Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Dù bạn là ai, dù bạn ở nơi đâu, hay dù bạn đã đi xa nhưng kỉ niệm về một thời học sinh duới mái trưòng thân yêu- ngôi nhà thứ hai sẽ không phai nhạt trong kí ức của mỗi đứa học trò.Thật may mắn cho tôi đã đựoc gắn bó với ngôi trường mang tên Trường trung học cơ sở thị trấn pliekần.Một thời cắp sách đến truờng-đó là thời đẹp nhất, ngây thơ, trong sáng nhất với những kỉ niệm về thầy cô và bạn bè. Đựoc thành lập từ năm 2000.Trải qua chín năm hoạt động dạy học và học tập cố gắng của hơn tám tram học sinh và gần một trăm thầy cô giáo trường tôi đã xuất sắc là ngôi trường đứng đầu huyện.Nằm trên con đường hai bà trưng.Từ xa xa trên con đuờng đi học, có thể nhìn thấy trường tôi với tường vàng, mái ngói đỏ son.Trưòng tôi nằm ở một khuôn viên rông, thoáng đãng.Từ ngoai bước vào là cánh cổng kéo dài chào đón chúc tôi mỗi ngày, mở ra cho chúng tôi một thế giới kì diệu.Ngày ngày bên cánh cổng thân yêu đó là hình dáng của bác bảo vệ hiền lành, cởi mở đã gắn bó với trường tôi từ khi thành lập đến nay.Hoạt động thường ngày ở cổng trường trong gìơ hành chính là của các bạn đội cờ đỏ.Theo vào,hiện ra trước mắt là ba dãy phòng, mỗi dãy hai lầu.Dãy A là nơi làm việc của ban giám hiệu nhà truờng, của các thầy cô ở từng tổ chuyên môn,phòng truyền thống đội.Trường tôi có hai mươi chín lớp.Dãy B khu học chính của hai mươi tư lớp.Thêm bên dãy C là ba phòng học của năm lớp còn lại ,được sắp xếp học chéo buổi sáng chiều.Kéo dài ở dãy B là phòng hội truờng ở lầu trên-nơi diễn ra các buổi họp cũng như chuyên đề của nhà trường.Lầu dưới là phòng thực hành với đầy đủ các thiết bị thực hành của các tổ chuyên môn:Hoá-sinh, lý-công nghệ mới đuợc đua vào hoạt động.Kéo dài ở dãy C là khu vực đang đựoc xây dựng chuẩn bị được đưa vào hoạt động để làm phòng học cho các lớp bồi dưỡng và phụ đạo.Mỗi phòng học của từng lớp đuợc xây dựng rỗng rãi với đầy đủ các thiết bị quạt và điện sáng.Thư viện,phòng đa chức năng và phòng thực hành tin học đựoc sắp xếp cùng ở dãy C.Nơi để xe của các thầy cô giáo được xếp ở góc trái của ngôi trường, khu để xe của học sinh đựoc sếp dài theo từng lớp ở sau dãy B phòng học. Nơi tiếng cười của mỗi đứa học trò chúng tôi vang lên là ở sân trường, nơi chúng tôi được thả mình vào niềm vui của học trò.Có thể là khu vực trung tâm của ngôi trường nên được xây dựng khá rộng láng xi măng.Cột cờ của truờng tôi được đặt ở chính giữa trứoc dãy A-nơi mà mỗi sáng thứ haui chào cờ thầy trò chúng tôi cùng đánh giá nhận xét kết quả hoạt động trong tuần cũng như triển khia kế hoạch tuần tới.Khuôn viên trường trở nên trong lành hơn trong những ngày nắng hè, tươi mát hơn trong những ngày trời thu là nhờ cây xanh.Cây tùng cứg cáp, dẻo dai qua ngày tháng.Cây phượng như là minh chứng cho chúng tôi vè những kỉ niệm trong sáng, thân thwong của bao bạn bè.Và nhiều loại cây khác nhau được trồng trong khu vực cảu sân truờng nữa.Sau dãy B là nơi mỗi buổi chiều học tập xong, các bạn thi nhau thể hiện mình ở các cuộc chơi thể thao như bóng đá, bòng chuyền và cả cầu lông.Tiếng reo hò cỗ vũ làm tan cái mệt mỏi của bao học trò sau một ngày học cang thẳng. Với quy mô nhà trường khang trang và rộng lớn, thầy cô giáo nhiệt tình với công việc, thân thiện với học sinh.Dùi dắt mỗi học sinh nên người với cả tâm huyết trường tôi đã đạt đựoc rất nhiều thành tích đựoc huyện và tỉnh công nhận.Trường trung học cơ sở thị trấn pleikần là trường xuất sắc dẫn đầu huyện đang cố gắng, nỗ lực chuẩn bị cho việc nhận bằng đạt trường chuẩn quốc gia sau nhiều năm phấn đấu.Ai nấy đều rất phấn khởi và tự hào về chính ngôi trường mà mình đang lớn lên. Trường tôi là thế đó: rất khiêm nhường, thân thiện, thầy cô và bạn bè hoà đồng với nhau và cùng nhau cố gắng phấn đấu không gừng.Tôi yêu quý ngôi trường này biết bao.Tất cả những kỉ niệm dưới ngôi nhà thứ hai này sẽ mãi theo tôi trên suốt cuộc đời.
Trong cuộc đời học sinh, ai cũng có những niềm riêng để tự hào. Những ngôi trường nằm trong kí ức luôn là những cái tên không thể quên trong cuộc đời. Với tôi cái tên "Trường trung học phổ thông Thuận Thành số 1" là một cái tên để tự hào như thế.
Thuyết minh về trường em
Được biết đến là một trường trung học phổ thông công lập của tỉnh Băc Ninh, trường Trung học phổ thông Thuận Thành số 1 luôn khẳng định vị thế đứng đầu khối các trường trung học không chuyên của tỉnh. Được thành lập vào năm 1961, ngôi trường đã viết lên trang sử dày truyền thống. Nằm ở khu vực phố Khám xã Gia Đông huyện Thuận Thành, trường có một cơ sở vật chất khang trang và cực kì kiên cố. Trước cổng trường là vòm cong tựa parabol. Bước vào cổng là nền gạch vàng hồng in nổi những họa tiết để tránh trơn trượt. Khoảng sân rộng, nhiều cây xà cừ. Những cây này được trồng từ rất lâu từ khi trường mới thành lập. Chúng được trồng theo hàng thẳng tắp ra phía cổng. Bước từ cổng nhìn thẳng vào là khu nhà 3 tầng được xây dựng năm 1975. Đây cũng là khu nhà được xây dựng có sảnh để tổ chức những lễ kỉ niệm, lễ bế giảng. Không chỉ thế, khu nhà này còn có phòng đoàn, phòng hành chính, phòng sổ điểm và chìa khóa lớp học. Còn lại là lớp học dành cho khối 10 và khối 11. Đứng ở sân trường nhìn sang bên phải là khu phòng máy tính và tin học. Được xây dựng là hai tầng thông sang với khu nhà 3 tầng với sáu phòng bao gồm cả phòng y tế, Tầng 1 là nơi lưu trữ hồ sơ từ những ngày thành lập, trước đây còn là lưu trữ bằng giấy tờ nhưng hiện nay đã lưu trữ bằng cơ sở dữ liệu của nhà trường. Tầng hai của khu nhà này là phòng tin học với trang thiết bị hiện đại giúp cho học sinh thực hành tốt những giờ tin học trong chương trình. Nhìn sang bên trái lúc này là khu nhà hiệu bộ. Được xây dựng với hai tầng theo thiết kế có sảnh ở giữa Tầng 1 là các phòng nghỉ của giáo viên, được sắp xếp theo từng tổ bộ môn. Tầng 2 là phòng hội nghị, phòng họp, nơi tổ chức, diễn ra các cuộc họp bộ môn từng tuần từng tháng, hoặc nơi tổ chức các sự kiện liên quan tới chuyên môn nhà trường, đội ngũ viên chức nhà trường. Đây cũng là nơi tiếp đón vị khách ghé thăm ngôi trường. Khu nhà ba tầng có lối đi dẫn sang khu nhà 4 tầng phía sau của khu nhà này. Sau khu nhà 3 tầng là khoảng sân bê tông rồi đến khu nhà 4 tầng này. Khu nha này bao gồm phòng học dàng cho khối 12 và một số lớp khối 11, và một vài phòng thực hành của các môn tự nhiên: hóa học, vật lý. Khu nhà 4 tầng này được xây dựng sau khu nhà 3 tầng và khu hiệu bộ. Mới đây, năm 2015, trường đã xây dựng xong khu nhà mới với thiết kế hiện đại, 5 tầng, nằm bên cạnh khu nhà 4 tầng này. Đồng thời, nhà trường cũng phá dỡ khu nhà 2 tầng là chứng nhân cho sự tồn tại của nhà trường vào năm 2015. Khu nhà 2 tầng này là hình ảnh ban đầu của ngôi trường khi mới thành lập. Dỡ bỏ khu nhà 2 tầng, nhà trường đã thiết kế khuôn viên và khu nhà để xe cho học sinh. Công trình cuối cùng của nhà trường là nhà đa năng. Đây là khu nhà nơi tổ chức những buổi kết nạp đoàn, cảm tình đoàn, đón chào diễn giả truyền lửa cho các bạn lớp 12 chuẩn bị bước vào ngưỡng cửa của cuộc đời. Cũng là nơi tổ chức các cuộc thi bên lề của dịp lễ lớn, phòng tập luyện cho những bạn có tài năng, đam mê nghệ thuật. Căng – tin nhà trường được xây dựng bên cạnh khu nhà hiệu bộ. Căng – tin không lớn nhưng cũng đủ để học sinh trường thoải mái ăn uống, photo tài liệu, cung cấp đồ dùng cần thiết cho viêc học tập.
Trên đây là cơ sở vật chất nhà trường. Truyền thống của nhà trường còn được thể hiện trong những thành tích mà cả thấy và trò đều đã đạt được. Năm 2005, chủ tịch Ủy ban trung ương mặt trân tổ quốc Việt Nam đã tới dự lễ khai giảng và viết sổ vàng truyền thống. Nă, 2009 phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan, thứ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo về dự lễ khai giảng, năm 2011 kỉ niệm 50 năm thành lập trường, đón nhận huân chương lao động hạng nhất. Những mốc son lịch sử của nhà trường đã tạo nên truyền thống vàng. Truyền thống ấy còn được viết lên bằng những cái tên ưu tú, những nhà giáo, những thế hệ học trò. Nhà giáo nhân dân, nhà giáo ưu tú, giám đốc sở giáo dục đào tạo, vụ trưởng, phó giáo sư tiến sĩ… Những cái tên sáng chói luôn là niềm tự hào của học sinh cũng như nhà trường. Những thủ khoa đại học, những học sinh đạt giải cao trong các kì thi, cuộc thi dành cho học sinh trong toàn quốc. Quan trọng nhất vẫn là tỉ lệ đỗ đại học của nhà trường và các cuộc thi học sinh giỏi cấp huyện cấp tỉnh và cấp quốc gia. Những mục tiêu phấn đấu của nhà trường đã được hoạch định sẵn và có phương hướng đào tạo để phát triển được chúng. Không ai có thể phủ nhận sự tận tâm, liên tục thay đổi phương pháp dạy và tìm tòi, cập nhật những kiến thức, dạng bài mới để giúp cho thành tích của học sinh cũng như nhà trường ngày càng vươn xa.
Ngôi trường Trung học phổ thông Thuận Thành số 1 vẫn mãi còn đó với tương lai phát triển ngày càng rộng mở. Thầy và trò nhà trường luôn không ngừng thi đua, dạy và học tốt. Ngôi trường ngày càng khẳng định vị thế của mình trong danh sách, bảng xếp hạng trường chuẩn quốc gia, là niềm tự hào của người dân tỉnh Bắc Ninh.
#Tuy đây không phaỉ trường mik hok nhưng cũng góp ý cho bn
Tóm tắt văn bản Trong lòng mẹ
Hồng là một chú bé mồ côi cha, mẹ thì bỏ nhà đi tha hương câù thực.Nên Hồng phải chịu sự giả dôí của họ hàng nhất là bà cô cuả chú.
Một hôm cô của chú mở lơì kêu chú vào Thanh Hoá chơi với mẹ. Khi biết cô mình đang đóng kịch nên chú 0 đáp lại.Tưởng là đã xong ai ngờ bà cô lại đánh thêm 1 đòn tâm lý nữa là ngân daì chữ em bé làm cho chú nghẹn ứ cổ họng.
gần đến đoạn tang thầy thì từ trên trường chú đã thâý thấp thoáng hình ảnh cuả mợ trên xe kéo thì chú gọi nhưng lại sợ là 0 phải là mợ mình.
khi biết đó là mợ mình thì chú đã nằm lên người mợ chú và quên đi những lơì nói cuả bà cô.
Tóm tắt văn bản Tức nước vỡ bờ
Bài tóm tắt 1
Được bà lão hàng xóm cho vay chút gạo chị Dậu liền nấu cháo cho anh Dậu ăn. Chị vừa múc bát cháo bưng lên cho chồng, anh Dậu còn chưa kịp ăn thì tên cai lệ và người nhà lí trưởng xông vào đòi bắt trói. Ban đầu, chị Dậu vừa lo lắng cho chồng, vừa sợ hãi trước hành động cử chỉ của đám tay sai đã rất thiết tha van nài các "ông" tha cho chồng "cháu". Nhưng lũ đầu trâu mặt ngựa vẫn hung hăng lao vào bắt trói anh Dậu. Nỗi tức tối đã chiến thắng nỗi sợ hãi, chị Dậu cãi lí: chồng tôi đau ốm các ông không được bắt. Những tưởng lí do rất chính đáng đó có thể ngăn cản hành vi mất hết nhân tính của bọn cai lệ và người nhà lí trưởng nhưng vô hiệu. Bị bọn chúng đánh lại, chị Dậu uất ức vùng lên thách thức: "Mày trói chồng bà, bà cho mày xem" và quật ngã cả hai tên tay sai.
Bài tóm tắt 2
Gia đình anh Dậu nghèo khổ không có tiền nộp sưu. Anh Dậu vì thiếu sưu mà bị lôi ra đình đánh đập và khi được trả về chỉ còn là một thân xác rũ rượi. Đươc bà hàng xóm cho bát gạo, chị Dậu nấu cháo cho anh Dậu ăn. Nhưng anh chưa kịp ăn thì tên cai lệ và người nhà lí trưởng đến đòi sưu. Chị Dậu van xin chúng tha cho anh Dậu nhưng chúng không nghe mà còn đánh chị và sấn đến định trói anh Dậu mang đi. Quá phẫn nộ, chị đã liều cự lại và chống trả quyết liệt, quật ngã hai tên tay sai.
Bài tóm tắt 3
Giai đình chị Dậu là một gia đình nghèo khó sống ở thôn Đoài. Đến ngày sưu thuế thì chị phải chạy vạy khắp nơi để đóng thuế sưu cho anh Dậu. Vì đóng sưu chậm nên anh Dậu bị điệu ra đình và bị bọn cai lệ đánh như chết đi sống lại. Ngày sau chúng trả anh về cho chị Dậu, thấy chồng bị đánh đập chị Dậu lo kiếm bát cháo cho anh ăn đỡ đói, anh Dậu chưa kịp ăn thì bọn cai lệ và người nhà lí trưởng lại xông vào nhà. Bọn chúng mặt hầm hè đằng đằng sát khí vào nhà chị đòi thêm tiền sưu của chú Hợi đã chết từ lâu. Túng quá chị Dậu không đủ tiền đóng đành năn nỉ chúng thế mà bọn chúng vẫn không cho khất còn xông tới đòi đánh anh Dậu. Thương chồng và chịu không nổi cái tính của bọn cai lệ chị Dậu liều mạng đánh chúng một trận tả tơi.
Tóm tắt văn bản Lão Hạc
1. Tóm tắt truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao - Bài làm 1
Lão Hạc là một người nông dân nghèo, sống cô độc, chỉ có con chó Vàng làm bạn. Con trai lão vì nghèo không lấy được vợ, đã phẫn chí bỏ làng đi làm ăn xa. Lão Hạc ở nhà chờ con về, làm ăn thuê để kiếm sống. Sau một trận ốm dai dẳng, lão không còn sức đi làm thuê nữa. Không còn đường sinh sống, lão Hạc lặng lẽ đi đến một quyết định quan trọng. Lão bán con chó Vàng mà lão rất mực yêu thương, mang hết số tiền dành dụm được và cả mảnh vườn gửi cho ông Giáo trông coi hộ. Lão chịu đói, chỉ ăn khoai và sau đó "lão chế tạo được món gì, ăn món nấy". Ông Giáo ngấm ngầm giúp đỡ nhưng lão tìm cách từ chối. Một hôm lão xin Binh Tư ít bả chó, nói để đánh bả chó làm thịt và rủ Binh Tư uống rượu. Ông Giáo rất buồn khi nghe Binh Tư kể chuyện ấy. Lão Hạc bỗng nhiên chết - một cái chết thật dữ dội. Cả làng không ai hiểu vì sao lão chết, chỉ có Binh Tư và ông Giáo hiểu lão ăn bả chó để tử tự.
2. Tóm tắt truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao - Bài làm 2
Lão Hạc có một hoàn cảnh gia đình bất hạnh: Vợ lão mất sớm, còn một người con trai thì anh ta vì phẫn chí mà bỏ đi cao su. Lão Hạc còn lại một mình với một mảnh vườn và một con chó vàng. Con chó ấy là của anh con trai để lại, lão cưng chiều nó như con, luôn miệng gọi "cậu Vàng". Nhưng cuộc sống khốn khó, lão bán chó để dành mảnh vườn cho con dù vô cùng đau khổ, dằn vặt. Lão mang tiền dành dụm được gửi ông giáo và nhờ ông trông coi mảnh vườn. Không muốn phiền đến mọi người, lão từ chối hết thảy sự giúp đỡ của ông giáo. Một hôm, lão xin Binh Tư một ít bả chó nói là muốn bẫy một con chó lạc. Ông giáo rất thất vọng khi nghe chuyện ấy. Nhưng rồi lão Hạc bỗng nhiên chết - cái chết thật dữ dội, đau đớn. Ông giáo hiểu ra tất cả, vô cùng đau đớn nghĩ về cái chết của lão Hạc và chiêm nghiệm về cuộc đời.
3. Tóm tắt truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao - Bài làm 3
Lão Hạc là một nông dân nghèo, sống cô độc. Con trai vì không có tiền lấy vợ nên bỏ đi làm ở đồn điền cao su, chỉ để lại cho lão một con chó làm bạn. Sau một lần ốm nặng, lão yếu đi ghê lắm, không đủ sức để đi làm thuê nữa. Cùng đường lão phải quyết định bán con chó vàng mà lão hết lòng yêu thương. Rồi lão mang tiền dành dụm được và cả mảnh vườn của mình đem sang gửi cho ông Giáo. Ít lâu sau lão sang nhà Binh Tư xin bả chó. Khi nghe Binh Tư kể về chuyện lão Hạc sang xin bả chó, ông Giáo đã rất thất vọng. Nhưng ngay sau đó, khi nhìn thấy lão Hạc chết một cách đau đớn và dữ dội thì ông giáo đã hiểu ra mọi chuyện. Còn về cái chết của lão Hạc chỉ có Binh Tư và ông Giáo hiểu rõ.
1.
Hồng là một chú bé mồ côi cha, mẹ thì bỏ nhà đi tha hương cầu thực. Nên Hồng phải chịu sự giả dối của họ hàng nhất là bà cô cuả chú
Một hôm cô của chú mở lời kêu chú vào Thanh Hoá chơi với mẹ. Khi biết cô mình đang đóng kịch nên chú không đáp lại. Tưởng là đã xong ai ngờ bà cô lại đánh thêm một đòn tâm lý nữa là ngân dài chữ em bé làm cho chú nghẹn ứ cổ họng.
Gần đến đoạn tang thầy thì từ trên trường chú đã thấy thấp thoáng hình ảnh cuả mợ trên xe kéo thì chú gọi nhưng lại sợ là không phải là mợ mình. Khi biết đó là mợ mình thì chú đã nằm lên người mợ chú và quên đi những lời nói của bà cô.
Bé Hồng là một cậu bé có một tuổi thơ bất hạnh nhưng cậu có một tâm hồn vô cùng trong sáng và dạt dào tình yêu thương. Bố cậu ăn chơi , nghiện ngập mất sớm, mẹ cậu phải tha hương cầu thực .Còn cậu , cậu phải sống với bà cô cay nhiệt ,ghẻ lạnh,luôn gieo rắc vào đầu óc non nớt của đứa chấu những hình ảnh xấu về người mẹ để cậu ruồng rẫy mẹ của mình.Nhưng Hồng đã ruồng bỏ những lời nói thâm độc của bà cô, cậu đặt 1 niềm tin mãnh liệt vào người mẹ của mình , cậu căm hận những thành kiến tàn ác đã khiến cho mẹ con Hồng phải xa lìa .Hơn ai hết , cậu luôn muốn sống trong tình yêu thương , được mẹ vỗ về, được làm nũng được chiều chuộng,....như bao đứa trẻ khác .Gio đây mẹ là niềm hạnh phúc, là khát khao duy nhất của cậu.Và rồi , vào hôm giỗ đầu thầy cậu . Mẹ đã về. Hồng sung sướng vô bờ. Dạt dào , miên man khi được nằm trong lòng mẹ, được mẹ âu yếm vỗ về.tất cả những khổ đau , những lời nói của bà cô đều bị lãng quên- trôi đi nhẹ như một đám mây. Trong lòng cậu lúc này chỉ còn niềm hạnh phúc .Qua đây, ta thấy được Hồng là một chú bé hiếu thảo , có tâm hồn trong sáng và hơn nữa cậu có một tình yêu thương cháy bỏng dành cho người mẹ bất hạnh của mình - tình mẫu tử thiêng liêng.........
Cùng với Nam Cao, Vũ Trọng Phụng…, Ngô Tất Tố cũng là một tên tuổi tiêu biểu trong trào lưu văn học hiện thực phê phán giai đoạn 1930 -1945. Tác phẩm tiêu biểu của ông có thể kể đến tác phẩm Tắt đèn. Ông đã kể về cuộc đời của chị Dậu– một người phụ nữ nông thôn yêu chồng thương con, nhưng vì xã hội thối nát, cường quyền áp bức đã khiến cho cuộc đời của chị đầy tối tăm, tủi nhục. Nhưng chính trong hoàn cảnh bị áp bức ấy, ở chị vẫn ánh lên tinh thần phản kháng mãnh liệt. Một trong những đoạn đặc trưng đó là đoạn trích “Tức nước vỡ bờ”.
Mở đầu đoạn trích là cảnh chị Dậu chăm sóc anh Dậu – người chồng ốm yếu của chị vừa được bọn cường hào thả ra sau những ngày đánh đập vì không có tiền nộp thuế. Chị Dậu đã phải vất vả chạy ngược chạy xuôi mới có thể có đủ tiền nộp sưu cho chồng. Đến lúc đưa được chồng về, nhà cũng chẳng còn gì, mãi mới có người hàng xóm cho vay bát gạo để nấu cháo loãng cho anh ăn. Cháo chín, chị ngồi quạt cho cháo nguội rồi ân cần nâng chồng dậy ăn cháo. Trong đói nghèo khốn khó, người vợ ấy vẫn luôn yêu thương chồng da diết.
Chồng bị trói, bị cùm vì không có tiền nộp sưu thuế. Chị Dậu một mình tất tả chạy vạy mãi mà không đủ tiền. Túng quẫn khiến chị phải bán đàn chó mới sinh, bán cả đứa con đầu lòng ngoan ngoãn hiếu thảo. Cảnh đứa con cầu xin “u đừng bán con”, cũng làm người mẹ như chị đứt từng khúc ruột. Vậy mà vẫn phải bán, vì không bán thì lấy đâu ra đủ tiền mà nộp sưu cho chồng.
Chị đã phải trải qua biết bao cay đắng, tủi nhục, đã phải đổ biết bao nhiêu mồ hôi nước mắt để có được đủ tiền nộp thuế thân cho chồng. Vậy mà, vừa đưa được anh chồng ốm yếu, chỉ còn thoi thóp khỏi tay bọn tay sai đi thúc thuế chúng đã lại đến đòi một khoản thuế thân vô lí – thuế của người em chồng chị đã mất từ năm ngoái.
Ban đầu, khi bọn đầu trâu mặt ngựa đến, chị cũng vẫn chỉ nhẹ nhàng van xin chúng: “Cháu xin ông”, “Cháu van ông….., ông tha cho”. Chị nhẫn nhục, nhún mình để năn nỉ chúng tha cho anh. Dù sao, chị cũng chỉ là một người đàn bà thấp cổ bé họng, dù tức giận, nhưng cũng đâu thể làm gì được chúng.
Thế nhưng, con giun xéo lắm cũng quằn, ai cũng có giới hạn của mình. Chị Dậu cũng vậy. Khi tên cai lệ vẫn cố tình sấn đến định bắt anh Dậu đi, chị Dậu đã không còn nhún nhường trước chúng nữa, mà nâng mình lên ngang hàng với bọn tay sai: “ Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ.” Tuy nhiên, quen thói hành hung người vô tội đã quen, bọn tay sai đâu dễ dừng tay.
Chúng vẫn tiếp tục sấn đến đánh chị và muốn lôi anh Dậu đi. Tức thì, chị Dậu đã trở thành bề trên cảnh cáo lũ kẻ dưới: “Mày trói chồng bà đi, bà cho mày xem!”. Sự cảnh cáo của chị không chỉ bằng lời nói. Chị đánh lại bọn tay sai, dúi chúng, lằng chúng, xô đẩy chúng không còn một đứa nào lại được, đành lủi thủi ra về.
Ở chị Dậu, đã có một sự chuyển biến tâm lí mãnh liệt. Từ một người đàn bà nông thôn chỉ biết chăm chồng chăm con, luôn luôn khúm núm, sợ sệt lũ tay sai thúc thuế, chị đã phản kháng, đã đánh cho lũ độc ác ấy tơi bời. Có áp bức tất có đấu tranh – đó là một quy luật tất yếu mà ngàn đời nay vẫn thế. Tuy thế, nhưng hành động của chị Dậu chỉ là hành động mang tính chất bột phát, chứ không có định hướng, cũng chưa có tính tập thể, để rồi cuối cùng, chị vẫn phải vùng chạy, lao vào màn đêm đen tăm tối như chính cuộc đời của chị.
Đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” được coi là một trong những đoạn trích hay nhất của tác phẩm “Tắt đèn”. Qua đoạn trích, Ngô Tất Tố vừa bày tỏ lòng yêu thương, kính trọng đối với người phụ nữ giàu lòng thương chồng thương con, vừa muốn lên án xã hội tàn nhẫn, cường quyền áp bức khiến người dân phải vùng lên phản kháng.
Tác giả Ngô Tất Tố là nhà văn của những người nông dân. Ông là nhà văn xuất sắc, tiêu biểu của trào lưu văn học hiện thực phê phán trước cách mạng tháng Tám. Nói đến Tắt đèn là chúng ta nhớ đến nhân vật chị Dậu. Đó là một người phụ nữ nông dân nghèo khổ, cần cù lao động, giàu tình thương yêu chồng con, dũng cảm chống lại cường hào.
Với đoạn trích Tức nước vỡ bờ, ông dã phản ánh lại cảnh thu thuế của xã hội ngày xưa đồng thời qua đó ông muốn lên án, phê phán chế độ thực dân nửa phong kiến bất công vô nhân đạo. Cảnh Tức nước vỡ bờ dã để lại nhiều ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc về nhân vật chị Dậu – một người phụ nữ điển hình biểu tượng cho người phụ nữ Việt Nam.
Hoàn cảnh của chị Dậu thật đáng thương. Chị phải bán chó, bán khoai và đứt ruột bán đứa con bảy tuổi để đủ tiền nộp sưu cho chồng. Tưởng mọi chuyện đã xong và anh Dậu được về nhà nhưng bọn chúng lại còn bắt chị nộp thêm tiền sưu cho chú em chồng đã chết. Nộp một suất đã làm cho chị khổ lắm rồi nay nộp thêm suất nữa thì chị lấy đâu ra khoai, lấy đâu ra chó, lấy đâu ra con để bán mà nộp bây giờ? Anh Dậu bị ốm, bị trói suốt ngày đêm, anh ngất xỉu như cái xác chết. Bọn cường hào cho người vác anh Dậu về trả lại cho chị Dậu. Đau khổ, tai họa chồng chất, đè nặng lên người chị làm cho chị khốn đốn vô cùng.
Cuộc đời là vậy, chị làm chăm chỉ, cần cù lao động quần quật nhưng chị vẫn nghèo, vẫn khổ, vẫn đói. Thế nhưng chị Dậu là một người vợ, một người mẹ giàu tình thương yêu chồng con. Khi anh Dậu được trả về với cái xác không hồn chị đã tìm mọi cách cứu chữa cho chồng. Hàng xóm kéo đến an ủi, người cho vay gạo nấu cháo… Tiếng trống, tiếng tù và đã nổi lên.
Chị Dậu cất tiếng khẩn khoản, tha thiết mời chồng: Thầy em cố ngồi dậy húp ít cháo cho đỡ xốt ruột. Lời người dàn bà nhà quê mời chồng ăn lúc hoạn nạn chứa đựng biết bao tình thương yêu, an ủi, vỗ về. Cái cử chỉ của chị Dậu bế cái Tỉu cố ý chờ xem chồng ăn cổ ngon miệng hay Không đã biểu lộ sự săn sóc và yêu thương của người vợ vởi người chồng đang đau ốm, tính mạng đang bị bọn cường hào de dọa.
Chị Dậu là một người phụ nữ cứng cỏi, dũng cảm, có tinh thần phản kháng chống cường quyền mặnh liệt. Bọn cai lệ và tên hầu cận lý trưởng với tay thước, tay roi, dây thừng lại sầm sập xông vào nhà chị Dậu thét trói kẻ thiếu sưu. Anh Dậu vừa run rẩy kề miệng vào bát cháo, nghe tiếng thét của tên cai lệ anh đã lăn đùng xuống phản. Tên cai lệ gọi anh Dậu là thằng kia, hắn trợn ngược hai mát quát chị Dậu : Mày định nói cho chú mày nghe đấy à? Sưu của nhà nước mà cũng mở mồm xin khất.
Chị Dậu đã hạ mình van xin, lúc thì run run, xin khất, lức thì thiết tha xin ông trông lại. Chị Dậu càng van xin thì bọn chúng càng hung hăng, dữ tợn hơn. Tên cai lệ đùng đùng… giật phát cái dây thừng trong tay anh hầu cận lý trưởng, hắn chạy sầm sập đến chỗ anh Dậu để bắt trói điệu ra đình chị Dậu van xin hắn tha cho… thì hắn bịch luôn vào ngực chị mấy bịch, tát đánh bốp vào mặt chị rồi nhảy vào cạnh anh Dậu.
Trước thái độ của bọn cường hào, mọi sự nhẫn nhục đều có giới hạn. Để bảo vệ tính mạng cho chồng và nhân phẩm của bản thân, chị Dậu đã kiên quyết chống cự chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ. Không chịu lui bước, chị Dậu nghiến hai hàm răng như thách thức: mày trói chồng bà đi, bà cho mày xem.
Tư thế của chị Dậu có một bước nhảy vọt. Từ chỗ nhún mình tự gọi là cháu xưng ông, sau đó lại là tôi với ồng cuối cùng là bày chồng bà với mày. Chị Dậu đã phản kháng. Tên cai lệ bị chị túm lấy cổ, ấn dúi ra cửa làm cho bọn chúng ngã chỏng quèo. Tên hầu cận lý trưởng bị chị túm tóc lẳng cho một cái ngã nhào ra thềm. Với chị nhà tù thực dân chẳng làm cho chị run sợ.
Ngô Tất Tố đã hả hê khi tả cảnh chị Dậu cho tên cai lệ và tên hầu cận lý trưởng một bài học đích đáng, ông đã chỉ ra một quy luật tất yếu trong xã hội có áp bức, có đấu tranh.
Ngô Tất Tố đã miêu tả một cách rất chân thực, đã xây dựng một đoạn văn như một màn kịch vừa có bi vừa có hài. Cách sử dụng ngôn ngữ đối thoại nhuần nhuyễn, hợp lý, sử dụng lời ăn tiếng nói rất bình dị của đời sống hàng ngày. Mỗi nhân vật đều có ngôn ngữ riêng để thể hiện tính cách của mình. Ông đã thành công trong việc khắc họa nhân vật điển hình : chị Dậu – một người phụ nữ cần cù, chịu khó và có sức sống tiềm tàng mạnh mẽ, mang những vẻ đẹp của người phụ nữ nông thôn Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám.
- Tình thế của chị Dậu trong buổi sáng sớm :
+ Vụ thuế đang trong thời điểm gay gắt nhất : quan sắp về tận làng để đốc thuế , bọn tay sai xông vào tận nhà để đánh trói , đem ra đình cùm kẹp ....
+ Chị Dậu phải bán con , bán chó , cả gánh khoai nhưng vẫn không đủ tiền để nộp cả xuất sưu cho em chồng đã chết từ năm ngoái .
+ Anh Dậu đang ốm đau rề rề vẫn có thể bị bắt trói , đánh đập , hành hạ bất cứ lúc nào .
Chị Dậu người đàn bà đảm đang , nghèo xác xơ này còn biết làm gì hơn ngoài sự lo lắng , hi vọng cơ may đến để làm sao bảo vệ được người chồng đang ốm nặng .
Giôn - xi:
"Chiếc lá cuối cùng" là kiệt tác đầu tiên và cũng là duy nhất trong đời cụ Bơ- men. Nó là một bức tranh cứu sống con người. Sức sống mãnh liệt của chiếc lá đó đã gieo vào lòng Giôn- xi một tia sáng của niềm tin và hi vọng để Giôn- xi vượt qua cái chết, băng qua cửa tử thần. Kiệt tác này xuất phát từ tình yêu thương cao cả, tấm lòng đồng cảm sâu sắc của những con người nghèo khổ. Để có được bức tranh này, vì muốn cứu sống người khác, cụ Bơ- men, người nghệ sĩ tài năng đã phải hi sinh cả tính mạng của mình. Trong đêm mưa tuyết, cụ đã vẽ một chiếc lá giống như chiếc lá thường xuân cuối cùng, "ở gần cuống lá còn giữ màu xanh sẫm, nhưng với rìa lá hình răng cưa đã nhuốm màu vàng úa". Chiếc lá giả ấy đã giúp Giôn- xi thấy mình thật là tệ. Muốn chết là một tội. Tác giả O Hen- ri đã thành công trong nghệ thuật đảo ngược tình huống, xây dựng hình tượng nhân vật sinh động. Qua đó, ta thấy được, kiệt tác "chiếc lá cuối cùng" của cụ Bơ- men không phải là vật vô tri, vô giác mà nó là thiên sứ của sự sống, của tình yêu thương nhân đạo cao cả. Ta còn thấy: nghệ thuật chân chính vì mục đích nhân sinh, vì cuộc sống con người. Kiệt tác của cụ Bơ- men đã nhắc ta bài học: tình yêu thương con người, tấm lòng nhân đạo cao sẽ giúp chúng ta vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, kể cả cái chết. Ta phải biết trân trọng những gì xung quanh ta, trân trọng những tình yêu nghệ thuật chân chính.
“Lão Hạc” của Nam Cao ra mắt bạn đọc năm 1943. Câu chuyện về số phận thê thảm của người nông dân Việt Nam trong bối cảnh đe doạ của nạn đói và cuộc sống cùng túng đã để lại xúc động sâu xa trong lòng độc giả. Đặc biệt, tác giả đã diễn tả tập trung vào tâm trạng nhân vật chính – lão Hạc – xoay quanh việc bán chó đã giúp ta hiểu thêm tấm lòng của một người cha đáng thương, một con người có nhân cách đáng quý và một sự thực phũ phàng phủ chụp lên những cuộc đời lương thiện.
Con chó – cậu Vàng như cách gọi của lão là hình ảnh kỷ niệm duy nhất của đứa con. Hơn thế, cậu Vàng còn là nguồn an ủi của một ông lão cô đơn. Lão cho cậu ăn trong bát, chia xẻ thức ăn, chăm sóc, trò chuyện với cậu như với một con người. Bởi thế, cái ý định “có lẽ tôi bán con chó đấy” của lão bao lần chần chừ không thực hiện được. Nhưng rồi, cuối cùng cậu Vàng cũng đã được bán đi với giá năm đồng bạc.
Cậu Vàng bị bán đi! Có lẽ đó là quyết định khó khăn nhất đời của lão. Năm đồng bạc Đông Dương kể ra là một món tiền to, nhất là giữa buổi đói deo đói dắt. Nhưng lão bán cậu không phải vì tiền, bởi “gạo thì cứ kém mãi đi” mà một ngày lo “ba hào gạo” thì lão không đủ sức. Cậu Vàng trở thành gánh nặng, nhưng bán cậu rồi lão lại đau khổ dày vò chính mình trong tâm trạng nặng trĩu.
Khoảnh khắc “lão cố làm ra vui vẻ” cũng không giấu được khuôn mặt “cười như mếu và đôi mắt lão ầng ậng nước”. Nỗi đau đớn cố kìm nén của lão Hạc như cắt nghĩa cho việc làm bất đắc dĩ, khiến ông giáo là người được báo tin cũng không tránh khỏi cảm giác ái ngại cho lão. Ông giáo hiểu được tâm trạng của một con người phải bán đi con vật bầu bạn trung thành của mình. Cảm giác ân hận theo đuổi dày vò lão tạo nên đột biến trên gương mặt: “Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc…”. Những suy nghĩ của một ông lão suốt đời sống lương thiện có thể làm người đọc phải chảy nước mắt theo: “Thì ra tôi già bằng này tuổi đầu rồi còn đánh lừa một con chó”. Bản chất của một con người lương thiện, tính cách của một người nông dân nghèo khổ mà nhân hậu, tình nghĩa, trung thực và giàu lòng vị tha được bộc lộ đầy đủ trong đoạn văn đầy nước mắt này. Nhưng không chỉ có vậy, lão Hạc còn trải qua những cảm giác chua chát tủi cực của một kiếp người, ý thức về thân phận của một ông lão nghèo khổ, cô đơn cũng từ liên tưởng giữa kiếp người – kiếp chó: “Kiếp con chó là kiếp khổ thì ta hoá kiếp cho nó để nó làm kiếp người, may ra có sung sướng hơn một chút… kiếp người như kiếp tôi chẳng hạn”. Suy cho cùng, việc bán chó cũng xuất phát từ tấm lòng của một người cha thương con và luôn lo lắng cho hạnh phúc, tương lai của con. Tấm lòng ấy đáng được trân trọng! Hiện thực thật nghiệt ngã đã dứt đứa con ra khỏi vòng tay của lão, cái đói cái nghèo lại tiếp tục cướp đi của lão người bạn cậu Vàng. Bản thân lão như bị dứt đi từng mảng sự sống sau những biến cố, dù cho cố “cười gượng” một cách khó khăn nhưng lão dường như đã nhìn thấy trước cái chết của chính mình. Những lời gửi gắm và món tiền trao cho ông giáo giữ hộ sau lúc bán chó có ngờ đâu cũng là những lời trăng trối. Kết cục số phận của lão Hạc là cái chết được báo trước nhưng vẫn khiến mọi người bất ngờ, thương cảm. Quyết định dữ dội tìm đến cái chết bằng bả chó là giải pháp duy nhất đối với lão Hạc, để lão đứng vững trên bờ lương thiện trước vực sâu tha hoá. Kết thúc bi kịch cũng là thật sự chấm dứt những dằn vặt riêng tư của lão Hạc, nhưng để lại bao suy ngẫm về số phận những con người nghèo khổ lương thiện trong xã hội cũ.”
Cùng với Nam Cao, Vũ Trọng Phụng…, Ngô Tất Tố cũng là một tên tuổi tiêu biểu trong trào lưu văn học hiện thực phê phán giai đoạn 1930 -1945. Tác phẩm tiêu biểu của ông có thể kể đến tác phẩm Tắt đèn. Ông đã kể về cuộc đời của chị Dậu- một người phụ nữ nông thôn yêu chồng thương con, nhưng vì xã hội thối nát, cường quyền áp bức đã khiến cho cuộc đời của chị đầy tối tăm, tủi nhục. Nhưng chính trong hoàn cảnh bị áp bức ấy, ở chị vẫn ánh lên tinh thần phản kháng mãnh liệt. Một trong những đoạn đặc trưng đó là đoạn trích “Tức nước vỡ bờ.
Mở đầu đoạn trích là cảnh chị Dậu chăm sóc anh Dậu – người chồng ốm yếu của chị vừa được bọn cường hào thả ra sau những ngày đánh đập vì không có tiền nộp thuế. Chị Dậu đã phải vất vả chạy ngược chạy xuôi mới có thể có đủ tiền nộp sưu cho chồng. Đến lúc đưa được chồng về, nhà cũng chẳng còn gì, mãi mới có người hàng xóm cho vay bát gạo để nấu cháo loãng cho anh ăn. Cháo chín, chị ngồi quạt cho cháo nguội rồi ân cần nâng chồng dậy ăn cháo. Trong đói nghèo khốn khó, người vợ ấy vẫn luôn yêu thương chồng da diết.
Chồng bị trói, bị cùm vì không có tiền nộp sưu thuế. Chị Dậu một mình tất tả chạy vạy mãi mà không đủ tiền. Túng quẫn khiến chị phải bán đàn chó mới sinh, bán cả đứa con đầu lòng ngoan ngoãn hiếu thảo. Cảnh đứa con cầu xin “u đừng bán con”, cũng làm người mẹ như chị đứt từng khúc ruột. Vậy mà vẫn phải bán, vì không bán thì lấy đâu ra đủ tiền mà nộp sưu cho chồng. Chị đã phải trải qua biết bao cay đắng, tủi nhục, đã phải đổ biết bao nhiêu mồ hôi nước mắt để có được đủ tiền nộp thuế thân cho chồng. Vậy mà, vừa đưa được anh chồng ốm yếu, chỉ còn thoi thóp khỏi tay bọn tay sai đi thúc thuế chúng đã lại đến đòi một khoản thuế thân vô lí – thuế của người em chồng chị đã mất từ năm ngoái.
!-->Ban đầu, khi bọn đầu trâu mặt ngựa đến, chị cũng vẫn chỉ nhẹ nhàng van xin chúng: “Cháu xin ông”, “Cháu van ông….., ông tha cho”. Chị nhẫn nhục, nhún mình để năn nỉ chúng tha cho anh. Dù sao, chị cũng chỉ là một người đàn bà thấp cổ bé họng, dù tức giận, nhưng cũng đâu thể làm gì được chúng.
Thế nhưng, con giun xéo lắm cũng quằn, ai cũng có giới hạn của mình. Chị Dậu cũng vậy. Khi tên cai lệ vẫn cố tình sấn đến định bắt anh Dậu đi, chị Dậu đã không còn nhún nhường trước chúng nữa, mà nâng mình lên ngang hàng với bọn tay sai: “ Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ.” Tuy nhiên, quen thói hành hung người vô tội đã quen, bọn tay sai đâu dễ dừng tay. Chúng vẫn tiếp tục sấn đến đánh chị và muốn lôi anh Dậu đi. Tức thì, chị Dậu đã trở thành bề trên cảnh cáo lũ kẻ dưới: “Mày trói chồng bà đi, bà cho mày xem!”. Sự cảnh cáo của chị không chỉ bằng lời nói. Chị đánh lại bọn tay sai, dúi chúng, lằng chúng, xô đẩy chúng không còn một đứa nào lại được, đành lủi thủi ra về.
Ở chị Dậu, đã có một sự chuyển biến tâm lí mãnh liệt. Từ một người đàn bà nông thôn chỉ biết chăm chồng chăm con, luôn luôn khúm núm, sợ sệt lũ tay sai thúc thuế, chị đã phản kháng, đã đánh cho lũ độc ác ấy tơi bời. Có áp bức tất có đấu tranh – đó là một quy luật tất yếu mà ngàn đời nay vẫn thế. Tuy thế, nhưng hành động của chị Dậu chỉ là hành động mang tính chất bột phát, chứ không có định hướng, cũng chưa có tính tập thể, để rồi cuối cùng, chị vẫn phải vùng chạy, lao vào màn đêm đen tăm tối như chính cuộc đời của chị.
Đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” được coi là một trong những đoạn trích hay nhất của tác phẩm “Tắt đèn”. Qua đoạn trích, Ngô Tất Tố vừa bày tỏ lòng yêu thương, kính trọng đối với người phụ nữ giàu lòng thương chồng thương con, vừa muốn lên án xã hội tàn nhẫn, cường quyền áp bức khiến người dân phải vùng lên phản kháng.