nhiều thầy cô giáo nhưng em vẫn quý nhất là cô Thoa cô đã để lại ấn tượng sâu sắc cho emCô Thoa là cô chủ nhiệm của em khi mới vào lớp...
Đọc tiếp

Nêu cảm nghĩ của em về thạch sanh

cách nêu

có mở đầu 

có thân bài

có kết bài

mọi người giúp mình với mình cũng sắp thi rồi

giúp luôn mình cái này nhé

tả cô giáo

Khi mới từ mầm non bước vào cấp 1 mẹ còn dắt tay em đến trường em gặp được rất nhiều thầy cô giáo nhưng em vẫn quý nhất là cô Thoa cô đã để lại ấn tượng sâu sắc cho em

Cô Thoa là cô chủ nhiệm của em khi mới vào lớp 1 cô có khuôn mặt trái xoan, mái tóc hơi dài , làn da vàng , dáng người gầy và hơi cao tính tình cô hiền hòa nhưng cũng có phần nghiêm khắc

ấn tượng của em về cô khi mới vào lớp 1 em vẫn còn rất nghịch và vẫn giữ tính cách ở hồi mầm non em quay ngang quay ngửa rồi không chịu viết bài em cũng viết chữ rất xấu cô liền xuống bảo em không quay ngang quay ngửa nữa mà phải chăm chỉ viết bài cô cầm tay em nắn nót từng chữ một khi rảnh rỗi cô lại cho em đi học buổi chiều để rèn chữ cho em sau một thời gian dài em đã là bạn viết chữ đẹp nhất lớp cô bảo em đi thi viết chữ đẹp của trường em vượt qua được tiếp tục rèn em đến ngày thi huyện em đến đó rất bỡ ngỡ nhưng cô động viện em đến lúc thi em nắn nót viết từng chữ xong em liền ra ngoài rồi bảo với cô và mẹ là xong rồi đợi đến ngày ra kết quả em đã được giải ba cô và mẹ rất mừng khi thi xong vào thứ 7 mẹ đưa em đến nhà cô chơi vì là trẻ con còn bé nên em không biết gì lên chỉ nghịch phá làm phiền cô nhưng cô vẫn rất vui vì em đã đến nhà cô chơi cô coi em như người nhà mỗi đến tết em lại thấy thiếu thiếu gì đó rồi mẹ đưa em đến nhà cô chơi đến nhà cô chơi

em đã tự hứa với mình là phải học thật giỏi nghe lời để không phụ lòng bố mẹ và cô Thoa năm nay khi lên cấp hai em vẫn còn nhớ mãi nhưng kỉ niệm cô và em hồi ở cấp một

có chỗ gì sai sót mong các bạn góp ý nhé

8
27 tháng 10 2017

Bai tả cô giáo của bạn rất hay

27 tháng 10 2017

Dấu phấy và chấm của bạn đi đâu hết rồi? Nghe rất lủng củng và bạn lặp lại từ "em" quá nhiều, đọc hok mượt cho lắm!

Lm như này đc chưa mnTrong cuộc đời, chắc hẳn ai cũng có một nơi để yêu thương, nâng niu. Nhà chính là nơi để ta trở về sau mỗi khó khăn, vấp ngã; là nơi chập chững những bước đi đầu đời. Và với em, ngôi nhà thân thương là nơi em rất yêu quý.Nhà em nằm ở một vùng quê thanh bình, yên ả. Vượt qua một cái ngõ nhỏ là tới nhà em. Ngõ không quá rộng rãi, được trải bê tông, hai bên...
Đọc tiếp

Lm như này đc chưa mn

Trong cuộc đời, chắc hẳn ai cũng có một nơi để yêu thương, nâng niu. Nhà chính là nơi để ta trở về sau mỗi khó khăn, vấp ngã; là nơi chập chững những bước đi đầu đời. Và với em, ngôi nhà thân thương là nơi em rất yêu quý.

Nhà em nằm ở một vùng quê thanh bình, yên ả. Vượt qua một cái ngõ nhỏ là tới nhà em. Ngõ không quá rộng rãi, được trải bê tông, hai bên trồng rất nhiều hoa râm bụt. Mỗi buổi sáng sớm, lấp ló giữa màu lá xanh ngát là những bông hoa sặc sỡ sắc màu, khoe nở những cánh thắm, mềm mại như những chiếc đèn lồng nhỏ xinh.

Bố em kể lại rằng ngôi nhà được xây dựng cách đây mười năm nhưng được sửa lại vào năm ngoái nên trông khang trang và tiện nghi hơn. Ngôi nhà hai tầng khoác lên mình bộ trang phục màu xanh nõn chuối. Đây là màu sắc mà em yêu thích nhất, luôn tạo cảm giác thoải mái, mát mẻ và dịu nhẹ. Bên trong nhà được sơn màu vàng giúp mọi người luôn được thư giãn đồng thời lại tạo nên sự quý phái, giảm được những vết ố do thời gian. Kiến trúc bên trong được thiết kế khá đơn giản. Tầng một gồm có một phòng khách, một phòng ngủ của bố mẹ và một phòng bếp. Trong phòng khách rộng rãi, thoáng mát bố em có bày vài chậu hoa hồng. Mỗi ngày, những chị hồng kiêu sa đều khoe vẻ đẹp lộng lẫy và tỏa hương thơm thoang thoảng khắp nơi. Vì đây là nơi tiếp khách nên mọi thứ được sắp xếp ngăn nắp và có một cái TV để cả nhà cùng xem các chương trình truyền hình.

Phòng ngủ của bố mẹ trang trí tuy giản đơn nhưng rất tinh tế. Nơi trang trọng nhất trong phòng được treo ảnh cưới- kỉ niệm tình yêu và hạnh phúc của gia đình. Vốn là một người yêu thích hoa nên trong phòng mẹ bao giờ cũng có một lọ hoa tươi được cắm bởi bàn tay khéo léo của mẹ.

Phòng bếp rộng khoảng 30 m2, được bài trí một cách khoa học và ngăn nắp. Cạnh đó là bàn ăn làm từ gỗ gụ hình tròn, là nơi cả nhà em sum họp sau một ngày làm việc mệt mỏi, là nơi ghi dấu những nụ cười vui vẻ. Cùng với những nguyên liệu và dụng cụ trong bếp mẹ thường dạy em nấu ăn. Những món ăn mẹ chế biến tuy đạm bạc nhưng rất hấp dẫn và bổ dưỡng.

Trên tầng hai là phòng của hai chị em em. Ngoài chiếc giường ngủ thì khoảng không gian còn lại là góc học tập của hai chị em. Cái kệ sách bằng gỗ được bố em đóng từ rất lâu nhưng đến giờ vẫn chắc chắn. Trên đó là những cuốn sách được sắp xếp ngăn nắp, những quyển truyện thiếu nhi hấp dẫn. Mặt bàn học chị em em còn để một khung ảnh có in ảnh gia đình, nụ cười tươi của mỗi thành viên như động lực giúp chúng em học tập chăm chỉ hơn. Để tạo một không gian thoáng đãng, em trồng khá nhiều cây như hoa sen thơm, xương rồng, hoa đá...

Đằng sau nhà em là cánh đồng rộng lớn, từng cơn gió mát thổi vào nhà rất dễ chịu đặc biệt là vào mùa hè. Mẹ em còn làm một mảnh vườn nhỏ để trồng rau ăn cho cả gia đình, vừa bổ dưỡng lại đảm bảo an toàn vệ sinh.

Em rất yêu quý ngôi nhà của em. Mai này dù có đi đâu xa thì em vẫn luôn nhớ về ngôi nhà thân thương, nhớ về những thành viên trong gia đình để sống và làm việc tốt hơn.

0
9 tháng 2 2018

nick mik là nguyễn ngọc bích

11 tháng 4 2018

cx đc đó

11 tháng 4 2018

Hay lắm bạn à!!!

25 tháng 10 2018

cái đó thì bạn hỏi admin đi

chứ mình k biết

Học tốt

nha

Tích tớ nnha

25 tháng 10 2018

THông báo với bạn. Hiện nay  Admin đang Fix Và Update lại cho trang. Vì thế vẫn còn một số lỗi chưa được hoàn thiện. Mong bạn thông cảm ! Chúng mình hứa sẽ Update nhanh nhất có thể !

- Chúc bạn học tốt -

25 tháng 3 2019

Bạn pk miêu tả hoàn cảnh nhớ lại 1 đêm Bác ko ngủ  ở mở bài chứ, ví dú : Nhân dịp 27-7 tôi và các anh bộ đội cùng tụ hội với nhau, các anh kể về chuyện chiến khu, còn tôi kể về 1 đêm Bác ko ngủ câu chuyện đó đã khắc sâu vào trái tim tôi, vị lãnh tụ vĩ đãi. Bắt đầu xuống thân bài bạn kể,  bạn phải thuật lại tâm trạng của anh đội viên khi lần thứ 3 thức dậy vẫn thấy Bác ngồi đinh ninh.

25 tháng 3 2019

Mùa thu năm 1950, Đảng và Chính phủ ta quyết định mở chiến dịch Cao - Bắc - Lạng (còn gọi là chiến dịch Biên giới) nhằm phá vỡ phòng tuyến bao vây căn cứ Việt Bắc của thực dân Pháp, mở đường liên lạc giữa nước ta với các nước anh em như Trung Quốc, Liên Xô... Quân ta chuẩn bị lực lượng tương đối kĩ, có sự phối hợp chặt chẽ trên các chiến trường Đềgiành thắng lợi.

Trước khi chiến dịch mở màn, Bác đến thăm các đơn vị tham gia chiến dịch và nghỉ lại nơi trú quân của đơn vị tôi. Đêm mưa, trời lạnh, chiến sĩ ngủ quây quần bên Bác. Nhưng Bác không ngủ. Người ngồi bên đống lửa, hai tay bó gối, đôi mắt trầm ngâm, những vết nhăn như sâu hơn trên vầng trán rộng.

Đêm đã khuya. Cảnh vật chìm trong bóng tối. Thỉnh thoảng văng vẳng đâu đó tiếng vỗ cánh của loài chim ăn đêm. Tiếng mưa rơi tí tách trên mái lán. Đồng đội của tôi đang ngủ say sau một ngày hành quân vất vả. Tôi trở mình, quay mặt về phía đống lửa và lặng lẽ nhìn Bác - người Cha già kính yêu của quân đội và nhân dân Việt Nam. Bác khơi cho bếp lửa cháy bùng lên, hơi ấm toả khắp căn lều dã chiến. Rồi Bác đi dém chăn cho từng chiến sĩ. Bác coi trọng giấc ngủ của bộ đội nên nhón chân rất nhẹ nhàng, cố gắng không gây ra tiếng động. Bác ân cần săn sóc các chiến sĩ không khác gì bà mẹ hiền thương yêu lo lắng cho đàn con.

Tôi dõi theo từng cử chỉ của Bác mà trong lòng trào lên tình cảm yêu thương và biết ơn vô hạn. Ánh lửa bập bùng ln bóng Bác lồng lộng trên vách nứa đơn sơ giống hình ảnh ông tiên, ông bụt trong truyện cổ tích. Tình thương của Bác đã sưởi ấm trái tim chiến sĩ trước giờ ra trận. Tôi cảm thấy mình như đang được che chở trong tình thương bao la, nồng đượm ấy. Lòng tôi bồi hồi, rưng rưng một niềm xúc động. Tôi thì thầm hỏi nhỏ:

- Thưa Bác, sao Bác chưa ngủ ạ? Bác có lạnh lắm không?

Bác không trả lời câu hỏi của tôi mà ân cần khuyên nhủ:

- Chú cứ việc ngủ ngon, Đềlấy sức ngày mai đánh giặc!

Vâng lời Bác, tôi nhắm mắt mà lòng vẫn thấp thỏm không yên. Những chiến sĩ trẻ chúng tôi sức dài vai rộng, còn Bác vừa yếu lại vừa cao tuổi; Người không ngủ thì làm sao có đủ sức khoẻ Đềchỉ đạo chiến dịch quyết liệt này?

Thời gian vẫn lặng lẽ trôi qua. Trời đang chuyển dần về sáng. Lần thứ ba thức dậy, tôi giật mình thấy Bác vẫn ngồi im như pho tượng, đôi mắt trĩu nặng suy tư, đăm đăm nhìn ngọn lửa hồng. Tôi không thể đành lòng bèn lên tiếng:

- Thưa Bác! Xin Bác chợp mắt một chút cho khoẻ ạ!

Bác cất giọng trầm ấm bảo tôi:

- Cháu đừng bận tâm. Bác không thể yên lòng mà ngủ. Trời thì mưa lạnh thế này, dân công ngủ ngoài rừng tránh sao cho khỏi ướt?! Bác nóng ruột lắm, chỉ mong trời mau sáng!

Nghe Bác nói, tôi càng hiểu tình thương của Người sâu nặng, bao la biết chừng nào! Bác! o cho chiến sĩ, dân công cũng là lo cho chiến dịch, cho cuộc kháng chiến gian khổ mà anh dũng của toàn dân. Tình thương ấy bao trùm lên đất nước và dân tộc.

Sung sướng và tự hào biết bao, tôi được làm người chiến sĩ chiến đấu dưới ngọn cờ vinh quang của Đảng, của Bác! Bác đã khơi dậy trong tôi tình đồng đội, tình giai cấp đẹp đẽ và cao quý. Không đành lòng ngủ yên trong chăn ấm, bên bếp lửa hồng, khi những đồng đội của mình còn phải chịu bao gian khổ, tôi thức luôn cùng Bác. Dường như hiểu được lòng tôi, những ngọn lửa hồng cũng nhảy múa reo vui và càng thêm rực sáng.

*Tham khảo ,nguồn:mạng*