Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
câu 6 : là có những loại biến dang sau:
- lá biến thành gai.vd: xương rồng, gai bàn chải,... chức năng: giảm sự thoát hơi nước cho cây trong điều kiện cây ở nơi khô hạn như xương rồng ở sa mạc.
- lá biến thành tua cuốn.vd: đậu hà lan, bầu, bí , mướp, khổ qua,...chức năng: giúp cây leo lên, trèo lên.
- lá vảy.vd: dong ta ( hoàng tinh), riềng , gừng ,nghệ,...chức năng:bảo vệ chồi.
- lá dự trữ.vd: củ hành, tỏi,hoa mười giờ, củ nén, nha đam, chuối...chức năng: dự trữ chất dinh dưỡng cho cây.
-lá bắt mồi.VD: bèo đất, nắp ấm....chức năng: bắt mồi và tiêu hóa mồi.
nhiêu đây thôi.... mik bấm mỏi tay quá r... bữa nào mik sẽ ghi tiếp.
Câu 4: Trả lời:
- Hô hấp là cây lấy khí oxi để phân giải chất hữu cơ sản ra năng lượng cung cấp cho mọi hoạt động sống, đồng thời thải ra khí cacbonic và hơi nước.
- Hô hấp có ý nghĩa quan trọng là vì hô hấp sản ra năng lượng cần cho mọi hoạt động sống của cây.
Câu 7:
Cây gỗ to ra nhờ sự phân chia các tế bào của mô phân sinh (tầng phát sinh – tầng sinh vỏ và tầng sinh trụ).
Tầng sinh vỏ hằng năm sinh ra một lớp vỏ ở phía ngoài và một lớp vỏ ở phía trong.
Tầng sinh trụ (nằm giữa mạch rây và mạch gỗ) hằng năm sinh ra ở phía ngoài một lớp mạch rây. ở phía trong một lớp mạch gỗ.
Câu 6:
1 ) Thân mang những bộ phận : Thân chính , cành , chồi ngọn , chồi nách .
2 ) Điểm giống nhau giữa thân và cành là : Đều có ngọn , lá
3) Vị trí của chồi ngọn trên thân và cành : nằm ở đầu thân và cành
4) Vị trí của chồi nách : Nằm dọc thân và cành
1. - đặc điểm chung của thực vật : có thể tự tạo ra chất dinh dưỡng, lớn lên , sinh sản , phản ứng chậm với các kích thích của môi trường và không thể di chuyển.
-điểm khác nhau:
+ thực vật có chất diệp lục còn động vật không có
+thực vật phản ứng chậm với các kích thích của môi trường và động vật phản ứng rất nhanh
+ đa số thực vật không thể di chuyển còn động vật phản ứng rất nhanh
1.Quá trình phân chia tế bào diễn ra: đầu tiên hình thành 2 nhân, sau đó chất tế bào phân chia và một vách tế bào hình thành ngăn đôi tế bào mẹ thành 2 tế bào con.
ý nghĩa : Giúp cây sinh trưởng và phát triển.
2.Miền hút là phần quan trọng nhất của rễ vì: Gồm hai phần: vỏ và trụ giữa. Có mạch gỗ và mạch rây vận chuyển các chất. Có nhiều lông hút giữ chức năng hút nước và muối khoáng hoà tan. Có ruột chứa chất dự trữ.
1.a
2.c
3.a
4.c
5.ko bít sorry
6.b
7.c
8.d
Chúc bạn noel dui dẻ
Câu 1 : Vì sao tảo lục có khả năng quang hợp ?
A. Vì tảo lục có lục lạp
B. Vì tảo lục có màng tế bào
C. Vì tảo lục có nhân
D. Vì tảo lục có chất tế bào
Câu 2 : Điểm khác nhau giữa tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực là gì ?
1. Màng tế bào
2. Chất tế bào
3. Nhân (ở tế bào nhân thực) hoặc vùng nhân (ở tế bào nhân sơ)
A. 2 và 3
B. 1 và 2
C. 3
D. 2
Câu 3 : Nhận định nào sai khi nói về giới động vật ?
A. Gồm những sinh vật có cấu tạo tế bào nhân thực
B. Có khả năng di chuyển
C. Cấu tạo cơ thể đa bào
D. Sống tự dưỡng
Câu 4 : Vi khuẩn thuộc Giới nào sau đây ?
A. Giới Động vật
B. Giới Thực vật
C. Giới Khởi sinh
D. Giới Nguyên sinh
Câu 5 : Bệnh nào sau đây có thể dùng kháng sinh để điều trị ?
A. Sởi
B. Cảm cúm
C. Tiêu chảy
D. Thủy đậu
Câu 6 : Lục lạp chứa trong bộ phận nào của tế bào thực vật ?
A. Nhân
B. Chất tế bào
C. Vách tế bào
D. Màng sinh chất
Câu 7 : Theo Whittaker phân loại thì có bao nhiêu giới sinh vật ?
A. 4
B. 7
C. 5
D. 6
Câu 8 : Biểu hiện không có của người bị bệnh sốt xuất huyết là:
A. Sốt, xuất huyết, rối loạn đông máu
B. Đau sau đáy mắt, nôn
C. Rét run từng cơn
D. Đau đầu, sốt cao, phát ban
1D 2D 3C và D 4 mk k bt 5 A,C,D thuộc nấm rơm là 1 loại nấm mũ còn B nấm hương thuộc họ nấm tán
Câu 1: Khi nói về rêu, nhận định nào dưới đây là chính xác ?
A. Thân đã có mạch dẫn B. Không có khả năng hút nước
C. Cấu tạo đơn bào D. Chưa có rễ chính thức
Câu 2: Bộ phận nào của cây thông thường được chúng ta gọi là “quả” ?
A. Bao phấn B. Hạt C. Nón đực D. Nón cái
Câu 3: Vì sao nói “Tảo là thực vật bậc thấp” ?
A. Vì chúng không có khả năng quang hợp B. Vì cơ thể chúng có cấu tạo đơn bào
C. Vì chúng sống trong môi trường nước. D. Vì cơ thể chúng chưa có rễ, thân, lá thật sự.
Câu 4: Để diệt cá dữ trong đầm nuôi thuỷ sản, người ta sử dụng loại cây nào dưới đây ?
A. Ngũ gia bì B. Duốc cá C. Đinh lăngD. Xương rồng
Câu 5: Loại nấm nào dưới đây được xếp vào nhóm nấm mũ ?
A. Mốc xanh B. Nấm hương C. Nấm men D. Mốc tương
Vi khuẩn:
Hình dáng: Vi khuẩn có nhiều hình dạng khác nhau: hình que, hình cầu. hình phẩy, hình xoắn...
Cấu tạo: Vi khuẩn gồm những cơ thể đơn bào, riêng lẻ hoặc có khi xếp thành từng đám, từng chuỗi. Tế bào có vách bao bọc, bên trong là chất tế bào, chưa có nhân hoàn chỉnh.
Dinh dưỡng của vi khuẩn: vi khuẩn có nhiều cách dinh dưỡng khác nhau, một số vi khuẩn có thể chế tạo chất hữu cơ để sống đó là vi khuẩn tự dưỡng. Phần lớn vi khuẩn sống nhờ vào chất, hữu cơ có sẵn gọi là vi khuẩn dị dưỡng (kí sinh hoặc hoại sinh).
Địa y:
- Địa y là một tổ chức cộng sinh giữa một số loại tảo và nấm.
- Hình dạng: địa y có thể hình vảy, đó là những bản mỏng, dính chặt vào vỏ cây, hoặc hình cành, trông giống như một cành cây nhỏ phân nhánh, cũng có khi có dạng giống như một búi sợi mắc vào cành cây.
- Cấu tạo trong của địa y gồm những tế bào tảo màu xanh xen lẫn với những sợi nấm chằng chịt không màu.
Địa y có vai trò tiên phong mở đường vì nó phân hủy đá thành đất, làm thức ăn cho các thực vật đến sau
Chọn câu sai. Đặc điểm nào không được dùng phân loại các nhóm Thực vật?
A. Có mạch dẫn hoặc không có mạch dẫn.
B. Có hạt hoặc không có hạt.
C. Có hoa hoặc không có hoa.
D. Có rễ hoặc không có rễ.
Chọn câu sai. Thực vật có vai trò nào dưới đây ? *
A. Cung cấp phù sa cho đất.
B. Điều hoà khí hậu.
C. Hạn chế ngập lụt, hạn hán.
D. Giữ đất, chống xói mòn.
Thực vật nào dưới đây có mạch dẫn, không có hạt? *
A. Rêu.
B. Cây rau bợ.
C. Cây thông.
D. Cây ổi.
Chọn câu sai. Đặc điểm nào không được dùng phân loại các nhóm Thực vật?
A. Có mạch dẫn hoặc không có mạch dẫn.
B. Có hạt hoặc không có hạt.
C. Có hoa hoặc không có hoa.
D. Có rễ hoặc không có rễ.
Chọn câu sai. Thực vật có vai trò nào dưới đây ? *
A. Cung cấp phù sa cho đất.
B. Điều hoà khí hậu.
C. Hạn chế ngập lụt, hạn hán.
D. Giữ đất, chống xói mòn.
Thực vật nào dưới đây có mạch dẫn, không có hạt? *
A. Rêu.
B. Cây rau bợ.
C. Cây thông.
D. Cây ổi.
1
Có lớp cutin chống mất nước, biểu bì lá có khí khổng để trao đổi khí và thoát hơi nước
- Hệ mạch dẫn phát triển --> vận chuyển nước, muối khoáng và các chất hữu cơ
- thụ phấn nhờ gió, côn trùng nên ko phải phụ thuộc vào nước --> khả năng thụ phấn cao hơn, có chọn lọc hơn
- Thụ tinh kép: ngoài tạo hợp tử còn tạo phôi nhũ giàu chất dinh dưỡng nuôi hợp tử phát triển --> tỷ lệ nảy mầm, sống sót cao
- Hạt được bảo vệ trong quả --> tránh được các tác động6 bất lợi của điều kiện môi trường luôn thay đổi, phát tán tốt hơn
Câu 23. Địa y thường được tìm thấy ở
A. các đầm lầy.
B. mặt đất.
C. mặt dưới của lá cây.
D. thân cây gỗ.
Câu 24. Vì sao nói địa y có vai trò tiên phong mở đường ?
A. Vì chúng phân hủy đá thành đất và khi chết đi tạo thành một lớp mùn làm thức ăn cho các thực vật khác đến sau.
B. Vì chúng có mặt ở mọi nơi trên Trái Đất và là nguồn thức ăn của hầu hết các loài động vật.
C. Vì chúng là dạng sống duy nhất có khả năng hấp thụ năng lượng bức xạ mặt trời, khởi đầu cho mọi quan hệ dinh dưỡng khác.
D. Tất cả các phương án đưa ra.
Câu 25. Từ địa y, người ta có thể sản xuất ra chế phẩm nào sau đây ?
A. Rượu
B. Phẩm nhuộm
C. Nước hoa
D. Tất cả các phương án đưa ra
Câu 26.Thành phần nào dưới đây không thể có trong cấu tạo của địa y ?
A. Nấm
B. Rêu
C. Vi khuẩn lam
D. Tảo
Câu 27. Địa y có thể có hình dạng nào dưới đây ?
A. Dạng búi sợi
B. Hình cành cây
C. Dạng vảy
D. Tất cả các phương án đưa ra
Câu 28. Thành phần nào dưới đây luôn có mặt trong cấu tạo của bất kỳ loại địa y nào ?
A. Tảo B. Nấm
C. Vi khuẩn D. Rêu
Câu 29. Chức năng quang hợp của địa y được thực hiện nhờ thành phần nào ?
A. Cả nấm và vi khuẩn lam
B. Nấm hoặc vi khuẩn lam
C. Tảo hoặc vi khuẩn lam
D. Cả nấm và tảo
Câu 30. Khi nói về địa y, phát biểu nào sau đây là đúng ?
A. Sống được ở những nơi khô cằn
B. Phân bố ở cả trong nước, trên mặt đất và trong không khí
C. Các thành phần của địa y không có mối liên hệ về mặt dinh dưỡng
D. Không có vai trò trong việc tạo thành đất.