">
K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

27 tháng 10 2018

mn ơi đừng hỉu lầm tên em

30 tháng 10 2018

Chúng ta nên nhìn vào vẻ đẹp bên trong để đánh giá người khác chứ ko nên nhìn vẻ bề ngoài mà đánh giá họ

Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu:    … Trong giờ phút cuối cùng, không còn đủ sức trăng trối điều gì, hình như chỉ có tình cha con là không thể chết được, anh đưa tay vào túi, móc cây lược, đưa cho tôi và nhìn tôi một hồi lâu. Tôi không đủ lời lẽ để tả cái nhìn ấy, chỉ biết rằng, cho đến bây giờ, thỉnh thoảng tôi cứ nhớ lại đôi mắt của anh.    - Tôi sẽ...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu:

    … Trong giờ phút cuối cùng, không còn đủ sức trăng trối điều gì, hình như chỉ có tình cha con là không thể chết được, anh đưa tay vào túi, móc cây lược, đưa cho tôi và nhìn tôi một hồi lâu. Tôi không đủ lời lẽ để tả cái nhìn ấy, chỉ biết rằng, cho đến bây giờ, thỉnh thoảng tôi cứ nhớ lại đôi mắt của anh.

    - Tôi sẽ mang về trao tận tay cháu.

    Tôi cúi xuống gần anh và khẽ nói. Đến lúc ấy, anh mới nhắm mắt đi xuôi.

(Trích Chiếc lược ngà- Nguyễn Quang Sáng, Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục)

1. Người kể chuyện trong đoạn trích trên là ai? Cách chọn vai kể như vậy có tác dụng gì?

2. Cụm từ “nhắm mắt đi xuôi” trong đoạn văn trên có ý nghĩa gì? Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn này.

3. Bằng đoạn văn ngắn, hãy nêu ý nghĩa của hình tượng chiếc lược ngà trong đoạn trích trên.

1
17 tháng 6 2017

1. Đoạn trích sử dụng ngôi kể thứ nhất - nhân vật ông Ba kể chuyện, xưng “tôi”. Ngôi kể này có tác dụng tạo ra độ chính xác, tin tưởng cao, khi nhân vật trực tiếp thuật lại câu chuyện bản thân chứng kiến.

2. Cụm từ “nhắm mắt đi xuôi” để chỉ cái chết nhẹ nhàng, thanh thản (0,5 điểm)

Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn “Đến lúc ấy, anh mới nhắm mắt đi xuôi”: biện pháp nói giảm nói tránh được sử dụng nhằm giảm bớt sắc thái đau đớn khi diễn tả cái chết của ông Sáu (0,5 điểm)

3. Ý nghĩa hình tượng chiếc lược ngà

- Chiếc lược ngà ở đây được lựa chọn làm tên nhan đề tác phẩm. Câu chuyện cảm động về tình cha con giữa ông Sáu và bé Thu được trong hoàn cảnh chiến tranh đã làm rõ tư tưởng của tác phẩm (0,5 điểm)

- Nêu tóm tắt lại nội dung câu chuyện, trước khi trở về mặt trận ông Sáu hứa tặng bé Thu chiếc lược ngà (0,25 điểm)

- Chiếc lược ngà là tất cả tình cảm, sự yêu thương và hối hận của ông Sáu dành cho con “Anh cưa từng chiếc răng lược tỉ mỉ thận trọng cố công như người thợ bạc, gò lưng, tẩn mẩn khắc từng nét “Yêu nhớ tặng Thu con của ba” (0,25 điểm)

- Chiếc lược ngà như gỡ rối được một phần tâm trạng của anh.

- Chiếc lược ngà như gỡ rối được một phần tâm trạng của anh. Chiếc lược ngà trở thành biểu tượng của tình thương con, chăm sóc cho con, nỗi nhớ mong con gái của ông Sáu (0,25 điểm)

- Ông Sáu hi sinh vẫn không kịp trao tận tay con chiếc lược ngà, đây là chi tiết gây xúc động trong lòng người đọc, cũng mang giá trị tố cáo chiến tranh chia cắt tình thân, gây ra nhiều đau đớn. (0,25 điểm)

→ Chiếc lược ngà đạt giá trị sâu sắc về mặt nội dung và hình thức, trở thành biểu tượng đẹp đẽ về tình phụ tử, và để lại ấn tượng sâu đậm cho người đọc. (0,5 điểm)

- Trình bày sáng rõ, bố cục khoa học, không mắc lỗi chính tả (0,5 điểm)

20 tháng 2 2019

Đoạn trích sử dụng ngôi kể thứ nhất - nhân vật ông Ba kể chuyện, xưng “tôi”. Ngôi kể này có tác dụng tạo ra độ chính xác, tin tưởng cao, khi nhân vật trực tiếp thuật lại câu chuyện bản thân chứng kiến.

Mỗi lần nghe ai nói: "Đôi mắt là cửa sổ tâm hồn.", tôi lại nghĩ ngay đến mẹ, nhớ đến đôi mắt đong đầy tình yêu thương của mẹ. Tôi yêu quý đôi mắt của mẹ biết bao! Chính đôi mắt mẹ đã cho tôi bao nhiêu niềm vui sống. Tôi không rành lắm khi nhận định về một đôi mắt. Nhưng tôi thấy mẹ có một đôi mắt khá đẹp - đôi mắt đen, tròn và nhân hậu. Bây giờ, tuy mẹ phải mang kính...
Đọc tiếp

Mỗi lần nghe ai nói: "Đôi mắt là cửa sổ tâm hồn.", tôi lại nghĩ ngay đến mẹ, nhớ đến đôi mắt đong đầy tình yêu thương của mẹ. Tôi yêu quý đôi mắt của mẹ biết bao! Chính đôi mắt mẹ đã cho tôi bao nhiêu niềm vui sống. 
Tôi không rành lắm khi nhận định về một đôi mắt. Nhưng tôi thấy mẹ có một đôi mắt khá đẹp - đôi mắt đen, tròn và nhân hậu. Bây giờ, tuy mẹ phải mang kính khi làm việc, vì mẹ đã lớn tuổi rồi, mắt mẹ có lẽ đã không còn sáng như hồi còn trẻ, nhưng tôi vẫn thấy nó rất đẹp. Cái đẹp mà tôi yêu quý nhất từ đôi mắt mẹ là cái đẹp của một tâm hồn. Đôi mắt ấy đã trao cho tôi bao tình thương mến từ khi tôi còn nằm trong đôi tay của mẹ thuở bé thơ. Đôi mắt mẹ cho tôi sự bình an tuyệt vời. Đôi mắt mẹ dõi theo tôi từng bước tập tễnh thuở mới tròn năm. Đôi mắt ấy theo tôi từng phút, từng giờ, ... quan sát, chăm sóc cho tôi từng li từng tí, từ miếng ăn, giấc ngủ đến việc ăn mặc, học hành, chơi đùa,... 
Nhớ mãi những ngày đầu tiên đi học, mẹ đưa tôi đến trường rồi mà vẫn đứng từ xa nhìn theo tôi mãi. Đôi mắt mẹ lúc ấy vừa vui để động viên tôi, vừa lo cho tôi còn vụng dại, ngỡ ngàng... Những khi tôi vui khỏe, học hành tiến bộ, tôi thấy mắt mẹ cười, lấp lánh niềm vui khôn tả. Tôi biết mẹ vô cùng hạnh phúc. Nhớ nhất là những lần tôi bị bệnh, sốt cao. Mẹ lo lắng vô cùng. Mẹ ở bên tôi suốt để chăm sóc tôi, vỗ về, an ủi... Đôi mắt của mẹ lúc ấy sao mà xót xa, lo buồn và băn khoăn đến thế. Những lúc như thế, tôi đều cố gắng uống thuốc, ăn uống theo yêu cầu của mẹ để chóng lành bệnh cho mẹ yên tâm. 
Nhưng đã bao lần, chính tôi đã làm cho đôi mắt mẹ đượm một nỗi buồn khó tả. Đó là những lúc tôi không ngoan, không vâng lời. Nhìn vào đôi mắt mẹ lúc ấy, tôi thấy ân hận và thương mẹ biết bao. Tôi muốn nói lời xin lỗi mẹ để mẹ vui, nhưng đôi khi tôi lại không thốt được nên lời. Thật lạ lùng, lúc ấy mẹ như hiểu thấu lòng tôi, đôi mắt mẹ ánh lên sự thương yêu, tha thứ. Mẹ mãi chia sẽ cùng tôi những băn khoăn, vui buồn, như một người bạn. Tôi đặt hết niềm tin vào mẹ.
Tôi đặt biệt hãnh diện vì tấm lòng nhân hậu của mẹ dành cho những người nghèo khổ. Đó là điều mẹ đã dạy tôi từ thuở ấu thơ. Tôi cảm nhận sâu sắc điều ấy trong đôi mắt đầy thương cảm của mẹ khi gặp một cảnh thương tâm, một em bé mồ côi hay một kẻ tật nguyền... Mẹ luôn thể hiện lòng thương bằng một hành động cụ thể để chia sẻ cùng người khốn khó. Ôi, đôi mắt của mẹ, dịu hiền và sâu lắng, là nguồn an ủi, là niềm vui của cả cuộc đời tôi. 
Xin cho tôi nói vài lời cùng người mẹ dấu yêu: "Mẹ ơi, con hiểu rằng đôi mắt đầy yêu thương của mẹ sẽ mãi dõi theo con trong suốt cuộc đời. Con cám ơn mẹ đã cho con cả một tuổi thơ hạnh phúc trong vòng tay mẹ. Con tự hứa rằng, con sẽ cố gắng học hành, sống xứng đáng là con của mẹ, biết "cho đi" để mang lại niềm vui cho tha nhân và nhất là để con được nhìn thấy đôi mắt mẹ mãi tràn đầy niềm hạnh phúc." 
"Ngài thật trên cả tuyệt vời vì Ngài đến với cuộc đời con thật kì diệu qua đôi mắt Mẹ con với sự hi sinh và tình yêu vô bờ bến. Con xin cảm tạ Ngài."

3

Mỗi lần nghe ai nói: "Đôi mắt là cửa sổ tâm hồn.", tôi lại nghĩ ngay đến mẹ, nhớ đến đôi mắt đong đầy tình yêu thương của mẹ. Tôi yêu quý đôi mắt của mẹ biết bao! Chính đôi mắt mẹ đã cho tôi bao nhiêu niềm vui sống. 
Tôi không rành lắm khi nhận định về một đôi mắt. Nhưng tôi thấy mẹ có một đôi mắt khá đẹp - đôi mắt đen, tròn và nhân hậu. Bây giờ, tuy mẹ phải mang kính khi làm việc, vì mẹ đã lớn tuổi rồi, mắt mẹ có lẽ đã không còn sáng như hồi còn trẻ, nhưng tôi vẫn thấy nó rất đẹp. Cái đẹp mà tôi yêu quý nhất từ đôi mắt mẹ là cái đẹp của một tâm hồn. Đôi mắt ấy đã trao cho tôi bao tình thương mến từ khi tôi còn nằm trong đôi tay của mẹ thuở bé thơ. Đôi mắt mẹ cho tôi sự bình an tuyệt vời. Đôi mắt mẹ dõi theo tôi từng bước tập tễnh thuở mới tròn năm. Đôi mắt ấy theo tôi từng phút, từng giờ, ... quan sát, chăm sóc cho tôi từng li từng tí, từ miếng ăn, giấc ngủ đến việc ăn mặc, học hành, chơi đùa,... 
Nhớ mãi những ngày đầu tiên đi học, mẹ đưa tôi đến trường rồi mà vẫn đứng từ xa nhìn theo tôi mãi. Đôi mắt mẹ lúc ấy vừa vui để động viên tôi, vừa lo cho tôi còn vụng dại, ngỡ ngàng... Những khi tôi vui khỏe, học hành tiến bộ, tôi thấy mắt mẹ cười, lấp lánh niềm vui khôn tả. Tôi biết mẹ vô cùng hạnh phúc. Nhớ nhất là những lần tôi bị bệnh, sốt cao. Mẹ lo lắng vô cùng. Mẹ ở bên tôi suốt để chăm sóc tôi, vỗ về, an ủi... Đôi mắt của mẹ lúc ấy sao mà xót xa, lo buồn và băn khoăn đến thế. Những lúc như thế, tôi đều cố gắng uống thuốc, ăn uống theo yêu cầu của mẹ để chóng lành bệnh cho mẹ yên tâm. 
Nhưng đã bao lần, chính tôi đã làm cho đôi mắt mẹ đượm một nỗi buồn khó tả. Đó là những lúc tôi không ngoan, không vâng lời. Nhìn vào đôi mắt mẹ lúc ấy, tôi thấy ân hận và thương mẹ biết bao. Tôi muốn nói lời xin lỗi mẹ để mẹ vui, nhưng đôi khi tôi lại không thốt được nên lời. Thật lạ lùng, lúc ấy mẹ như hiểu thấu lòng tôi, đôi mắt mẹ ánh lên sự thương yêu, tha thứ. Mẹ mãi chia sẽ cùng tôi những băn khoăn, vui buồn, như một người bạn. Tôi đặt hết niềm tin vào mẹ.
Tôi đặt biệt hãnh diện vì tấm lòng nhân hậu của mẹ dành cho những người nghèo khổ. Đó là điều mẹ đã dạy tôi từ thuở ấu thơ. Tôi cảm nhận sâu sắc điều ấy trong đôi mắt đầy thương cảm của mẹ khi gặp một cảnh thương tâm, một em bé mồ côi hay một kẻ tật nguyền... Mẹ luôn thể hiện lòng thương bằng một hành động cụ thể để chia sẻ cùng người khốn khó. Ôi, đôi mắt của mẹ, dịu hiền và sâu lắng, là nguồn an ủi, là niềm vui của cả cuộc đời tôi. 
Xin cho tôi nói vài lời cùng người mẹ dấu yêu: "Mẹ ơi, con hiểu rằng đôi mắt đầy yêu thương của mẹ sẽ mãi dõi theo con trong suốt cuộc đời. Con cám ơn mẹ đã cho con cả một tuổi thơ hạnh phúc trong vòng tay mẹ. Con tự hứa rằng, con sẽ cố gắng học hành, sống xứng đáng là con của mẹ, biết "cho đi" để mang lại niềm vui cho tha nhân và nhất là để con được nhìn thấy đôi mắt mẹ mãi tràn đầy niềm hạnh phúc." 
"Ngài thật trên cả tuyệt vời vì Ngài đến với cuộc đời con thật kì diệu qua đôi mắt Mẹ con với sự hi sinh và tình yêu vô bờ bến. Con xin cảm tạ Ngài."

Mỗi lần nghe ai nói: "Đôi mắt là cửa sổ tâm hồn.", tôi lại nghĩ ngay đến mẹ, nhớ đến đôi mắt đong đầy tình yêu thương của mẹ. Tôi yêu quý đôi mắt của mẹ biết bao! Chính đôi mắt mẹ đã cho tôi bao nhiêu niềm vui sống. 
Tôi không rành lắm khi nhận định về một đôi mắt. Nhưng tôi thấy mẹ có một đôi mắt khá đẹp - đôi mắt đen, tròn và nhân hậu. Bây giờ, tuy mẹ phải mang kính khi làm việc, vì mẹ đã lớn tuổi rồi, mắt mẹ có lẽ đã không còn sáng như hồi còn trẻ, nhưng tôi vẫn thấy nó rất đẹp. Cái đẹp mà tôi yêu quý nhất từ đôi mắt mẹ là cái đẹp của một tâm hồn. Đôi mắt ấy đã trao cho tôi bao tình thương mến từ khi tôi còn nằm trong đôi tay của mẹ thuở bé thơ. Đôi mắt mẹ cho tôi sự bình an tuyệt vời. Đôi mắt mẹ dõi theo tôi từng bước tập tễnh thuở mới tròn năm. Đôi mắt ấy theo tôi từng phút, từng giờ, ... quan sát, chăm sóc cho tôi từng li từng tí, từ miếng ăn, giấc ngủ đến việc ăn mặc, học hành, chơi đùa,... 
Nhớ mãi những ngày đầu tiên đi học, mẹ đưa tôi đến trường rồi mà vẫn đứng từ xa nhìn theo tôi mãi. Đôi mắt mẹ lúc ấy vừa vui để động viên tôi, vừa lo cho tôi còn vụng dại, ngỡ ngàng... Những khi tôi vui khỏe, học hành tiến bộ, tôi thấy mắt mẹ cười, lấp lánh niềm vui khôn tả. Tôi biết mẹ vô cùng hạnh phúc. Nhớ nhất là những lần tôi bị bệnh, sốt cao. Mẹ lo lắng vô cùng. Mẹ ở bên tôi suốt để chăm sóc tôi, vỗ về, an ủi... Đôi mắt của mẹ lúc ấy sao mà xót xa, lo buồn và băn khoăn đến thế. Những lúc như thế, tôi đều cố gắng uống thuốc, ăn uống theo yêu cầu của mẹ để chóng lành bệnh cho mẹ yên tâm. 
Nhưng đã bao lần, chính tôi đã làm cho đôi mắt mẹ đượm một nỗi buồn khó tả. Đó là những lúc tôi không ngoan, không vâng lời. Nhìn vào đôi mắt mẹ lúc ấy, tôi thấy ân hận và thương mẹ biết bao. Tôi muốn nói lời xin lỗi mẹ để mẹ vui, nhưng đôi khi tôi lại không thốt được nên lời. Thật lạ lùng, lúc ấy mẹ như hiểu thấu lòng tôi, đôi mắt mẹ ánh lên sự thương yêu, tha thứ. Mẹ mãi chia sẽ cùng tôi những băn khoăn, vui buồn, như một người bạn. Tôi đặt hết niềm tin vào mẹ.
Tôi đặt biệt hãnh diện vì tấm lòng nhân hậu của mẹ dành cho những người nghèo khổ. Đó là điều mẹ đã dạy tôi từ thuở ấu thơ. Tôi cảm nhận sâu sắc điều ấy trong đôi mắt đầy thương cảm của mẹ khi gặp một cảnh thương tâm, một em bé mồ côi hay một kẻ tật nguyền... Mẹ luôn thể hiện lòng thương bằng một hành động cụ thể để chia sẻ cùng người khốn khó. Ôi, đôi mắt của mẹ, dịu hiền và sâu lắng, là nguồn an ủi, là niềm vui của cả cuộc đời tôi. 
Xin cho tôi nói vài lời cùng người mẹ dấu yêu: "Mẹ ơi, con hiểu rằng đôi mắt đầy yêu thương của mẹ sẽ mãi dõi theo con trong suốt cuộc đời. Con cám ơn mẹ đã cho con cả một tuổi thơ hạnh phúc trong vòng tay mẹ. Con tự hứa rằng, con sẽ cố gắng học hành, sống xứng đáng là con của mẹ, biết "cho đi" để mang lại niềm vui cho tha nhân và nhất là để con được nhìn thấy đôi mắt mẹ mãi tràn đầy niềm hạnh phúc." 
"Ngài thật trên cả tuyệt vời vì Ngài đến với cuộc đời con thật kì diệu qua đôi mắt Mẹ con với sự hi sinh và tình yêu vô bờ bến. Con xin cảm tạ Ngài."

28 tháng 8 2019

Chọn đáp án: C

Bài 7: Đọc đoạn văn, thực hiện các yêu cầu sau:          “Anh xoay sang người con gái đang một mắt đọc cuốn sách, một mắt lắng nghe, chân cô đung đưa khe khẽ, nói:          - Và cô cũng thấy đấy, lúc nào tôi cũng có người trò chuyện. Nghĩa là có sách ấy mà. Mỗi người viết một vẻ.            - Quê anh ở đâu thế? Họa sĩ hỏi.          - Quê cháu ở Lào Cai này...
Đọc tiếp

Bài 7: Đọc đoạn văn, thực hiện các yêu cầu sau:

          “Anh xoay sang người con gái đang một mắt đọc cuốn sách, một mắt lắng nghe, chân cô đung đưa khe khẽ, nói:          - Và cô cũng thấy đấy, lúc nào tôi cũng có người trò chuyện. Nghĩa là có sách ấy mà. Mỗi người viết một vẻ.            - Quê anh ở đâu thế? Họa sĩ hỏi.

          - Quê cháu ở Lào Cai này thôi. Năm trước, cháu tưởng cháu đi xa lắm cơ đấy, hóa lại không. Cháu có ông bố tuyệt lắm. Hai bố con cùng viết đơn xin ra lính đi mặt trận. Kết quả: bố cháu thắng cháu một – không. Nhân dịp Tết, một đoàn các chú lái máy bay lên thăm cơ quan cháu ở Sa Pa. Không có cháu ở đấy. Các chú lại cử một chú lên tận đây. Chú ấy nói: nhờ cháu có góp phần phát hiện một đám mây khô mà ngày ấy, tháng ấy, không quân ta hạ được bao nhiêu phản lực Mĩ trên cầu Hàm Rồng. Đối với cháu, thật là đột ngột, không ngờ lại như thế. Chú lái máy bay có nhắc đến bố cháu, ôm cháu mà lắc “Thế là một – hòa nhé!”. Chưa hòa đâu bác ạ. Nhưng từ hôm ấy cháu sống thật hạnh phúc. Ơ, bác vẽ cháu đấy ư? Không, không, đừng vẽ cháu! Để cháu giới thiệu với bác những người khác đáng cho bác vẽ hơn…

(Lặng lẽ Sa Pa, Nguyễn Thành Long, SGK Ngữ văn 9, Tập 1, NXBGD)

A. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn văn.

B. Phân tích cấu tạo ngữ pháp câu văn sau: Năm trước, cháu tưởng cháu đi xa lắm cơ đấy, hóa lại không.

C. Qua đoạn văn, theo em có thể giải thích vì sao anh thanh niên lại từ chối “Không, không, đừng vẽ cháu! Để cháu giới thiệu với bác những người khác đáng cho bác vẽ hơn…”

D. Viết đoạn văn nghị luận (không quá 5 câu) trình bày cảm nhận của em về đoạn văn trên.

0
I. ĐỌC – HIỂU (3,0 điểm)Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu sau:(1)        Tiếng Việt mình sâu sắc. Nhân là con người. Nhân cũng là hạt. Nhân cũng là lòng yêu thương người khác. Nhìn những anh chị bại liệt cũng trở thành hiệp sĩ công nghệ thông tin giúp đời. Biết những người khiếm thị cũng làm được nghề sửa chữa điện tử, để có ích và giúp người. Lòng tự hứa không...
Đọc tiếp

I. ĐỌC – HIỂU (3,0 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu sau:

(1)        Tiếng Việt mình sâu sắc. Nhân là con người. Nhân cũng là hạt. Nhân cũng là lòng yêu thương người khác. Nhìn những anh chị bại liệt cũng trở thành hiệp sĩ công nghệ thông tin giúp đời. Biết những người khiếm thị cũng làm được nghề sửa chữa điện tử, để có ích và giúp người. Lòng tự hứa không thể là hạt lép. Chẳng có lý do gì để không là hạt giống tốt cho mùa sau.

(2)        Từ đó ta có bài học về nết tốt của hạt: Kiên trì, nhẫn nại, và lòng dũng cảm. Cũng như ta học về việc sống hết mình của hạt thóc: sớm cho mùa vàng, dám chịu xay giã giần sàng. Gạo nuôi người, cám bã nuôi heo, rơm tặng người bạn trâu. Và đến cọng rơm thừa cũng bện thành con cúi giữ lửa suốt đêm trường. Và sưởi ấm cánh đồng mùa đông gió bấc.

(3) Mỗi khi ta cằn cỗi, hãy nhớ ta là hạt. Ta lại nghĩ về khoảng xanh ngoài ban công, cũng như bạn thấy những mầm cây đội lên từ khối bê tông đường nhựa. Để không cho những khiếm khuyết tự bào mòn hay những nỗi buồn tự hủy.

 (Đoàn Công Lê Huy, Gửi em mây trắng, NXB Kim Đồng, 2016)

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính trong văn bản.

Câu  : Dựa vào bài viết, hãy cho biết hạt thóc đã sống hết mình như thế nào?

Câu 3: Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong đoạn văn (1)

Câu 4: Thông điệp mà em tâm đắc nhất từ văn bản là gì? Vì sao?

0
Câu 2 : (4.0) điểmLòng yêu nước được hiểu là tình cảm yêu thương, gắn bó sâu nặng và tinh thần, trách nhiệm bảo vệ, dựng xây đất nước của con người, được biểu hiện phong phú trong các tác phẩm văn học.Đó là tấm lòng yêu nước của vua Quang Trung qua lời dụ binh lính trước khi ra trận: “Vua Quang Trung cưỡi voi ra doanh yên ủi quân lính, truyền cho tất cả ngồi mà nghe lệnh, rồi dụ...
Đọc tiếp

Câu 2 : (4.0) điểm

Lòng yêu nước được hiểu là tình cảm yêu thương, gắn bó sâu nặng và tinh thần, trách nhiệm bảo vệ, dựng xây đất nước của con người, được biểu hiện phong phú trong các tác phẩm văn học.

Đó là tấm lòng yêu nước của vua Quang Trung qua lời dụ binh lính trước khi ra trận:

 “Vua Quang Trung cưỡi voi ra doanh yên ủi quân lính, truyền cho tất cả ngồi mà nghe lệnh, rồi dụ họ rằng:

- Quân Thanh sang xâm lấn nước ta, hiện ở Thăng Long, các ngươi đã biết chưa? Trong khoảng vũ trụ, đất nào sao ấy, đều đã phân biệt rõ ràng, phương Nam, phương Bắc chia nhau mà cai trị. Người phương Bắc không phải nòi giống nước ta, bụng dạ ắt khác. Từ đời nhà Hán đến nay, chúng đã mấy phen cướp bóc nước ta, giết hại nhân dân, vơ vét của cải, người mình không thể chịu nổi, ai cũng muốn đuổi chúng đi. Đời Hán có Trưng Nữ Vương, đời Tống có Đinh Tiên Hoàng, Lê Đại Hành, đời Nguyên có Trần Hưng Đạo, đời Minh có Lê Thái Tổ, các ngài không nỡ ngồi nhìn chúng làm điều tàn bạo, nên đã thuận lòng người, dấy nghĩa quân, đều chỉ đánh một trận là thắng và đuổi được chúng về phương Bắc. Từ đời nhà Đinh tới đây, dân ta không đến nỗi khổ như hồi nội thuộc xưa kia. Mọi việc lợi, hại, được, mất ấy đều là chuyện cũ rành rành của các triều đại trước. Nay người Thanh lại sang mưu đồ lấy nước Nam đặt làm quận huyện, không biết trông gương mấy đời Tống, Nguyên, Minh ngày xưa. Vì vậy ta phải kéo quân ra đánh đuổi chúng. Các ngươi đều là những kẻ có lương tri, lương năng, hãy nên cùng ta đồng tâm hiệp lực, để dựng nên công lớn. Chớ có quen thói cũ, ăn ở hai lòng, nếu như việc phát giác ra, sẽ bị giết chết ngay tức khắc, không tha một ai, chớ bảo là ta không nói trước!

 Các quân lính đều nói: Xin vâng lệnh, không dám hai lòng!”

(Trích Hoàng Lê nhất thống chí, Ngô gia văn phái, Ngữ văn 9, tập một)

Đó là tình yêu nước của anh thanh niên thể hiện trong công việc hàng ngày :

- Thôi, chấm dứt tiết mục hái hoa - Người con trai bất chợt quyết định - Bác lái xe chỉ cho ba mươi phút thôi. Hết năm phút rồi. Cháu nói qua công việc của cháu năm phút. Còn hai mươi phút, mời bác và cô vào nhà uống chè, cho cháu nghe chuyện. Cháu thèm nghe chuyện dưới xuôi lắm. Công việc của cháu cũng quanh quẩn ở mấy chiếc máy ngoài vườn này thôi. Những cái máy vườn trạm khí tượng nào cũng có. Dãy núi này có ảnh hưởng quyết định với gió mùa đông bắc đối với miền Bắc nước ta. Cháu ở đây có nhiệm vụ đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, dự vào việc báo trước thời tiết hằng ngày, phục vụ sản xuất, phục vụ chiến đấu. Đây là máy móc của cháu. Cái thùng đo mưa này, ở đâu bác cũng trông thấy, mưa xong đổ nước ra cái cốc li phân mà đo. Cái này là máy nhật quang ký, ánh sáng mặt trời xuyên qua cái kính này, đốt các mảnh giấy này, cứ theo mức độ, hình dáng vết cháy vết cháy mà định nắng. Đây là máy vin, nhìn khoảng cách giữa các răng cưa mà đoán gió. Ban đêm không nhìn mây, cháu nhìn gió lay lá, hay nhìn trời, thấy sao nào khuất, sao nào sáng, có thể nói được mây, tính được gió. Cái máy nằm dưới sâu kia là máy đo chấn động vỏ quả đất. Cháu lấy những con số, mỗi ngày báo về “nhà” bằng máy bộ đàm: bốn giờ, mười một giờ, bảy giờ tối, lại một giờ sáng. Bản báo ấy trong ngành gọi là “ốp”. Công việc nói chung dễ, chỉ cần chính xác. Gian khổ nhất là lần ghi và báo về lúc một giờ sáng. Rét, bác ạ. Ở đây có cả mưa tuyết đấy. Nửa đêm đang nằm trong chăn, nghe chuông đồng hồ chỉ muốn đưa tay tắt đi. Chui ra khỏi chăn, ngọn đèn bão vặn to đến cỡ nào vẫn thấy là không đủ sáng. Xách đèn ra vườn, gió tuyết và lặng im ở bên ngoài như chỉ chực mình ra là ào ào xô tới. Cái lặng im lúc đó mới thật dễ sợ: nó như bị chặt ra từng khúc, mà gió thì giống những nhát chổi muốn quét đi tất cả, ném vứt lung tung… Những lúc im lặng lạnh cóng mà lại hừng hực như cháy. Xong việc, trở vào, không thể nào ngủ lại được.

(Trích Lặng lẽ Sa Pa , Nguyễn Thành Long, Ngữ văn 9, tập một)

Đó là tình yêu nước được thể hiện qua công việc dũng cảm của Phương Định - cô gái thanh niên xung phong trong kháng chiến chống Mỹ :

Tôi, một quả bom trên đồi. Nho hai quả dưới lòng đường. Chị Thao, một quả dưới chân cái hầm Barie cũ.

Vắng lặng đến phát sợ. Cây còn lại xơ xác. Ðất nóng. Khói đen vật vờ từng cụm trong không trung, che đi những gì từ xa. Các anh cao xạ có nhìn thấy chúng tôi không? Chắc có, các anh ấy có những cái ống nhòm có thể thu cả trái đất vào tầm mắt. Tôi đến gần quả bom. Cảm thấy có ánh mắt các chiến sĩ dõi theo mình, tôi không sợ nữa. Tôi sẽ không đi khom. Các anh ấy không thích cái kiểu đi lom khom khi có thể cứ đàng hoàng mà bước tới. Quả bom nằm lạnh lùng trên một bụi cây khô, một đầu vùi xuống đất. Ðầu này có vẽ hai vòng tròn màu vàng...

Tôi dùng xẻng nhỏ đào đất dưới quả bom. Ðất rắn. Những hòn sỏi theo tay tôi bay ra hai bên. Thỉnh thoảng lưỡi xẻng chạm vào quả bom. Một tiếng động sắc đến gai người, cứa vào da thịt tôi. Tôi rùng mình và bỗng thấy tại sao mình làm quá chậm. Nhanh lên một tí! Vỏ quả bom nóng. Một dấu hiệu chẳng lành.

Hoặc là nóng từ bên trong quả bom. Hoặc là mặt trời nung nóng.

Chị Thao thổi còi. Như thế là đã hai mươi phút qua. Tôi cẩn thận bỏ gói thuốc mìn xuống cái lỗ đã đào, châm ngòi. Dây mìn dài, cong mềm. Tôi khoả đất rồi chạy lại chỗ nấp của mình...

(Trích Những ngôi sao xa xôi , Lê Minh Khuê, Ngữ văn 9, tập hai)

 

Đề 1: Em hãy viết bài văn trình bày cảm nhận về một trong ba nhân vật yêu nước ở trên. Từ đó liên hệ đến một tác phẩm khác hoặc thưc tế cuộc sống để làm nổi bật nội dung mà em lựa chọn.

Đề 2: Từ những gợi ý trên và trải nghiệm trong quá trình đọc văn , em hãy viết một bài văn với nhan đề : Mỗi tác phẩm giá trị mang theo một bài học về tình yêu nước

 

1
19 tháng 5 2021

TK

Nói đến Nguyễn Thành Long, người ta lại nhắc đến một cây bút cần mẫn, nhiệt thành đi sâu vào thực tiễn, tìm kiếm chất liệu từ cuộc đời để phản ánh cuộc đời một cách chân thực. Truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa là kết quả chuyến hành trình thực tế ấy tại Lào Cai. Truyện khắc họa nhân vật anh thanh niên làm công tác khí tượng với biết bao phẩm chất cao đẹp về lý tưởng và lẽ sống đáng quý của con người.

Không xuất hiện ngay từ đầu tác phẩm, nhưng người đọc biết đến anh thanh niên qua những lời chuyện trò của bác lái xe trên chuyến hành trình trở về thành phố từ đỉnh Yên Sơn. Hình ảnh ấy lại được khắc họa rõ ràng hơn trong cuộc gặp gỡ chốc lát giữa anh và mọi người khi xe dừng lại nghỉ ở giữa hành trình. Dù chỉ xuất hiện trong chốc lát nhưng anh thanh niên đã giúp mọi người có thêm những suy nghĩ mới mẻ: Trong cái lặng im của Sa Pa […] Sa Pa mà chỉ nghe tên, người ta đã nghĩ đến chuyện nghỉ ngơi, có những con người làm việc và lo nghĩ như vậy cho đất nước.

Một mình trên đỉnh Yên Sơn cao hai nghìn sáu trăm mét với công việc đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất góp phần vào việc báo trước thời tiết hàng ngày, phục vụ chiến đấu và sản xuất cho đồng bào ta. Việc làm tuy mang lại nhiều ý nghĩa nhưng cũng dễ gây cảm giác buồn tẻ, đơn điệu lại đòi hỏi sự tỉ mỉ, chính xác và có tinh thần trách nhiệm cao. Mỗi ngày cứ đều đặn bốn lần, bất kể nắng, gió hay mưa bão, anh đều phải thực hiện nhiệm vụ của mình và báo về trung tâm.

Công việc không khó nhưng gian khổ, “gian khổ nhất là lần ghi và báo lúc một giờ sáng. Rét, có cả mưa tuyết. Nửa đêm, chui ra khỏi chăn, ngọn đèn bão có vặn to đến mức nào cũng cảm thấy không đủ sáng. Xách đèn ra vườn, gió tuyết và cái im lặng bên ngoài chỉ chực đợi mình ra là ào ào xô tới”. Gian khổ trong công việc là vậy, gian khổ trong hoàn cảnh sống lại càng lớn hơn gấp bội.

Một mình quanh năm giữa “bốn bề chỉ có cỏ cây và mây mù lạnh lẽo”, cô đơn lặng lẽ, không một bóng người. Có lúc lại “thèm người” đến độ lăn cây chặn giữa đường để có cơ hội gặp gỡ, chuyện trò cùng hành khách trên xe. Khó khăn, gian khổ là vậy, nhưng điều gì đã giúp anh vượt lên hoàn cảnh ấy? Phải chăng đó là ý thức công việc, là lòng yêu nghề khi thấy được công việc lặng thầm này mang lại lợi ích cho cuộc sống và cho mọi người.

Miệt mài với công việc, xem công việc là bạn nên không thấy cô đơn. Anh hiểu rằng công việc của mình mang lại lợi ích cho cuộc sống, giúp quân ta đánh thắng trận, giúp đồng bào ta sản xuất được mùa. Vì vậy, dù không có ai đôn đốc, thúc giục hay giám sát, anh vẫn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình. Anh yêu công việc của mình, anh xem đó là niềm vui, là người bạn thân thuộc và kể về điều đó một cách say sưa, đầy tự hào. “Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ nếu cất nó đi cháu buồn chết mất”, lời tâm sự của anh với bác họa sĩ cũng chính là lời bộc bạch chân thành cho lòng yêu nghề và ý thức trách nhiệm ở anh thanh niên.

Giá trị đích thực của con người chính là ở lý tưởng và lẽ sống của mình. Anh thanh niên trong Lặng lẽ Sa Pa chính là người dung hòa được lý tưởng và lẽ sống ấy. Anh biết cách sắp xếp công việc hợp lý, biết tìm niềm vui trong cuộc sống, tổ chức cuộc sống ở trạm khí tượng ngăn nắp, đầy đủ và thú vị. Những vườn hoa thược dược đầy màu sắc, những chú gà mái cho quả trứng to tròn, những chú gà con tíu tít, những quyển sách chứa đựng biết bao điều thú vị. Cuộc sống buồn tẻ nhưng với cái nhìn lạc quan và sự chủ động của người con trai đầy lý tưởng đã làm cuộc sống ấy trở nên thú vị hơn bao giờ hết.

Anh thanh niên là một người cởi mở, trân quý tình cảm của mọi người và dành rất nhiều tình cảm đến những người xung quanh mình. Anh gửi củ tam thất cho vợ của bác lái xe, gửi làn trứng cho bác họa sĩ, gửi tặng đóa hoa cho cô kỹ sư. Đằng sau những món quà giản đơn ấy là sự quan tâm chân thành và chu đáo từ một tâm hồn hồn hậu. Bác lái xe gọi anh là “người cô độc nhất thế gian” nhưng chính anh lại tâm sự với bác họa sĩ mình với công việc “là một đôi” chứ không phải một mình. Quả thật những người có lý tưởng đẹp sẽ có những suy nghĩ đẹp.

Công việc dù vất vả, dù mang lại nhiều lợi ích thế nhưng anh lại là người vô cùng giản dị, khiêm tốn. Anh cảm thấy mình là một người bình thường như biết bao người đang cống hiến tuổi trẻ cho đất nước, bởi thế, khi bác họa sĩ ngỏ ý định vẽ chân dung, anh từ chối và giới thiệu “những người khác đáng vẽ hơn”. Chỉ với một số chi tiết xuất hiện trong chốc lát nhưng chân dung, tinh thần của anh thanh niên hiện ra khá rõ nét với những nét đẹp về tình cảm, tâm hồn, cách sống, quan niệm sống và quan niệm về công việc.

Trong truyện ngắn này còn xuất hiện một số nhân vật khác đã góp phần làm rõ nét hơn nhân vật chính. Đó là bác lái xe, cầu nối khiến người đọc mong chờ gặp anh, là ông họa sĩ với cảm giác xúc động, bối rối “vì họ sĩ đã bắt gặp một điều thật ra ông vẫn ao ước được biết”. Chính nỗi xúc động và bao điều suy tư của ông họa sĩ đã làm cho chân dung anh thanh niên sáng đẹp hơn lên và chứa đựng những chiều sâu tư tưởng. Đặc biệt nhất chính là cô kỹ sư trẻ soi chiếu vào cái đẹp của anh thanh niên để người đọc hiểu thêm về cuộc sống tuyệt đẹp của người thanh niên, về thế giới những con người như anh. Đây chính là thủ pháp nghệ thuật mà nhà văn sử dụng thành công trong việc xây dựng nhân vật chính của truyện mình.

Với tình huống truyện hợp lý, cách kể chuyện tự nhiên từ điểm nhìn của bác họa sĩ, truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa đã khắc họa thành công hình ảnh đẹp của người lao động bình thường. Anh thanh niên làm công tác khí tượng một mình trên đỉnh núi cao, anh không có tên, chỉ gọi một cách khái quát là thanh niên với cách gọi nói lên sức trẻ, lý tưởng, nhiệt huyết cùng mong muốn hiến dâng mọi thứ tuyệt vời cho đất nước.

“Chỉ có cuộc sống vì người khác mới đáng quý”. Câu nói ấy của A. Enstein khiến người ta suy nghĩ về lý tưởng và lẽ sống của con người trong thời đại ngày nay. Sự kết hợp giữa tự sự, trữ tình và bình luận đã phác họa hình ảnh anh thanh niên – người trai lý tưởng mang lẽ sống cao đẹp của cuộc sống thời đại lúc bấy giờ. Đó là những con người lặng thầm, làm những công việc lớn lao hiến dâng cho cuộc sống.

đọc câu truyện sau và thực hiện yêu cầu ở dưới:    Một cậu bé nhìn thấy cái kén của một con bướm .Một hôm cái kén nở ra một khe nhỏ ,cậu bé ngồi yên và lặng lẽ quan sát con bướm trong vòng  vài giờ khi nó gắng sức để chui ra khe hở ấy.Ngưng có vẻ nó ko đạt được kết quả nào cả.   Cậu bé quyết định giúp con bướm bằng cách cắt khe hở cho to hẳn ra .Con bướm chui...
Đọc tiếp

đọc câu truyện sau và thực hiện yêu cầu ở dưới:

    Một cậu bé nhìn thấy cái kén của một con bướm .Một hôm cái kén nở ra một khe nhỏ ,cậu bé ngồi yên và lặng lẽ quan sát con bướm trong vòng  vài giờ khi nó gắng sức để chui ra khe hở ấy.Ngưng có vẻ nó ko đạt được kết quả nào cả.

   Cậu bé quyết định giúp con bướm bằng cách cắt khe hở cho to hẳn ra .Con bướm chui ra được ngay  nhg cơ thể nó bị phồng rộp và cánh nó co lại bé xíu .Cậu bé hi vọng  rồi đôi cánh sẽ đủ lớn  để con bướm có thể bay lên .Nhg chuyện đó ko diễn ra.

    Thực tế ,con bướm này sẽ phải bò sườn suốt cả cuộc đời .Nó ko bao giờ bay được nx.

     Cậu bé ko hiểu rằng ,chính vc tự mk nỗ lực thoát ra khỏi cái ké chật chội kia là điều kiện ko thể thiếu để chất lưu trong cơ thể  con bướm chuyền vào đôi cánh giúp nó bay đc.

 

Câu 1: h.ảnh khe hở và cái kén chật chội mà con bướm cần tự thoát mk ra ẩn dụ cho điều j trong cuộc sống của mỗi con ng?

Câu 2: Sự giúp đỡ của cậu bé đã ảnh hưởng như thế nào  đến con bướm?

Câu 3: e tiếp nhận được những thông điệp nào từ câu chuyện

1

C1: hình ảnh cái kén và khe hở chật chội ẩn dụ cho những khó khăn, thử thách ,gian khổ.... trong cuộc sống của mỗi người.

C2:

- sự giúp đỡ của cậu bé xuất phát từ lòng tốt nhưng ko đúng lúc

-vì sự giúp đỡ của cậu bé con bướm đã ko bay được nx và con bướm phải bò sườn xuốt đời.

C3: cần nêu đc những thông điệp chính được gửi gắm trong câu truyện :

- khó khăn, thử thách là điều kiện giúp con người trưởng thành 

-lòng tốt, sự giúp đỡ thái quá hoặc ko đúng lúc ,đúng chỗ để gây tác hại cho người đc giúp đỡ .....