Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo:
Câu 1:
-Để khuyến khích học tập và tuyển chọn nhân tài, nhà Lê có biện pháp:
+Dựng lại Quốc Tử Giám
+mở Trường học
+mở khoa thi
+Tất cả người dân có học đều được đi thi
+nội dung học tập, thi cử là các sách của đạo nho
+đã đặt ra lễ xướng danh(lễ đọc tên người đỗ), lễ vinh quy (lễ đón rước người đỗ cao về làng) và khắc tên tuổi những người đỗ cao (tiến sĩ) vào bia đá dựng ở Văn Miếu để tôn vinh.
Câu 2:
Giáo dục thi cử dưới thời Lê Sơ:
- Dưới thời Lê sơ nền giáo dục của Đại Việt rất phát triển. Trong vòng một thế kỉ, nhà Lê sơ đã tổ chức được 26 khoa thi tiến sĩ, lấy đỗ 989 tiến sĩ, 20 trạng nguyên.
- Cho dựng lại Quốc tử giám ở Thăng Long, mở trường học ở các lộ. Ở các đạo, phủ đều có trường công.
- Nội dung thi cử là các sách của đạo Nho.
Giáo dục và thi cử phát triển là cơ sở đào tạo nhân tài cho đất nước. Qua đó, trình độ dân trí được nâng cao. Số trường học ngày càng tăng lên. Giáo dục mở rộng cho nhiều đối tượng.
Câu 3:
*Giáo dục khoa cử thời Lê đã để lại cho dân tộc ta truyền thống tốt đẹp là:
-Thông qua việc dạy con người học trong sách vở, học qua sự trao truyền giữa các thế hệ, học ở đời kết hợp với việc học qua thầy, qua bạn mà nền giáo dục khoa cử thời Lê sơ đã hướng con người đến chữ nhân, đưa con người về chữ hiếu, dẫn con người đến chữ trung, khuyên con người về chữ nghĩa, đó là những giá trị hằng xuyên và bất biến của bất kỳ xã hội nào.
-Chẳng những thế, nền giáo dục đó đã dạy và rèn luyện con người sống một cách hướng thiện, chính trực, thẳng thắn, công minh, thanh cao, trong sạch dù ở bất cứ hoàn cảnh nào. Vượt qua chiều rộng của không gian, chiều sâu của thời gian, tinh thần nhân văn và nhân đạo trong nền giáo dục đã trở thành sức mạnh vô song để củng cố lòng tin, điều chỉnh hành vi của con người, cung cấp cho họ những chuẩn mực để rèn luyện ý chí, nghị lực hình thành thái độ trước cuộc đời, thể hiện sự yêu - ghét và khí phách, cốt cách của những con người có tri thức, có khả năng nhận thức được chân lý.
*Em phải :
-Để phát huy truyền thống hiếu học của dân tộc ta, những học sinh như em - những người còn ngồi trên ghế nhà trường, ngày càng phấn đấu hơn nữa học tập, đạt kết quả cao,không phụ lòng mong mỏi của thầy cô giáo, bố mẹ. Hơn nữa, còn phải phát triển toàn diện, tham gia các hoạt động tập thể tích cực, nâng cao kỹ năng mềm, hoàn thiện bản thân.
Câu 4:
- Nguyên nhân thắng lợi:
+ Nhờ ý chí đấu tranh chống áp bức bóc lột, tinh thần yêu nước, đoàn kết và hi sinh cao cả của nhân dân ta.
+ Sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của vua Quang Trung và bộ chỉ huy nghĩa quân.
- Ý nghĩa lịch sử:
+ Đã lật đổ thành công chính quyền phong kiến thối nát Nguyễn - Trịnh - Lê
+ Đã xoá bỏ ranh giới chia cắt đất nước, đặt nền tảng cho việc thống nhất quốc gia.
+ Giữ vững nền độc lập của Tổ quốc, đập tan tham vọng xâm lược nước ta của nhà Thanh và quân Xiêm.
Câu 5
Phong trào Tây Sơn có cống hiến to lớn đối với lịch sử dân tộc
- Lật đổ chính quyền Nguyễn, Trịnh, Lê, xóa bỏ ranh giới chia cắt đất nước, đặt nền tảng thống nhất quốc gia.
- Đánh tan quân xâm lược Xiêm, Thanh, bảo vệ nền độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.
-Mở ra thời kì vàng son trong lịch sử nước ta, cuộc sống của người dân ấm no sung sướng, có nhiều quyền lợi và đất
Theo mình đóng góp nào cũng quan trọng bởi sau tất cả những khốn khổ mà nhân dân phải chịu thì việc lật đổ chính quyền trong nước, bảo vệ đất nước trước kẻ thù xâm lăng mở ra thời kì tươi sáng mới cho dân tộc chính là mục đích mà phong trào Tây Sơn nói đến, là đóng góp quan trọng có ý nghĩa trọng đại đối với vận mệnh cả một dân tộc
Câu 5:
* Chính trị nước ta dưới thời Nguyễn là :
- Năm 1802, Nguyễn Ánh lên ngôi, lập ra triều Nguyễn.
- Năm 1815, ban hành bộ luật Hoàng triều luật lệ (luật Gia Long).
- Chia cả nước làm 30 tỉnh và 1 phủ trực thuộc (Thừa Thiên).
- Xây dựng quân đội gồm nhiều binh chủng, ở kinh đô và các trấn, tỉnh đều xây dựng thành trì vững chắc.
* Kinh tế nước ta dưới thời Nguyễn là:
a) Nông nghiệp:
- Công cuộc khai hoang: Được đẩy mạnh nhưng ruộng đất hoang hóa vẫn còn nhiều.
- Chính sách quân điền: Được đặt lại nhưng tổng diện tích ruộng đất công còn quá ít. Nông dân vẫn không có (hoặc thiếu) ruộng đất để cày cấy.
- Đê điều: Tuy được sửa đắp nhưng vỡ đê, lụt lội vẫn thường xuyên xảy ra khiến làng xóm tiêu điều, mùa màng bị tàn phá.
b) Thủ công nghiệp: phát triển.
+ Nhà Nguyễn lập nhiều xưởng đúc tiền, đúc súng, đóng tàu, khai mỏ...
+ Thủ công nghiệp nhà nước phát triến mạnh và có nhiều thành tựu lớn.
Đặc biệt là việc đóng thành công chiếc tàu thủy chạy bằng máy bơm nước theo kiểu phương Tây.
+ Thủ công nghiệp nhân dân tiếp tục phát triến nhưng bị đánh thuế nặng.
c) Thương nghiệp:
+ Đất nước thống nhất thuận lợi cho việc trao đổi buôn bán. Các đô thị, thị tứ phồn thịnh.
+ Thuyền buôn nước ngoài thường xuyên đến buôn bán và nhà nước cũng trao đổi hàng hóa với họ như là Xiêm, Mã Lai, Trung Quốc,...
+ Đặc biệt là có cả các thuyền buôn phương Tây được đến buôn bán ở một số hải cảng nhất định theo quy định của triều Nguyễn.
Câu 1:
Gồm 35 bài:
-Cổng trường mở ra.
-Mẹ tôi.
-Cuộc chia tay của những con búp bê.
-Những câu hát về tình cảm gia đình.
-Những câu hát về tình yêu quê hương,đất nước,con người.
-Những câu hát than thân.
-Những câu hát châm biếm.
-Sông núi nước Nam.
-Phò giá về kinh.
-Côn Sơn ca.
-Thiên Trường vãn vọng.
-Bánh trôi nước.
-Sau phút chia ly.
-Qua đèo Ngang.
-Bạn đến chơi nhà.
-Xa ngắm thác núi Lư.
-Tĩnh dạ trứ.
-Hồi hương ngẫu thư.
-Bài ca nhà tranh bị gió thu phá.
-Cảnh khuya.
-Rằm tháng giêng.
-Tiếng gà trưa.
-Một thứ quà của lúa non: cốm.
-Mùa xuân của tôi.
-Sài Gòn tôi yêu.
-Tục ngữ về lao động sản xuất.
-Tục ngữ về con người xã hội.
-Tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
-Sự giàu đẹp của Tiếng Việt.
-Đức tính giản dị của Bác Hồ.
-Ý nghĩa văn chương.
-Sống chết mặc bay.
- Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu.
-Ca Huế trên sông Hương.
-Quan Âm Thị Kính.
Ông là Lê Lai. Ông là một viên tướng nổi tiếng của khởi nghĩa Lam Sơn, có công lao giúp đỡ Lê Thái Tổ gây dựng sự nghiệp. Câu chuyện ông hy sinh thân mình cứu Lê Thái Tổ thoát khỏi vòng vây của quân Minh được đời sau truyền tụng, gọi là Lê lai cứu chúa. Bởi vì mất vua là mất nước nên Lê Lai cải trang thành Lê Lợi, dẫn 500 quân cảm tử và 2 voi chiến xông ra đánh địch, tự xưng là chúa Lam Sơn. Quân Minh tưởng thật, hùng hổ xông đến. Lê Lai đã dũng cảm chiến đấu nhưng quân ít, thế cô, cuối cùng toàn quân bị diệt, bản thân bị quân Minh bắt giải về, sau đó bị xử tử bằng cực hình. Tưởng rằng đã giết được Lê Lợi, đánh tan quân khởi nghĩa, tướng Minh hí hửng thu quân, triệt thoái khỏi Chí Linh. Lê Lợi và các nghĩa binh còn lại nhờ đó mới thoát hiểm và tính kế mưu sự trở lại.
Ông là Lê Lai
- Lê Lai là người dân tộc Mường, quê ở Dựng Tú ( Ngọc Lặc - Thanh Hóa). Gia đình ông có 5 người tham gia nghĩa quân Lam Sơn thì 4 người hy sinh trong chiến đấu. Lê Lai tính tình cương trực, dung mạo khác thường, chí khí cao cả. Ông đã từng tham gia hội thể ở Lũng Nhai
- Giữa năm 1418, quân Minh huy động một lực lượng bao vây chặn căn cứ Chí Linh, quyết bắt sống Lê Lợi. Trước tình hình nguy cấp đó, Lê Lai đã cải trang làm Lê Lợi, chỉ huy 1 toán quân liều chết phá vòng vây giặc. lê Lai cùng toán quân đó đã anh dũng hy sinh. Quân Minh tưởng đã giết được Lê Lợi nên rút quân.
1.ảnh hưởng từ các tư tưởng tôn giáo,người dân việt nam đã tạo nên một nếp sống vân hóa riêng trên cơ sở hòa nhập với nền văn hóa cổ truyền
2.câu ca dao nhắc nhở chúng ta người trong cùng 1 đất nước phải biết yêu thương đùm bọc lẫn nhau
-các câu ca dao khác là
+)Lá lành đùm lá rách
+)Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung 1 giàn
- Nguyễn Trãi kết thúc chiến tranh bằng hình thức Hội Thề Đông Quan
Ta có thể thấy cả 2 đều có tư tưởng chủ đạo là hoà bình
Và truyền thống nhân đạo của dân tộc ta thời nay được thể hiện rõ qua các sự kiện như Trung Quốc đặt giàn khoan ở biển đông nước ta năm 2014, ta đã đấu tranh chính trị và ngoại giao, buộc TQ phải rút giàn khoan. Ta có thể thấy rõ tư tưởng hoà binh của Việt Nam
T
Tham khảo
Cuối thế kỉ XVII giáo sĩ A-lếc-xăng-đơ Rốt dùng chữ cái Latinh ghi âm tiếng Việt để sử dụng cho việc truyền đạo. Đây là chữ viết tiện lợi, dễ phổ biến, lúc đầu dung trong truyền đạo, sau lan rộng trong nhân dân => trở thành chữ Quốc ngữ của nước ta.
Họ dùng chữ cái La-tinh để ghi âm tiếng Việt. - Trải qua một quá trình lâu dài, với sự kết hợp của các giáo sĩ phương Tây và người Việt Nam, năm 1651 giáo sĩ A-lêc-xăng đơ Rốt đã cho xuất bản cuốn Từ điển Việt - Bồ - Latinh.
còn câu 2 tui ko bs