K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Chúng tôi đã đi không tiếc đời mình

Tuổi hai mươi làm sao không tiếc?

Nhưng ai cũng tiếc tuổi hai mươi thì còn chi Tổ Quốc?

(Trường ca “Những người đi tới biển” – Thanh Thảo)

Những câu thơ trên của Thanh Thảo đã thể hiện lí tưởng cao đẹp của thế hệ trẻ thời chống Mĩ cứu nước. Qua đó tác giả nhắc nhở thế hệ trẻ chúng ta hôm nay: Bất cứ thời đại nào, mỗi con người chúng ta nhất là thế hệ thanh niên cũng luôn phải ý thức vai trò trách nhiệm của mình đối với đất nước. Trước tiên thế hệ trẻ phải xác định tư tưởng, tình cảm, lí tưởng sống của mình: yêu quê hương đất nước, tự hào tự tôn dân tộc, có ý thức bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của dân tộc; lao động, học tập để khẳng định bản lĩnh, tài năng cá nhân và phục vụ cống hiến cho đất nước, sẵn sàng có mặt khi Tổ Quốc cần. Thời đại ngày nay, xu thế toàn cầu là xu thế hội nhập, khoa học kĩ thuật phát triển với tốc độ cao, vậy thế hệ trẻ cần phải học tập tích lũy tri thức để góp phần phát triển đất nước theo kịp thời đại, hội nhập với xu thế phát triển chung của quốc tế. Bên cạnh đó, phải rèn luyện sức khỏe để có khả năng cống hiến và bảo vệ đất nước. Đồng thời thanh niên cũng cần quan tâm theo dõi đến tình hình chung của đất nước, tỉnh táo trước hành động của mình không bị kẻ xấu lợi dụng. Về vấn đề chủ quyền biển đảo, thanh niên cần hưởng ứng và tích cực các diễn đàn hợp pháp trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên Internet, khẳng định chủ quyền biển đảo của Việt Nam trên các diễn đàn, đồng thời kịch liệt lên án và đấu tranh tham gia ngăn chặn các hành vi vi phạm xâm phạm chủ quyền biển, hải đảo thiêng liêng của Tổ Quốc, phải luôn có “trái tim nóng, cái đầu lạnh”.

Như vậy, xây dựng và bảo vệ tổ quốc là trách nhiệm thiêng liêng của thanh niên nói riêng và của mỗi con người Việt Nam nói chung.

19 tháng 12 2018

Để thực hiện tốt nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc, ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, học sinh chúng ta phải:

+ Ra sức hoc tập, tu dưỡng đạo đức,rèn luyện sức khỏe, luyện tệp quân sự

+ Tích cực tham gia phong trào bảo vệ trật tự, an ninh trong trường hoc và nơi cư trú.

+ Sẵn sàng làm nghĩa vụ quân sự, đồng thời tích cực vận động người thân trong gia đình thực hiện nghĩa vụ quân sự bảo vệ Tổ quốc.

+ Tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa ở địa phương.



 Phần 1. Đọc - Hiểu (3,0 điểm)   Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:Cô ơi !Cô không phải người nông dân một nắng hai sương làm ra hạt thóc, nhưng cô dạy con biết quý bát cơm chan chứa mồ hôi. Cô không phải người công nhân kĩ sư kiến thiết mọi nơi, nhưng cô xây cho đời một tương lai phía trước.Cha mẹ là người cho con cuộc sống, bạn bè là những chỗ dựa niềm tin, thử thách...
Đọc tiếp

 

Phần 1. Đọc - Hiểu (3,0 điểm)   Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

Cô ơi !

Cô không phải người nông dân một nắng hai sương làm ra hạt thóc, nhưng cô dạy con biết quý bát cơm chan chứa mồ hôi. Cô không phải người công nhân kĩ sư kiến thiết mọi nơi, nhưng cô xây cho đời một tương lai phía trước.

Cha mẹ là người cho con cuộc sống, bạn bè là những chỗ dựa niềm tin, thử thách rồi những thất bại đã cho con trưởng thành hơn thì chính cô là người dạy con vượt qua khó khăn vấp ngã trên đường đời.

Chính cô là người nâng niu, uốn nắn cho con từng lời ăn tiếng nói, từng cử chỉ dáng đi. Con lớn dần trong vòng tay yêu thương của cô mà không hay rằng ba năm học đã sắp kết thúc. Con sắp phải xa cô thật rồi sao? Con chỉ muốn mãi là cô trò nhỏ được cắp sách vở đến trường, ngày ngày được nghe cô giảng bài.

Nhưng con phải đi để còn nhường chỗ cho thế hệ các em học sinh mới. Đây cũng là lúc con vận dụng những bài học về cuộc đời của cô ở ngôi trường khác, to lớn hơn trường mình.

(Trích Thư gửi cô giáo ngày tri ân, http://giaoducthoidai.vn,3-6-2014)

Câu 1: Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản. (0,5 điểm)

Câu 2: Xác định phương thức biểu đạt trong văn bản.( 0,5 điểm)

Câu 3: Chỉ ra biện pháp tu từ  và nêu tác dụng trong câu : “Con lớn dần trong vòng tay yêu thương của cô mà không hay rằng ba năm học đã sắp kết thúc”. (1,0 điểm)

Câu 4: Thông điệp mà anh/chị tâm đắc nhất qua văn bản là gì? Vì sao chọn thông điệp đó? (1,0 điểm )

Phần 2: Làm văn (7.0 điểm)

 Câu 1: (2 điểm) Viết bài văn  bày tỏ suy nghĩ về lòng biết ơn được gợi ra từ phần đọc - hiểu.

Câu 2: (5 điểm) Nêu cảm nhận của anh (chị) về đoạn thơ :

Mau đi thôi! Mùa chưa ngả chiều hôm

……………………………….

Hỡi xuân hồng ta muốn cắn vào ngươi.

                                                                    Trích: Vội vàng – Xuân Diệu – SGK Ngữ văn 11, tập II NXB Giáo dục

=== hết ===

0
13 tháng 1 2018

 Khởi ngữ nằm trong câu: Hành thì nhà thị may lại còn, khởi ngữ “Hành”

- Câu có khởi ngữ tạo ra mạch liên kết chặt chẽ hơn do câu trước đó đã nhắc tới cháo hành, câu kế tiếp nhắc tới “gạo” điều đó khiến mạch văn trôi chảy hơn.

Từ văn bản, tôi cảm nhận một cách chân thực sự khốc liệt của chiến tranh với những mất mát, hi sinh của thế hệ đi trước phải gánh chịu để có được độc lập, tự do như ngày hôm nay. Đó là những nỗi đau không gì có thể bù đắp được. Nhưng cũng chính trong chiến tranh ta thấy bừng sáng tinh thần yêu nước, trọng nhân nghĩa, khoan dung, sự cố kết, đùm bọc yêu thương nhau đã thấm sâu vào tư tưởng, tình cảm, tâm hồn mỗi người dân. Nó đã trở thành lẽ sống, chất kết dính gắn bó các thành viên mang trong mình dòng máu Lạc Hồng. Bất luận trong hoàn cảnh nào, đã kết thành sức mạnh vô địch, đưa dân tộc ta vượt lên mọi khó khăn, thử thách, lập nên những kỳ tích vẻ vang trong đấu tranh giải phóng dân tộc, cũng như xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

28 tháng 9 2018

Phương thức biểu đạt: miêu tả.

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 3:“Có hai hạt lúa nọ được giữ lại để làm hạt giống cho vụ sau vì cả hai đều là những hạt lúa tốt, đều to khỏe và chắc mẩy. Một hôm, người chủ định đem chúng gieo trên cánh đồng gần đó. Hạt thứ nhất nhủ thầm: “Dại gì ta phải theo ông chủ ra đồng. Ta không muốn cả thân mình phải nát tan trong đất. Tốt nhất...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 3:

“Có hai hạt lúa nọ được giữ lại để làm hạt giống cho vụ sau vì cả hai đều là những hạt lúa tốt, đều to khỏe và chắc mẩy. Một hôm, người chủ định đem chúng gieo trên cánh đồng gần đó. Hạt thứ nhất nhủ thầm: “Dại gì ta phải theo ông chủ ra đồng. Ta không muốn cả thân mình phải nát tan trong đất. Tốt nhất ta hãy giữ lại tất cả chất dinh dưỡng trong lớp vỏ này và tìm một nơi lý tưởng để trú ngụ.” Thế là nó chọn một góc khuất trong kho lúa để lăn vào đó.

Còn hạt lúa thứ hai thì ngày đêm mong được ông chủ mang gieo xuống đất. Nó thật sự sung sướng khi được bắt đầu một cuộc đời mới. Thời gian trôi qua, hạt lúa thứ nhất bị héo khô nơi góc nhà bởi vì nó chẳng nhận được nước và ánh sáng. Lúc này chất dinh dưỡng chẳng giúp ích được gì- nó chết dần chết mòn. Trong khi đó, hạt lúa thứ hai dù nát tan trong đất nhưng từ thân nó lại mọc lên cây lúa vàng óng, trĩu hạt. Nó lại mang đến cho đời những hạt lúa mới...

   (Trích “Hạt giống tâm hồn”)

a, Em hãy nêu nội dung của đoạn văn trên?

b, Từ câu chuyện trên, em hãy rút ra bài học cho bản thân?

1
21 tháng 6 2017

a, Nội dung của đoạn văn trên:

- Câu chuyện về hai hạt lúa:

+ Hạt lúa thứ nhất: trông chờ, ỷ lại, sợ vất vả khó khăn nên cuối cùng chết dần chết mòn.

+ Hạt lúa thứ hai: không ngại khó khăn gian khổ, biết vươn lên hoàn cảnh khắc nghiệt để mang lại cho đời những hạt mầm tươi mới.

b, Bài học cho bản thân: Trong cuộc sống cần phải biết siêng năng, chăm chỉ vượt qua những khó khăn gian khổ để gặt hái những thành quả tốt đẹp trong tương lai.

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 3:“Có hai hạt lúa nọ được giữ lại để làm hạt giống cho vụ sau vì cả hai đều là những hạt lúa tốt, đều to khỏe và chắc mẩy. Một hôm, người chủ định đem chúng gieo trên cánh đồng gần đó. Hạt thứ nhất nhủ thầm: “Dại gì ta phải theo ông chủ ra đồng. Ta không muốn cả thân mình phải nát tan trong đất. Tốt nhất...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 3:

“Có hai hạt lúa nọ được giữ lại để làm hạt giống cho vụ sau vì cả hai đều là những hạt lúa tốt, đều to khỏe và chắc mẩy. Một hôm, người chủ định đem chúng gieo trên cánh đồng gần đó. Hạt thứ nhất nhủ thầm: “Dại gì ta phải theo ông chủ ra đồng. Ta không muốn cả thân mình phải nát tan trong đất. Tốt nhất ta hãy giữ lại tất cả chất dinh dưỡng trong lớp vỏ này và tìm một nơi lý tưởng để trú ngụ.” Thế là nó chọn một góc khuất trong kho lúa để lăn vào đó.

Còn hạt lúa thứ hai thì ngày đêm mong được ông chủ mang gieo xuống đất. Nó thật sự sung sướng khi được bắt đầu một cuộc đời mới. Thời gian trôi qua, hạt lúa thứ nhất bị héo khô nơi góc nhà bởi vì nó chẳng nhận được nước và ánh sáng. Lúc này chất dinh dưỡng chẳng giúp ích được gì- nó chết dần chết mòn. Trong khi đó, hạt lúa thứ hai dù nát tan trong đất nhưng từ thân nó lại mọc lên cây lúa vàng óng, trĩu hạt. Nó lại mang đến cho đời những hạt lúa mới...

   (Trích “Hạt giống tâm hồn”)

a, Em hãy nêu nội dung của đoạn văn trên?

b, Từ câu chuyện trên, em hãy rút ra bài học cho bản thân?

1
14 tháng 5 2018

a, Nội dung của đoạn văn trên:

- Câu chuyện về hai hạt lúa:

+ Hạt lúa thứ nhất: trông chờ, ỷ lại, sợ vất vả khó khăn nên cuối cùng chết dần chết mòn.

+ Hạt lúa thứ hai: không ngại khó khăn gian khổ, biết vươn lên hoàn cảnh khắc nghiệt để mang lại cho đời những hạt mầm tươi mới.

b, Bài học cho bản thân: Trong cuộc sống cần phải biết siêng năng, chăm chỉ vượt qua những khó khăn gian khổ để gặt hái những thành quả tốt đẹp trong tương lai.

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:Em yêu từng sợi nắng congEm yêu chao liệng cánh còCánh đồng mùa gặt lượn lờ vàng ươmEm yêu khói bếp vương vươngEm yêu mơ ước đủ màuCầu vồng ẩn hiện mưa rào vừa quaMồ hôi cha mẹ mặn mà sớm trưaEm yêu câu hát ơi àEm yêu cánh võng đong đưaCánh diều no gió chiều chưa muốn vềĐàn trâu thong thả đường đêBức tranh thủy mặc dòng sông con...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

Em yêu từng sợi nắng cong

Em yêu chao liệng cánh cò

Cánh đồng mùa gặt lượn lờ vàng ươm

Em yêu khói bếp vương vương

Em yêu mơ ước đủ màu

Cầu vồng ẩn hiện mưa rào vừa qua

Mồ hôi cha mẹ mặn mà sớm trưa

Em yêu câu hát ơi à

Em yêu cánh võng đong đưa

Cánh diều no gió chiều chưa muốn về

Đàn trâu thong thả đường đê

Bức tranh thủy mặc dòng sông con đò

Chon von lá hát vọng về cỏ lau

Trăng lên lốm đốm hạt sao

Em đi cuối đất cùng miền

Gió sông rười rượi hoa màu thiên nhiên

Xám màu mái lá mấy tầng mây cao

Yêu quê yêu đất gắn liền bước chân.




            ( Yêu lắm quê hương, Hoàng Thanh Tâm)

Câu 1. Xác định thể thơ và phương thức biểu đạt chính của bài thơ trên.

Câu 2. Trong bài thơ, cảnh vật quê hương được tác giả cảm nhận bằng những giác quan nào?

Câu 3. Chỉ ra một biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ và nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó.

Câu 4. Suy nghĩ của anh/ chị về hai câu thơ: 

Em đi cuối đất cùng miền

Yêu quê yêu đất gắn liền bước chân

Trình bày bằng một đoạn văn ( khoảng 8 đến 10 dòng).

0
3 tháng 1 2018

Biện pháp tu từ: nhân hóa: mặt đất kiệt sức...

Điệp ngữ: “mưa mùa xuân”

Tác dụng: Miêu tả hình ảnh mưa mùa xuân đã mang lại cho mặt đất sức sống, tràn lên các nhánh lá mầm non. Cây trả nghĩa cho mưa bằng cả mùa hoa thơm trái ngọt.

chào ( ^_^)