Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
3, sơn nguyên Tây Tạng .
5.Cảnh quan ở khu vực khí hậu gió mùa: rừng hỗn hợp và rừng lá rộng, rừng cận nhiệt đới ẩm, rừng nhiệt đới ẩm. - Cảnh quan ở khu vực khí hậu lục địa khô hạn: hoang mạc và bán hoang mạc, thảo nguyên, rừng và cây bụi lá cứng Địa Trung Hải, xa van và cây bụi, cảnh quan núi cao.
6.- Châu Á có số dân đứng đầu thế giới.
- Mức gia tăng dân số châu Á khá cao, chỉ đứng sau châu Phi và cao hơn so với thế giới.
- Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của châu Á ngang với mức trung bình của thế giới, cao hơn châu Âu và thấp hơn nhiều so với châu Phi.
c1
- Chiều dài từ đểm cực Bắc đến điểm cực Nam là 8500km. Chiều rộng từ bời Tây sang bờ Đông nơi lãnh thổ mở rộng nhất 9200km.
c2
- Dầu mỏ, khí đốt phân bố chủ yếu ở khu vực Tây Nam Á, Đông Nam Á.
c3
– Sông Mê Kông bắt nguồn từ cao nguyên Thanh Tạng.
c4
- Sông Ô-bi chảy theo hướng Nam – Bắc, qua đới khí hậu ôn đới và đới khí hậu cực và cận cực.
- Về mùa xuân vùng trung và hạ lưu sông Ô-bi lại có lũ băng lớn vì: vùng thượng nguồn sông Ô-bi thuộc đới khí hậu cực và cận cực lạnh giá, mùa đông sông bị đóng băng, vào mùa xuân băng tan và chảy xuống vùng trung – hạ lưu sông tạo nên lũ băng.
c5
- Các cảnh quan phân bố ở khu vực khí hậu gió mùa và các cảnh quan ở khu vực khí hậu lục địa khô hạn:
+ Khu vực khí hậu gió mùa có: rừng hỗn hợp và rừng lá rộng, rừng cận nhiệt đới ẩm, rừng nhiệt đới ẩm, xavan và cây bụi.
+ Khu vực khí hậu lục địa khô hạn có: thảo nguyên, hoang mạc và bán hoang mạc, cảnh quan núi cao.
c6
* Về số dân:
- Dân số châu Á lớn nhất so với các châu lục khác và chiếm 60,6% dân số thế giới năm 2002 (trong khi diện tích châu Á chỉ chiếm 23.4% của thế giới).
- Dân số châu Á gấp 4,9 lần châu Phi (13,5%) và 117,7 lần châu lục có dân số ít nhất là châu Đại Dương (0,5%).
* Tốc độ gia tăng dân số:
- Châu Phi có tỉ lệ gia tăng dân số cao nhất (2,4%), giai đoạn 1950 – 2002 dân số tăng nhanh, gấp 3,8 lần.
- Tiếp đến là châu Mĩ với 1,4%, giai đoạn 1950 – 2002 dân số tăng gấp 2,5 lần.
- Tỉ lệ gia tăng dân số châu Á khá cao và bằng mức gia tăng dân số thế giới với 1,3%, giai đoạn 1950 – 2002 dân số tăng nhanh liên tục, gấp 2,7 lần.
- Châu Âu có tốc độ gia tăng dân số âm (0,1%), dân số già và nhiều quốc gia có nguy cơ suy giảm dân số (như Đức, Pháp...).
Các núi và sơn nguyên của Châu Á tập trung ở vùng trung tâm. Trên các núi cao có băng hà bao phủ quanh năm.
Chọn: D.
Đặc điểm chung của vùng biển Việt Nam
Diện tích, giới hạn
Vùng biển Việt Nam là một phần của Biển Đông. Biển Đông là một biển lớn, tương đối kín, nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa Đông Nam Á.
Biển Đông trải rộng từ Xích đạo tới chí tuyến Bắc, thông với Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương qua các eo biển hẹp. Diện tích Biển Đông là 3 447 000 km2. Biển Đông có hai vịnh lớn là vịnh Bắc Bộ và vịnh Thái Lan, độ sâu trung bình của các vịnh dưới 100 m.
Đặc điểm khí hậu và hải vân của biển
Khí hậu các đảo gần bờ về cơ bản giống như khí hậu vùng đất liền lân cận. Còn khu vực biển xa, khí hậu có những nét khác biệt lớn với khí hậu đất liền.
- Chế độ gió : Trên Biển Đông, gió hướng đông bắc chiếm ưu thế trong bảy tháng, từ tháng 10 đến tháng 4. Các tháng còn lại trong năm, ưu thế thuộc vé gió tây nam, riêng ở vịnh Bắc Bộ chủ yếu là hướng nam. Gió trên biển mạnh hơn trên đất liền rõ rệt. Tốc độ gió trung bình đạt 5-6 m/s và cực đại tới 50 m/s, tạo nên những sóng nước cao tới 10 m hoặc hơn. Dông trên biển thường phát triển về đêm và sáng.
- Chế độ nhiệt : Ở biển, mùa hạ mát hơn và mùa đông ấm hơn đất liền. Biên độ nhiệt trong năm nhỏ. Nhiệt độ trung bình năm của nước biển tầng mặt là trên 23°C.
- Chế độ mưa : Lượng mưa trên biển thường ít hơn trên đất liền, đạt từ 1100 đến 1300 mm/năm. Ví dụ : lượng mưa trên đảo Bạch Long Vĩ là 1127 mm/năm, trên đảo Hoàng Sa là 1227 mm/năm. Sương mù trên biển thường hay xuất hiện vào cuối mùa đông đầu mùa hạ.
Cùng với các dòng biến, trên vùng biển Việt Nam còn xuất hiện các vùng nước trôi và nước chìm, vận động lên xuống theo chiều thẳng đứng, kéo theo sự di chuyển của các sinh vật biển.
- Chế độ triều : Thủy triều là nét rất đặc sắc của vùng biển Việt Nam. Vùng biển ven bờ nước ta có nhiều chế độ triều khác nhau. Trong đó, chế độ nhật triều của vịnh Bắc Bộ được coi là điển hình của thế giới, ở đây mỗi ngày chỉ có một lần nước lên và một lần nước xuống rất đều đặn.
Câu 1 :
- Trong 25 năm đầu, Hiệp hội được tổ chức như một khối hợp tác về quân sự.
- Cuối thập niên 70, đầu 80 xu thế hợp tác kinh tế xuất hiện và ngày càng trở thành xu hướng chính.
- Đến năm 1998 đặt ra mục tiêu: “Đoàn kết và hợp tác vì một ASEAN hòa bình, ổn định và phát triển đồng đều”.
- Các nước hợp tác với nhau trên nguyên tắc tự nguyện, tôn trọng chủ quyền của mỗi quốc gia thành viên và ngày càng hợp tác toàn diện, cùng khẳng định vị trí của mình trên trường quốc tế
Câu 4 :
Lịch sử phát triển của tự nhiên Việt Nam có thể chia làm ba giai đoạn lớn:
- Giai đoạn Tiền Cambri (tạo lập nền móng sơ khai của lãnh thổ):
+ Cách ngày nay ít nhất khoảng 570 triệu năm. Khi đó đại bộ phận lãnh thổ nước ta còn là biển.
+ Phần đất liền là những mảng nền cổ: Kon Tum, Việt Bắc, Hoàng Liên Sơn, Sông Mã, Pu Hoạt.
+ Các loài sinh vật còn rất ít và đơn giản. Bầu khí quyển rất ít ôxi.
- Giai đoạn cổ kiến tạo (phát triển, mở rộng và ổn định lãnh thổ):
+ Cách ngày nay ít nhất là 65 triệu năm.
+ Có nhiều vận động tạo núi lớn (Ca-lê-đô-ni, Hec-xi-ni, In-đô-xi-ni, Ki- mê-ri) làm thay đổi hẳn hình thể nước ta so với trước. Phần lớn lãnh thổ nước ta đã trở thành đất liền.
+ Sinh vật phát triển mạnh mẽ, là thời kì cực thịnh của bò sát khủng long và cây hạt trần.
+ Xuất hiện các khối núi đá vôi và các bể than lớn tập trung ở miền Bắc và rải rác ở một số nơi.
+ Cuối giai đoạn này, địa hình nước ta bị ngoại lực bào mòn, hạ thấp.
- Giai đoạn Tân kiến tạo (tạo nên diện mạo hiện tại của lãnh thổ và còn đang tiếp diễn):
+ Cách ngày nay ít nhất khoảng 25 triệu năm.
+ Nâng cao địa hình; núi, sông trẻ lại.
+ Hình thành các cao nguyên ba dan và các đồng bằng phù sa trẻ; mở rộng Biển Đông, tạo các bể dầu khí ở thềm lục địa và ở đồng bằng châu thổ.
+ Sinh vật phát triển phong phú và hoàn thiện, xuất hiện loài người trên Trái Đất.
* Gió mùa mùa hạ ( Gió mùa Tây Nam): ... Đầu mùa hạ,
*Khối khí nhiệt đới ẩm từ Bắc Ấn Độ Dương di chuyển theo hướng Tây Nam xâm nhập trực tiếp và gây mưa lớn cho Đồng bằng Nam Bộ và Tây Nguyên, ngoài ra khi vượt dãy Trường Sơn còn gây hiệu ứng phơn cho khu vực Bắc Trung Bộ và Nam Tây Bắc với kiểu thời tiết khô, nóng.
ai đó giúp mik câu 4 với câu 9 thôi ạ