K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

12 tháng 1 2022


 Theo bảng số liệu, để thể hiện thu nhập bình quân GDP/người của các quốc gia châu Á trên, dạng biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất? (Chỉ được chọn 1 đáp án)
A.Tròn.
B.Đường.
C.Kết hợp.
D.Cột.

Mình nghĩ là thế :))

19 tháng 8 2017

https://hoc24.vn/hoi-dap/question/77792.html

19 tháng 3 2017

a) Vẽ biểu đồ

Biểu đồ thể hiện tổng sản phẩm trong nước bình quân đầu người (GDP/người) của Cô-oét, Hàn Quốc, Trung Quốc, Lào năm 2001

b) Nhận xét và giải thích

* Nhận xét

Tổng sản phẩm trong nước bình quân đầu người (GDP/người) có sự chênh lệch rất lớn giữa các nước.

- Cô-oét có GDP/người cao nhất (19040 USD), tiếp đến là Hàn Quốc (8861 USD), Trung Quốc (911 USD) và sau đó là Lào (317 USD).

- GDP/người của Cô-oét gấp 2,15 lần GDP/người của Hàn Quốc, gấp 20,9 lần GDP/người của Trung Quốc và gấp hơn 60 lần GDP/người của Lào. Hàn Quốc có GDP/người gấp 9,73 lần GDP/người của Trung Quốc, gấp gần 28 lần GDP/người của Lào. Trung Quốc có GDP/người gấp 2,87 lần GDP của Lào.

* Giải thích

- Cô-oét do có nguồn dầu khí phong phú được nhiều nước công nghiệp đầu tư khai thác, chế biến, trở thành nước giàu nên có GDP/người cao.

- Hàn Quốc là nước công nghiệp mới, có mức độ công nghiệp hóa khá cao và nhanh nên có GDP/người đạt ở mức trung bình trên.

- Trung Quốc là nước đang phát triển có tốc độ công nghiệp hóa nhanh; tập trung phát triển dịch vụ và công nghiệp chế biến để xuất khẩu, nhờ đó tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao nên có GDP/người ở mức trung bình dưới.

- Lào là nước đang phát triển, nền kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn nên GDP/người đạt ở mức thấp. 

Câu 1: Cho biết tên các quốc gia có sông Mê Công chảy qua. Cửa sông thuộc địa phận nước nào, đổ vào biển nào? Vì sao chế độ nước sông Mê Công thay đổi theo mùa? Câu 2: Vì sao cảnh quan rừng nhiệt đới ẩm chiếm diện tích lớn ở Đông Nam Á? Câu 3: Phân tích những lợi thế và khó khăn của Việt Nam khi trở thành thành viên của ASEAN. Câu 4: Thu thập thông tin về sự hợp tác của Việt Nam...
Đọc tiếp

Câu 1: Cho biết tên các quốc gia có sông Mê Công chảy qua. Cửa sông thuộc địa
phận nước nào, đổ vào biển nào? Vì sao chế độ nước sông Mê Công thay đổi theo
mùa?
Câu 2: Vì sao cảnh quan rừng nhiệt đới ẩm chiếm diện tích lớn ở Đông Nam Á?
Câu 3: Phân tích những lợi thế và khó khăn của Việt Nam khi trở thành thành viên
của ASEAN.
Câu 4: Thu thập thông tin về sự hợp tác của Việt Nam với các nước Đông Nam Á.
Câu 5: Vẽ biểu đồ hình cột và nhận xét GDP/ người của các nước ASEAN theo số
liệu dưới đây:
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) bình quân đầu người của một số nước Đông Nam Á
năm 2015 (đơn vị : USD)

Nước GDP / người
Bru-nây 30942
Cam-pu-chia 1198
In-đô-nê-xi-a 3357
Lào 1831
Ma-lai-xi-a 9657
Phi-lip-pin 2850
Thái Lan 5737
Việt Nam 2109
Xin-ga-po 52744
Mi-an-ma 1246


(Nguồn: số liệu của tổng cục thống kê năm 2015)

2
20 tháng 2 2020

Câu 1 :

- Sông Mê Công chảy từ Trung Quốc qua Mi-an-ma, Thái Lan, Lào, Cam- pu-chia và Việt Nam.

- Cửa sông thuộc địa phận Việt Nam, đổ vào biển Đông.

- Sông chảy qua khu vực có khí hậu nhiệt đới gió mùa với mùa hai mùa mưa –khô rõ rệt, chế độ nước sông phụ thuộc vào chế độ mưa nên chế độ nước sông Mê Công cũng thay đổi theo mùa.

Câu 2 :

Đông Nam Á nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa với nguồn nhiệt, ẩm dồi dào (nhiệt độ TB >240C, độ ẩm >80%), lượng mưa lớn (1500 – 2000 mm) tạo điều kiện cho rừng nhiệt đới ẩm phát triển mạnh mẽ.
Câu 3 :

- Thuận lợi:

  • Mở rộng quan hệ mậu dịch, buôn bán với các nước.
  • Mở rộng quan hệ trong giáo dục, văn hóa, ytế và đào tạo nguồn nhân lực.
  • Phát triển các hoạt động du lịch, khai thác tốt tiềm năng phát triển kinh tế của đất nước.
  • Xây dựng phát triển các hành lang kinh tế; thu hút đầu tư; xóa đói giảm nghèo,...

- Khó khăn:

  • Sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế — xã hội giữa các quốc gia.
  • Sự khác biệt về thể chế chính trị và sự bất đồng về ngôn ngữ,...
20 tháng 2 2020

Câu 4 :

Sự hợp tác của Việt Nam với các nước Đông Nam Á:

+ Khi tham gia tăng tốc độ mậu dịch.

+ Xuất khẩu gạo ra các nước ASEAN.

+ Thúc đẩy hợp tác quan hệ giữa các nước ASEAN, thường xuyên giúp đỡ nước bạn khi gặp khó khăn.

+ Tham gia dự án hành lang Đông –Tây xóa đói giảm nghèo.

+ Quan hệ với các nước ASEAN trong thông tin, văn hóa,…

Câu 5 :

-Vẽ biểu đồ:

Bài 17: Hiệp hội các nước Đông Nam Á

-Nhận xét:

+ GDP/người giữa các nước ASEAN không đều.

+ Nước có GDP/người cao nhất là Xin-ga-po (20740 USD), tiếp theo là Bru- nây (12300 USD), Ma-lai-xi-a (3680 USD), Thái Lan (1870 USD).

+ Các nước có GDP/người thấp dưới 1000 USD là Phi-líp-pin (930 USD), In-đô- nê-xi-a (680 USD), Việt Nam (415 USD), Lào (317 USD), Cam-pu-chia (280 USD).

+ GDP/người của Xin-ga-po gấp 74 lần GDP/người của Cam-pu-chia, gấp 65,4 lần GDP/người của Lào, gấp gần 50 lần GDP/người của Việt Nam…

21 tháng 10 2017

a) Vẽ biểu đồ

- Xử lí số liệu:

+ Tính cơ cấu:

Cơ cấu sản lượng lúa của một số quốc gia châu Á năm 1990 và năm 2010

+ Tính bán kính hình tròn  ( r 1990 , r 2010 )

r 1990 = 1 , 0   đvbk

r 2010 = 635197 479977 = 1 , 15   đvbk

- Vẽ:

Biểu đồ thể hiện cơ cấu sản lượng lúa của một số quốc gia châu Á năm 1990 và năm 2010 (%)

b) Nhận xét

- Trong cơ cấu sản lượng lúa của một số quốc gia châu Á năm 1990 và năm 2010, chiếm tỉ trọng cao nhất là CHND Trung Hoa, tiếp đến là Ấn Độ, sau đó là In-đô-nê-xi-a, Băng-la-đét, Việt Nam, Thái Lan, Mi-an-ma (dẫn chứng).

- Từ năm 1990 đến năm 2010, cơ cấu sản lượng lúa của một số quốc gia châu Á có sự thay đổi theo hướng:

+ Tỉ trọng sản lượng lúa của CHND Trung Hoa, Ấn Độ, các nước khác giảm (dẫn chứng).

+ Tỉ trọng sản lượng lúa của In-đô-nê-xi-a, Băng-la-đét, Việt Nam, Thái Lan, Mi-an-ma tăng (dẫn chứng).

28 tháng 12 2020

Biểu đồ chắc là bạn biết vẽ nên mk ko giải nữa 

nhận xét : Thu nhập bình quân đầu người của một số nước châu Á ko đồng đều :

+Nước có thu nhập cao là Cô-oét <69600 USD>

+Nước có thu nhập TB là Hàn Quốc <30000 USD>

+Nước có thu nhập thấp là Việt Nam <3000 USD> 

=> Nền kinh tế các nước châu Á phát triển ko đồng đều 

Cho mình hỏi là phần biểu đồ phải nêu rõ giá trị từ đâu đến đâu ạ? ngaingung

18 tháng 6 2017

a) Sản lượng lúa bình quân đầu người của châu Á

b) Vẽ biểu đồ

Biểu đồ thể hiện dân số và sản lượng lúa của châu Á giai đoạn 1990 - 2010

c) Nhận xét

Giai đoạn 1990 - 2010:

- Dân số và sản lượng lúa của châu Á tăng liên tục và tăng không đều qua các giai đoạn (dẫn chứng).

- Sản lượng lúa bình quân đầu người tăng, nhưng không ổn định (dẫn chứng).

- Sản lượng lúa có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất, tiếp đến là dân số và có tốc độ tăng trưởng chậm nhất là sản lượng lúa bình quân đầu người (dẫn chứng).