K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Giúp tôi please. Đọc đoạn thơ sau rồi Trả lời câu hỏi từ 1 đến 4. " Bao giờ cho tới mùa thu trái hồng trái bưởi đánh đu giữa rằm bao giờ cho tới tháng 5 mẹ ra trải chiếu ta nằm đếm sao Ngân hà chảy ngược lên cao quạt mo vỗ khúc nghêu ngao thằng Bờm... bờ ao đom đóm chập chờn trong leo lẻo những vui buồn xa xôi Mẹ ru cái lẽ ở đời sữa nuôi phần xác hát nuôi phần...
Đọc tiếp

Giúp tôi please.

Đọc đoạn thơ sau rồi Trả lời câu hỏi từ 1 đến 4.

" Bao giờ cho tới mùa thu

trái hồng trái bưởi đánh đu giữa rằm

bao giờ cho tới tháng 5

mẹ ra trải chiếu ta nằm đếm sao

Ngân hà chảy ngược lên cao

quạt mo vỗ khúc nghêu ngao thằng Bờm...

bờ ao đom đóm chập chờn

trong leo lẻo những vui buồn xa xôi

Mẹ ru cái lẽ ở đời

sữa nuôi phần xác hát nuôi phần hồn

bà ru mẹ...mẹ ru con

liệu mai sau các con còn chớ chăng?"

(Trích " Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa" - Nguyễn Duy)

1. Chỉ ra Hai biện pháp tu từ chủ yếu được sử dụng trong đoạn thơ "Bao giờ cho đến mùa thu/trái hồng trái bưởi đánh đu giữa rằm/bao giờ cho đến tháng năm/mè ra trải chiếu ta năm đén sao" và phân tích hiệu quả tu từ của 2 biện pháp đó.

2. Trong câu thơ "trong leo lẻo những vui buồn xa xôi" thì cũng từ " trong leo lẻo" có giá trị biểu đạt như thế nào, hãy phân tích ngắn gọn.

3. Anh/chị nhận xét thế nào về quan niệm của Nguyễn Duy: "Mẹ ru cái lẽ ở đời/ Sữa nuôi phần xác hát nuôi phần hồn"?

4. Trong đoạn thơ, nhân vật trữ tình nghĩ về khoảng thời gian nào trong cuộc đời mình? Quãng thời gian đó hiện lên như thế nào?

3

1. Các biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ trên là:
+ Biện pháp lặp cấu trúc ở hai dòng thơ :
"Bao giờ cho tới tháng năm"
"Bao giờ cho tới mùa thu"
=> Biện pháp này nhằm nhấn mạnh ý, tạo sự nhịp bhàng, cân đối cho bài thơ. Đồng thời nó cũng giúp diễn tả nỗi khao khát, nỗi nhớ da diết của tác giả qua các câu hỏi "bao giờ".
+ Biện pháp nhân hóa ở câu thơ :
"Trái hồng trái bưởi đánh đu giữa rằm"
=> Biện pháp này làm cho hình ảnh "trái hồng, trái bưởi" trở nên sống động, gần gũi với mọi người hơn. "Trái hồng, trái bưởi" như có sức sống giống như con người, "đánh đu" như những đứa trẻ đáng yêu, hiếu động, tinh nghịch.
2. Trong câu thơ:
"Trong leo lẻo những vui buồn xa xôi"
Tác giả đã sử dụng cụm từ "trong leo lẻo". Đây là một cụm từ láy. Từ láy này giúp cho câu thơ có sắc thái riêng, có giá trị biểu đạt cao, có nhiều tầng nghĩa hơn: Biểu lộ tình cảm, khắc họa hình tượng, đường nét một cách rõ nét và phong phú hơn. Đó là nỗi nhớ da diết, những hoài niệm về những kí ức ngọt ngào xa xăm.
3. Quan niệm của Nguyễn Duy qua câu thơ:
"Mẹ ru cái lẽ ở đời
Sữa nuôi phần xác hat nuôi phần hồn"​

Lời ru của mẹ luôn chứa đựng những ý nghĩa sâu xa. Đó là những kinh nghiệm về cách ứng xử, cách sống đẹp ở đời; sữa mẹ nuôi dưỡng thể xác, lời ru của mẹ nuôi dưỡng tâm hồn chúng ta, đưa chúng ta đến với những chân trời mới, chân trời đầy tình yêu thương. Đó là ơn nghĩa, là tình cảm, là công lao to lớn của nngười mẹ.
4. Đoạn trích thể hiện tâm trạng của nhân vật trữ tình: nỗi nhớ, niềm thương, tình yêu và lòng biết ơn sâu nặng của người con dành cho mẹ. Là nỗi nhớ về quãng thời gian trước đây tảo tần của mẹ, quãng thời gian ngọt ngào trước đây bên cạnh mẹ, với những nao nức, khát khao và niềm vui bé nhỏ, giản dị, về nhưngbx hoài niệm về quê hương yêu dấu.

23 tháng 7 2019

a) Hai biện pháp tu từ: lặp cấu trúc (ở hai dòng thơ bao gi cho ti…), nhân hóa (trong câu trái hng trái bưởi đánh đu gia rm).

c) Lời ru của mẹ chứa đựng những điều hay lẽ phải, những kinh nghiệm, bài học về cách ứng xử, cách sống đẹp ở đời; sữa mẹ nuôi dưỡng thể xác, lời ru của mẹ nuôi dưỡng tâm hồn chúng ta. Đó là ơn nghĩa, là tình cảm, là công lao to lớn của mẹ.

d)Đoạn thơ thể hiện hồi tưởng của tác giả về thời ấu thơ bên mẹ với những náo nức, khát khao và niềm vui bé nhỏ, giản dị; đồng thời, cho thấy công lao của mẹ, ý nghĩa lời ru của mẹ và nhắn nhủ thế hệ sau phải ghi nhớ công lao ấy.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
21 tháng 12 2023

Đáp án: A. Là câu chuyện cổ mẹ thường hay kể 

23 tháng 3 2022

Cuối đoạn thơ, mặc dù Kiều đã giãi bày hết nỗi khổ tâm riêng của mình với em, đã nhờ em trả nghĩa cho Kim Trọng nhưng những đau khổ vì tình duyên tan vỡ trong tâm trí nàng vẫn không nguôi. Vẫn còn mang nặng nợ tình với Kim Trọng, vẫn biết mình phận bạc, Thúy Kiều vẫn phải thốt lên đau đớn:« Ôi Kim lang hỡi Kim lang. Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây »Phải chăng đây là tiếng thơ kêu xé lòng mà sau này nhà thơ Nguyễn Du đã nói thay bao người, bao thế hệ! Chỉ một câu thơ và tên Kim Trọng được gọi đến hai lần. Những thán từ « ôi, hỡi » khiến câu thơ vang lên như một lời than, tiếng gọi thảng thốt, nghẹn ngào, mang theo lời trăn trối cuối cùng gửi đến chàng Kim trước lúc đi xa. Kiều đã rất ân cần với chàng Kim thế mà giờ đây nàng tự nhận mình là người phụ bạc, không đổ lỗi cho hoàn cảnh mà tự nhận hết trách nhiệm về mình. Nàng đâu còn nghĩ đến nỗi đau của riêng mình. Tất cả tấm lòng, sự lo lắng lại dành cho hạnh phúc của người mình yêu. Kiều thương chàng Kim hơn chính bản thân mình.

29 tháng 4 2017

Hình ảnh người mẹ được gợi lên trong bốn câu thơ đầu qua các chi tiết: yếm đào, nón mê, nón quai thao, tay bí, tay bầu, váy nhuộm bùn, áo nhuộm nâu.