K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Câu 1 :

Trong ba học sinh đó. có hai học sinh uống sinh tố và nước, đồng thời ăn bánh. Học sinh còn lại không ăn cũng không uống gì .

Câu 2 : 

Thêm một nét chéo vào dấu cộng thứ nhất :   545 + 5 = 550 .Ba chữ cần điền thêm là : M T W T F S S .
Monday , Tuesday , Wednesday , Thursday , Friday , Saturday, Sunday .

 

Môn toán mà bạn .

1. Xác định các kiểu ẩn dụ trong các câu sau đây :–Người Cha mái tóc bạcĐốt lửa chó anh nằm.(Minh Huệ)–Bây giờ mận mới hỏi đàoVườn hồng đã cố ai vào hay chưa ?(Ca dao)–Đèn khoe đèn tỏ hơn trăngĐèn ra trước gió còn chăng hỡi đèn ?(Ca dao)–Chỉ có thuyền mới hiểuBiển mênh mông nhường nào.(Xuân Quỳnh)–Này lắng nghe em khúc nhạc thơm.(Xuân Diệu)–Em thấy cơn mưa ràoNgập tiếng...
Đọc tiếp

1. Xác định các kiểu ẩn dụ trong các câu sau đây :

Người Cha mái tóc bạc
Đốt lửa chó anh nằm.

(Minh Huệ)

Bây giờ mận mới hỏi đào
Vườn hồng đã cố ai vào hay chưa ?

(Ca dao)

Đèn khoe đèn tỏ hơn trăng
Đèn ra trước gió còn chăng hỡi đèn ?

(Ca dao)


Chỉ có thuyền mới hiểu
Biển mênh mông nhường nào.

(Xuân Quỳnh)

Này lắng nghe em khúc nhạc thơm.

(Xuân Diệu)


Em thấy cơn mưa rào
Ngập tiếng cười của bố.

(Phan Thế Khải)

2.
Ẩn dụ sau đây thuộc kiểu ẩn dụ nào ? Sử dụng ẩn dụ như vậy có tác dụng gì ?
“Mà bên nước tôi thì đang hửng lên cái nắng bốn giờ chiều, cái nắng đậm đà của
mùa thu biên giới.”

(Nguyễn Tuân)
3. Những câu sau đây có câu nào sử dụng ẩn dụ không ? Nếu có, em hãy chỉ ra
những ẩn dụ cụ thể.

– Chúng ta không nên nướng tiền bạc của cha mẹ.
– Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu.

(Hổ Chí Minh)
4. Trong sinh hoạt hằng ngày, chúng ta thường hay sử dụng ẩn dụ để trao đổi thông
tin và bộc lộ tình cảm. Em hãy kể một số ẩn dụ trong sinh hoạt hằng ngày.
5. Em hãy tìm những ẩn dụ trong ba bài thơ và các bài đọc thêm trong sách giáo
khoa Ngữ văn 6, tập hai.
6. Em hãy làm bài thơ theo thể thơ năm chữ có sử dụng ít nhất một phép ẩn dụ.
7. Trong đoạn thơ sau đây :
Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lí chói qua tim
Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương vù rộn tiếng chim.

(Tố Hữu)

a) Tìm các phép so sánh và ẩn dụ trong đoạn thơ.
b) Hãy viết thành văn xuôi đoạn thơ trên.
8.
Có người nói : “Sức mạnh của so sánh là nhận thức, sức mạnh của ẩn dụ là biểu
cảm”. Em hãy tìm vài ví dụ tiêu biểu để chứng minh.
Hướng dẫn giải bài tập phần ẩn dụ

1. Bài này là để củng cố kiến thức về các kiểu ẩn dụ. Học sinh đọc kĩ phần kiến
thức cơ bản và giải bài tập.
2.
a) Đây là kiểu ẩn dụ chuyển đổi cảm giác.
b) Cách sử dụng ẩn dụ như vậy có tác dụng làm cho sự vật, sự việc mình nói tới
thêm rõ, vì được tiếp nhận bằng cả hai giác quan.
3.
Bài này có hai ẩn dụ là “tắm” và “nướng”.
4.
Trong sinh hoạt hằng ngày chúng ta thường sử dụng các ẩn dụ sau đây :
thấy lạnh, nghe mệt, giọng nói khê nồng,… Dựa vào đó học sinh có thể kể rất
nhiều những ẩn dụ tương tự.
5.

Học sinh đọc kĩ ba bài thơ trong sách giáo khoa và các bài đọc thêm để tìm các ẩn
dụ. Tìm được, hãy gạch chân và điền vào bài tập, sau đó nhờ thầy, cô hoặc các bạn
cùng kiểm tra lại.
6. Học sinh nhớ là tìm ra ẩn dụ cũng khó, làm thơ có ẩn dụ lại càng khó, vì phải
chọn ẩn dụ hay và bất ngờ nhưng lại quen thuộc. Trước hết hãy chọn cách nói ẩn
dụ của bố mẹ thường nựng con hằng ngày, sau đó đưa những ẩn dụ ấy vào thơ.
Muốn làm được thơ học sinh phải học eách làm thơ.
7.
a) Đoạn thơ có hai phép ẩn dụ và một phép so sánh, người ta thường gọi là liên dụ.
Học sinh hãy chỉ ra cụ thể các phép ẩn dụ và phép so sánh theo gợi ý trên.
b)
Muốn làm được câu này học sinh cần nhớ ẩn dụ là so sánh ngầm, thiếu cả vế A, cả
phương diện so sánh và từ so sánh. Học sinh cố gắng phục hồi lại tất cả những yếu
tố còn thiếu trong đoạn thơ, chắc chắn đoạn thơ sẽ biến thành đoạn văn.
8. Học sinh cần nhớ trong ẩn dụ, sự vật, hiện tượng A và sự vật, hiện tượng B phải
có nét tương đồng và quen thuộc, chỉ gọi A là người ta hiểu B. Cho nên ẩn dụ
không đem đến cho ta hiểu biết gì thêm về B mà chỉ là cách gọi B một cách gợi
cảm. Trong so sánh chỉ cần A và B có một nét giộng nhau là đủ. Người ta công
khai đối chiếu hai sự vật, hiện tượng để giúp ta hiểu biết sự vật, hiện tượng nói đến
một cách có hình ảnh. Qua so sánh, người ta có cảm giác cụ thể hơn về sự vật, hiện
tượng muốn nói. Từ những gợi ý trên học sinh tự rút ra kết luận và làm bài.

4
12 tháng 4 2020

rảnh dữ

13 tháng 4 2020

có r đâu, bận muốn chết

Chàng trai gặp cô gái ở một buổi tiệc. Cô rất xinh đẹp, quyến rũ và đến hơn nửa số người trong buổi tiệc đều để ý đến cô. Trong khi chàng trai chỉ là một người rất bình thường, không ai buồn nhìn tới. Cuối cùng, khi buổi tiệc gần kết thúc, chàng trai ngượng ngịu mời cô gái uống cà phê với mình. Cô gái rất ngạc nhiên, nhưng vì lời mời quá lịch sự nên cô đồng ý. Họ ngồi...
Đọc tiếp

Chàng trai gặp cô gái ở một buổi tiệc. Cô rất xinh đẹp, quyến rũ và đến hơn nửa số người trong buổi tiệc đều để ý đến cô. Trong khi chàng trai chỉ là một người rất bình thường, không ai buồn nhìn tới. Cuối cùng, khi buổi tiệc gần kết thúc, chàng trai ngượng ngịu mời cô gái uống cà phê với mình. Cô gái rất ngạc nhiên, nhưng vì lời mời quá lịch sự nên cô đồng ý. Họ ngồi ở một chiếc bàn nhỏ trong góc phòng tiệc, nhưng chàng trai quá lo lắng, mãi không nói được lời nào, làm cho cô gái cũng cảm thấy bất tiện.

Bỗng nhiên, chàng trai gọi người phục vụ:

- Xin cho tôi ít muối để tôi cho vào cà phê!

Mọi người xung quanh đều hết sức ngạc nhiên và nhìn chăm chăm vào chàng trai! Chàng trai đỏ mặt, nhưng vẫn múc một thìa muối cho vào cốc cà phê và uống.

Cô gái tò mò:

- Sao anh có sở thích kỳ quặc thế?

- Khi tôi còn nhỏ, tôi sống gần biển - Chàng trai giải thích - Khi chơi ở biển, tôi có thể cảm thấy vị mặn của nước, giống như cà phê cho muối vào vậy! Nên bây giờ, mỗi khi tôi uống cà phê với muối, tôi lại nhớ tới tuổi thơ và quê hương của mình.

Cô gái thực sự cảm động. Một người đàn ông yêu nơi mình sinh ra thì chắc chắn sẽ yêu gia đình và có trách nhiệm với gia đình của mình. Nên cô gái cởi mở hơn, về nơi cô sinh ra, về gia đình... Trước khi ra về, họ hẹn nhau một buổi gặp tiếp theo...

Qua những lần gặp gỡ, cô gái thấy chàng trai quả là một người lý tưởng: rất tốt bụng, biết quan tâm... Và cô đã tìm được người đàn ông của mình nhờ cốc cà phê muối.

Câu chuyện đến đây vẫn là có hậu, vì "công chúa" đã tìm được "hoàng tử", và họ cưới nhau, sống hạnh phúc.

Mỗi buổi sáng, cô gái đều pha cho chàng trai - nay đã là chồng cô - một cốc cà phê với một thìa muối. Và cô biết rằng chồng cô rất thích như vậy. Suốt 50 năm, kể từ ngày họ cưới nhau, bao giờ người chồng cũng uống cốc cà phê muối và cảm ơn vợ đã pha cho mình cốc cà phê ngon đến thế.

Sau 50 năm, người chồng bị bệnh và qua đời, để lại cho người vợ một bức thư:

- "Gửi vợ của anh,

Xin em hãy tha thứ cho lời nói dối suốt cả cuộc đời của anh. Đó là lời nói dối duy nhất - về cốc cà phê muối. Em có nhớ lần đầu tiên anh mời em uống cà phê không? Lúc đó anh đã quá lo lắng, anh định hỏi xin ít đường, nhưng anh lại nói nhầm thành muối. Anh cũng quá lúng túng nên không thể thay đổi được, đành phải tiếp tục lấy muối cho vào cốc cà phê và bịa ra câu chuyện về tuổi thơ ở gần biển để được nói chuyện với em. Anh đã định nói thật với em rất nhiều lần, nhưng rồi anh sợ em sẽ không tha thứ cho anh. Và anh đã tự hứa với mình sẽ không bao giờ nói dối một lời nào nữa, để chuộc lại lời nói dối ban đầu.

Bây giờ anh đã đi thật xa rồi, nên anh sẽ nói sự thật với em. Anh không thích cà phê muối, nhưng mỗi sáng được uống cốc cà phê muối từ ngày cưới em, anh chưa bao giờ cảm thấy tiếc vì anh đã phải uống cả. Nếu anh có thể làm lại từ đầu, anh vẫn sẽ làm như thế để có thể được em, và anh sẽ uống cà phê muối suốt cả cuộc đời."

Khi người vợ đọc xong lá thư cũng là khi lá thư trong tay bà ướt đẫm nước mắt. Nếu bạn hỏi người vợ rằng: "Cà phê muối vị thế nào?", chắc chắn bà sẽ trả lời: "Ngọt lắm".

5
9 tháng 11 2016

Sao bài này hay và cảm động quá zậy!!mk khóc mất!!!!

9 tháng 11 2016

ban suu tam hay la tu viet the

Đọc truyện sau và trả lời câu hỏi:NGƯỜI ĂN XINMột người ăn xin đã già. Đôi mắt ông đỏ hoe, nước mắt ông giàn giụa, đôi môi tái nhợt, quần áo tả tơi. Ông chìa tay xin tôi. Tôi lục hết túi nọ đến túi kia, không có lấy một xu, không có cả khăn tay, chẳng có gì hết. Ông vẫn đợi tôi. Tôi chẳng biết làm thế nào. Bàn tay tôi run run nắm chặt lấy bàn tay run rẩycủa ông:- Xin ông đừng...
Đọc tiếp

Đọc truyện sau và trả lời câu hỏi:
NGƯỜI ĂN XIN
Một người ăn xin đã già. Đôi mắt ông đỏ hoe, nước mắt ông giàn giụa, đôi môi tái nhợt, quần áo tả tơi. Ông chìa tay xin tôi. Tôi lục hết túi nọ đến túi kia, không có lấy một xu, không có cả khăn tay, chẳng có gì hết. Ông vẫn đợi tôi. Tôi chẳng biết làm thế nào. Bàn tay tôi run run nắm chặt lấy bàn tay run rẩy
của ông:
- Xin ông đừng giận cháu! Cháu không có gì cho ông cả.
Ông nhìn tôi chăm chăm, đôi môi nở nụ cười:
- Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi.
Khi ấy tôi chợt hiểu ra: cả tôi nữa, tôi cũng vừa nhận được một cái gì đó của ông.
a. Hãy chỉ ra các từ láy và các phép liên kết trong câu chuyện trên.
b. Vì sao người ăn xin và cậu bé trong truyện đều cảm thấy mình đã nhận được từ người kia một cái gì đó?
c. Từ câu chuyện, em rút ra bài học gì?

Các bạn giúp mik với

4
8 tháng 5 2020

tôi không biết

8 tháng 5 2020

c, Chúng ta cần phải biết yêu thương lẫn nhau thể hiện giữa trái đất này vẫn còn tình yêu thương giữa con người với con người và phải học được cách cho đi - nhận lại 

31 tháng 10 2018

Câu 1:

Chúng ta cần phải tập thể dục thường xuyên, ăn uống điều độ, ngủ sớm, vệ sinh thân thể sạch sẽ,...

Câu 2:

Em sẽ từ chối và khuyên bn ko nên làm những việc này vì nó ảnh hưởng rất nhiều đến bn và mọi người.

Câu 3:

Em thấy Long là 1 bn học sinh ko tốt, không chịu sửa sai lỗi lầm của mk. mếu em là Long em sẽ nâng bác Ba dậy rồi xin lỗi bác.

Học tốt

31 tháng 10 2018

câu 1: mình ko trả lời dc vì bạn viết mình ko hiểu chăm sẽ là gì?

câu 2: em sẽ từ chối và khuyên bạn không nên hút thuốc lá (hoặc uống rượu bia) nữa.

câu 3: Long là một người không tôn trọng luật lệ chung, đã thế đâm vào người khác mà con ko xin lỗi.Nếu em là Long, em sẽ dừng lại cho tới khi đèn chuyển màu xanh mới đi.

24 tháng 10 2016

Đồng phục học sinh ngày nay đa số đều được thiết kế với kiểu dáng năng động,hiện đại, cũng rất dễ thương nên nhận được sự yêu thích của nhiều học sinh. Thậm chí, có những trường có đồng phục đẹp đến mức trở thành động lực để nhiều bạn thi vào trường đó.
Bên cạnh đó, đồng phục học sinh còn là cách tạo nên sự bình đẳng trong môi trường học đường. Khi tất cả mọi học sinh đều mặc một mẫu trang phục giống nhau đến trường sẽ giúp học sinh dễ dàng hòa nhập trong môi trường học đường hơn. Tránh được tình trạng phân biệt giàu nghèo trong môi trường học đường khiến các em có hoàn cảnh khó khăn trở nên tự ti, e dè trước các bạn học có điều kiện khá giả.

Ngoài ra, đồng phục học sinh của mỗi trường còn là cách để trường thể hiện phong cách riêng. Với một số trường có điều kiện tùy theo từng mùa sẽ có nhựng mẫu đồng phục khác nhau nhằm giúp học sinh bảo vệ sức khỏe tốt hơn.
Bên cạnh đó, với nhiều trường việc quy định mặc đồng phục khi đi học sẽ giúp các em có một vẻ ngoài lịch sự, đồng bộ và đúng với tác phong mà một học sinh cần có. Đồng thời, đây cũng là cách để tránh việc các em học sinh ăn mặc lòe loẹt, sặc sỡ, không phù hợp với môi trường học đường. Không chỉ thế, những bộ đồng phục học sinh còn là một công cụ giúp nhà trường quản lý học sinh tốt hơn.

Bài này mk từng làm rùi, chỗ nào sai sót mong bn bỏ qua nha!

24 tháng 10 2016

uk cảm ơn nhiều lắm nha

CHÚC BẠN MỘT NGÀY TỐT LÀNH ok

ĐỀ SỐ 1Câu 1: Có tất cả bao nhiêu cách viết số 34 dưới dạng tổng của hai số nguyên tố ? Trảlời: cách.Câu 2: Tìm chữ số trong số biết rằng số đó chia hết cho 8. Kết quảlà =Câu 3: Tập hợp các số tự nhiên là bội của 13 và có phần tử.Câu 4: Số các ước tự nhiên có hai chữ số của 45 làCâu 5: Tìm số nguyên tố sao cho và cũng là số nguyên tố. Kết quảlàCâu 6: Việt hơn Nam 10 tuổi....
Đọc tiếp

ĐỀ SỐ 1

Câu 1: Có tất cả bao nhiêu cách viết số 34 dưới dạng tổng của hai số nguyên tố ? Trả
lời: cách.
Câu 2: Tìm chữ số trong số biết rằng số đó chia hết cho 8. Kết quả
là =
Câu 3: Tập hợp các số tự nhiên là bội của 13 và có phần tử.
Câu 4: Số các ước tự nhiên có hai chữ số của 45 là
Câu 5: Tìm số nguyên tố sao cho và cũng là số nguyên tố. Kết quả

Câu 6: Việt hơn Nam 10 tuổi. Hỏi có mấy năm mà tuổi Nam là ước số của tuổi Việt ? Trả
lời: năm.
Câu 7: Trong các cặp số tự nhiên thỏa mãn , cặp số cho
tích lớn nhất là ( ). (Nhập giá trị trước sau, ngăn cách bởi dấu ";")
Câu 8: Tập hợp các số tự nhiên sao cho là { } Nhập các phần tử
theo giá trị tăng dần, ngăn cách bởi dấu ";").
Câu 9: Cho là chữ số khác 0. Khi đó
Câu 10: Có bao nhiêu số nguyên tố có dạng ? Trả lời: số.
Câu 11: Có tất cả bao nhiêu cách viết số 34 dưới dạng tổng của hai số nguyên tố ? Trả
lời: cách.
Câu 12: Viết số 43 dưới dạng tổng hai số nguyên tố với . Khi
đó
Câu 13: Viết số 43 dưới dạng tổng hai số nguyên tố với . Khi
đó
Câu 14: Số số nguyên tố có dạng là
Câu 15: Tập hợp các số tự nhiên vừa là ước của 65, vừa là bội của 13
mà là { } (Nhập các phần tử theo giá trị tăng dần, ngăn cách bởi
dấu ";").
Câu 16: Cho phép tính và . Khi đó
Câu 17: Dùng ba trong bốn số 4; 3; 1; 5 ghép lại thành số chia hết cho 9 và chia hết cho
5. Tập các số viết được là { } (Nhập các phần tử theo giá trị tăng dần, ngăn
cách bởi dấu ";").
Câu 18: Tập hợp các số tự nhiên sao cho là { } Nhập các phần tử
theo giá trị tăng dần, ngăn cách bởi dấu ";").
Câu 19: Cho tập hợp E = { }. Số phần tử của tập hợp E

Câu 20: Cho phép tính: . Khi đó

Câu 21: Số tự nhiên nhỏ nhất có sáu chữ số mà số đó chia hết cho cả 3 và 5

Câu 22: Tìm số tự nhiên có hai chữ số dạng , biết rằng là số lớn nhất trong các
số cùng dạng chia hết cho cả 2 và 9. Số cần tìm là
Câu 23: Tập hợp các số tự nhiên là ước của 65 và là { } (Nhập
các phần tử theo giá trị tăng dần, ngăn cách bởi dấu ";").
Câu 24: Số lớn nhất có dạng thỏa mãn tính chất: vừa chia hết cho 3, vừa chia
hết cho 5, là số

ĐỀ SỐ 2

Câu 1: Tìm số tự nhiên x, biết: . Kết quả là: x
=
Câu 2: Số dư khi chia cho 45 là
Câu 3: Tìm số tự nhiên có hai chữ số dạng , biết: . Số cần tìm

Câu 4: Thêm vào bên trái và bên phải của số 15 mỗi bên một chữ số để được số chia
hết cho 72. Số tạo được là .....
Câu 5: Cho a là số chẵn có ba chữ số. Khi chia a cho 9 ta được thương là số có ba chữ
số và dư 0. Thương lớn nhất có thể của phép chia đó là ......
Câu 6: Số lớn nhất có dạng chia hết cho cả 3 và 5 là
Câu 7: Kết quả của phép chia là
Câu 8: Số lớn nhất có dạng chia hết cho cả 3; 4 và 5 là
Câu 9: Trong khoảng từ 157 đến 325 có bao nhiêu số chia hết cho 9 ? Trả
lời: số.
Câu 10: Trong khoảng từ 157 đến 325 có bao nhiêu số chia hết cho 3 ? Trả
lời: số.
Câu 11: Kết quả của phép chia là
Câu 12: Số dư khi chia 2010 cho 9 là
Câu 13: Số dư khi chia 1978 cho 3 là

Câu 14: Giá trị rút gọn của là
Câu 15: Hãy thêm vào bên trái và bên phải số 2010 mỗi bên một chữ số để được số
chia hết cho cả 2; 9 và 5. Số tạo được là
Câu 16: Số nhỏ nhất có dạng chia hết cho cả 2 và 9 là
Câu 17: Chữ số tận cùng của số là

Câu 18: Tập hợp các số chia hết cho 9 biết là { } (Nhập các
phần tử theo giá trị tăng dần, ngăn cách bởi dấu ";")
Câu 19: Chữ số tận cùng của số là
Câu 20: Tìm số tự nhiên có hai chữ số giống nhau, biết rằng số đó chia hết cho 2, còn
chia cho 5 thì dư 2. Số cần tìm là
Câu 21: Với hai chữ số và , kết quả của phép
chia là
Câu 22: Cho sáu chữ số 2, 3, 5, 6, 7, 9. Có bao nhiêu số có ba chữ số khác nhau và
chia hết cho 5 được lập thành từ sáu chữ số trên ?
Trả lời: số.
Câu 23: Dùng cả ba chữ số 2, 3, 8 để ghép thành những số có ba chữ số chia hết cho 2.
Hỏi có bao nhiêu số như vậy ?Trả lời: số.
Câu 24: Hai số và có giá trị viết liền nhau sẽ tạo thành một số có bao nhiêu chữ
số ?
Trả lời: chữ số.
Câu 25: Chữ số tận cùng của số là

ĐỀ SỐ 3

1) Số có dạng
67x
chia hết co 3 mà không chia hết cho 9 là .......

2) Biết
17a
chia hết cho 9, khi đó
a 
.....

3) Hiệu
1978 10 1 có chia hết cho 6 hay không?
A. Có B. Không

4) Số lớn nhất có dạng
71 1a b
và chia hết cho 45 là ....

5) Cho A

18.123 9.4567.2 3.5310.6
1 4 7 10 ... 49 52 55 58 490

 


        

. Giá trị rút gọn của A là ....

6) Cho
x y,
là hai chữ số sao cho số có dạng
123 43 x y
chia hết cho cả 3 và 5. Tổng
x y 
lớn nhất có

thể là ......
7) Cho
x y,
là hai chữ số sao cho số có dạng
123 43 x y
chia hết cho cả 3 và 5. Tổng
x y 
nhỏ nhất có

thể là ......
8) Tìm một số có sáu chữ số, tận cùng là chữ số 4 biết rằng khi chuyển chữ số 4 đó lên đầu còn các
chữ số khác giữ nguyên thì ta được một số mới gấp bốn lần số cũ. Số cần tìm là .......
9) Tìm số tự nhiên có bốn chữ số dạng
abcd
, biết rằng:

abc acc dbc bcc   

. Số cần tìm là .......

10) Tổng
2009 10 2 
có chia hết cho 3 hay không?
A. Có B. Không

11) Tổng
1986 10 6 
có chia hết cho 9 hay không?
A. Có B. Không

12) Số số có dạng
56 3x y
và chia hết cho cả 2 và 9 là .....

13) Một lớp học có 36 học sinh được giao trồng 100 cây. Mỗi học sinh nữ trồng 2 cây, mỗi học sinh
nam trồng 4 cây. Vậy lớp đó có ..... học sinh nam; ..... học sinh nữ.
14) Tìm chữ số x , biết 113 x chia cho 7 dư 5. Kết quả là x 
.....

15) Số nào sau đây chia hết cho cả 2; 3; 5 và 9?

A. 1270 B. 390 C. 8370 D. 5070

16) Hiệu

1947 10 1 có chia hết cho 9 hay không?
A. Có B. Không

17) Cho số M là số có 5 chữ số. Nếu viết thêm 1 vào trước số M ta được số N; viết thêm 1 vào sau
số M ta được số P (N và P cũng là số có 6 chữ số). Biết rằng P=3N, thế thì M=...........
18) Số nào sau đây chia hết cho cả 2; 3; 5?
A.
627 354 39  

B.
27 654 123  

C.
327 654 111  
D.
927 63 201  

ĐỀ SỐ 4

Câu 1:Tìm , biết: . Kết quả là =
Câu 2:Biết rằng . Số các giá trị của thỏa mãn là
Câu 3:Tìm , biết: . Kết quả là
Câu 4:Dùng cả ba chữ số 3; 0; 8 để viết các số có ba chữ số chia hết cho 5. Số lớn nhất
viết được là .....
Câu 5:Biết rằng và . Khi đó
Câu 6:Dùng bốn chữ số 5; 0; 8; 7 để viết các số có ba chữ số khác nhau, chia hết cho 5.
Số các số viết được là ....
Câu 7:Cho ba chữ số 1; 2; 3. Tìm tổng của tất cả các số khác nhau viết bằng cả ba chữ
số đó, mỗi chữ số chỉ dùng một lần. Tổng cần tìm là
Câu 8:Dùng bốn chữ số 5; 0; 8; 7 để viết các số có ba chữ số khác nhau, chia hết cho
cả 2 và 5. Số nhỏ nhất viết được là
Câu 9:Kết quả phép chia , với , là
Câu 10:Tích của bốn số tự nhiên liên tiếp là 3024. Số lớn nhất trong bốn số đó

Câu 11:Cho A = . Giá trị rút gọn của A là
......
Câu 12:Biết rằng . Số các giá trị của thỏa mãn là
Câu 13:Tìm một số có năm chữ số sao cho khi nhân số đó với 9 ta được một số mới có
năm chữ số viết theo thứ tự ngược lại của số phải tìm. Số cần tìm là
Câu 14:Dùng bốn chữ số 1; 3; 6; 0 để viết các số chia hết cho 2 có bốn chữ số (mỗi chữ
số viết một lần). Số các số có thể viết được là
Câu 15:Tìm thương của hai số, biết rằng thương đó gấp 6 lần số nhỏ nhưng chỉ bằng
một nửa số lớn. Số thương cần tìm là
Câu 16:Tìm số tự nhiên nhỏ nhất sao cho khi đem nhân số đó với 12345679 ta được
một số gồm toàn chữ số 5. Số cần tìm là
Câu 17:Cho là số tự nhiên vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5 và .
Vậy ......
Câu 18:Biết rằng . Số các giá trị của thỏa mãn là

Câu 19:Biết rằng số vừa chia hết cho 5 vừa chia hết cho 11.
Vậy
Câu 20:Cho S = { }. Số phần tử của S là
Câu 21:Điều kiện của số tự nhiên để ( ) chia hết cho 7 là chia cho 7

Câu 22:Tích của bốn số tự nhiên liên tiếp là 3024. Số lớn nhất trong bốn số đó

Câu 23:Kết quả phép chia là
Câu 24:Tìm , biết: . Kết quả là
Câu 25:Tìm một số có ba chữ số thỏa mãn ba điều kiện sau: Chữ số hàng trăm nhỏ hơn
chữ số hàng đơn vị; Nếu đổi vị trí hai chữ số hàng trăm và hàng đơn vị cho nhau thì ta
được số mới hơn số cũ 792 đơn vị; Chữ số hàng trăm cộng với chữ số hàng chục bằng
5. Số cần tìm là
Câu 26:Dùng cả ba chữ số 1; 6; 9 để viết các số có ba chữ số chia hết cho 2. Số các số
viết được là .....
Câu 27:Tìm số tự nhiên n, biết: . Kết quả là n =
Câu 28:Dùng cả ba chữ số 5; 6; 9 để ghép thành các số tự nhiên có ba chữ số chia hết
cho 5. Số lớn nhất viết được là
Câu 29:Cần bao nhiêu chữ số để đánh số trang của một quyển sách có 1031 trang ?
Trả lời: chữ số.

ĐỀ SỐ 5

Câu 1:Tính: 15 : (1 + 8 : 2) =
Câu 2:Kết quả phép tính: là
Câu 3:Tìm , biết: . Kết quả là x =
Câu 4:Tính:
Câu 5:Tính: (152 - 8.2) : 8 =
Câu 6:Kết quả phép tính là
Câu 7:Tìm số tự nhiên a, biết rằng khi chia a cho 15 thì ta được số dư gấp 8 lần thương
(thương khác 0). Số cần tìm là: a =
Câu 8:Một lớp có 53 học sinh, qua điều tra thấy có 40 học sinh thích môn Toán và 30
học sinh thích môn Văn. Hỏi có ít nhất bao nhiêu học sinh thích cả hai môn Toán và Văn
?Trả lời: học sinh.

Câu 9:Một người đi xe máy từ A để đến B. Quãng đường này bao gồm một đoạn lên
dốc và một đoạn xuống dốc. Xe lên dốc với vận tốc 25 km/h và xuống dốc với vận tốc
gấp đôi. Từ A đến B xe đi mất 3 giờ rưỡi, từ B về A xe đi mất 4 giờ. Vậy quãng đường
AB dài km.
Câu 10:Hai ô tô cùng khởi hành một lúc từ A để đến B với vận tốc theo thứ tự là 45 km/h
và 60 km/h. Biết ô tô thứ hai đến B trước ô tô thứ nhất 40 phút. Quãng đường AB
dài km.
Câu 11:Tính:
Câu 12:Kết quả phép tính
Câu 13:Tính: 2.13 - 5.2 =
Câu 14:Tính:
Câu 15:Tìm , biết: . Kết quả

Câu 16:Tính:
Câu 17:Kết quả phép tính là
Câu 18:Tính: (79 - 8.2) : 63 =
Câu 19:Cho bốn chữ số 0; 3; 6; 7. Có thể lập được bao nhiêu số có hai chữ số khác
nhau từ các chữ số đã cho ?
Trả lời: số.
Câu 20:Tìm số bị trừ biết tổng của số bị trừ, số trừ và hiệu bằng 24. Số bị trừ đó

ĐỀ SỐ 6

Câu 1:Nếu thì
Câu 2:Kết quả so sánh và là .
Câu 3:Nếu thì
Câu 4:Viết số 100 000 000 dưới dạng lũy thừa của 10 thì số mũ sẽ là
Câu 5:Hiệu của tổng các số tự nhiên lẻ có hai chữ số và tổng các số tự nhiên chẵn có
hai chữ số bằng
Câu 6:Viết số 343 dưới dạng lập phương của số tự nhiên , với
Câu 7:Tìm x, biết [(250 - 25) : 15] : x = (450 - 60) : 130. Kết quả là x =
Câu 8:Nếu thì
Câu 9:Viết dưới dạng một lũy thừa của là với
Câu 10:Kết quả so sánh và là .
Câu 11:Nếu thì
Câu 12:Viết số 216 dưới dạng lập phương của số tự nhiên , với
Câu 13:Kết quả của phép tính 53.39 + 47.39 – 53.21 – 47.21 là
Câu 14:Nếu thì
Câu 15:Với số tự nhiên khác 0, nếu thì
Câu 16:Kết quả so sánh và là .
Câu 17:Viết số 123454321 dưới dạng bình phương của số tự
nhiên thì
Câu 18:Kết quả so sánh và là .
Câu 19:Nếu thì
Câu 20:Kết quả của phép tính 100 + 98 + 96 + + 2 – 97 – 95 – 93 – – 1

Câu 21:Hiệu của số lớn nhất và số nhỏ nhất có bốn chữ số 9; 0; 5; 1 là
Câu 22:Viết số dưới dạng bình phương của một số tự nhiên thì
Câu 23:Nếu thì
Câu 24:Tính:
Câu 25:Viết số dưới dạng bình phương của một số tự nhiên thì
Câu 26:Tính giá trị của lũy thừa:
Câu 27:Tìm số tự nhiên có dạng , biết rằng: . Số cần tìm là
Câu 28:Viết dưới dạng một lũy thừa của số 3.3.3.9 là với

Câu 29:Khi chia số P gồm sáu chữ số giống nhau cho số Q gồm bốn chữ số giống nhau
thì được thương là 233 và số dư là một số r nào đó. Sau khi bỏ đi một chữ số của số P
và một chữ số của số Q thì thương không thay đổi và số dư giảm đi 1000. Vậy số Q
bằng

ĐỀ SỐ 7

Điền kết quả thích hợp vào chỗ (...):
Câu 1:Tìm , biết: . Kết quả là
Câu 2:Tìm , biết: . Kết quả là
Câu 3:Tìm , biết: . Kết quả là
Câu 4:Tìm x, biết: (x - 13) : 5 = 4. Kết quả là: x =
Câu 5:Số phần tử của tập hợp A = { và } là
Câu 6:Kết quả phép tính 99 – 97 + 95 – 93 + 91 – 89 + + 7 – 5 + 3 – 1 là
Câu 7:Chia 126 cho một số ta được số dư là 25. Số chia là
Câu 8:Kết quả phép tính {600 : [318 - (25 - 7)]} : 2 - 1 là

Câu 9:Tính:
Câu 10:Tìm một số có ba chữ số, biết rằng: chữ số hàng chục chia cho chữ số hàng
đơn vị được thương là 2, dư 2; chữ số hàng trăm bằng hiệu giữa chữ số hàng chục và
hàng đơn vị. Số cần tìm là
Câu 11:Tính: 3200 : 40 . 2 =
Câu 12:Tính: 3920 : 28 : 2 =
Câu 13:Chia 80 cho một số ta được số dư là 33. Số chia là
Câu 14:Tìm , biết: . Kết quả là
Câu 15:Tìm , biết: . Kết quả là
Câu 16:Chia một số tự nhiên cho 60 được số dư là 31. Nếu đem chia số đó cho 12 thì
được thương là 17. Số tự nhiên đó là
Câu 17:Tìm , biết: . Kết quả là
Câu 18:Kết quả phép tính 99 – 97 + 95 – 93 + 91 – 89 + + 7 – 5 + 3 – 1 là
Câu 19:Tìm số tự nhiên nhỏ nhất, biết rằng khi chia số này cho 29 thì dư 5, còn khi chia
cho 31 thì dư 28. Số cần tìm là
Câu 20:Tính tổng: 24 + 25 + 26 + 27 + 28 + 29 + 30 + 31 =
Câu 21:Tìm , biết: . Kết quả là

Câu 22:Tính:
Câu 23:Tìm , biết: . Kết quả là
Câu 24:Tính tổng: 2 + 4 + 6 + + 98 + 100 =
Câu 25:Cho là hai chữ số thỏa mãn: . Vậy

Câu 26:Tìm , biết: . Kết quả là
ĐỀ SỐ 8

Điền kết quả thích hợp vào chỗ (...):
Câu 1:Có tất cả số nguyên n thỏa mãn (n-12) chia hết cho (n+12).
Câu 2:Số nguyên âm lớn nhất có tổng các chữ số là 52 là
Câu 3:Viết liên tiếp các số từ 1 đến 150 ta được số 123...149150. Tổng các chữ số của số này là

Câu 4:Năm 2013, mẹ hơn con 28 tuổi. Đến năm 2018, tuổi mẹ gấp 3 lần tuổi con. Năm sinh của con là
Câu 5:Cho là số nguyên âm chia cho dư . Số dư trong phép chia cho là
Câu 6:Có số nguyên thỏa mãn là số nguyên.
Câu 7:Biết , tổng lớn nhất có thể là
Câu 8:So sánh và ta được .
Câu 9:Cho A là số tự nhiên được viết bởi 2013 chữ số 4. Số dư của A trong phép chia cho 15 là

Câu 10:Có cách viết phân số thành tổng của hai phân số có tử bằng , mẫu dương và
khác nhau.
Câu 11:Có tất cả số nguyên n thỏa mãn (n-12) chia hết cho (n+12).
Câu 12:Viết liên tiếp các số từ 1 đến 150 ta được số 123...149150. Tổng các chữ số của số này là

Câu 13:Biết , giá trị của là
Câu 14:Biết . Vậy số là
Câu 15:Cho phân số . Số tự nhiên sao cho khi ta cộng tử với , lấy mẫu trừ đi ta được phân
số có giá trị bằng là số
Câu 16:Năm 2013, mẹ hơn con 28 tuổi. Đến năm 2018, tuổi mẹ gấp 3 lần tuổi con. Năm sinh của con là
Câu 17:Cho A là số tự nhiên được viết bởi 2013 chữ số 4. Số dư của A trong phép chia cho 15 là
Câu 18:Số tự nhiên có hai chữ số sao cho tỉ số của số đó và tổng các chữ số của nó là nhỏ nhất là số

ĐỀ SỐ 9

Điền kết quả thích hợp vào chỗ (...):
Câu 1: Số nguyên âm lớn nhất có tổng các chữ số là 52 là
Câu 2: Để đánh số trang của một cuốn sách dày 3588 trang cần dùng tất cả chữ số.
Câu 3: Biết . Vậy số là
Câu 4: Cho A là số tự nhiên được viết bởi 2013 chữ số 4. Số dư của A trong phép chia cho 15 là
Câu 5: Số nguyên âm lớn nhất thỏa mãn khi chia số này cho 37 ta được số dư là 36 và khi chia cho 39 thì số
dư là 25 là số
Câu 6:Cho là số nguyên âm chia cho dư . Số dư trong phép chia cho là
Câu 7:Biết . Vậy số là
Câu 8:Có tất cả số nguyên n thỏa mãn (n-12) chia hết cho (n+12).
Câu 9:Số nguyên âm lớn nhất có tổng các chữ số là 52 là
Câu 10:Giá trị của biểu thức là .
Câu 11:So sánh và ta được .
Câu 12:Biết . Tổng là
Câu 13: Số tự nhiên có giá trị lớn nhất được viết thành từ ba chữ số 2 là

đây là đề ôn mùa dịch của mk

0
Đố vui nha1.Chàng trai tự tử bằng cách nào?câu đố:Ng ta phát hiện ra xác chết của một chàng trai treo cổ chết ở nóc nhà. Dưới chân cậu ta cách khoảng 20 cm đến sàn nhà là một vũng nước lớn. Hỏi cậu ta làm sao để có thể leo lên nóc nhà mà tự tử được?Đáp án: .......................................................................2.Đố về bệnhcâu đố:bệnh gì bác sỹ bó tay?Đáp...
Đọc tiếp

Đố vui nha

1.Chàng trai tự tử bằng cách nào?
câu đố:Ng ta phát hiện ra xác chết của một chàng trai treo cổ chết ở nóc nhà. Dưới chân cậu ta cách khoảng 20 cm đến sàn nhà là một vũng nước lớn. Hỏi cậu ta làm sao để có thể leo lên nóc nhà mà tự tử được?
Đáp án: .......................................................................
2.Đố về bệnh
câu đố:bệnh gì bác sỹ bó tay?
Đáp án:  .......................................................................

3.Đố về chó
câu đố:Con chó đen người ta gọi là con chó mực. Con chó vàng, người ta gọi là con chó phèn. Con chó sanh người ta gọi là con chó đẻ. Vậy con chó đỏ, ng ta gọi là con chó gì?
Đáp án:  .......................................................................
4.Đố mẹo
câu đố:bà đó bả chết bả bay lên trời. Hỏi bà ấy chết năm bao nhiêu tuổi và tại sao bà ấy chết?
Đáp án:  .......................................................................

5.Đố về số lượng
câu đố:Có 1 đàn chim đậu trên cành, người thợ săn bắn cái rằm. Hỏi chết mấy con?
Đáp án:  .......................................................................

6.Đố về vật
câu đố: Con gì ăn lửa với nước than?
Đáp án: .......................................................................
7. Đố dí dỏm
câu đố: Con kiến bò lên tai con voi nói gì với con voi mà ngay tức khắc con voi nằm lăn ra chết!!
Đáp án .......................................................................
8.Tại sao thuyền không chìm?
câu đố: Có 1 chiếc thuyền tối đa là chỉ chở dc hai người, nếu thêm ng thứ 3 sẽ bị chìm ngay lập tức. Hỏi tại sao ng ta trông thấy trên chiếc thuyền đó có ba thằng mỹ đen và ba thằng mỹ trắng ngồi trên chiếc thuyền đó mà ko bị chìm?
Đáp án:  .......................................................................

9.Là cái gì?
câu đố: Nắng ba năm tôi ko bỏ bạn, mưa 1 ngày sao bạn lại bỏ tôi là cái gì?
Đáp án:  .......................................................................

10.Đố về việc làm
câu đố: Trên nhấp dưới giật là đang làm gì?
Đáp án: .......................................................................

Cũng đễ mà, làm nhanh lên nha !

1
22 tháng 1 2020

Anh ta có thể tự tử được vì anh ta đã đứng trên một  cục đá bằng nước.

       “Trong cuộc sống, giữa người này với người kia không chỉ có sự khác biệt mà còn có những nét gần gũi, tương đồng. Bên cạnh sự tương đồng về đặc điểm sinh lí (đói cần phải ăn, khát cần phải uống,...), con người còn có những điểm giống nhau về tâm lí, về tinh thần. Sinh ra trên đời, có ai không muốn khoẻ mạnh, thông minh? Có ai không muốn cuộc đời hạnh phúc và sự...
Đọc tiếp

       “Trong cuộc sống, giữa người này với người kia không chỉ có sự khác biệt mà còn có những nét gần gũi, tương đồng. Bên cạnh sự tương đồng về đặc điểm sinh lí (đói cần phải ăn, khát cần phải uống,...), con người còn có những điểm giống nhau về tâm lí, về tinh thần. Sinh ra trên đời, có ai không muốn khoẻ mạnh, thông minh? Có ai không muốn cuộc đời hạnh phúc và sự nghiệp thành công? Có ai không thích cái đẹp? Có ai không muốn được tôn trọng?...

Tuy nhiên, những khao khát chính đáng ấy không phải bao giờ cũng được thoả mãn. Thực tế, có nhiều người rơi vào hoàn cảnh bất hạnh. Ốm đau, mất việc, thiếu thốn, thất bại,... là những điều từng xảy ra đối với bao người xung quanh ta. Hễ ai lâm vào cảnh ngộ như thế cũng sẽ cảm thấy khốn khổ và muốn được sẻ chia, đồng cảm, cần được giúp đỡ về vật chất và tinh thần.”

(Theo Phan Huy Dũng (Chủ biên), Để làm tốt bài thi môn Ngữ văn kì thi trung học phổthông quốc gia - phần nghị luận xã hội, NXB Giáo dục Việt  Nam, Hà Nội, 2016, tr. 93)

Câu  1. Những dấu hiệu nào giúp em nhận biết tính chất nghị luận trong đoạn trích trên?

Câu  2. Vấn đề gì được tập trung bàn luận trong đoạn trích?

Câu 3. Theo tác giả, con người có sự tương đồng về những mặt nào? Sự tương đồng về mặt nào mới là quan trọng?

Câu 4. Khi nêu vấn đề: “Trong cuộc sống, giữa người này với người kia không chỉ

có sự khác biệt mà còn có những nét gần gũi, tương đồng”, người viết dùng lí

lẽ để nêu ý kiến. Ý kiến đó có sức thuyết phục không?

Câu 5. Đọc đoạn trích, em rút ra được điều gì giúp bản thân biết ứng xử đúng đắn

trong cuộc sống?

nhớ trả lời hết nha

1
17 tháng 3 2022

Câu  1. Những dấu hiệu nào giúp em nhận biết tính chất nghị luận trong đoạn trích trên?

=> Dấu hiệu ở cả bài mỗi câu đều mang tính chất bàn luận về 1 sự việc trong hiện tượng đời sống.

Câu  2. Vấn đề gì được tập trung bàn luận trong đoạn trích?

=> sự sẻ chia , đồng cảm giữa người với người , biết ứng xử đúng đắn trong cuộc sống với mọi người .

Câu 3. Theo tác giả, con người có sự tương đồng về những mặt nào? Sự tương đồng về mặt nào mới là quan trọng?

=> Tương đồng những mặt:

về đặc điểm sinh lí (đói cần phải ăn, khát cần phải uống,...), 

về tâm lí, về tinh thần.

 Sinh ra trên đời, ai cũng muốn khoẻ mạnh, thông minh,muốn cuộc đời hạnh phúc và sự nghiệp thành công, thích cái đẹp, muốn được tôn trọng

=> sự tương đồng về điểm giống nhau về tâm lí là quan trọng

Câu 4. Khi nêu vấn đề: “Trong cuộc sống, giữa người này với người kia không chỉ có sự khác biệt mà còn có những nét gần gũi, tương đồng”, người viết dùng lí lẽ để nêu ý kiến. Ý kiến đó có sức thuyết phục không?

=>Có vì nó đúng với mọi người hiện nay.

Câu 5. Đọc đoạn trích, em rút ra được điều gì giúp bản thân biết ứng xử đúng đắn trong cuộc sống?

=> em rút ra được bài học : em sẽ cố gắng giúp đỡ những người khó khăn bằng hết sức của em , ứng xử tử tế đàng hoàng biết sẻ chia, đồng cảm với hoàn cảnh khó khăn của họ.

Đố vui nha :1.Chàng trai tự tử bằng cách nào?câu đố:Ng ta phát hiện ra xác chết của một chàng trai treo cổ chết ở nóc nhà. Dưới chân cậu ta cách khoảng 20 cm đến sàn nhà là một vũng nước lớn. Hỏi cậu ta làm sao để có thể leo lên nóc nhà mà tự tử được?Đáp án:.................................................................................2.Đố về bệnhcâu đố:bệnh gì bác sỹ bó tay?Đáp...
Đọc tiếp

Đố vui nha :

1.Chàng trai tự tử bằng cách nào?
câu đố:Ng ta phát hiện ra xác chết của một chàng trai treo cổ chết ở nóc nhà. Dưới chân cậu ta cách khoảng 20 cm đến sàn nhà là một vũng nước lớn. Hỏi cậu ta làm sao để có thể leo lên nóc nhà mà tự tử được?
Đáp án:.................................................................................
2.Đố về bệnh
câu đố:bệnh gì bác sỹ bó tay?
Đáp án: .................................................................................

3.Đố về chó
câu đố:Con chó đen người ta gọi là con chó mực. Con chó vàng, người ta gọi là con chó phèn. Con chó sanh người ta gọi là con chó đẻ. Vậy con chó đỏ, ng ta gọi là con chó gì?
Đáp án: .................................................................................
4.Đố mẹo
câu đố:bà đó bả chết bả bay lên trời. Hỏi bà ấy chết năm bao nhiêu tuổi và tại sao bà ấy chết?
Đáp án: .................................................................................
5.Đố về số lượng
câu đố:Có 1 đàn chim đậu trên cành, người thợ săn bắn cái rằm. Hỏi chết mấy con?
Đáp án: .................................................................................

6.Đố về vật
câu đố: Con gì ăn lửa với nước than?
Đáp án: .................................................................................

7. Đố dí dỏm
câu đố: Con kiến bò lên tai con voi nói gì với con voi mà ngay tức khắc con voi nằm lăn ra chết!!
Đáp án: .................................................................................
8.Tại sao thuyền không chìm?
câu đố: Có 1 chiếc thuyền tối đa là chỉ chở dc hai người, nếu thêm ng thứ 3 sẽ bị chìm ngay lập tức. Hỏi tại sao ng ta trông thấy trên chiếc thuyền đó có ba thằng mỹ đen và ba thằng mỹ trắng ngồi trên chiếc thuyền đó mà ko bị chìm?
Đáp án:.................................................................................
9.Là cái gì?
câu đố: Nắng ba năm tôi ko bỏ bạn, mưa 1 ngày sao bạn lại bỏ tôi là cái gì?
Đáp án.................................................................................

10.Đố về việc làm
câu đố: Trên nhấp dưới giật là đang làm gì?
Đáp án:.................................................................................

Cũng dễ mà , làm nhanh lên nhé !

1
22 tháng 1 2020

1.Chàng trai tự tử bằng cách nào?
câu đố:Ng ta phát hiện ra xác chết của một chàng trai treo cổ chết ở nóc nhà. Dưới chân cậu ta cách khoảng 20 cm đến sàn nhà là một vũng nước lớn. Hỏi cậu ta làm sao để có thể leo lên nóc nhà mà tự tử được?
Đáp án:Cậu ấy đứng trên cục nước đá để tự tử theo thời gian cục nước đá sẽ tan thành vũng nước dưới chân cậu ta.
2.Đố về bệnh
câu đố:bệnh gì bác sỹ bó tay?
Đáp án:Bệnh gãy tay
3.Đố về chó
câu đố:Con chó đen người ta gọi là con chó mực. Con chó vàng, người ta gọi là con chó phèn. Con chó sanh người ta gọi là con chó đẻ. Vậy con chó đỏ, ng ta gọi là con chó gì?
Đáp ánLà con chó đỏ(cũng có thể là con chó đang bị nung chín)
4.Đố mẹo
câu đố:bà đó bả chết bả bay lên trời. Hỏi bà ấy chết năm bao nhiêu tuổi và tại sao bà ấy chết?
Đáp án:bả bay là bảy ba,bà đó là bò đá.Bà ấy chết năm 73 tuổi và chết vì bị bò đá.
5.Đố về số lượng
câu đố:Có 1 đàn chim đậu trên cành, người thợ săn bắn cái rằm. Hỏi chết mấy con?
Đáp án:rằm là 15.Chết 15 con chim.

6.Đố về vật
câu đố: Con gì ăn lửa với nước than?
Đáp án:Tàu hỏa,tàu lửa.
7. Đố dí dỏm
câu đố: Con kiến bò lên tai con voi nói gì với con voi mà ngay tức khắc con voi nằm lăn ra chết!!
Đáp án: Kiến nói:Em có thai với anh rồi!
8.Tại sao thuyền không chìm?
câu đố: Có 1 chiếc thuyền tối đa là chỉ chở dc hai người, nếu thêm ng thứ 3 sẽ bị chìm ngay lập tức. Hỏi tại sao ng ta trông thấy trên chiếc thuyền đó có ba thằng mỹ đen và ba thằng mỹ trắng ngồi trên chiếc thuyền đó mà ko bị chìm?
Đáp án:ba thằng mỹ trắng và ba thằng mỹ đen nghĩa là ba của thằng mỹ trắng và ba của thằng mỹ đen,vậy chỉ có 2 người nên tàu không chìm.
9.Là cái gì?
câu đố: Nắng ba năm tôi ko bỏ bạn, mưa 1 ngày sao bạn lại bỏ tôi là cái gì?
Đáp án:Cái bóng.

10.Đố về việc làm
câu đố: Trên nhấp dưới giật là đang làm gì?
Đáp án:Câu cá.

Hơi chậm mong bạn k cho.