Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Sắp tới tháng cô hồn rồi. Ai cũng biết tháng cô hồn rất xui. Vì vậy ai đọc được cái này thì gửi cho đủ 30 người. Vì lúc trước có cô gái đọc xong không gửi, 2 ngày sau khi đi tắm cô ấy bị ma cắn cổ mà chết và mẹ cô ấy cũng chết. 2 vợ chồng kia đọc xong liền gửi đủ 30 người, hôm sau họ trúng số. Nên bạn phải gửi nhanh!!!!!!!...\n
Em tham khảo:
Khổ thơ cuối Bài thơ về TĐXKK là một ý chí, một quyết tâm cao độ chiến đấu vì quê hương, bảo vệ tổ quốc. Hai câu thơ đầu sử dụng biện pháp liệt kê, điệp ngữ “không có” nhấn mạnh sự trần trụi, biến dạng của những chiếc xe bị bom đạn chiến trường, những khó khăn trên các nẻo đường làm hư hại(Câu bị động). Càng vào sâu trong chiến trường, chiếc xe càng trở nên méo mó, biến dạng. Một lần nữa, thông qua hình ảnh những chiếc xe, nhà thơ Phạm Tiến Duật đã gián tiếp miêu tả sự ác liệt của chiến trường. Điều kì lạ là những chiếc xe không kính, không đèn, không mui ấy vẫn băng băng ra chiến trường. Ở đây có sự đối lập giữa vẻ bên ngoài và khả năng của chiếc xe, giữa điều kiện vật chất và sức mạnh tinh thần của người lính lái xe. Để cân bằng ba cái không có ở trên chỉ cần một cái có đó trái tim người lính. đến đây, ta càng thấy được sự ngang tàng, hóm hỉnh nhưng cũng thật sâu sắc trong thơ Phạm Tiến Duật, những chiếc xe dường như không chỉ chạy bằng nhiên liệu mà thật độc đáo khi có một trái tim cầm lái, Trái tim là 1 hình ảnh hoán dụ nhưng đồng thời cũng là hình ản ẩn dụ, nó hội tụ vẻ đẹp tâm hồn của người chiến sĩ lái xe giàu nhiệt huyết, sắt son tình yêu tổ quốc, sục sôi căm thù giặc và ý chí quyết tâm chiến đáu giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
em tham khảo như sau nha:
Thanh Hải là một trong những nhà thơ tiêu biểu của nền văn học Việt Nam. Ông đã để lại cho chúng ta nhiều tác phẩm đồ sộ trong đó không thể không nhắc đến thi phẩm "Mùa xuân nho nhỏ". Tác phẩm đã thể hiện xuất sắc hình ảnh mùa xuân thiên nhiên của xứ Huế mộng mơ. Điều này được thể hiện rõ nét qua khổ thơ thứ nhất. Ngay từ những dòng đầu của thi phẩm, người đọc như say sưa, miên man trong bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp "Mọc giữa dòng sông xanh/ Một bông hoa tím biếc". Tác giả đã thật tài tình khi sử dụng nghệ thuật đảo ngữ. Điều này vừa tạo nên một sự sáng tạo, độc đáo, vừa như cho người đọc thấy hình ảnh của những bông hoa tím biếc đang mọc giữa dòng sông. Ôi! Thật là lãng mạn! Màu tím như là biểu tượng đặc trưng của xứ Huế, màu tím ấy cũng đem đến cho người đọc một cảm giác nhẹ nhàng, thanh thản đến nhường nào. Ở những câu thơ tiếp theo, tác giả tiếp tục sử dụng những hình ảnh hết sức giản dị, đặc trưng của xứ Huế "con chim chiền chiện" hơn nữa lại được kết hợp với từ mang tính gọi đáp "ơi". Bên cạnh đó, câu thơ cuối cùng "Tay tôi đưa tôi hứng", đã thể hiện tâm trạng, cảm xúc của tác giả. Thanh Hải đón nhận lấy tất cả những vẻ đẹp của thiên nhiên bằng tất cả trái tim. Hẳn là phải yêu Huế lắ thì tác giả mới có thể vẽ lên một bức tranh đẹp đến thế. Thật cảm ơn nhà văn đã đem đến cho người đọc những áng thơ đẹp đến thế này!
=> Thành phần cảm thán: Ôi
Thành phần tình thái: Hẳn là
Phép lặp: Màu tím như....
Câu 1:
a, Thể loại : Tùy bút - chính luận
PTBĐ chính : Nghị luận
c, Theo tác giả, lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc .
3.Phạm Tiến Duật là một trong những nhà thơ tiêu biểu của thế hệ nhà thơ trẻ những năm kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Ông từng cầm súng chiến đấu và công tác trong đội ngũ những chiến sĩ vận tải dọc Trường Sơn, chở vũ khí quân trang từ hậu phường ra tiền tuyến : "Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước - Mà lòng phơi phới dậy tương lai" (Tố Hữu). Niềm vui hăm hở của tuổi trẻ ra trận lúc bấy giờ như ánh sáng chói chang, như gió mát lồng lộng phả vào tâm hồn nhà thơ - chiến sĩ, khiến thơ Phạm Tiến Duật có một giọng điệu thật khoẻ khoắn, tràn đầy sức sống, rất tinh nghịch, tươi vui mà giàu suy tưởng. Bài thơ về tiểu đội xe không kính là tác phẩm tiêu biểu nhất của giọng thơ ấy, của hồn thơ ấy. Không rõ nhà thơ đã từng bao nhiêu lần trực tiếp cầm lái, hay ngồi trong ca bin bên cạnh người lái, mà ngôn ngữ, nhạc điệu, cảm hứng và suy nghĩ trong bài lại chân thực, sống động đến vậy. Tất cả, cứ hiển hiện hồn nhiên, trực diện ngay trước bạn đọc : những chiếc xe không kính, cả tiểu đội xe, tiểu đội lính vận tải vui vẻ, tếu táo mà thật đĩnh đạc, hiên ngang, can đảm...
Nếu ở hai khổ thơ trên là những cảm giác về những khó khăn thử thách - dù sao cũng vẫn mơ hồ - thì đến đây, thử thách, khó khăn ập tới cụ thổ, trực tiếp. Đó là "bụi phun tóc trắng" và "mưa tuôn, mưa xối" - hậu quả tất yếu của những chiếc xe bị mất kính bảo vệ. Trước thử thách mới, người chiến sĩ vẫn không nao núng. Các anh càng bình tĩnh, dũng cảm hơn, "Không có kính, ừ thì có bụi... Không có kính, ừ thì ướt áo" - những câu thơ như lời nói thường, nôm na mà cứng cói, toát ra một thái độ bất chấp mọi khó khăn. Đằng sau thái độ ấy là những tiếng cười đùa, những lời hứa hẹn, quyết tâm vượt gian khổ, hiểm nguy :Chưa cần rửa, phì phèo châm điếu thuốc
Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha.
Chưa cần thay, lái trăm cây số nữa
Mưa ngừng, gió lùa khô mau thôi.
Cấu trúc các câu thơ vẫn cân đối, nhịp nhàng theo nhịp rung cân đối của những bánh xe lăn. Thanh điệu phối hợp khá linh hoạt : thanh bằng - trắc (phì phèo châm — điếu thuốc) ; trắc - bằng (mặt lấm - cười ha ha) ; rồi lại bằng - trắc (trâm cây - số nữa). Và cuối đoạn là câu thơ bảy tiếng, sáu thanh bằng ("Mưa ngừng gió lùa khô mau thôi") gợi một cảm giác nhẹ nhõm, ung dung rất lạc quan, rất thanh thản. Đó là khúc nhạc vui sôi nổi của tuổi mười tám đôi mươi. Nhạc vui hài hoà trong những hình ảnh hóm hỉnh : "... phì phèo châm điếu thuốc - Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha" và một ý nghĩ táo tợn : "Chưa cần thay, lái trăm cây số nữa" làm cho thơ rộn rã, sôi động, luôn luôn hối hả, như sự sôi động, hối hả của đoàn xe trên đường đi tới.
Song, cũng có lúc đoàn xe dừng lại. Ấy là lúc ngồi nghỉ hoặc tới đích, giao hàng. Hai khổ thơ thứ năm và thứ sáu miêu tả những cuộc gặp gỡ, vui vầy trong không khí đoàn kết, trong tình đồng chí, đồng đội thật cảm động :
Những chiếc xe từ trong hom rơi
Đã về đây họp thành tiểu đội.
Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời
Chung hát đũa nghĩa lù gia đình đấy.
Hình tượng người chiến sĩ lái xe thêm một nét đẹp nữa. Đấy là tình cảm gắn bó, chia sẻ ngọt bùi. Khi hành quân, các anh động viên, chào hỏi nhau trong cảnh ngộ độc đáo "Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi". Lúc cắm trại các anh trò chuyện, ăn uống nghỉ ngơi thoải mái, xuềnh xoàng, nhường nhịn nhau như anh em ruột thịt : chung bát, chung đũa, "mắc võng chông chênh" ... song cũng chỉ trong một thoáng chốc. Để rồi, lại tiếp tục hành quân : "Lại đi, lại đi trời xanh thêm...". Câu thơ bay bay, phơi phới, thật lãng mạn, thật mộng mơ :
Không có kính, rồi xe không có đèn,
Không có mui xe, thùng xe có xước,
Xe vẩn chạy vì miền Nam phía trước :
Chỉ cần trong xe có một trái tim.
Khổ thơ cuối cùng, vẫn một giọng thơ mộc mạc, gần với lời nói thường, như văn xuôi. Vậy mà nhạc điệu, hình ảnh, ngôn ngữ rất đẹp, rất thơ, cảm hứng và suy tưởng vừa bay bổng, vừa sâu sắc để hoàn thiện bức chân dung tuyệt vời của chiến sĩ vận tải Trường Sơn trong những năm chống Mĩ cứu nước. Bốn dòng thơ dựng hai hình ảnh đối lập đầy kịch tính, rất bất ngờ, thú vị.
Hai câu đầu dồn dập những mất mát, khó khăn do quân địch gieo xuống, do đường trường gây ra : xe không kính, không đèn, không mui, thùng xe xước vỡ,... Điệp ngữ "không có" nhắc lại ba lần như nhân lên ba lần thử thách khốc liệt. Hai dòng thơ ngắt làm bốn khúc "Không có kính / rồi xe không có đèn - Không có mui xe / thùng xe có xước" như bốn chặng gập ghềnh, khúc khuỷu, đầy chông gai, bom đạn, bốn khúc "cua vòng, rẽ ngoặt"... trêu ngươi, chọc tức đoàn xe.
Hai câu cuối :
Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước :
Chỉ cần trong xe có một trái tim.
có âm điệu đối chọi, mà trôi chảy, êm ru. Hình ảnh đậm nét. Vậy là đoàn xe đã chiến thắng, vượt lên bom đạn, hăm hở tiến ra phía trước, hướng ra tiền tuyến lớn với một tình cảm thiêng liêng "vì miền Nam", vì cuộc chiến đấu giành độc lập, thống nhất đất nước. Đặc biệt toả sáng chói ngời cả đoạn thơ, bài thơ là hình ảnh "trong xe có một trái tim". Thì ra cội nguồn sức mạnh của cả đoàn xe, gốc rễ, phẩm chất anh hùng của người cầm lái tích tụ, đọng kết lại ở "trái tim" gan góc, kiên cường, giàu bản lĩnh và chan chứa tình yêu thương này. Phải chăng chính trái tim con người đã cầm lái ? Tình yêu Tổ quốc, tình yêu thương đồng bào, đồng chí ở miền Nam đau khổ đã khích lệ, động viên người chiến sĩ vận tải vượt khó khăn gian khổ, luôn lạc quan, bình tĩnh nắm chắc tay lái, nhìn thật đúng hướng để đưa đoàn xe khẩn trương tới đích ? Ngữ điệu của câu thơ "Chỉ cần trong xe có một trái tim" thật nhẹ nhõm, song khả năng khắc hoạ hình tượng nhân vật và khơi gợi suy luận triết lí thật đằm sâu, trĩu nặng. Ẩn sau ý nghĩa "trái tim cầm lái", câu thơ còn muốn hướng người đọc về một chân lí của thời đại chúng ta : sức mạnh quyết định, chiến thắng không phải là vũ khí, là công cụ... mà là con người - con người mang trái tim nồng nàn yêu thương, ý chí kiên cường, dũng cảm, niềm lạc quan và một niềm tin vững chắc. Có thể nói, cả bài thơ, hay nhất là câu thơ cuối cùng này. Nó là "nhãn tự", là "con mắt của bài thơ", bật sáng chủ đề, toả sáng vẻ đẹp của hình tượng nhân vật trong thơ.
Trở lại với phong cách thơ Phạm Tiến Duật như phần đầu đã nêu, đọc Bài thơ về tiểu đội xe không kính, cũng như một vài tác phẩm tiêu biểu khác của ông — Lửa đèn; Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây; Nhớ,... chúng ta thật thú vị, nhận ra cái chất giọng rất trẻ, rất lính của bài thơ. Bài thơ đã sáng tạo một hình ảnh độc đáo : những chiếc xe không kính, qua đó khắc hoạ nổi bật hình ảnh những người lính lái xe ở Trường Sơn trong công cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước, với tư thế hiên ngang, tinh thần dũng cảm, bất chấp khó khăn, nguy hiểm, niềm vui sôi nổi của tuổi trẻ và ý chí quyết chiến vì sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất nước nhà. Tác giả đã đưa vào bài thơ chất liệu hiện thực sinh động của cuộc sống ở chiến trường, cùng với ngôn ngữ, giọng điệu giàu tính khẩu ngữ tự nhiên, khoẻ khoắn. Nổi bật trong cả bài thơ là hình ảnh : trong xe có một trái tim và một chất giọng vui đùa, hóm hỉnh, lãng mạn.
Chất giọng ấy bắt nguồn từ sức trẻ, từ tâm hồn phơi phới của thế hệ chiến sĩ Việt Nam mà chính nhà thơ đã sống, đã trải nghiêm. Do đó không phải ngẫu nhiên tác giả đặt tên cho tác phẩm là Bài thơ về tiểu đội xe không kính. Bài thơ, chất thơ toả ra từ thực tế cuộc chiến đấu, từ niềm vui cuộc sống của con người thời đại. Chất thơ ấy đi từ sự giản dị của ngôn từ, sự linh hoạt của nhạc điệu, sự sáng tạo bất ngờ của hình ảnh, chi tiết..., đã khắc hoạ đậm nét những vẻ đẹp phẩm giá con người, và cuối cùng cất bổng lên, hoà nhập với âm hưởng sử thi và cảm hứng lãng mạn của cả giai đoạn văn học Việt Nam trong ba thập kỉ chiến tranh chống xâm lược - từ năm 1945 đến năm 1975.