Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Đối với một quốc gia, nhắc đến những nhà lãnh đạo đất nước là nhắc đến những người đứng đầu bộ máy hành chính nhà nước hay tổ chức quân sự, văn hoá...
Đứng trên cương vị một nhà lãnh đạo, trước hết họ phải là những người có tầm nhìn xa trông rộng, nhận định đúng tình hình đất nước, từ đó xác định đúng nhiệm vụ của cả dân tộc.
Lí Công Uẩn và Trần Quốc Tuấn đều là những nhà lãnh đạo tài ba, uyên bác thông hiểu kim cổ đông tây. Vị vua đầu tiên của triều Lý đã nhắc đến gương chuyển đô của vua Bàn Canh nhà Thương, nhà Chu. Trần Quốc Tuấn lại nêu gương những anh hùng hào kiệt, biết xả thân vì chủ tướng vì đất nước: Do Vu, Dự Nhượng, Kỉ Tín,... Có thể nói, biết "ôn cố” để "tri tân" là một trong những tố chất không thể thiếu của một nhà lãnh đạo. Và từ việc "nhớ chuyện cũ", các nhà lãnh đạo tài ba đã thể hiện thiên năng "biết chuyện mới, chuyện đời nay” rất tài tình.
Nhà Đinh, Lê "không noi theo dấu cũ Thương Chu" giữ nguyên vị trí kinh đô tại Hoa Lư mà đất Hoa Lư chỉ là chốn núi rừng hiểm trở, khắc nghiệt. Điều đó khiến thời vận đất nước gặp nhiều trắc trở. Lịch sử cũng đã chứng minh điều đó, hai nhà Đinh Lê triều vận ngắn ngủi, nhân dân gặp nhiều khó khăn.. Có thể nói, việc phê phán hai triều Đinh, Lê một phần lớn đã thể hiện tầm nhìn lãnh đạo của Lí Công Uẩn. Ông đã nhìn rõ một thực tế quan trọng: đất nước đang bước vào thời bình, Hoa Lư không còn phù hợp với vị thế kinh đô nữa!
Trần Quốc Tuấn cũng vậy. Từ thực tế của việc giặc Nguyên Mông xâm lược nước ta lần một và thái độ của chúng hiện nay, ông đã thấu rõ nguy cơ của một cuộc chiến chống xâm lược. Sang nước ta, quân Nguyên Mông “uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình, đem thân dê chó mà bắt nạt Tể phụ”, “đi lại nghênh ngang”, bắt dân ta cống nạp khoáng sản, vàng bạc.. Vậy rõ ràng, chúng chưa hề thấm thía bài học từ thất bại của cuộc xâm lược lần một và đang mưu mô cuộc chiến tranh ăn cướp lần hai.
Giặc như vậy còn lực lượng quân sĩ ta thì sao? Vị nguyên soái lỗi lạc thêm một lần đau xót khi chứng kiến thực cảnh binh sĩ dưới quyền lơ là mất cảnh giác trước nguy cơ mất nước. Họ “hoặc thích chọi gà, hoặc mê tiếng hát”, chơi cờ... Ông cay đắng chỉ ra một điều tất yếu là khi giặc đến những thú vui ấy chỉ trở thành tai họa “cựa gà trống không đâm thủng áo giáp của giặc”, “tiếng hát hay không thể làm cho giặc điếc tai", “mẹo đánh cờ không thể dùng làm mưu lược nhà binh”…
Từ việc nhìn nhận thấu suốt tình hình đất nước, các nhà lãnh đạo anh minh đều xác định rõ nhiệm vụ của quân và dân. Điều quan trọng là họ có những quyết định đúng đắn, những hành động táo bạo để đưa đất nước đển được bến bờ của sự bình yên và phát triển.
Lí Thái Tổ xác định nhiệm vụ hiện tại là cần dời đô khỏi Hoa Lư. Nhưng dời đô đến đâu? "Thành Đại La.. là nơi trung tâm trời đất,có thế rồng cuộn hổ ngồi lại tiện hướng nhìn sông dựa núi, dân cư không khổ vì ngập lụt, muôn vật phong phú tốt tươi. Xem khắp nước Việt ta chỉ có nơi đây là thánh địa”. Từ việc có ý thức sâu sắc ưu thế của thành Đại La đối với việc phát triển đất nước, Lí Thái Tổ đã có quyết định đúng đắn là thiên đô về mảnh đất văn hiến này.
Trần Quốc Tuấn trên cương vị Tổng chỉ huy cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông đã khẳng định ý chí đánh giặc của toàn dân tộc đồng thời khuyên khích, động viên tinh thần chiến đấu của binh sĩ. Ông khuyên quân sĩ phải biết “kiềng canh nóng mà thổi rau nguội”, phải biết ra sức tập luyện để sẵn sàng chiến đấu. Không chỉ vậy, ông còn soạn thảo “Binh thư yếu lược” làm sách lược cho binh sĩ tập luyện, rèn quân.
1.Lịch sử bốn ngàn năm dựng nuớc và giữ nuớc của dân tộc việt nam luôn gắn liền với tên tuổi của những ngừoi anh hùng dân tộc vĩ đại.Đứng bên cạnh các đế quốc phuơng bắc hùng mạnh."Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau, song hào kiệt đời nào cũng có"( nguyễn trãi).Đọc lại văn bản của áng văn :Chiếu dời đô" của LCU và bản hùng văn bất hủ muôn đời' HTS" của TQT , chúng ta thấy sáng ngời nhân cách và hành động vì dân vì nuớc của tác giả.Chúng ta thấy vai trò của ngừoi lãnh đạo anh minh có ý nghĩa vô cùng to lớn trong truờng kì phát triển dân tộc
tb:“Chiếu dời đô” của Lí Công Uẩn là sự tỏ bày ý định từ Hoa Lư (Ninh Bình) ra thành Đại La (tức Hà Nội ngày nay) khi ông mới được triều đình tôn lên làm hoàng đế . Sau đó , ông đổi tên kinh đô thành Thăng Long . Đấy là năm Thuận Thiên thứ nhất – năm khởi đầu sự nghiệp lẫy lừng của nhà Lí – 1 triều đại có ý nghĩa hết sức quan trọng đưa văn hiến của nước nhà đến đỉnh cao vòi vọi .
Xưa nay , thủ đô là trung tâm về văn hoá , chính trị của 1 đất nước . Nhìn vào thủ đô là nhìn vào sự thịnh suy của 1 dân tộc . Thủ đô có ý nghĩa rất lớn . Dừơng như lịch sử của các nước có nền văn minh lâu đời đều có những cuộc dời đô như thế . Mỗi lần dời là một thử thách của dân tộc . Đó phải là quyết định của những đầu óc ưu tú nhất thời đại . Nói cách khác , ko có ý chí quyết tâm lớn , ko có tầm nhìn thấu cả tương lai thì Lí Công Uẩn ko thể nói đến chuyện dời đô .
Mở đầu bài chiếu , nhà vua giải thích tại sao lại dời đô . Và bằng 1 lí lẽ ngắn gọn nhưng sắc sảo , cùng với dẫn chức thiết thực , nhà vua đã khẳng định : việc dời đô ko phải là hành động , là ý chí của 1 người . Nó là biểu hiện cho xu thế tất yếu của lịch sử . Lí Công Uẩn tuyệt vời là đã hiểu được khát vọng của nhân dân , khát vọng của lịch sử . Dân tộc Việt ko chỉ là 1 nước độc lập . Muốn bảo vệ được điều ấy thì non sông , nhân tâm con người phải thu về 1 mối . Tất cả thần dân phải có ý chí tự cường để xây dựng nước Đại Việt thành quốc gia thống nhất vững mạnh . Muốn vậy , việc đầu tiên là phải tìm 1 nơi “trung tâm của trời đất” , 1 nơi có thế “rồng cuộn hổ ngồi” . Nhà vua đã rất tâm đắc và hào hứng nói tới cái nơi “đúng ngôi nam bắc đông tây” lại “nhìn sông dực núi” . Nơi đây ko phải là miền Hoa Lư chật hẹp , núi non bao bọc lởm chởm mà là “ địa thế rộng mà bằng , đất đai cao mà thoáng” . Như vậy , đây là mảnh đất lí tưởng “ dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ và ngập lụt , muôn vật rất mực phong phú tốt tươi .”Thật cảm động , vị vua anh minh khai mở 1 triều đại chói lọi trong lịch sử Đại Việt đã rất quan tâm tới nhân dân . Tìm chốn lập đô cũng vì dân , mong cho dân được hạnh phúc . Trong niềm tin của vua , có 1 kinh đô như vậy , nước Đại Việt sẽ bền vững muôn đời .
Dời đô ra Thăng Long là 1 bước ngoặc rất lớn . Nó đánh dấu sự trường thành của dân tộc Đại Việt . Chúng ta ko cần phải sống phòng thủ , phải dựa vào thế hiểm trở như ở Hoa Lư để đối phó với quân thù . Chúng ta đã đủ lớn mạnh để lập đô ở nơi có thể đưa nước phát triển đi lên , đưa đất nước trở thành quốc gia độc lập sánh vai với phương Bắc . Kinh đô Thăng Long quả là cái nôi lập đế nghiệp cho muôn đời , là nơi để cho sơn hà xã tắc được bền vững muôn đời vậy !
Có thể nói , với trí tuệt anh minh tuyệt vời , với lòng nhân hậu tuyệt vời , nhà vua Lí Công Uẩn đã bày tỏ ý định với các quan trong triều ý định dời đô giàu sức thuyết phục . Theo em , phần đầu nhà vua đưa ra những lí lẽ thuyết phục là nhờ những bằng chứng sử sách . Nhưng phần sau nhà vua đã đưa ra những suy nghĩ của riêng mình về miền đất mà vua định lập đô , ko chỉ là cho ta thoả mãn về lí trí mà quan trọng hơn là bị thuyết phục bằng tình cảm . Ta bắt gặp ở đây 1 giọng nói đầy nhân từ , tấm lòng lo cho dân cho nước rất mực . Những điều vua nói cách đây cả ngàn năm nhưng hôm nay nhìn lại vẫn giữ nguyên tính chân lí của nó . Trải qua bao thăng trầm , con rồng bay lên bầu trời Hà Nội vẫn làm cho cả nước bái phục nhân cách , tài năng của Lí Công Uẩn , 1 vị vua anh minh vĩ đại .
“Chiếu dời đô” là áng văn xuôi cổ độc đáo , đặc sắc của tổ tiên để lại . Ngôn ngữ trang trọng , đúng là khẩu khí của bậc đế vương . Đó là kết tinh vẻ đẹp tâm hồn và trí tuệ Việt Nam . Nó khơi dậy trong lòng nhân dân ta lòng tự hào và ý chí tự cường mạnh mẽ .
Tiếp theo triều đại nhà Lí rất vẻ vang với sự khởi thuỷ là vị vua anh minh Lí Thái Tổ , nước Đại Việt viết tiếp những trang sử vàng chói lọi của mình ở thời đại nhà Trần với đầy những chiến công lấp lánh . Những người lãnh đạo thời kì này đều ghi tên mình vào sử sách . Trần Quốc Tuấn , tác giả “Hịch tướng sĩ” là 1 ví dụ . Ông được nhân dân Việt Nam tôn thờ gọi là Đức Thánh Trần . Người hùng này sở dĩ tên tuổi “muôn đời bất hủ” lưu danh trong sử sách , là nhờ những chiến công giữ nước tuyệt vời . Trần Quốc Tuấn gắn tên mình với Bạch Đằng , Chương Dương
Một số ý chính:
- Bài "Hịch tướng sĩ" của Trần Quốc Tuấn là một tác phẩm văn học lịch sử rất nổi tiếng, nó đã khắc họa rõ nét tình yêu nước và lòng căm thù giặc sâu sắc của tác giả.
- Đối với em, tình yêu nước là một giá trị cốt lõi của con người, nó giúp chúng ta có thể đoàn kết và bảo vệ quê hương mình.
+ Lòng căm thù giặc là một cảm xúc tự nhiên khi con tim yêu nước phải đối mặt với những kẻ thù xâm lược và tàn ác.
- Tác giả Trần Quốc Tuấn đã thể hiện rõ sự yêu nước và lòng căm thù giặc trong bài hịch tướng Sĩ.
+ Người đã dùng những từ ngữ sắc bén và mạnh mẽ để miêu tả những tình huống đầy cam go và đau đớn trong cuộc chiến chống lại giặc ngoại xâm.
=> Điều này cho thấy rằng, tình yêu nước và lòng căm thù giặc là những giá trị vô cùng quan trọng trong cuộc sống và lịch sử của mỗi dân tộc.
- Liên hệ bản thân:
+ Với em, tình yêu nước và lòng căm thù giặc cũng là những giá trị quan trọng.
+ Em luôn tự hào về quê hương Việt Nam và mong muốn được đóng góp vào sự phát triển của đất nước. Đồng thời, em cũng hiểu rõ tầm quan trọng của việc bảo vệ đất nước khỏi những kẻ thù xâm lược và tàn ác. Vì vậy, em luôn cố gắng học tập và rèn luyện bản thân để có thể trở thành một công dân có ích cho đất nước và đối mặt với những thử thách và nguy hiểm từ bên ngoài.
tham khảo
Câu 1:
- PTBĐ chính: Nghị luận
- Tác giả đoạn trích: Trần Quốc Tuấn
Câu 2:
- Trong đoạn trích trên, câu nghi vấn là câu:
+ Lúc bấy giờ, dẫu các ngươi không muốn vui vẻ phỏng có được không ?
- Những đặc điểm hình thức cho biết đó là câu nghi vấn:
+ Cuối câu được kết thúc bằng một từ nghi vấn “có được không”
+ Câu được kết thúc dấu hỏi chấm ở cuối câu
Đề 1:
TK#
Để đưa một đất nước tiến bộ đi lên thì vai trò của những người đứng đầu là vô cùng quan trọng. Nhìn lại lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước ta càng khẳng định thêm tầm quan trọng của những vị vua vị tướng tài ba đã dẫn dắt nhân dân ta đi tới con đường độc lập. Đọc lại áng văn Chiếu dời đô của Lí Công Uẩn và Hịch tướng sỹ của Trần Quốc Tuấn, chúng ta càng thấy rõ vai trò của người lãnh đạo anh minh có ý nghĩa vô cùng to lớn trong sự phát triển của dân tộc dù lúc đất nước lâm nguy hay thái bình, thịnh vượng.
Lí Công Uẩn và Trần Quốc Tuấn đều là những nhà lãnh đạo tài ba, uyên bác hết lòng vi nước vì dân. Cả hai vị đều là những người lãnh đạo sáng suốt khi nhìn nhận thấu suốt tình hình đất nước, xác định rõ nhiệm vụ của quân và dân. Điều quan trọng là họ có những quyết định đúng đắn, những hành động táo bạo để đưa đất nước đển được bến bờ của sự bình yên và phát triển.
Trần Quốc Tuấn là một vị tướng tài giỏi. Vị tướng tài Trần Quốc Tuấn có những chiến công hiển hách là chính là nhờ ông quan tâm tới vận mệnh nước nhà bằng trái tim và ý chí của một anh hùng dân tộc. Cái tâm và cái tài của một vị tướng, một người con yêu nuớc,trung với vua được thể hiện rõ nét trong áng văn bất hủ “Hịch tướng sĩ”. Trước tai hoạ đang đến gần: quân Mông - Nguyên lăm le xâm lược lần thứ hai với tâm địa không cho một ngọn cỏ của nước Đại Việt mọc dưới vó ngựa của năm mươi vạn quân. Trần Quốc Tuấn đã viết “Hịch” để kêu gọi tướng sĩ một lòng đương đầu với cuộc chiến sống còn. Bằng những lời lẽ đanh thép ông kể ra hàng loạt tội ác của quân Mông Nguyên: “uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình, đem thân dê chó mà bắt nạt Tể phụ”, “đi lại nghênh ngang”, bắt dân ta cống nạp khoáng sản, vàng bạc... Giặc như vậy còn lực lượng quân sĩ ta thì sao? Vị nguyên soái lỗi lạc thêm một lần đau xót khi chứng kiến thực cảnh binh sĩ dưới quyền lơ là mất cảnh giác trước nguy cơ mất nước “nghe nhạc Thải Thường để đãi yến ngụy sứ mà không biết căm”, “hoặc thích chọi gà, hoặc mê tiếng hát”, chơi cờ. Lo lắng bởi tình hình của quân sỹ lúc bấy giờ lại hiểu rõ được yếu tố “nhân tâm” là điều quan trọng, lòng người đôi khi quyết định tất cả. Ông mượn những tấm gương bậc nghĩa sĩ trung thần đã xả thân vì đất nước, vì nhân dân để khích lệ lòng tự trọng ởcác tướng sĩ. Lại thêm phơi trải tấm lòng mình, khi ông không khỏi băn khoăn lo lắng, đến độ quên ăn,mất ngủ, xót xa như đứt từng khúc ruột: “Ta thường đến bữa quên ăn,nữa đêm vỗ gối; ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan, uống máu quân thù.” Không những lo lắng, căm thù giặc xâm lăn ông còn nguyện hi sinh thân mình cho sự nghiệp đánh đuổi ngoại xâm, giành lại độc lập cho dân tộc: “dẫu cho trâm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng.” Cũng chính nhờ những lời nói xuất phát từ tình cảm chân thành của mình, ông đã thắp lên ngọn lửa yêu nước trong lòng họ.
Vị chủ tướng đã vạch ra trước mặt binh sĩ của mình hai con đường, hoặc là nhà tan cửa nát khi vận nước suy vong, hoặc vinh hiển đời đời cùng chiến thắng của dân tộc. Điều đặc biệt trong bài hịch là Trần Quốc Tuấn không hề tỏ ý ép buộc, ông vạch rõ hai con đường, còn sự lựa chọn thuộc về các binh sĩ. Trong thời chiến, một dân tộc không chỉ phải đối mặt với gươm dao súng đạn, mà còn đối mặt với kẻ thù nguy hiểm hơn chính là tinh thần của quân sỹ, của nhân dân. Nếu cả dân tộc không đồng lòng nhất chí quyết tâm đánh giặc thì cho dù vũ khí gươm đao có hiện đại đầy đủ bao nhiêu cũng không thể thắng được kẻ thù. Cũng như vậy, quãng thời gian bình yên lâu dài giữa hai cuộc kháng chiến chống Nguyên- Mông như một thứ thuốc độc làm hao mòn khí thế đấu tranh, một cái bẫy vô hình lấy đi nhuệ khí của các binh sĩ, một màn sương phủ mờ quyết tâm chống giặc. Là một người cầm quân, Trần Quốc Tuấn đã dùng cả tấm lòng của mình đánh tan màn sương tai họa ấy, góp phần không nhỏ làm nên tinh thần “Sát Thát” vang danh sử sách. Vị chủ tướng Trần Quốc Tuấn chính lá một hình ảnh tiêu biểu cụ thể cho những phẩm chất mà một nhà lành đạo cần có trong thời chiến, cũng là một minh chứng cho vai trò của người ngồi ngôi cao đối với toàn quân trước hiểm họa của dân tộc.
Vai trò của những người lãnh đạo không chỉ được đòi hỏi trong thời kỳ đất nước gặp chiến tranh hoạn nạn mà nó còn được đòi hỏi cao hơn trong thời hòa bình.Một trong những tấm gương thể hiện rõ vai trò quan trọng của người đứng đầu đất nước trong thời bình đó là nhà vua Lý Công Uẩn - người đầu tiên lập nên triều đại nhà Lí ở nước ta. Ông là người thông minh, nhân ái, yêu nước thương dân, có chí lớn, luôn mong muốn đất nước được thịnh trị, nhân dân được ấm no, hạnh phúc. Cũng chính bởi thế mà chỉ ít lâu sau khi khai sinh nhà Lý, ông đã đưa ra một quyết định táo bạo: ban "Chiếu dời đô”, dời đô từ Hoa Lư (Ninh Bình) về thành Đại La, sau đối tên là Thăng Long. “Chiếu dời đô” có một ý nghĩa đặc biệt, không chỉ bởi “nghĩa sâu, ý xa, lý rành, khí mạnh, lời giàu, văn hay” mà còn vì bản chiếu thư này đã tạo được một bước ngoặc không nhỏ đối với vận mệnh đất nước lúc bấy giờ, đồng thời còn thể hiện tầm nhìn sâu rộng , ý chí giữ vững nền độc lập cùng tấm lòng với nước non của vị vua mới. Dời đô ra Thăng Long là một bước ngoặt rất lớn. Nó đánh dấu sự trưởng thành của dân tộc đại Việt. Cũng là khởi đầu sự nghiệp lẫy lừng của nhà Lí - triều đại có ý nghĩa hết sức quan trọng đưa văn hiến của nước nhà đến đỉnh cao.
Bằng sự thông minh và tầm nhìn sáng suốt của mình Lí Công Uẩn đã nhận thấy đất Hoa Lư trong mấy mươi năm, với địa thế núi non hiểm trở, đã hoàn thành sứ mệnh giúp hai nhà Đinh, Tiền lê củng cố chính quyền, chống Tống xâm lược .Nhưng nay đất nước đã thái bình vùng đất này không còn phù hợp để phát triển kinh tế, văn hóa của đất nước nữa. Trước yêu cầu của thời kỳ mới, một nhà lãnh đạo tài ba cần có những quyết sách lớn và quyết sách của Lý Công Uẩn chính là dời đô về Đại La. Một nơi mà vị trí “ở vào nơi trung tâm trời đất, được cái thế rồng cuộn hổ ngồi”, là phương hướng “đúng ngôi Nam Bắc Đông Tây”, là địa thế “rộng mà bàng, đất đai cao mà thoáng", là điều kiện phát triển kinh tế “dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ ngập lụt, muôn vật cũng được phong phú tốt tươi".Có thể nói, với trí tuệ anh minh, với lòng nhân hậu tuyệt vời, nhà vua Lí Công Uẩn đã bày tỏ ý định với các quan trong triều ý định dời đô giàu sức thuyết phục. “Chiếu dời đô” là áng văn xuôi cổ độc đáo, đặc sắc, đúng là khẩu khí của bậc đế vương. Đó là kết tinh vẻ đẹp tâm hồn và trí tuệ Việt Nam. Nó khơi dậy trong lòng nhân dân ta lòng tự hào và ý chí tự cường mạnh mẽ. Triều đại nhà Lí rất vẻ vang với sự khởi thuỷ là vị vua anh minh Lí Thái Tổ, nước Đại Việt viết tiếp những trang sử vàng chói lọi của mình.
Vai trò và công lao của Lý Công Uẩn đã được thực tế lịch sử chứng minh: cùng với kinh đô Thăng Long, quốc gia Đại Việt bước vào một giai đoạn phát triển mới, vững vàng về kinh tế, ổn định về chính trị, đặc sắc về văn hóa, mở ra thời kỳ hưng vượng nhất của lịch sử phong kiến Việt Nam. Nếu Lý Công Uẩn vần theo lệ nhà Đinh - Lê, giữ nguyên kinh kì ở đất Hoa Lư hiểm trở, chắc hẳn nhà nước Đại Việt đã không có những bước tiến to lớn ấy.
“Chiếu dời đô” hay “Hịch tướng sĩ" đều đã là chuyện của quá khứ, nhưng quá khứ ấy đã để lại cho hiện tại nhiều suy ngẫm. Cộng đồng nào cũng cần một thủ lĩnh tài ba, quốc gia nào cũng cần một người đứng đầu biết nhìn xa trông rộng, có thực tài, có tấm lòng vì nước vì dân để có thể giữ gìn và phát triển. Qua đó, chúng ta hiểu rõ vai trò của người lãnh đạo anh minh có ý nghĩa vô cùng to lớn trong trường kì phát triển của dân tộc và thời nào cũng vậy dân tộc Việt Nam, nhân dân Việt Nam cần làm những nhà lãnh đạo giàu tâm và tài như vậy.
Đề 2:
TK#
Tục ngữ có câu “Trăm hay không bằng tay quen”- lí thuyết giỏi không bằng thực hành tốt. Từ đó mà khẳng định về vai trò của việc thực hành trong đời sống. Nhiều hiện tượng chỉ biết chữ thánh hiền mà không biết vận dụng kiến thức vào đời sống và thực tế. Theo La sơn phu tử Nguyễn Thiếp, đó là lối học hình thức. Vì vậy trong bài “Bàn luận về phép học”, ông đã đề cao vai trò của của “theo điều học mà làm”. Học và hành cần phải đi đôi với nhau.
Hơn 80 năm thực dân Pháp đô hộ, đất nước ta rơi vào cảnh nghèo đói và lạc hậu. Vì vậy, sau cách mạng tháng Tám, để đưa đất nước phát triển, quân và dân rất chú trọng việc học và hành. “Học” là sự tiếp thu kiến thức đã được tích lũy trong sách vở, là nắm vững những lí luận trong các môn học, là tiếp thu kinh nghiệm của những người đi trước để lại. Học còn là trau dồi kiến thức, mở mang trí tuệ, tiếp thi những kiến thức mới của nhân loại để không bị lạc hậu. Còn “hành” là làm, là thực hành, là ứng dụng lí thuyết đã được học vào cuộc sống. Như vậy, học và hành có quan hệ chặt chẽ với nhau, là hai mặt của một quá trình thống nhất.
“Học” là cơ sở của “hành”. Một cái cây không thể nghĩ đến chuyện vươn cao, đơm hoa kết trái khi ngay bản thân rễ của nó không hề chắc chắn. Một người muốn làm điều gì, cũng cần phải có hiểu biết nhất định về thứ mình muốn làm, cần làm. Học là quá trình chúng ta tiếp thu và tích lũy để học hỏi và mở rộng hơn về vốn hiểu biết của mình. Mỗi người chúng ta chỉ là một hạt cát nơi sa mạc rộng lớn, là một giọt nước trong đại dương mênh mông. Chúng ta học càng nhiều, mới thấy những thứ mình biết càng ít, lại càng chẳng là bao. Einstein đã nói: chúng ta biết càng nhiều, cái tôi của ta càng nhỏ đi. Khi đã tích lũy đủ kiến thức, ta mới có thể đem những gì mình hiểu biết để biến đổi, vận dụng cho phù hợp và phục vụ cho cuộc sống của mình. Bạn không thể nấu ăn khi bạn không biết công thức. Vậy việc đầu tiên bạn cần làm không phải là mua nguyên liệu mà là xem mình cần làm những gì, các bước để nấu ăn. Đó cũng là lí do trước khi làm việc, chúng ta phải trải qua 12 năm học cùng với những năm đại học. Một cái cây có gốc rễ chắc chắn, nó mới có thể vươn cao. Một người có học hành mới có thể làm những gì mình muốn. Học ở đây không chỉ bó buộc trong trường học. Mọi người, già trẻ đều đang ở trong trường đời. Và tất cả chúng ta đều cần học.
Nhưng khi kiến thức đã đủ đầy, khi một cốc nước đã được tích đủ lượng nước mà không được đem đi tưới tiêu hay sử dụng, đó cũng chỉ là nước chết. Học là cơ sở của hành. Hành giúp thực tiễn hóa học, là kết quả của sự học. Rất nhiều kim loại được khai thác từ lòng đất, nhưng nếu chỉ để đấy. Chúng chẳng khác nào đống sắt vụn. Chúng cần được đem đi để rèn luyện, làm thành những dụng cụ hữu ích, hơn nữa, là những món trang sức, viên kim cương lộng lẫy. Con người cũng vậy, những hiểu biết và lí thuyết chỉ có đem vào cuộc đời để trải nghiệm, thử nghiệm mới thực sự có ý nghĩa. Thực tiễn là cơ sở chứng minh những điều bạn nghĩ, bạn học có thực sự đúng không hay chỉ là lí thuyết trên trang giấy tẻ nhạt. Thực tế cho ta thấy cuộc sống này là muôn hình vạn trạng, không chỉ áp dụng trơn tru công thức là bạn có thể giải được bài toán cuộc sống. Đó là sự tích hợp nhiều vấn đề, cần sự linh hoạt và thông minh. Bạn đang sống trong cuộc đời này, không phải trang sách. Chính cuộc sống sẽ là nơi bạn rèn luyện, dạy cho bạn cách thích nghi và sinh tồn. Những công trình đồ sộ, đẹp đẽ sẽ chẳng xuất hiện nếu các kĩ sư không chịu đi khảo sát thực tiễn mà chỉ ngồi kẻ những bản vẽ. Sẽ chẳng có gì thay đổi nếu bạn chỉ dựa vào tấm bằng của mình mà đi xin việc. Con người có càng nhiều kinh nghiệm và sự thích ứng, không mang hình thù cứng nhắc mới có thể sinh tồn trong mọi môi trường sống.
Như vậy, học là cơ sở của hành. Còn hành là nơi kiểm chứng việc học, để việc học không uổng phí. Học và hành phải luôn đi đôi với nhau. Sẽ chẳng bao giờ việc học là đủ. Cũng như chẳng có kiến thức nào lại không thể áp dụng vào cuộc sống. Bạn có phải là công dân thông minh trong cuộc sống công nghệ 4.0 đang thay đổi từng ngày này không?
Tìm hoài không thấy cái nào ngắn gọn nên em lược bỏ những ý không cần thiết đi nhé !!!
C2;Từ xưa đến nay, dường như thời đại vẻ vang nào cũng có các tên tuổi sáng chói về tài năng và đức độ. La Sơn phu Tử Nguyễn Thiếp là một trong số đó. Con người “ thiên tư sáng suốt, học rộng hiểu sâu” này đã dâng lên vua Quang Trung một bài tấu thể hiện rõ quan niệm của ông về việc học và đoạn trích “Bàn luận về phép học” (Ngữ Văn 8, tập 2) thể hiện rõ tầm quan trọng của việc kết hợp “Học” và “Hành” như ông bà ta thường nói:
“Học đi đôi với hành”Đầu tiên ta hãy tìm hiểu: Học là gì ?. Học là thu thập kiến thức, kinh nghiệm sống để bồi dưỡng thêm cho bản thân. Học, là tăng gia sự hiểu biết của mình, là mở rộng tâm hồn của mình bằng cách thu nhận sự hiểu biết cùng những kinh nghiệm của kẻ khác làm của mình. Học là để cho đầu óc và tâm hồn càng ngày càng cao hơn, rộng hơn...có cao, có rộng thì mới tránh được cái nạn "thiên kiến", "chấp nhất" của những đầu óc hẹp hòi. Hay như theo La Sơn Phu Tử, người đi học là học đạo, học cách đối nhân xử thế hàng ngày, học cách ăn, cách ở, cách phò vua giúp nước chứ không phải học để mưu câù danh lợi như lũ tiểu nhân mạt hạng. Còn Hành là gì ? Hành nghĩa là thực hành, là áp dụng những lý thuyết trong học tập vào thực tế, vào cuộc sống.
La Sơn Phu Tử đã so sánh : “ Ngọc không mài không thành đồ vật, người không học không biết rõ đạo”. Vậy trước tiên là phải học. Học là phải học từ thấp đến cao, từ căn bản đến nâng cao, từ Tứ thư, Ngũ kinh rồi đến Chư sử. học rộng rồi tóm lược cho gọn. Nhưng trước khi học, người đi học phải biết rõ mục đích của việc học để sau này không lệch lạc, không xa rời khỏi con đường đúng đắn, không có cách học sai lầm. Mục đích của người đi học, từ đầu, phải xác định là không học để mưu cầu danh lợi, không chỉ học cho cá nhân mình và cho gia đình nhỏ bé, như ông bà ta thường nói chỉ để vinh thân, phì gia, mà phải nghĩ xa hơn, sâu hơn là học để “lập đức”, “lập công”, để phò vua giúp nước theo như nền chính học thì lúc âý “triều đình ngay ngắn, thiên hạ thịnh trị” . Nếu ta chỉ học mà không có mục đích thì sẽ biến việc học thiêng liêng thành nấc thang danh vọng tầm thường, thành công cụ để mưu cầu danh lợi như bọn tiểu nhân hay thành một thứ để khoe khoang.
Còn học mà không hành thì sẽ ra sao ? Học mà không hành thì như ông bà ta thường ví von: “Con tằm ăn dâu, đâu phải để mà nhả dâu, mà là để nhả tơ...”. Tức là nếu như học mà không “tiêu hóa”, không “hành” thì khác gì con tằm nhả dâu, nhả lại đúng những gì nó đã ăn. Người ta rồi cũng chẳng khác nào cái máy thu thanh, chỉ lặp lại những gì kẻ khác đã nói...Học như thế, không có lợi ích gì cho mình mà còn hạ phẩm cách của con người ngang với máy móc. George Duhamel có nói:
"Đừng sợ máy móc của bên ngòai...hãy sợ máy móc của cõi lòng..."
Một xã hội mà con người chỉ còn là một bộ máy thì sứ mạng của văn hóa đã đến ngày cùng tận rồi...Lúc âý xã hội cũng chỉ còn những “chúa tầm thường, thần nịnh hót” và thảm cảnh “nước mất, nhà tan” là điều khó tránh khỏi.
Một Quốc Gia có càng nhiều hiền tài có, có hành thì Quốc Gia âý mới mong được vững mạnh, hưng thịnh, triều đại, lúc âý, mới mong được lâu dài. Lối học không hành thì sẽ chỉ đào tạo ra một lũ “nịnh thần” làm suy đồi triều chính, dân trí. Đó là lối học hình thức, học hòng mưu cầu danh lợi, học để hướng đến những nhân cách đồi bại, những mục đích tầm thường và thậm chí là ích kỉ, hại dân.
Hành không phải là chuyện gì khó nhưng cũng chẳng đơn giản. Trước khi hành những thứ mà ta đã học thì trước tiên chúng ta phải hành “đạo” để sau này ra xã hội, chúng ta không sai lệch trong tư tưởng và trong cách làm việc hàng ngày. Nêú không xác định được việc đó thì hậu quả thật khó lường. Xã hội này sẽ trở thành một nơi không cảm xúc, không lễ nghĩa mà chỉ có học thức và thủ đoạn. Lúc âý, xã hội không còn là cộng đồng của người và người nữa mà sẽ trở thành chiến trường – nơi mà mạnh thì được còn yếu thua. thì Không noí về ngaỳ xưa mà mới chỉ trong những năm gần đây, chúng ta đã phải chứng kiến biết bao việc tham ô, nhũng loạn của dân. Đó là những người trí thức mang trên mình tấm bằng bác sĩ hối hả chia chác tiền hoa hồng trên đơn thuốc của bệnh nhân, là những “ông lớn” ngành xây dựng lén lút rút bớt vật tư khi thi công công trình, và còn nhiều nữa. Vậy cần phải coi lại cái thực học của những kẻ “tri thức” như thế. Những người có học chân chính thì không thể hành như vậy được.
Học lúc nào cũng đi đôi với hành. Học thật nghiêm túc để sau này xây dựng đất nuớc, để mưu cầu hạnh phúc cho bản thân mình. Vì vậy, những ai đang lơ là học tập thì hãy chú ý hơn; những ai đang chất đầy bồ kiến thức mà không hành thì hãy mang ra áp dụng và những người đang thực hành những điều học thì hãy nhớ lâý mục đích học tập của mình. Bài Bàn luận về phép học của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp thật sự có ích cho chúng ta.
Đừng xấu hổ khi không biết, chỉ xấu hổ khi không học.
C1;
Trần Quốc Tuấn (1231 - 1300) - người đã được vua Trần giao cho thống lĩnh quân đội, đã lãnh đạo cuộc kháng chiến chống quân Mông - Nguyên thắng lợi vẻ vang. Người nổi tiếng là biết trọng kẻ sĩ thu phục nhân tài. Trần Quốc Tuấn là một người anh hùng dân tộc, nhà quân sự thiên tài, lòng yêu nước của ông nước thể hiện rõ qua văn bản "Hịch tướng sĩ", văn bản khích lệ tướng sĩ học tập cuốn "Binh thư yếu lược" do ông biên soạn.
Trước sự lâm nguy của đất nước, lòng yêu nước thiết tha của vị chủ soái Trần Quốc Tuấn được thể hiện ở lòng căm thù sục sôi quân cướp nước. Ta hãy nghe ông kể tội ác của giặc: "Ngó thấy sự giặc đi lại nghênh ngang ngoài đường, uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình, đem thân dê chó mà bắt nạt tể phụ, thác mệnh Hốt Tất Liệt mà đòi ngọc lụa, để thoả lòng tham không cùng, giả hiệu Vân Nam Vương mà thu bạc vàng, vét của kho có hạn, thật khác nào đem thịt mà nuôi hổ đói, sao cho khỏi để tai hoạ về sau!". Tác giả gọi giặc là "cú diều, dê chó, hổ đói" không chỉ vạch trần sự tham lam, độc ác mà còn vạch rõ dã tâm xâm lược của giặc; thể hiện sự khinh bỉ, căm ghét tột độ. Không chỉ kể tội ác của giặc mà Trần Quốc Tuấn còn bày tỏ nỗi đau xót trước nỗi nhục của quốc thể, nỗi đau đớn xót xa. Đó là biểu hiện của sự sẵn sàng xả thân để rửa nhục cho nước, để bảo vệ nền độc lập của dân tộc, khát vọng nước xả thân cho nước: "Chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan, uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa ta cũng vui lòng".
Qua bài hịch, Trần Quốc Tuấn không chỉ thể hiện lòng căm thù sục sôi quân cướp nước mà còn thể hiện ý chí quyết chiến, quyết thắng, quyết xả thân cho độc lập dân tộc. Ông vạch ra hai con đường chính - tà cũng là một con đường sống chết để thuyết phục tướng sĩ. Trần Quốc Tuấn biểu lộ một thái độ dứt khoát: hoặc là địch hoặc là ta, không có vị trí chông chênh cho những kẻ bàng quan trước thời cuộc. "Giặc với ta là kẻ thù không đội trời chung, các ngươi cứ điềm nhiên không biết rửa nhục, không lo trừ hung, không dạy quân sĩ, chẳng khác nào quay mũi giáo mà chịu đầu hàng, giơ tay mà không chịu thua giặc. Nếu vậy rồi đây sau khi giặc đã dẹp yên, muôn đời để thẹn, há còn mặt mũi nào đứng trong trời đất nữa?", đó là lời động viên tới mức cao nhất ý chí và quyết tâm chiến đấu của mọi người.
Tình yêu thương chân thành, tha thiết dành cho tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn đều được xuất phát từ lòng nhân hậu từ lòng yêu nước. Với quân sĩ dưới quyền, Trần Quốc Tuấn luôn đối xử như với con mình, với những người quen: "Các ngươi cùng ta coi giữ binh quyển đã lâu ngày, không có mặc thì ta cho áo, không có ăn thì ta cho cơm; quan nhỏ thì ta thăng chức, lương ít thì ta cấp bổng; đi thuỷ thì ta cho thuyển, đi bộ thì ta cho ngựa; lúc trận mạc xông pha thì cùng nhau sống chết, lúc ở nhà nhàn hạ thì cùng nhau vui cười". Đó là mối ân tình giữa chủ và tướng nhằm khích lệ ý thức trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi người đối với lẽ vui tôi cũng như tình cốt nhục. Chính tình yêu thương tướng sĩ chân thành tha thiết mà Trần Quốc Tuấn đã phê phán những biểu hiện sai, đồng thời chỉ ra cho tướng sĩ những hành động đúng nên theo, nên làm. Những hành động này đều xuất phát từ ý chí quyết chiến, quyết thắng kẻ thù xâm lược. Đó là sự băn khoăn trước tình trạng tướng sĩ không biết lo lắng cho đất nước: không thấy lo, thấy thẹn khi nhà vua và đất nước bị kẻ thù làm nhục; chỉ biết vui thú tiêu khiển, lo làm giàu, ham săn bắn, thích rượu ngon, mê tiếng hát,... Nguy cơ thất bại rất lớn khi có giặc Mông Thái tràn sang: "cựa gà trống không thể đâm thùng áo giáp của giặc, mẹo cờ bạc không thể dùng làm mưu lược nhà binh; dẫu rằng ruộng lắm, vườn nhiều, tấm thân quí nghìn vàng khôn chuộc; vả lại vợ bìu con díu; việc quân cơ trăm sự ích chi; tiền của tuy nhiều không mua được đầu giặc, chó săn tuy khoẻ không đuổi được quân thù, chén rượu ngon không thể làm cho giặc say chết, tiếng hát hay không thể làm cho giặc điếc tai. Lúc bây giờ, ta cùng các ngươi sẽ bị bắt, đau xót biết chừng nào!". Chính lòng yêu nước mà Trần Quốc Tuấn đã chỉ ra cho tướng sĩ những hành động nên làm: "Nay ta bảo thật các ngươi: nên nhớ câu "đặt mồi lửa vào giữa đông củi là nguy cơ, nên lấy điều "kiềng canh nóng mà thổi rau nguội" "làm run sợ, huấn luyện quân sĩ, tập dượt cung tên".
Bài Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn phản ánh tinh thần yêu nước nồng nàn của dân tộc ta nói chung và Trần Quốc Tuấn nói riêng trong cuộc kháng chiến chống ngoại xâm. Nó được thể hiện qua lòng căm thù giặc, ý chí quyết chiến, quyết thắng kẻ thù xâm lược và những tình cảm dành cho tướng sĩ dưới trướng.