...Trên mái nhà trường, chim bồ câu gù thật khẽ, và tô...">

K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

16 tháng 10 2018

Đáp án B

24 tháng 4 2021

Thể hiện sự hồn nhiên ngây thơ trong sáng của cậu bé Phrăng. Cậu có một tấm lòng với tổ quốc, với đất nước.

Đọc đoạn văn sau đây:Xong bài giảng, chuyển sang viết tập. Thầy Ha-men đã chuẩn bị cho ngày hôm đó những tờ mẫu mới tinh, trên có viết bằng “chữ rông” thật đẹp: Pháp, An-dát, Pháp, An-dát. Những tờ mẫu treo trước bàn học trông như những lá cờ nhỏ bay phấp phới khắp xung quanh lớp. Ai nấy đều chăm chú hết sức, và cứ im phăng phắc! Chỉ nghe thấy tiếng ngòi bút sột soạt trên...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau đây:

Xong bài giảng, chuyển sang viết tập. Thầy Ha-men đã chuẩn bị cho ngày hôm đó những tờ mẫu mới tinh, trên có viết bằng “chữ rông” thật đẹp: Pháp, An-dát, Pháp, An-dát. Những tờ mẫu treo trước bàn học trông như những lá cờ nhỏ bay phấp phới khắp xung quanh lớp. Ai nấy đều chăm chú hết sức, và cứ im phăng phắc! Chỉ nghe thấy tiếng ngòi bút sột soạt trên giấy. Có lúc những con bọ dừa bay vào nhưng chẳng ai để ý, ngay cả những trò nhỏ nhất cũng vậy, chúng đang cặm cụi vào vạch những nét sổ với một tấm lòng, một ý thức, như thể cái đó cũng là tiếng Pháp… Trên mái nhà trường, chim bồ câu gù thật khẽ […]

(A. Đô-đê)

Từ đoạn văn trên, em hãy tả lại bằng miệng quang cảnh lớp học trong Buổi học cuối cùng.

1
26 tháng 1 2019

Lớp học chuyển sang giờ tập viết, thầy Ha- men đã chuẩn bị sẵn cho mọi người những mẫu chữ thật đẹp treo trước bàn học như những lá cờ nhỏ “Pháp, An Dát”. Cả lớp ai cũng đều chăm chú hết sức, không gian xung quanh im lặng như tờ. Những học trò nhỏ cặm cụi vạch những nét sổ với tấm lòng yêu mến tiếng Pháp. Trên những mái nhà lớp học, tiếng chim bồ câu gật gù khe khẽ…

1 tháng 5 2020

Ai cũng phải đã phải làm bài kiểm tra, em cũng vậy đã có rất nhiều giờ kiểm tra, làm rất nhiều bài kiểm tra. Nhưng có một tiết kiểm tra mà em cảm thấy đáng nhớ nhất. Hôm đó, cô chủ nhiệm vào lớp cô nói tất cả mọi người lấy giấy ra làm kiểm tra, cô không vui vẻ như thường ngày mà hôm nay cô rất nghiêm ngặc. Cả lớp ai ai cũng thấy lạ, vì thế ai cũng im lặng rút giấy ra làm bài, còn những bạn không mang giấy thì đi mượn bạn khác chứ không giống mọi ngày không hề mượn mà còn ngồi chơi vì cô rất hiền. Hôm nay có một sự im lặng đến kì lạ, ai cũng ngồi ngay ngắn, tập trung làm bài không phát ra một tiếng động không như mọi hôm lớp ồn ào, đầy tiếng cười của cả lớp và cô giáo vì những trò đùa của Tuấn. Mọi thứ vẫn im lặng đến nỗi nghe thấy cả tiếng thở của cô giáo, thật nặng nề cho đến lúc hết giờ mọi thứ vẫn im lặng thì cô giáo bỗng cười lên thì mọi thứ lại náo nhiệt như xưa. Vì các bạn không muốn làm cô giáo buồn nên mới im lặng như thế. Cô ngẹn ngào nói" hôm nay là giờ kiểm tra cuối cùng của lớp vì cô phải chuyển trường" , bỗng mọi thứ lại im lặng trở lại chưa bao giờ như thế, chưa bao giờ đáng sợ như vậy, chưa bao giờ cô giáo lại khóc như lúc này, thế rồi mọi chuyện vẫn sẽ qua nhưng không ai quên được cô nên cứ mỗi tháng lại đến thăm cô một lần. Đến bây giờ em vẫn nhớ tiết kiểm tra hôm đó.

Chúc bạn học tốt nha ><

Câu 1:Phân tích giá trị nghệ thuật của hình ảnh hoán dụ trong đoạn thơ sau:"Hỡi những trái tim không thể chếtChúng tôi đi theo bước các anhNhững hồn Trần Phú vô danhSóng xanh biển cả cây xanh núi ngàn"(Tố Hữu)Câu 2: Đọc thầm câu chuyện sau: "Câu chuyện về túi khoai tây" và trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa câu chuyện bằng một bài văn ngắn.Vào một buổi học, thầy giáo chúng tôi mang...
Đọc tiếp

Câu 1:

Phân tích giá trị nghệ thuật của hình ảnh hoán dụ trong đoạn thơ sau:

"Hỡi những trái tim không thể chết
Chúng tôi đi theo bước các anh
Những hồn Trần Phú vô danh
Sóng xanh biển cả cây xanh núi ngàn"

(Tố Hữu)

Câu 2: 

Đọc thầm câu chuyện sau: "Câu chuyện về túi khoai tây" và trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa câu chuyện bằng một bài văn ngắn.

Vào một buổi học, thầy giáo chúng tôi mang vào lớp rất nhiều túi nhựa và một bao khoai tây thật to. Thầy chậm rãi giải thích với mọi người rằng, mỗi khi cảm thấy oán giận hoặc không muốn tha thứ lỗi lầm cho ai, hãy viết tên người đó lên một củ khoai tây rồi cho vào túi nhựa. Chúng tôi thích thú viết tên những người không ưa hay ghét hận rồi cho vào túi. Chỉ một lúc sau, chiếc túi nào của chúng tôi cũng đã căng nặng, đầy khoai tây. Thậm chí có người một túi không chứa hết khoai, phải thêm một túi nhỏ kèm theo.

Sau đó, thầy yêu cầu chúng tôi hãy mang theo bên mình túi khoai tây đó bất cứ nơi đâu và bất cứ lúc nào trong thời gian một tuần lễ. Đến lớp thì mang vào chỗ ngồi, về nhà thì mang vào tận giường ngủ, thậm chí khi vui chơi với bạn bè cũng phải đem theo.

Chỉ sau một thời gian ngắn, chúng tôi đã bắt đầu cảm thấy mệt mỏi và phiền toái vì lúc nào cũng có một túi khoai tây nặng nề kè kè bên cạnh. Tình trạng này còn tệ hơn nữa khi những củ khoai tây bắt đầu thối rữa, rỉ nước. Cuối cùng, chúng tôi quyết định xin thầy cho quẳng hết số khoai tây ấy đi và cảm thấy thật nhẹ nhàng, thoải mái trong lòng.

Lúc ấy, thầy giáo của chúng tôi mới từ tốn nói: "Các em thấy không, lòng oán giận hay thù ghét người khác đã làm cho chúng ta thật nặng nề và khổ sở! Càng oán ghét và không tha thứ cho người khác, ta càng giữ lấy gánh nặng khó chịu ấy mãi trong long. Lòng vị tha, sự cảm thông với những lỗi lầm của người khác không chỉ là món quà quý giá để ta trao tặng mọi người, mà đó còn là món quà tốt đẹp mỗi chúng ta dành tặng cho bản thân mình".

1
17 tháng 2 2019

Câu 1"Chỉ ra các hình ảnh hoán dụ: 

  • Hình ảnh "Những trái tim không thể chết", "trái tim" chỉ tình yêu nước thương dân, tình yêu lí tưởng cách mạng của các anh hùng liệt sĩ.
  • Hình ảnh hồn Trần Phú vô danh chỉ các liệt sĩ cách mạng của Đảng, của dân tộc.
  • Hình ảnh "sóng xanh" và "cây xanh" là những dấu hiệu biểu thị sự trường tồn, bất diệt của các anh hùng liệt sĩ đó.

Phân tích tác dụng của các hình ảnh hoán dụ:

Qua những hình ảnh ấy, Tố Hữu ca ngợi tình yêu nước thương dân, lòng trung thành với lí tưởng cộng sản của các liệt sĩ cách mạng. Nhà thơ khảng định tên tuổi và tinh thần cách mạng của các liệt sĩ đời đời bất tử, trường tồn với đất nước, với dân tộc Việt Nam.

Câu 2: Bài học rút ra :

  • Không nên ghi nhớ thù hận người khác. Cần biết tha thứ để có một tâm hồn nhẹ nhõm thanh cao.
  • Đừng để mất đi sự ấm cúng, tương hỗ trong quan hệ giữa con người với con người. Tha thứ là điều dễ dàng nhất chúng ta có thể làm trên thế giới này. Hãy quý trọng những điều mình có, đừng nhân thêm nỗi đau hay giữ khư khư lòng vị tha mà không chịu ban phát.
6 tháng 4 2020

Buổi học cuối cùng:

Giá trị nội dung
- Ca ngợi tiếng mẹ đẻ, đề cao lòng yêu nước.
- Khẳng định chân lí bất diệt: "Khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình, thì chẳng khác gì nắm được cái chìa khóa chốn lao tù".
2. Giá trị nghệ thuật
- Ngôi kể thứ nhất xưng "tôi", người kể chuyện là cậu bé Phrăng giúp cho câu chuyện tự nhiên và góp phần diễn tả một cách chân thực, sinh động tâm trạng, cảm xúc của nhân vật.
- Tình huống truyện hấp dẫn, thu hút người đọc.
- Nghệ thuật xây dựng nhân vật độc đáo, nhân vật hiện lên sinh động qua ngoại hình, trang phục, cử chỉ, lời nói, hành động, tâm trạng.

mình sẽ cập nhập sau. Nhớ k cho mình nhé!

                                   #Dương Uyển Nhi#

Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu sau:Một thời lêu lổngMẹ tôi, ngày nào cũng đi từ sáng sớm , tối mịt mới về nhà, người lại không biết chữ nên không thể nào kiểm soát sự học của chúng tôi được. Đầu năm học, chúng tôi cần tiền mua bút mực, sách vở thì người lấy trong ruột tượng ra đưa; cuối năm người hỏi có được lên lớp không, thế thôi. Ruột tượng của người...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu sau:

Một thời lêu lổng

Mẹ tôi, ngày nào cũng đi từ sáng sớm , tối mịt mới về nhà, người lại không biết chữ nên không thể nào kiểm soát sự học của chúng tôi được. Đầu năm học, chúng tôi cần tiền mua bút mực, sách vở thì người lấy trong ruột tượng ra đưa; cuối năm người hỏi có được lên lớp không, thế thôi. Ruột tượng của người là một cái túi hẹp mà dài khoảng thước rưỡi bằng sồi (tơ gốc, mặt sù sì, rất bền) vừa để thắt lưng vừa để đựng tiền. Tối nào người thu tiền về thì ruột tượng đầy xu đồng và trinh, phồng ở trước bụng.

Khi cha tôi mất, tôi đã biết lo về thân phận của mình, nhưng tuổi đó chỉ ngủ một đêm, sáng dậy đã quên hết. Lo thì lo vậy, chứ không biết siêng học. Không còn cha nhắc nhở, kiềm chế nữa, tôi bỏ bê việc học trọn một niên khóa. Tôi vẫn đi học đều đều, không trốn buổi nào, nhưng thường đi sớm mà về rất trễ vì cùng với bạn thơ thẩn trên bờ đê tìm cỏ gà, bắt dế.

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt và ngôi kể được sử dụng trong đoạn trích?

Câu 2: Nêu ngắn gọn nội dung đoạn trích.

Giúp mk với mọi người, bài này có nhiều chi tiết mk ko hiểu gì cả , mk ghi ko sai chỗ nào đâu ạ!

3
24 tháng 11 2017

câu 1 phương thức biểu đạt la văn tự sự , ngôi kể là ngôi thứ nhất

câu 2 nội dung nói về việc học của mình

14 tháng 3 2018

C1: phương thức biểu đạt tự sự ; ngôi thứ 1

C2: nói về việc kiếm tiền vào việc học hành của con

Câu 1: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: “Nhân buổi ế hàng, năm ông thầy bói mù chuyện gẫu với nhau. Thầy nào cũng phàn nàn không biết hình thù con voi nó ra làm sao. Chợt nghe người ta nói có voi đi qua, năm người chung nhau tiền biểu người quản tượng xin cho con voi đứng lại để cùng xem.Thầy sờ vòi, thầy sờ ngà, thầy sờ tai, thầy sờ chân, thầy thì sờ đuôi.”...a. Đoạn văn trên...
Đọc tiếp

Câu 1: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: “Nhân buổi ế hàng, năm ông thầy bói mù chuyện gẫu với nhau. Thầy nào cũng phàn nàn không biết hình thù con voi nó ra làm sao. Chợt nghe người ta nói có voi đi qua, năm người chung nhau tiền biểu người quản tượng xin cho con voi đứng lại để cùng xem.Thầy sờ vòi, thầy sờ ngà, thầy sờ tai, thầy sờ chân, thầy thì sờ đuôi.”...

a. Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào?

b. Văn bản đó được viết theo thể loại gì?

c. Phương thức biểu đạt của đoạn văn là gì?

d. Đoạn văn trên được kể theo thứ tự nào?

Câu 2: Chỉ ra lỗi sai trong câu sau và sửa lại cho đúng:

a. Tôi rất yêu mẹ tôi vì mẹ tôi đã chăm sóc tôi từ thuở lọt lòng.

b. Bài văn đã thể hiện lòng yêu nước sâu sát của tác giả.

c. Lão cố tỏ ra vui vẻ nhưng thực ra lão rất nhớ thương chú chó vàng của lão vì lão bị ốm mà phải bán chú đi.

d. Các chiến sĩ đã hi sinh anh liệt

e. Nhà vua gả công chúa cho Thạch Sanh, lễ cưới của công chúa và Thạch Sanh tưng bừng nhất kinh kì.

f. Vừa mừng vừa sợ, Lí Thông không biết làm thế nào, cuối cùng, Lí Thông truyền cho dân mở hội hát xướng mười ngày để nghe ngóng.

Câu 3: Lựa chọn từ thích hợp để điền vào chỗ trống:

a. Điểm xuyết / điểm xiết Trên tán lá xanh ......................................... vài bông hoa đỏ thắm.

b. Hoang tàn/ hoang tàng Ngôi nhà này trông thật..........................................................

c. Mau mắn/ may mắn Chúc anh lên đường ..............................................................

d. Bình thường / bình thản Dù bận trăm công nghìn việc nhưng khuôn mặt chị vẫn...................................

e. Dữ dội / dữ dằn Tiếng mua rơi ầm ầm thật ........................................

f. Yên lặng / yên tĩnh Chị ................................ rồi cất tiếng nói.

g. Êm đềm / êm ái Tuổi học trò trôi qua thật...................................

h. Hiền hòa / hiền hậu Dòng sông ............................ chảy.

2
18 tháng 8 2020

Câu 1: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: “Nhân buổi ế hàng, năm ông thầy bói mù chuyện gẫu với nhau. Thầy nào cũng phàn nàn không biết hình thù con voi nó ra làm sao. Chợt nghe người ta nói có voi đi qua, năm người chung nhau tiền biểu người quản tượng xin cho con voi đứng lại để cùng xem.Thầy sờ vòi, thầy sờ ngà, thầy sờ tai, thầy sờ chân, thầy thì sờ đuôi.”...

a. Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào?

Đoạn văn trên trích trong tác phẩm : " thầy bói xem voi "

b. Văn bản đó được viết theo thể loại gì?

Thể loại : truyện ngụ ngôn

c. Phương thức biểu đạt của đoạn văn là gì?

Tự sự 

d. Đoạn văn trên được kể theo thứ tự nào?

Thứ tự thời gian

Câu 2: Chỉ ra lỗi sai trong câu sau và sửa lại cho đúng:

a. Tôi rất yêu mẹ tôi vì mẹ tôi đã chăm sóc tôi từ thuở lọt lòng.

Lỗi sai : lặp từ "mẹ tôi"

Sửa lại : Tôi rất yêu mẹ tôi vì mẹ đã chăm sóc tôi từ thuở lọt lòng.

b. Bài văn đã thể hiện lòng yêu nước sâu sát của tác giả.

Lỗi sai : Lẫn lộn giữa các từ gần âm " sâu sát"

Sửa lại : Bài văn đã thể hiện lòng yêu nước sâu sắc của tác giả.

c. Lão cố tỏ ra vui vẻ nhưng thực ra lão rất nhớ thương chú chó vàng của lão vì lão bị ốm mà phải bán chú đi.

Lỗi sai : lặp từ " lão"

Sửa lại : Lão cố tỏ ra vui vẻ nhưng thực ra lão rất nhớ thương chú chó vàng của mình. Vì lão bị ốm mà phải bán chú đi.

d. Các chiến sĩ đã hi sinh anh liệt

Lỗi sai : Lẫn lộn giữa các từ gần âm " anh liệt"

Sửa lại : Các chiến sĩ đã hi sinh oanh liệt.

e. Nhà vua gả công chúa cho Thạch Sanh, lễ cưới của công chúa và Thạch Sanh tưng bừng nhất kinh kì.

Lỗi sai : lặp từ"công chúa và Thạch Sanh"

Sửa lại :Nhà vua gả công chúa cho Thạch Sanh, lễ cưới của họ tưng bừng nhất kinh kì.

f. Vừa mừng vừa sợ, Lí Thông không biết làm thế nào, cuối cùng, Lí Thông truyền cho dân mở hội hát xướng mười ngày để nghe ngóng.

Lỗi sai : lặp từ " Lí Thông"

Sửa lại : Vừa mừng vừa sợ, Lí Thông không biết làm thế nào, cuối cùng, hắn truyền cho dân mở hội hát xướng mười ngày để nghe ngóng.

Câu 3: Lựa chọn từ thích hợp để điền vào chỗ trống:

a. Trên tán lá xanh điểm xuyết vài bông hoa đỏ thắm.

b.  Ngôi nhà này trông thật hoang tàn

c. Chúc anh lên đường may mắn

d. Dù bận trăm công nghìn việc nhưng khuôn mặt chị vẫn bình thản

e.Tiếng mua rơi ầm ầm thật dữ dội

f.  Chị yên lặng rồi cất tiếng nói.

g. Tuổi học trò trôi qua thật êm đềm.

h. Hiền hòa / hiền hậu Dòng sông hiền hòa chảy.

Câu 1: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: “Nhân buổi ế hàng, năm ông thầy bói mù chuyện gẫu với nhau. Thầy nào cũng phàn nàn không biết hình thù con voi nó ra làm sao. Chợt nghe người ta nói có voi đi qua, năm người chung nhau tiền biểu người quản tượng xin cho con voi đứng lại để cùng xem.Thầy sờ vòi, thầy sờ ngà, thầy sờ tai, thầy sờ chân, thầy thì sờ đuôi.”...

a. Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào? Tác phẩm : '' Thầy bói xem voi ''

b. Văn bản đó được viết theo thể loại gì? Theo thể loại : Chuyện ngụ ngôn.

c. Phương thức biểu đạt của đoạn văn là gì? PTBĐ : Tự sự .

d. Đoạn văn trên được kể theo thứ tự nào? Theo thứ tự thời gian

Câu 2: Chỉ ra lỗi sai trong câu sau và sửa lại cho đúng:

a. Tôi rất yêu mẹ tôi vì mẹ tôi đã chăm sóc tôi từ thuở lọt lòng. -> Loại bỏ từ : '' tôi ''

b. Bài văn đã thể hiện lòng yêu nước sâu sát của tác giả.  -> sắc

c. Lão cố tỏ ra vui vẻ nhưng thực ra lão rất nhớ thương chú chó vàng của lão vì lão bị ốm mà phải bán chú đi.-> mình

d. Các chiến sĩ đã hi sinh anh liệt -> oanh

e. Nhà vua gả công chúa cho Thạch Sanh, lễ cưới của công chúa và Thạch Sanh tưng bừng nhất kinh kì.->họ

f. Vừa mừng vừa sợ, Lí Thông không biết làm thế nào, cuối cùng, Lí Thông truyền cho dân mở hội hát xướng mười ngày để nghe ngóng. -> hắn ta

Câu 3: Lựa chọn từ thích hợp để điền vào chỗ trống:

a. Điểm xuyết / điểm xiết Trên tán lá xanh ......................................... vài bông hoa đỏ thắm.

b. Hoang tàn/ hoang tàng Ngôi nhà này trông thật..........................................................

c. Mau mắn/ may mắn Chúc anh lên đường ..............................................................

d. Bình thường / bình thản Dù bận trăm công nghìn việc nhưng khuôn mặt chị vẫn...................................

e. Dữ dội / dữ dằn Tiếng mua rơi ầm ầm thật ........................................

f. Yên lặng / yên tĩnh Chị ................................ rồi cất tiếng nói.

g. Êm đềm / êm ái Tuổi học trò trôi qua thật...................................

h. Hiền hòa / hiền hậu Dòng sông ............................ chảy.

Trong cuộc đời của mỗi người, ai cũng đã từng mắc lỗi. Riêng tôi cũng đã có sai lầm mà làm cho tôi có một bài học đáng nhớ trong cuộc đời. Đó là lúc tôi đi về quê vào hè năm ngoái.Khi đến nơi, ông bà tôi rất vui. Mọi người đã cùng nhau vui chơi, nói về tình hình học tập của tôi trong thời gian vừa qua. Một hôm, khi đang rượt đuổi chú chó của ông trong nhà, tôi đã vô tình làm rơi...
Đọc tiếp

Trong cuộc đời của mỗi người, ai cũng đã từng mắc lỗi. Riêng tôi cũng đã có sai lầm mà làm cho tôi có một bài học đáng nhớ trong cuộc đời. Đó là lúc tôi đi về quê vào hè năm ngoái.

Khi đến nơi, ông bà tôi rất vui. Mọi người đã cùng nhau vui chơi, nói về tình hình học tập của tôi trong thời gian vừa qua. Một hôm, khi đang rượt đuổi chú chó của ông trong nhà, tôi đã vô tình làm rơi chiếc bình xuống sàn nhà, chiếc bình mà ông rất quý. Nó đã vỡ, khi ông nghe thấy tiếng động lạ, bèn chạy đến ngay. Tôi sợ ông la, liền đổ tội cho chú chó :”Thưa ông, cháu không có làm vỡ chiếc bình của ông đấy”. Ông đã cười thầm và đi chỗ khác. Tôi đã dọn dẹp chúng và chạy thật nhanh đến mẹ, kể hết mọi việc cho mẹ nghe. Mẹ bảo :”Con hãy nhận lỗi và xin lỗi với ông ngay đi, mẹ nghĩ ông sẽ tha thứ cho con bởi vì con không cố ý mà”. Thế nhưng mà tôi vẫn còn lo sợ. Sáng hôm sau, khi ra về, tôi cảm thấy rất có lỗi với ông, tôi liền chạy vào và nói hết sự thật, cứ tưởng ông sẽ la tôi, thế mà ông lại cười và nói :”Thực ra, ông đã biết hết mọi chuyện nhưng ông chỉ muốn để cháu nhận lỗi thôi”.Và cuối cùng, tôi đã lên đường sau lời tạm biệt ông.

Từ đó trở đi, tôi rất cảm ơn ông vì đã cho tôi bài học đáng nhớ trong cuộc đời :”Đừng bao giờ nói dối”.

Các bạn hãy đánh giá bài viết của mình và xem nó có những lỗi sai chỗ nào nha.Cảm ơn các bạn

7
28 tháng 12 2017

nếu đây là thi học kì thì tạm được nhưng trong các bài tập làm văn thì nó quá ngắn. Tuy đây là văn tự sự nhưng bạn nên miêu tả nhiều hơn, lược bớt phần biểu cảm lại. Còn nữa, câu " thưa ông, cháu không làm vỡ chiếc bình của ông đấy" đọc nó cứ lũng cũng, bạn nên đổi câu khác. Phần lúc bạn đi xin lỗi ông, bạn nên thêm một lời căn dặn của ông hoặc hứa hẹn của bạn đối với ông. Vậy thì bài văn của bạn sẽ hay hơn. 

28 tháng 12 2017

bn làm hay mà