Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1. Kinh tuyến là một nửa vòng tròn trên bề mặt Trái Đất, nối liền hai Địa cực, có độ dài khoảng 20.000 km, chỉ hướng bắc-nam và cắt thẳng góc với đường xích đạo.
Vĩ tuyến là một vòng tròn tưởng tượng nối tất cả các điểm có cùng vĩ độ. Trên Trái Đất, vòng tròn này có hướng từ đông sang tây. Vị trí trên vĩ tuyến được xác định bằng kinh độ. Một vĩ tuyến luôn vuông góc với một kinh tuyến tại giao điểm giữa chúng. Các vĩ tuyến ở gần cực Trái Đất có đường kính nhỏ hơn.
2. Bản đồ nào cũng có ghi tỉ lệ ở phía dưới hay ở góc bản đồ. Dựa vào tỉ lệ bản đồ chúng ta có thể biết được các khoảng cách trên bản đồ đã thu nhỏ bao nhiêu lần so với kích thước thực của chúng trên thực địa.
Tỉ lệ bản đồ được biểu hiện ở hai dạng:
- Tì lệ số : là một phân số luôn có tử số là 1. Mẫu số càng lớn thì tỉ lệ càng nhỏ và ngược lại. Ví dụ : tỉ lệ 1:100.000 có nghĩa là 1 cm trên bản đồ bằng 100.000 cm hay 1 km trên thực địa.
- Tỉ lệ thuớc : tỉ lệ được vẽ cụ thể dưới dạng một thước đo đã tĩnh sẵn. mỗi đoạn đều ghi số đo độ dài tương ứng trên thực địa. Ví dụ : mỗi đoạn 1 cm bằng 1 km hoặc bằng 10 km v.v...
Ti lệ bản đồ có liên quan đến mức độ thể hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ. Ti lệ càng lớn thi mức độ chi tiết của bản đồ càng cao.
Câu 1:
- Vĩ tuyến là các vòng tròn trên quả địa cầu, vuông gốc với kinh tuyến.
- Vĩ tuyến gốc là đường xích đạo
- Nếu mỗi vĩ tuyến cách nhau 1 độ thì trên bề mặt quả địa cầu, từ cực Bắc đến cực Nam, có tất cả 181 vĩ tuyến
Câu 2:
- Tỉ lệ bản đồ cho biết mức độ thu nhỏ của khoảng cách được vẽ trên bản đồ so với khoảng cách thực tế trên mặt đất
- Tỉ lệ số :là một phân số luôn có tử số là 1. Mẫu số càng lớn thì tỉ lệ càng nhỏ và ngược lại.
- Tỉ lệ thước :tỉ lệ được vẽ cụ thể dưới dạng một thước đo đã tính sẵn, mỗi đoạn đều ghi số đo độ dài tương ứng trên thực địa
Câu 3:
- Kinh độ của 1 điểm là số độ tính từ kinh tuyến đi tuyến đi qua điểm đó đến kinh tuyến gốc.
- Vĩ độ là khoảng cách tính bằng số độ, từ vĩ tuyến đi qua điểm đó đến vĩ tuyến gốc.
- Toạ độ địa lí của 1 điểm là kinh độ, vĩ độ của điểm đó.
- Khi viết toạ độ địa lí của một điểm, người ta thường viết kinh độ ở trên và vĩ độ ở dưới.
Câu 4:
Có 3 loại kí hiệu bản đồ
- Kí hiệu điểm:
Kí hiệu hình học
Kí hiệu chữ
Kí hiệu tượng hình
- Kí hiệu đường
- Kí hiệu diện tích
Các biểu hiện địa hình trên bản đồ:
-Bảng thang màu
-Đường đồng mức: là dường nối các điểm có cùng độ cao với nhau
- Có trị số cách đều nhau
- các dường đồng mức càng gần nhau thì độ dốc càng cao và ngược lại
Câu 5:
Trái Đất chuyển động theo theo hướng từ Tây sang Đông nên khắp mọi nơi trên Trái Đất đều lần lượt có ngày và đêm. Thời gian 1 ngày đêm theo quy ước là 24h
Câu 6:
- Trong khi chuyển động quanh Mặt Trời, do trục Trái Đất nghiên và không đổi hướng nên Trái đất có lúc chúc nửa cầu Bắc, có lúc ngả nửa cầu Nam về phía Mặt Trời. Do đó dường phân chia sáng tối không trùng với trục của Trái Đất nên các địa điểm ở nửa cầu Bắc và nửa cầu Nam, có hiện tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau theo vĩ độ...
- Các địa điểm trên dường xích đạo, quanh năm có ngày đêm dài ngắn như nhau.
Câu 7:
Trái Đất có 6 lục địa :
- Lục địa Á-Âu
- Lục đia Phi
- Lục địa Nam Cực
- Lục địa Bắc Mĩ
- Lục địa Nam Mĩ
- Lục địa Ô-xtray-li-a
Trái đất có 4 đại dương lớn:
- Thái Bình Dương
- Ấn Độ Dương
- Bắc Băng Dương
- Đại tây Dương
Chúc bạn học tốt, mệt quá
Tự luận
Câu2
1.50 là 50000.5=250000cm=2.5km
1.150000 là 150000.5=750000cm=7,5km
1. Trái đất ở vị trí thứ 3 theo thứ tự xa dần mặt trời. Ở vị trí đó, Trái Đất có nhiệt độ phù hợp cho những sinh vật sống.
2. Kinh tuyến (KT) là các đường nối liền 2 điểm cực Bắc và cực Nam trên bề mặt quả địa cầu. Vĩ tuyến (VT) là những vòng tròn trên quả địa cầu vuông góc với KT.
Nếu cứ 1 độ vẽ 1 KT, VT thì có tất cả:
- 360 KT
- 181 VT
Đường KT gốc là KT 0 độ đi qua đài thiên văn Grin - uýt ở ngoại ô thành phố Luân Đôn nước Anh.
Đường VT gốc là đường VT 0 độ cx chính là đường Xích đạo.
KT Đông nằm ở phía bên phải KT gốc
KT Tây nằm ở phía bên trái KT gốc
VT Bắc nằm ở phía trên Xích đạo
VT Nam nằm ở phía dưới Xích đạo
3. Có 3 kí hiệu là:
- Kí hiểu điẻm
- Kí hiệu đường
- Kí hiệu diện tích
Có 3 dạng kí hiệu:
- Kí hiệu hình học
- Kí hiệu chữ
- Kí hiệu tượng hình
Đường đồng mức là những đường nối những điểm có cùng 1 độ cao.
Tick cho mik nhé.
Câu 4: Trả lời:
Đường đồng mức là các đường thể hiện các địa điểm có chung 1 độ cao.
1. Trên quả Địa cầu. nếu cử cách 10°. ta vẽ một kinh tuyến, thì có tất cả 36 kinh tuyến. Nếu cứ 10° ta vẽ một vĩ tuyến thì ta có 9 vĩ tuyến Bắc ở nửa cầu Bắc và 9 vĩ tuyến Nam ở nửa cầu Nam. Đường Xích đạo là vĩ tuyến 0° chung cho cả hai nửa cầu. Vĩ tuyến 90°B ở cực Bắc và vĩ tuyến 90°N ở cực Nam là hai điểm cực Bẳc và cực Nam.
2. xích đạo cực nam cực bắc nửa cầu bắc nửa cầu nam
1.
Trên quả Địa cầu. nếu cử cách 10°. ta vẽ một kinh tuyến, thì có tất cả 36 kinh tuyến. Nếu cứ 10° ta vẽ một vĩ tuyến thì ta có 9 vĩ tuyến Bắc ở nửa cầu Bắc và 9 vĩ tuyến Nam ở nửa cầu Nam. Đường Xích đạo là vĩ tuyến 0° chung cho cả hai nửa cầu. Vĩ tuyến 90°B ở cực Bắc và vĩ tuyến 90°N ở cực Nam là hai điểm cực Bẳc và cực Nam
C3 : Bản đồ là hình thu nhỏ tương đối chính xác về một khu vực hay cả Trái Đất. Bản vẽ đơn giản miêu tả một không gian, địa điểm và hiển thị những thông số liên quan trực tiếp đến vị trí ấy có liên quan đến khu vực xung quanh.
Để vẽ được bản đồ, trước hết phải căn cứ vào mục đích, nhiệm vụ, nội dung và yêu cầu của bản đồ cần vẽ để chọn cách chiếu đồ thích hợp, sau đó lần lượt làm các công việc sau:
- Đo đạc, tính toán, thu thập đầy đủ các thông tin về vùng đất cần vẽ bản đồ (thực địa hoặc sử dụng ảnh hàng không và ảnh vệ tinh).
- Biết cách chuyển mặt cong của Trái Đất lên mặt phẳng của giấy.
- Tính tỉ lệ, thu nhỏ khoảng cách.
- Chọn các loại và dạng kí hiệu để thể hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ.
C2 :
Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời sinh ra hai thời kì nóng và lạnh luân phiên nhau ở hai nửa cầu trong một năm vì:
- Trong khi chuyển động quanh Mặt Trời, Trái Đất vẫn giữ nguyên độ nghiêng và hướng của trục trên mặt phẳng quỹ đạo (mặt phẳng chứa quỹ đạo chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời), làm cho Trái Đất có lúc ngả nửa cầu Bắc, có lúc ngả nửa cầu Nam về phía Mặt Trời.
- Nửa cầu nào nghiêng về phía Mặt Trời thì nửa cầu đó đang là thời kì nóng; nửa cầu nào không ngả về phía Mặt Trời thì nửa cầu đó đang là thời kì lạnh trong năm.