Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu 1) Trong các môn học ở trường tôi nghĩ Toán và Tiếng Anh là quan trọng nhất nhưng nêu ns là môn học yêu thích nhất thì sẽ là môn Toán. Toán là 1 môn học rất hay và bổ ích. mặc dù toán ko thể giao tiếp nhiều vs nc khác như TA, ko giỏi về viết đơn thư như văn ..... nhưng toán là 1 trong những môn rất quan trọng. toán giúp ta tính toán tốt hơn. giúp ta có thêm kiến thức. vs thời đại hiện nay, nhiều gđ rất kì vọng con mình lm gv toán. đối vs tôi, toán là 1 môn học mà tôi rất thích. Mỗi khi học toán, trí óc non nớt của tôi lại như đc tiếp thêm 1 nguồn thông tin về toán học ms. Vì yêu thích học toán nên tôi có thể xác định được nghề trong tương lai của tôi chính là toán
Câu 9 lát nữa mình lm nha. bây giờ mình bận mất tiêu rùi. tí mình hứa mình lm. chúc bn học tốt
Gợi ý nhân vật Dế Mèn trong tác phẩm "Bài học đường đời đầu tiên" nha:")
Một số ý chính:
- Ngoại hình của Dế Mèn: chóng lớn là một thanh niên cường tráng, đôi càng mẫm bóng.
+ có những chiếc vuốt ở chân cứng, nhọn đầy sự lợi hại.
+ đôi cánh như cái áo dài kín tới đuôi, mỗi khi vũ lên thì nghe tiếng phành phạch giòn giã.
-> lúc đi bách bộ thì trông rất ưa nhìn.
+ đầu to nổi ra từng tảng.
+ có hai cái răng đen nhánh, sợi râu dài uốn cong một vẻ rất đỗi hùng dũng.
- Tính cách của Dế Mèn:
+ hãnh diện, tự tin với vẻ ngoài bản thân: hãnh diện với bà con về cặp râu của mình, chốc chốc lại trịnh trọng và khoan thai đưa chân vuốt râu.
+ thích tỏ vẻ ra kiểu con nhà võ: đi đứng oai vệ, mỗi bước làm điệu dún dẩy cái khoeo chuẩn, rung lên rung xuống hai chiếc râu.
+ bạo tợn, hung hăng thích gây gổ với mọi người xung quanh: thích cà khịa tất cả bà con trong xóm.
+ tự cho là bản thân giỏi giang, tính xốc nổi nhưng tưởng lần mình là tài ba.
+ khinh thường Dế Choắt nhỏ bé, không muốn giúp đỡ chính người hàng xóm của mình: không nhận lời đào tổ giúp Dế Choắt còn nói rằng: "Đào tổ nông thì cho chết".
+ hung hăng bậy bạ, kiêu căng, láo toét thích chọc đùa quá trớn với chị Cốc.
=> Hậu quả của Dế Mèn: gây ra cái chết cho chính người bạn của mình là Dế Choắt.
=> Nhân vật Dế Mèn là điển hình cho những người có thói khoe khoang, kiêu căng, hống hách, ăn nói vồn vã, hành động không biết suy trước nghĩ sau trong xã hội; tượng trưng cho những người có không có lòng yêu thương trong cuộc sống, không biết giúp đỡ người khác mà còn hay cà khịa, tự cho mình giỏi, suy nghĩ nông cạn xấu xa muốn cho người ta thất bại/ gặp điều xui xẻo.
- Mở rộng hơn:
+ Tuy ở Dế Mèn có nhiều điểm đáng trách nhưng nhân vật này vẫn có tính mà ta đáng khen là sự biết ăn năn, hối lỗi sau sai phạm của bản thân.
- Kết luận: chúng ta sống ở đời không nên có những tính cách như nhân vật Dế Mèn mà cần tập luyện cho bản thân sự khiêm tốn, biết giúp đỡ mọi người xung quanh, sống yêu thương hòa đồng.
Sáng thứ bảy hôm ấy, em cùng với Loan, Hồng, Phượng rủ nhau ra công viên chơi vì ở đây vừa sạch, vừa đẹp, lại có hoa, có cây bóng mát. Tình cờ, nhóm em cũng gặp ba bạn Hoa, Thủy, Ngọc đang ngồi tâm sự và ăn quà bánh ở hàng ghê đá đối diện. Ăn xong, các bạn vứt giấy kẹo giấy bánh bừa bãi ở dưới gầm ghế rồi thản nhiên đi dạo. Thấy vậy, em gọi ba bạn: "Hoa, Thủy, Ngọc ơi! Dừng lại một tí, mình nói cái này nè!" Khi cả ba dừng lại, em đến bên nhẹ nhàng nói: "Các bạn ăn xong, phải gói lại bỏ vào thùng rác chứ ai lại vứt như thế!". Hoa sầm mặt lại: "Cậu có tử tế nhỉ? Đây là nhà cậu phải không? Chúng tớ có đụng đến cậu đâu mà cậu nhiều chuyện thế?". Nghe Hoa nói vậy, Thủy, Ngọc ngăn lại: "Bạn Thu nói đúng đấy, Hoa ạ! Tụi mình làm ngay đây. Cảm ơn sự góp ý của Thu".
2 danh từ riêng:Loan,Hồng
2 từ láy:nhẹ nhàng, tử tế
em đã cùng bn lớp e nhặt rác quanh sân trường sạch sành sanh . nơi đây thật sạch sẽ , mọi ng đều vui vẻ vì đã hoàn thanh xog công việc . bn Ngân đã cùng mấy bn nữ quét rác . Bạn Uyên cùng em nhặt rác , nhổ cỏ . Em rất yêu ngôi tường sạch sẽ này . mink xog tr nhất cho mink 1 tích nha !
Cứ mỗi mùa hè đến, Chúng tôi - những người giáo viên trẻ lại xung phong lên trên vùng núi Hà Giang để dậy học, thay cho các giao viên trên này để về quê thăm gia đình. Bản Tờ O nằm trên một cao nguyên đá dốc dếch, cả bản chỉ có mấy chục hộ. Ngôi trường nằm ở ngay đầu con đường vào bản. Nhìn tưởng như một ngôi nhà cấp 4, có tuổi đời khoảng 50 năm ở dưới xuôi vậy. Bên trong, trang thiết bị còn thô sơ hơn cả vẻ ngoài của nó. Bàn ghế không còn cái nào lành lặn, bảng thì đã tróc hết từng lớp sơn, phải dùng những lõi thỏi pin quét lên, viết không ăn phấn. Mái nhà thì chả khác nào bầu trời, thủng lỗ chỗ. Điều kiện khó khăn là thế, mà những người giáo viên ở trên đây vẫn cố gắng dậy học, họ vẫn đi vận động từng nhà một cho con em đi học, không lúc nào họ ca thán nửa lời.Họ luôn cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, luôn phấn đấu vì một vùng cao có chư. Nghĩ đến đây tôi lại thấy thật đáng khâm phục họ. Là người giáo viên, tôi hứa mình phải thật cố gắng hơn nữa, để có thể san sẻ bớt phần nào những khó khăn của người giáo viên vùng cao.
" Thánh Gióng" là truyền thuyết ca tụng, " Sơn tinh, Thủy tinh" mang tính chất tượng hình thì truyền thuyết "con Rồng cháu Tiên" đã để lại dấu ấn trong em sau sắc nhất. Em cảm nhận được sự tư duy văn học phong phú, tưởng tượng gợi hình ảnh cao. Qua đó, em cũng hiểu thêm về nguồn gốc con người Việt Nam.
Truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên mở ra trang sử mới cho dân tộc ta, đã giải thích và suy tôn nguồn gốc thiêng liêng của cộng đồng người Việt. Những chi tiết kì ảo về hình tượng bọc trăm trứng, về mẹ nòi giống Tiên, Rồng đã khiến chúng ta thêm tự hào, tin yêu, tôn kính tổ tiên, dân tộc mình và cũng làm tăng sức hấp dẫn của câu chuyện. Và rồi từ bọc trăm trứng, 100 người con đã ra đời và nửa theo cha lên rừng, nửa xuống biển cùng mẹ. Dù cách xa như vậy, dù người đồng bằng hay miền núi, dù miền ngược hay miền xuôi nhưng tất cả cùng chung một dòng máu, một cội nguồn, chung mẹ cha trong một gia đình. Lời dặn dò của Lạc Long Quân đã phản ánh ý nguyện của nhân dân ta về sự đoàn kết, gắn bó, giúp đỡ lẫn nhau . Truyện đã đề cao nguồn gốc chung và biểu hiện ý nguyện đoàn kết, thống nhất của nhân dân của mọi miền đất nước.
Danh từ là những từ chỉ người, sinh vật, sự vật, sự việc, khái niệm, hiện tượng,...
Phân loại
- DT chỉ khái niệm: Đạo đức, người, kinh nghiệm, cách mạng,…
- DT chỉ đơn vị: Ông, vị (vị giám đốc), cô (cô Tấm), cái, bức, tấm,…; mét, lít, ki-lô-gam,…; nắm, mớ, đàn,…'''
Khi phân loại DT tiếng Việt, trước hết, người ta phân chia thành hai loại: DT riêng và DT chung.
- Danh từ riêng: là tên riêng của một sự vật (tên người, tên địa phương, tên địa danh,..) (như: Phú Quốc, Hà Nội, Lê Thánh Tông, Vĩnh Yên,...)
- Danh từ chung: là tên của một loại sự vật (dùng để gọi chung cho một loại sự vật). DT chung có thể chia thành hai loại:
+ DT cụ thể: là DT chỉ sự vật mà ta có thể cảm nhận được bằng các giác quan (sách, vở, gió, mưa,…).
+ DT trừu tượng: là các DT chỉ sự vật mà ta không cảm nhận được bằng các giác quan (cách mạng, tinh thần, ý nghĩa,.… )
+ DT chỉ hiện tượng, chỉ khái niệm, chỉ đơn vị được giảng dạy trong chương trình SGK lớp 4 chính là các loại nhỏ của DT chung.
+ DT chỉ hiện tượng:
Hiện tượng là cái xảy ra trong không gian và thời gian mà con người có thể nhận thấy, nhận biết được. Có hiện tượng tự nhiên như: mưa, nắng, sấm, chớp, động đất,… và hiện tượng xã hội như: chiến tranh, đói nghèo, áp bức,… danh từ chỉ hiện tượng là DT biểu thị các hiện tượng tự nhiên (cơn mưa, ánh nắng, tia chớp,…) và hiện tượng xã hội (cuộc chiến tranh, sự đói nghèo,…)
+ DT chỉ khái niệm:
Chính là loại DT có ý nghĩa trừu tượng (DT trừu tượng, đã nêu ở trên). Đây là loại DT không chỉ vật thể, các chất liệu hay các đơn vị sự vật cụ thể, mà biểu thị các khái niệm trừu tượng như: tư tưởng, đạo đức, khả năng, tính nết, thói quen, quan hệ, thái độ, cuộc sống, ý thức, tinh thần, mục đích, phương châm, chủ trương, biện pháp, ý kiến, cảm tưởng, niềm vui, nỗi buồn, tình yêu, tình bạn,… Các khái niệm này chỉ tồn tại trong nhận thức, trong ý thức của con người, không “vật chất hóa”, cụ thể hóa được. Nói cách khác, các khái niệm này không có hình thù, không cảm nhận trực tiếp được bằng các giác quan như mắt nhìn, tai nghe,…
+ DT chỉ đơn vị :
Hiểu theo nghĩa rộng, DT chỉ đơn vị là những từ chỉ đơn vị các sự vật. Căn cứ vào đặc trưng ngữ nghĩa, vào phạm vi sử dụng, có thể chia DT chỉ đơn vị thành các loại nhỏ như sau:
- DT chỉ đơn vị tự nhiên : Các DT này chỉ rõ loại sự vật, nên còn được gọi là DT chỉ loại. Đó là các từ: con, cái, chiếc; cục, mẩu, miếng; ngôi, tấm, bức; tờ, quyển, cây, hạt, giọt, hòn, sợi,…
- DT chỉ đơn vị chính xác : Các DT này dùng để tính đếm, đo đếm các sự vật, vật liệu, chất liệu,…VD: lạng, cân, yến, tạ, mét thước, lít sải, gang,…
- DT chỉ đơn vị ước chừng : Dùng để tính đếm các sự vật tồn tại dưới dạng tập thể, tổ hợp. Đó là các từ: bộ, đôi, cặp, bọn, tụi, đàn,dãy, bó, những , nhóm,...
- DT chỉ đơn vị thời gian:Các từ như: giây, phút, giờ, tuần, tháng,mùa vụ, buổi,…
- DT chỉ đơn vị hành chính, tổ chức: xóm, thôn, xã, huyện, nước, nhóm, tổ, lớp, trường, tiểu đội, ban, ngành,…
Động từ là từ (thành phần câu) dùng để biểu thị hoạt động (chạy, đi, đọc), trạng thái (tồn tại, ngồi). Trong ngôn ngữ, động từ gồm hai loại là nội động từ và ngoại động từ. Nội động từ là động từ chỉ có chủ ngữ (Vd: Anh ấy chạy) còn ngoại động từ là động từ có chủ ngữ và tân ngữ (VD: cô ấy ăn cá). Trong ngôn ngữ đơn lập như tiếng Việt, động từ cũng như các loại từ khác không biến đổi hình thái, trong một số ngôn ngữ hòa kết, động từ thường bị biến đổi hình thái theo ngôi, thì... Động từ trong ngôn ngữ hòa kết khi không biến đổi gọi là động từ nguyên mẫu.
Chuyển từ Tiểu học sang Trung học cơ sở quả là một thử thách lớn đối với nhiều học sinh lớp 6 trong đó có cả tôi: thầy cô mới, bạn mới, chương trình học mới, phương pháp học mới,… Tôi đã gặp biết bao khó khăn và rắc rối. Nhưng tôi may mắn vì có những người bạn tốt, các bạn đã giúp đỡ tôi rất nhiệt tình để tôi thích nghi với môi trường mới. Quỳnh Anh là một người bạn tốt như thế của tôi. Quỳnh Anh có thân hình cân đối, có vầng trán cao và rộng. Quỳnh Anh học giỏi đều các môn, đặc biệt là môn Toán và môn Ngữ Văn. Các thầy cô đều rất quý Quỳnh Anh. Dù học giỏi nhất lớp nhưng Quỳnh Anh không bao giờ tỏ ra kiêu ngạo mà bạn luôn chan hoà, sẵn sàng giúp đỡ bạn bè. Vì thế, trong lớp ai cũng quý mến bạn. Trái ngược hẳn với Quỳnh Anh, tôi là một học sinh học yếu lại rất hậu đậu. Hôm nào đi học, tôi cũng quên không sách thì vở, bài tập chẳng bao giờ làm được đầy đủ. Cả lớp thường gọi tôi là Nô-bi-ta một cách đầy chế giễu. Các bạn trong lớp chẳng ai thích chơi với tôi cả. Chỉ có Quỳnh Anh là thường xuyên quan tâm, nhắc nhở tôi chép bài và làm bài. Nhưng vì mặc cảm, tôi thường né tránh sự giúp đỡ của Quỳnh Anh. Chỉ từ khi cô phân công Quỳnh Anh kèm cặp tôi trong học tập thì tôi có trốn cũng không được. Sáng nào đến lớp, bạn ấy cũng kiểm tra bài học và bài làm của tôi. Nếu tôi không làm hoặc không học bài đầy đủ thì bạn ấy sẽ báo cáo với cô giáo chủ nhiệm. Và đương nhiên, cô sẽ gọi điện về báo cho bố mẹ và tôi sẽ bị ăn đòn. Những buổi chiều không phải đi học, Quỳnh Anh lại dến nhà tôi để giảng bài cho tôi. Những phần tôi không hiểu, bạn đều kiên nhẫn giảng đi giảng lại cho đến khi tôi hiểu mới thôi. Dù phải giảng nhiều lần nhưng không bao giờ Quỳnh Anh cáu gắt, quát mắng tôi. Nhờ sự giúp đỡ của bạn ấy, điểm số của tôi dần dần nhích lên. Tôi không còn sợ mỗi khi bị thầy cô giáo gọi đến tên. Các bạn ở trong lớp cũng không còn xì xào, chế giễu mỗi khi tôi lên bảng. Thỉnh thoảng, tôi còn được thầy cô khen trong học tập. Từ việc khó chịu với sự quản lí của Quỳnh Anh, tôi càng ngày càng hiểu và cảm mến bạn. Khi việc học tập của tôi có tiến bộ, thầy giáo lại tiếp tục phân công bạn ấy giúp đỡ một số bạn khác trong lớp. Với ai, Quỳnh Anh cũng nhiệt tình hết sức và nhờ đó, sức học của các bạn tiến bộ trông thấy. Cả lớp tôi ai cũng phục bạn, mọi người hăng hái học tập, thi đua lẫn nhau. Phong trào học tập của lớp sôi nổi hẳn lên. Quỳnh thực sự là một tấm gương tốt cả về học tập và tinh thần giúp đỡ bạn bè. Tôi tự hứa với mình phải học tập thật tốt để không phụ công Lan đã giúp đỡ tôi.