K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

23 tháng 3 2021

TK:

Câu 1 ) Trong quá trình phát triển kinh tế Đông Nam Bộ phải chú ý đến việc bảo vệ môi trường vì :

- Môi trường Đông Nam Bộ bị suy thoái ảnh hưởng đến nhiều mặt của đời sống kinh tế

- Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự suy thoái môi trường là các hoạt động kinh tế

- Phải chú ý đến việc bảo vệ môi trường để :

+ Ngăn chặn sự suy giảm của môi trường tự nhiên

+ Ngăn chặn những tác đông tiêu cực đến kinh tế - xã hội đảm bảo phát triển bền vững

24 tháng 3 2022

tham khảo 

+ Địa hình đồi núi thấp và bề mặt thoải. Độ cao địa hình giảm dần từ phía tây bắc xuống phía đông nam.

+ Đất phổ biến là đất bazan, đất xám thích hợp phát triển cây công nghiệp.

+ Khí hậu cận xích đạo gió mùa và nóng ẩm (cây trồng phát triển quanh năm).

+ Sông ngòi: sông Đồng Nai có giá trị cung cấp nước cho thủy điện, cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt.

+ Rừng không nhiều nhưng có ý nghĩa lớn về mặt du lịch và đảm bảo nguồn sinh thủy cho các sông trong vùng, bảo vệ đất không bị sói mòn.

+ Biển ấm và ngư trường rộng nên hải sản rất phong phú, gần đường hàng hải quốc tế.

+ Thềm lục địa nông rộng và giàu tiềm năng dầu khí.

+ Trên đất liền ít khoáng sản và khoáng sản không phong phú.

+ Diện tích rừng tự nhiên chiếm tỉ lệ thấp so với rừng nhân tạo.

+ Nguy cơ ô nhiễm môi trường do các tác động của thiên nhiên và con người

+ Phải bảo vệ và phát triển rừng đầu nguồn ở Đông Nam Bộ vì:
- Phần lớn diện tích Đông Nam Bộ là đồng bằng cao và đồi thấp, khí hậu cận xích đạo với mùa khô kéo dài 4 - 5 tháng, diện tích rừng đầu nguồn trong các năm gần đây suy giảm. Nếu không bảo vệ và phát triển rừng đầu nguồn sẽ dẫn tới:
- Nguồn nước ngầm giảm sút, gây trở ngại cho sản xuất nông nghiệp vào mùa khô và cho sinh hoạt dân cư.
- Chế độ nước các sông Bé, sông Sài Gòn ... sẽ thất thường, ảnh hưởng đến sự hoạt động của các nhà máy thủy điện (Cần Đơn,Thác Mơ, Trị An), đến nguồn cung cấp nước cho công nghiệp, cho sinh hoạt và việc nuôi trồng thủy sản. Mùa khô, xâm nhập mặn sẽ diễn ra mạnh hơn, mùa mưa các vùng thấp sẽ bị ngập sâu hơn
- Bảo vệ và phát triển rừng đầu nguồn sẽ duy trì nguồn sinh thủy của vùng, góp phần bảo vệ môi trường tự nhiên của Đông Nam Bộ.
+ Phải hạn chế ô nhiễm nước của các dòng sông ở Đông Nam Bộ vì:
Đông Nam Bộ là vùng có tốc độ công nghiệp hóa, đô thị hóa diễn ra mạnh, tập trung nhiều khu công nghiệp, tành trạng ô nhiễm nguồn nước sông do các chất thải có xu hướng tăng trong các năm qua, tác dộng tiêu cực đến sản xuất (nông nghiệp, công nghiệp, nghề cá), sinh hoạt dân cư và du lịch.

28 tháng 10 2023

Câu 1: Đặc điểm tự nhiên vùng Đông Nam Bộ: 

- Địa hình và địa thế: Vùng Đông Nam Bộ có địa hình đa dạng với nhiều ngọn núi, đồi, đồng bằng và vùng ven biển. Vùng núi như Tây Nguyên cung cấp nguồn nước quan trọng cho sông Đồng Nai và sông Sài Gòn. Bên cạnh đó, vùng Đồng bằng Sông Cửu Long với mạng lưới sông ngòi và kênh rạch rất đa dạng.

- Khí hậu: Vùng Đông Nam Bộ thường có khí hậu nhiệt đới với mùa khô và mùa mưa rõ rệt. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho nông nghiệp và sản xuất cây trồng.

- Biển và đảo: Vùng Đông Nam Bộ có nhiều bãi biển và đảo đẹp như Phú Quốc, Côn Đảo, và Bà Rịa - Vũng Tàu. Đây là điểm đến du lịch phổ biến và cung cấp nguồn sống cho ngư dân.

28 tháng 10 2023

Câu 2: Điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển kinh tế của vùng Đông Nam Bộ:

- Nông nghiệp và nguồn nước: Đất phù sa và mạng lưới sông ngòi ở vùng này tạo điều kiện thuận lợi cho nông nghiệp và sản xuất cây trồng. Đồng bằng Sông Cửu Long là trung tâm sản xuất nông nghiệp quan trọng của Việt Nam.

- Cảng biển: Cảng biển Hồ Chí Minh và cảng biển Cái Mép - Thị Vải là các cảng biển quốc tế lớn, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế vùng và cả nước.

- Du lịch: Vùng Đông Nam Bộ có nhiều điểm đến du lịch nổi tiếng như Vũng Tàu, Nha Trang, Phú Quốc, và Côn Đảo, giúp phát triển ngành du lịch và dịch vụ.

6 tháng 1 2019

Việc phát triển kinh tế, nâng cao đời sống các dân tộc phải đi đôi với bảo vệ môi trường tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, vì :

- Trong điều kiện hiện nay của đất nước, việc phát triển kinh tế và nâng cao đời sống của dân cư, về thực chất là đẩy mạnh hơn nữa việc khai thác tài nguyên thiên nhiên.

- Trong thực tế, nguồn tài nguyên thiên nhiên ngày càng cạn kiệt: gỗ rừng và lâm sản, đất nông nghiệp, khoáng sản, sinh vật,... đang bị khai thác quá mức. Diện tích đất trống, đồi trọc ngày một tăng lên, thiên tai diễn biến phức tạp, gây thiệt hại lớn. Sự suy giảm chất lượng môi trường sinh thái tác động xấu đến nguồn nước các dòng sông, hồ nước của các nhà máy thuỷ điện; nguồn nước cung cấp cho Đồng bằng sông Hồng cũng chịu ảnh hưởng trực tiếp.

15 tháng 9 2021

vì nếu sử dụng lãng phí tài nguyên thì tài nguyên sẽ hết

2 tháng 3 2016

Cần có sự bảo vệ môi trường để nông nghiệp Đông Nam Bộ phát triển là:

-  Bảo vệ và phát triển rừng đầu nguồn để duy trì lượng nước hồ Dầu Tiếng (Tây Ninh) và hồ Trị An (Đồng Nai).                    

- Phải duy trì rừng ngập mặn ven biển Cần Giờ để chống triều cường xâm nhập và gìn giữ sự đa dạng sinh học của rừng.

1 tháng 4 2017

+ Vì để phát triển kinh tế, nâng cao đời sống các dân tộc ở trung du và miền núi Bắc Bộ phải khai thác các thế mạnh kinh tế của vùng như: khai thác khoáng sản, thủy năng, khai thác, chế biến lâm sản, trồng cây công nghiệp, chăn nuôi gia súc lớn, du lịch sinh thái…

+ Trong điều kiện địa hình đồi núi, khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, nếu khai thác không chú trọng việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên sẽ làm cho các nguồn tài nguyên cạn kiệt dần, môi trường suy thoái, làm hạn chế việc phát triển kinh tế và đời sống các dân tộc.

+ Trong thực tế, việc khai thác nhiều loại tài nguyên không hợp lí trước đây (đất trồng, rừng, nguồn nước, khoáng sản…) đã làm cho các tài nguyên trên bị suy giảm, các tai biến thiên nhiên (lũ quét, trượt lở đất đá, khô hạn…) gia tăng, gây nhiều thiệt hại về kinh tế và đời sống dân cư.