Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Hai câu thơ đầu là những dòng tâm sự của nhân vật “em” trong bài thơ. Đó là một sự trưởng thành từ hình ảnh em “bé cỏn con” đến hình ảnh bây giờ “lớn khôn thế này”:
“Ngày nào em bé cỏn con
Bây giờ em đã lớn khôn thế này”
Hai chữ cỏn con thật dễ thương làm sao khi diễn tả hình ảnh của một cô bé với thân hình nhỏ nhắn và vẫn còn chưa biết gì. Bằng sự đối lập giữa “ ngày nào” với “ bây giờ” và hình ảnh “ cỏn con” với “ lớn khôn” chúng ta thấy được sự trưởng thành của một con người. Đó là cả một thời gian dài và qua biết bao nhiêu sự dạy dỗ của cha mẹ nhà trường. thân hình nhỏ bé ngày nào giờ đây đã được thay thế bởi một thân hình cao lớn, mặt mũi không còn dễ thương mà đã có độ chín chắn hơn, không kể đến trí tuệ cũng không phải là của một đứa nhóc không biết gì nữa mà là của một người đã có trí tuệ hiểu biết về cuộc sống xung quanh. Hình ảnh một cô bé, cậu bé con con trông mới thật đáng yêu làm sao. Có thể nói tác giả đã thể hiện rất chính xác tuổi thơ ngọt ngào với thân hình bé nhỏ qua hai từ “ cỏn con”. Nó gợi lên trước mắt người đọc một vẻ đẹp hồn nhiên ngây thơ của đứa trẻ. Bằng những từ ngữ rất đơn giản như thế vẻ đẹp ấy hiện ra trước mắt người đọc. Một cô bé, cậu bé nhỏ nhắn tác giả không dùng những từ ngữ bóng bảy như hồn nhiên ngây thơ, nhỏ nhắn hay dễ thương mà dùng từ cỏn con. Điều đó thể hiện sự mộc mạc trong ca dao Việt Nam mà không làm mất đi tính thi vị của nó. Hai chữ “lớn khôn” như thể hiện sự trưởng thành của nhân vật “em” trong bài ca dao này. Nhân vật trữ tình như tự tâm tình về sự trưởng thành của mình chỉ với hai câu thơ trên. Nó gọn nghe như thế nhưng ta biết rằng đằng sau sự lớn khôn ấy là cả một quá trình rất dài. Qua hai câu thơ hình ảnh về một tuổi thơ của nhân vật được hiện lên đầy ắp những niềm vui.
Quá trình lớn khôn trưởng thành của nhân vật nói riêng và mỗi người nói chung là quá trình rất dài, và trong quá trinh ấy không thể quên được công ơn dậy dỗ của cha mẹ cũng như thầy cô, hai câu ca dao cuối bài đã thể hiện sự biết ơn của nhân vật đối với cha mẹ thầy cô của mình:
“Cơm cha áo mẹ chữ thầy
Nghĩ sao cho bõ những ngày ước ao”
Nhân vật thể hiện sự biết ơn của cha mẹ thầy cô đối với quá trình trưởng thành của mình. Đối với cha mẹ mà nói họ không chỉ là người sinh ra ta mà họ còn là người dậy dỗ ta những phép cư xử hàng ngày. Cha mẹ không quản nhọc nhằn để cho chúng ta có một cuộc sống đầy đủ cơm ăn áo mặc.
Câu 1. CỔNG TRƯỜNG MỞ RA
a. Mẹ muốn con tự lập và tự bước đi trên con đường của mình. Điều này thực tế mà cũng thể hiện tâm lí của mẹ: Mẹ muốn che chở bao bọc con nhưng cũng muốn con tự bước đi bằng đôi chân của mình.
b. Mẹ tưởng tượng rằng khi đưa con bước qua cánh cổng trường sẽ nói với con: "đi đi con..." => mẹ muốn con bước từ không gian nhỏ hẹp, yên ấm là gia đình tới không gian rộng lớn hấp dẫn và giàu tri thức là nhà trường. Trường học sẽ là nơi mở ra cánh cửa kì diệu: của tri thức, tình bạn, tình thầy trò và sự trải nghiệm. Đó là những điều mà mẹ muốn con tiếp nhận với sự nỗ lực, can đảm và hứng thú nhất. Đó là những điều mẹ muốn nói với con.
Câu 2. CUỘC CHIA TAY CỦA NHỮNG CON BÚP BÊ
a. Tác giả đặt tên là Cuộc chia tay của những con búp bê mặc dù tác phẩm kể về cuộc chia tay của hai anh em Thành và Thủy bởi vì:
- Nhấn mạnh sự hồn nhiên, ngây thơ, bé bỏng và đáng yêu của những đứa trẻ (như Thành và Thủy)
- Làm tăng tính khái quát và bi kịch cho câu chuyện. Đó không chỉ là cuộc chia tay của hai anh em Thành và Thủy mà còn nói đến cuộc chia tay của những đứa trẻ có cha mẹ li hôn.
=> Từ đó tác giả muốn gửi gắm thông điệp: trẻ em ngây thơ, non nớt và cần được che chở. Đừng vì những mâu thuẫn của người lớn làm tổn hại đến sự phát triển của trẻ em.
b. Chi tiết tương phản giữa cảnh vật với tâm trạng của Thành cho thấy sự chảy trôi của dòng đời. Hai anh em bất hạnh đến vậy nhưng dòng đời vẫn trôi, không có gì thay đổi.
Câu 3.
a. PTBĐ: Biểu cảm (trữ tình)
b. Nội dung: Công lao to lớn như trời biển của cha mẹ. Qua đó câu ca dao như lời nhắc nhở mỗi đứa con phải biết ơn và kính yêu cha mẹ.
c. Câu ca dao sử dụng phép so sánh. So sánh cái trừu tượng không thể đong đếm với những hình tượng cụ thể, lớn lao: công cha - núi Thái Sơn, nghĩa mẹ - nước trong nguồn. => Nhấn mạnh công lao to lớn như trời biển của cha mẹ. Sự hi sinh của cha mẹ dành cho con cái là không thể đong đếm.
Câu 4.
a. Các câu ca dao thường bắt đầu với cụm từ "thân em" để bày tỏ sự bất hạnh, thiệt thòi của người phụ nữ trong xã hội xưa. Bởi những luật lệ hà khắc, những hủ tục khiến họ bị hạn chế nhiều quyền lợi và phải chịu nhiều bất công ngang trái. Việc sử dụng cụm từ này trong nhiều bài ca dao, một mặt tố cáo xã hội bất công, một mặt thể hiện sự thấu hiểu đồng cảm với số phận của người phụ nữ và cũng để thể hiện sự trân trọng ngợi ca những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ.
b. So sánh:
- Giống: Cả hai cụm từ "thân em" đều được gắn với một đối tượng cụ thể. Việc mở đầu bằng cụm từ này vừa thể hiện sự thấu hiểu cảm thông vừa thể hiện thái độ lên án phê phán tố cáo xã hội còn nhiều bất công ngang trái.
- Khác:
+ Hình ảnh "trẽn lúa đòng đòng" vừa thể hiện vẻ đẹp của người phụ nữ. Trẽn lúa lên đòng ý chỉ người con gái ở độ đuổi trẻ trung, duyên dáng nhất. Nhưng lại mỏng manh và "phất phơ" giữa dòng đời chảy trôi.
+ Hình ảnh "trái bần trôi" thể hiện sự bèo bọt, trôi nổi của người phụ nữ. Họ long đong, lận đận, sống mà không có quyền được quyết định cuộc đời mình, họ bị xô đẩy, bị vùi dập giữa dòng đời bạc ác.
=> Cả hai hình ảnh "thân em" đều bổ sung vào chùm ca dao mở đầu bằng cụm từ thân em những hình ảnh, cung bậc khác nhau của người phụ nữ trong xã hội cũ.
Câu 1;Biện pháp tu từ là so sánh
Câu 2:Công lao to lớn của cha mẹ đối vs con cái,và bổn phận,trách nhiệm của con cái trước công lao to lớn đấy.
=>Là một điệu hát ru ,lời mẹ ru con cái,âm điệu của bài thơ sâu lắng,bộc lộ đc chân tình,
-Dùng lời ns ví von,so sánh để biểu hịn công cha,nghĩa mẹ.Lấy những cái to lớn,mênh mông của thiên nhiwwn để so sánh
Câu 3:
Ông cha ta dạy kẻ làm con phải: thờ mẹ kính cha phải giữ tròn phận sự của kẻ làm con. Đạo làm con phải làm tròn chữ hiếu. Hiếu ở đây là hiếu thuận, hiếu nghĩa, là cư xử làm sao cho kính trọng, yêu thương. Đó cũng là cách sống, cách thức làm người, lẽ sống của con người. Với cha mẹ phải thương yêu ngoan ngoãn vâng lời, lúc nhỏ thì chăm ngoan học giỏi, lớn lên trở thành người công dân tốt, đứa con hiếu thuận trong gia đình. Phải tuân theo những cách thức ứng xử hợp đạo lý. Hai chữ một lòng thế hiện niềm thuỷ chung, son sắt không thay đổi.
Luật gia đình của chúng ta ngày nay quy định bậc con cái phải có nghĩa vụ kính trọng cha mẹ, săn sóc cha mẹ khi già yếu chính là kế tục truyền thống tốt đẹp muôn đời của dân tộc ta uống nước nhớ nguồn. Những kẻ đi ngược lại đạo lý ấy thì sẽ không bao giờ tốt với ai hết, và dĩ nhiên kẻ ấy không bao giờ trở thành một công dân tốt cho xã hội. Những kẻ ấy nếu sống ở trên đời sẽ là những ung nhọt bệnh hoạn của gia đình, xã hội mà chúng ta thường gọi là bất nhân bất nghĩa.
Chúng ta được cha mẹ sinh ra để làm một con người, hãy sống cho xứng đáng là con người. Trên thực tế không phải ở mọi lúc, mọi nơi những đứa con giữ tròn đạo hiếu. Có biết bao cảnh con khinh rẻ cha mẹ, thậm chí đối xử tệ bạc với những người đã sinh ra và nuôi dưỡng mình. Những cách sống của những kẻ như vậy phải bị xã hội trừng trị. Bài ca dao đã đánh thức những kẻ đã và đang sống thiếu lương tri, đồng thời cũng như luồng ánh sáng chiếu rọi vào trái tim mỗi chúng ta - những đứa con.
Ngày nay chữ hiếu không chỉ dừng ở góc độ gia đình, rộng hơn là hiếu với dân, với nước. Có được như vậy mới nhằm xây dựng một xã hội lành mạnh, đẹp đẽ hơn, mà trước hết phải từ gia đình sống với nhau hiếu thuận có đạo đức.
Bài ca dao trên cũng như phần lớn các bài ca dao khác với nghệ thuận so sánh ví von, lời thơ cân xứng hài hoà, hình ảnh giản dị mà hàm xúc... đã nhằm nói lên được tình cảm gia đình sâu sắc. Tính truyền cảm, nội dung giáo dục mạnh mẽ đã làm cho nó sống mãi với chúng ta bao đời nay.
#Châu's ngốc
C1 : Biện pháp tu từ : So sánh ( ngang bằng ) : + Công cha - núi Thái Sơn
+ Nghĩa mẹ - nước trong nguồn ....
C2 :
Nét đặc sắc về nghệ thuật : Sử dụng biện pháp so sánh ngang bằng :
+ Công cha trong bài được ví như núi Thái Sơn cao to hùng vĩ ý nói " công lao " của người cha rất lớn . Như chúng ta biết , trong gia đình , người đàn ông ( cụ thể ở đây là người cha ) luôn là trụ cột trong gia đình , luôn đảm đương công việc lao động kiếm tiền -> vất vả , gian nan
+ Nghĩa mẹ được ví như nước trong nguồn chảy ra , mà theo ta biết , nước thì không thể nào đong đếm được , nghĩa mẹ cũng như vậy . Trong gia đình , có lẽ người vất vả nhất luôn là người mẹ , người mẹ có công sinh thành , nuôi dưỡng ta -> không thể nào đong đếm được
C3 :
Suy nghĩ của em về đạo làm con : Hiếu thảo , ngoan ngoãn và nghe lời bố mẹ ,.....
Tự triển khai thành bài ( đoạn ) văn
a) chủ đề gia đình
b) công lao sinh thành như trời bể của cha mẹ và nhắc nhớ con cái phải biết hiếu thảo, biết ơn cha mẹ.
NDC : Ý nghĩa hãy kính trọng những người nuôi nấng , chăm sóc , và giúp mình trưởng thành
b,
Cá chẳng ăn muối cá ươn
Con cưỡng cha mẹ trăm đường con hư.