Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Cụm động từ:Đành giữ sứ thần ở công quán
Để có thì giờ đi hỏi em bé thông minh
Phụ trước | Trung tâm | Phụ sau |
đành | tìm cách giữ | sứ thần ở công quán |
để | có thì giờ đi hỏi ý kiến | em bé thông minh |
Câu 5 :
Bằng cách nói bóng bẩy, cô đọng, hàm súc, những con người Việt Nam giàu tình nghĩa đã dạy con cháu :
" Ăn quả nhớ kẻ trồng cây "
Tầng nghĩa đen của câu tục ngữ cho rằng : Ăn những trái cây chín mọng, thơm ngon thì phải nhớ đến công ơn của những người vun xới, chăm sóc, của những người trồng cây.
Tại sao " ăn quả " phải " nhớ kẻ trồng cây " ?
Mỗi chúng ta từ khi sinh ra đến khi lớn lên nhận được bao nhiêu điều tốt đẹp từ người khác. Hạt cơm chúng ta ăn là thành quả của biết bao công sức cày sâu cuốc bẫm, chăm sóc,... của các bác nông dân. Chiếc áo chúng ta đang mặc có công sức của người ươm tơ, se chỉ, chế tạo máy móc, cắt may... Con đường chúng ta đang cắp sách tới trường hôm nay đã nhuộm biết bao máu đổ của các thế hệ cha anh ngày trước. Giấc ngủ của chúng ta an lành, êm ả mỗi đêm là nhờ các anh bộ đội, chiến sĩ vùng biên giới, vùng biển khơi, vùng đảo xa xôi, tích cực canh gác...
Như vây những " kẻ trồng cây " ấy đã tạo nên " quả " cho chúng ta ăn ngon lành. Do đó hãy biết ơn họ để nhân cách của mình được đẹp thêm, cái tính người được tỏa sáng lung linh hơn.
Hằng ngày, khi được sự quan tâm, giúp đỡ của bất kì ai, người nhận cần phải tỏ thái độ biết ơn, có khi chỉ là một nụ cười hàm ý, một ánh mắt chứa chan tình cảm hoặc một câu nói ý nghĩa.
Tóm lại, câu tục ngữ " ăn quả nhớ kẻ trồng cây " là một lời dạy bổ ích của cha ông ta. Nó không những có ý nghĩa lớn lao đối với thế hệ đi trước mà còn dìu dắt thế hệ đi sau đến với cái chân - thiện - mĩ . Từ đó, con người trở nên Người hơn. Và nhân sinh quan cao vời ấy đã làm cho cuộc đời đẹp hơn, đất như nở hoa tươi hơn và trời mỗi ngày lại sáng hơn.
Cách nhanh nhất để trả lời câu hỏi này : viết hết bài " Cậu bé thông minh "
1.- người ra câu đố :
+ lần thứ nhất : viên quan
+ lần thứ hai : vua thử tài lần 1
+ lần thứ ba : vua thử tài lần 2
+ lần thứ tư : sứ giả nước láng giềng
2.
- sứ giả hỏi : một ngày trâu cày được mấy đường
- vua thử thách lần 1 : ban cho 3 con trâu đực 3 thúng gạo nếp hẹn 1 năm sau phải nộp được .... trâu con
- vua thử thách lần 2 : sai sứ thần đưa cho 1 con chim sẻ cho cậu bé phải làm đc 3 mâm cỗ
- sứ giả nước láng giềng : 1 chiếc vỏ ốc vặn dài đó làm sao xâu đc sợi chỉ qua đường ruột ốc
3.
lần 1 : hỏi vặn lại : ngựa của ông đi 1 ngày đc mấy bước
lần 2 : cố tình ngây ngô buoovj vua phải giải thích câu giải thích ấy là cái cớ để em bé hỏi lại và để vua tự nói ra điều vô lí trong câu đố của mình
lần 3 : đố lại : gièn 1 cái kim khâu thành 1 con dao để xẻ thịt chim
lần 4 : hát bài đồng dao ...
8.
vì sứ thần nước ngoài muốn tìm xem nước ta có người tài hay ko nếu ko có người tài thì chúng sẽ đem quân sang đánh
10. tóm tắt
1 hôm, thấy 2 cha con làm ruộng, quan hỏi 1 câu hỏi khó " trâu của lão 1 ngày cày đc mấy đường ". Cậu con trai nhanh trí hỏi vặn lại khiến vua thua cuộc. Nhận ra người tài viên quan về bao vua. Vua tiếp tục thủ tài bắt từ 3 con trâu đực 3 thúng gạo nếp đẻ ra trâu con. Cậu bé nghĩ ra cách cứu đc dân làng. Lần thử tài sau cậu bé vượt qua khiến vua phải khâm phục.
Vua láng giềng có ý xâm lược, sai sứ giả vặn mang chiếc vỏ ốc vặn thật dài đố sâu đc 1 sợi chỉ qua đường ruột ốc. Các ông trạng cá nhà thông thái đành bó tay. Vua đành phải gọi cậu bé thông minh, cậu bé thông minh trỉ ra cách giúp đất nước và đc vua phong làm trạng nguyên xây dinh thự ở gân vua.
mình chỉ làm đc vay thôi có j tham khảo các bạn khác nha
chúc hok tốt!
BÀI LÀM
CÂU 3 :
Khi giải đố, em bé đã không dựa vào các kiến thức sách vở mà sử dụng các kiến thức ngay trong thực tế đời sống. Với những câu đố không thể có lời giải, em bé đã đẩy chính người đố vào thế bí, khiến cho cả người ra câu đố, người đọc bị bất ngờ, làm bật ra tiếng cười vui vẻ.
CÂU 9 :
* Những cách giải đố của cậu bé thông minh, lí thú ở chỗ:
- Đẩy thế bí về phía người ra câu đố, lấy "gậy ông đập lưng ông".
- Làm cho những người ra câu đố tự thấy cái vô lí, phi lí của điều mà họ nói.
- Những lời giải đố đều không dựa vào sách vở, mà dựa vào kiến thức đời sống.
- Làm cho người ra câu đố, người chứng kiến và người nghe ngạc nhiên vì sự bất ngờ, giản dị và rất hồn nhiên của những lời giải
CÂU 10 :
TÓM TẮT TRUYỆN EM BÉ THÔNG MINH
Có ông vua nọ, vì muốn tìm người hiền tài nên đã cho một viên quan đi dò la khắp cả nước. Viên quan ấy đến đâu cũng ra những câu đố oái oăm, hóc búa để thử tài.
Một hôm, viên quan thấy hai cha con đang làm ruộng bèn hỏi một câu rất khó về số đường cày con trâu cày được trong một ngày. Ông bố không trả lời được, cậu con trai nhanh trí hỏi vặn lại khiến viên quan thua cuộc. Biết đã gặp được người tài, viên quan nọ về bẩm báo với vua. Vua tiếp tục thử tài, bắt dân làng đó phải làm sao cho trâu đực đẻ ra trâu con. Bằng cách để cho nhà vua tự nói ra sự vô lí trong yêu cầu của mình, cậu bé đã cứu dân làng thoát tội. Cậu tiếp tục chứng tỏ tài năng bằng cách giải các câu đố tiếp theo và được nhà vua ban thưởng rất hậu.
Vua nước láng giềng muốn kéo quân sang xâm lược nhưng trước hết muốn thử xem nước ta có người tài hay không bèn cho sứ giả mang sang một chiếc vỏ ốc vặn thật dài và đố xâu sợi chỉ qua. Tất cả triều đình không ai giải được lại tìm đến cậu bé. Với trí thông minh khác người, lại sống gần gũi với thực tế, cậu bé vừa chơi vừa giải đố, kết quả là tránh được cho đất nước một cuộc chiến tranh. Nhà vua thấy thế bèn xây dinh thự ngay cạnh hoàng cung để cậu ở cho tiện việc hỏi han đồng thời phong cho cậu làm Trạng nguyên.
CÂU 8:
Sứ thần nước ngoài thách đố nc ta vì: Để kiểm tra xem nc ta có ng nào thông minh hay k nếu k có ng thông minh thì sẽ qua xâm lược.
~~~HOK TỐT~~~
#BLINK